Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đức Phật, Nàng Savitri Và Tôi (Hồ Anh Thái)

Đôi dòng về tiều thuyết Đức Phật nàng Savitri và tôi của Nhà văn Hồ Anh Thái

Diễn tả cái vô minh bằng tiểu thuyết - HT. Thích Chơn Thiện

Tôi thực sự ngạc nhiên khi đọc Đức Phật, nàng Savitri, và tôi (đọc kỹ hơn một lần). Tập sách là một tiểu thuyết rõ ràng, mà sao nghe như lời ký sự hành hương xứ Phật? Nghe như ghi chép của một chuyến điền dã, hay một luận văn Tiến sĩ Phật học viết nghiêm túc về đề tài: Đức Phật, một nhân vật lịch sử, một nhà đại văn hóa, hiền triết của thời đại? Và cũng nghe như là một Đối chiếu học giữa Phật giáo với 62 học thuyết đương thời của xã hội Ấn? Tôi không có gì để góp ý vào tập truyện, chỉ ghi lại đây một ít ấn tượng mà tập truyện đã đánh thức dậy trong tôi những ý tưởng thú vị.

Truyện chép:..."sương mù như thế này thì không gì cứu được. Chính lúc ấy là một cảm giác vô minh. Cái tăm tối mù lòa ngu dốt. Cả thế gian cùng lúc chìm đắm trong vô minh. Rõ ràng ta không mê muội, không ngủ mơ. Rõ ràng ta đang tỉnh táo. Nhưng cái tỉnh táo trong chốn mù lòa dốt nát cũng vô tác dụng. Tỉnh như thế cũng không thấy được đường ra". (chương 1: Tôi; Tr.12)

Tác giả diễn tả rất tuyệt vời về cảm nhận vô minh. Mọi người của các vùng văn hóa thì không thấy đường. Chỉ có nàng Savitri, chứng nhân của Giáo hội Phật giáo thời Đức Phật, là thấy rõ. Kinh Phạm Võng (Brahmajàla - suttam) thuộc Dìghanikàya, Theravada (và kinh Phạm Động tương đương thuộc Agama, Sarvatisvada) ghi rõ 62 học thuyết của ấn Độ đương thời đều chìm trong chấp thủ thấy biết (knowledges) và cảm thọ (feelings: inner and outer feelings) nên không thể đi vào được Trí tuệ Toàn giác (Perfect Wisdom) giải thoát tận gốc khổ đau. Chỉ có Đức Phật Gotama rời khỏi chấp thủ và trở thành bậc Toàn giác, đấng Giác ngộ. Các học giả Phật học danh tiếng cận đại và hiện đại thì diễn đạt sự khác biệt ấy bằng công thức: Tìm mua: Đức Phật, Nàng Savitri Và Tôi TiKi Lazada Shopee

Phật giáo = Non-I doctrine (Anattavada)

Các tôn giáo và triết thuyết khác = I doctrine (Attavada)

Nhà văn Hồ Anh Thái thì biểu tượng hóa dòng văn hóa của I doctrine (văn hóa hữu ngã) bị che phủ bởi lớp sương mù sền sệt ở biên giới Ấn - Népal, và tự thân đã chứng nghiệm cái giới hạn của vùng văn hóa ấy qua đoạn văn vừa trích dẫn trên.

Các chương truyện tiếp theo là phần tác giả giới thiệu điểm xuyết (được chọn lọc) các nét văn hóa tiêu biểu của ấn giáo, Bà La Môn giáo với sự rọi sáng của trí tuệ như thật (trí tuệ Toàn giác): văn hóa ấn cổ thì chìm đắm vào lạc thú trần gian qua Kàmasutra (kinh về các tư thế hành lạc, bậc thầy của đương đại); văn hóa Phật giáo thì chế ngự lòng khát ái (ham muốn dục lạc, ham muốn hiện hữu, ham muốn vô hữu: dục ái, hữu ái, vô hữu ái) trong bài pháp đầu tiên Đức Phật khai đạo ở Lộc Uyển (Migadaya, Varanàsi). Đây là Đối chiếu học. Sự kiện này khiến ta nhớ đến các vần thơ bất hủ của thi hào Nguyễn Du trong Truyện Kiều:

" Đã mang lấy một chữ tình

Khư khư mình buộc lấy mình vào trong

Vậy nên những chốn thong dong ở không yên ổn, ngồi không vững vàng".

Lúc Kiều đoàn viên, rời khỏi đoạn trường, thì:

"Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời "

Chỉ có thứ sương ở biên giới Ấn - Népal của nhà văn Hồ Anh Thái mới bóc được cảm xúc của đại thi hào như ở trên.

Về sự kiện trọng đại Giác Ngộ của Đức Phật, Hồ Anh Thái đã thoát ra khỏi hình thức kinh viện, giới thiệu bằng ngôn ngữ văn học tiểu thuyết rằng:

Thế là chàng đã phát hiện ra rằng toàn bộ cuộc sống có quan hệ chặt chẽ với nhau. Từ hạt bụi nhỏ nhất đến vì sao lớn nhất đều có mối liên quan. Tất cả đều không ngừng thay đổi: phát triển, tan rã, rồi lại phát triển. Chẳng điều gì không có nguyên nhân của nó, nhân nào thì quả ấy.

Rồi chàng nhìn thấy hết thảy khổ đau nơi trần thế. Chàng đã hiểu vì sao mọi chúng sinh từ loài côn trùng nhỏ cho tới một vị hoàng đế, đều theo đuổi lạc thú, để rồi kết thúc nơi bất hạnh...

Sau rốt, chàng tìm thấy con đường chấm dứt mọi đau khổ. Nếu như con người thấy cái tự ngã của mình và của mọi hiện hữu là rỗng không, không có chủ hữu, không có sở hữu; thì trong đầu óc họ không còn chỗ cho lòng tham, hận thù, ghen ghét, đố kỵ... Người ta sẽ không còn cảm thấy đau khổ, bất hạnh. Trái tim chỉ còn chứa đầy lòng yêu thương. Chính lòng từ bi này sẽ đem đến bình yên và hạnh phúc..." (Ibid, tr. 178)

Cái nhìn trí tuệ ấy đầy cả từ ái được kiết tập trong nhiều bản kinh Phật (Texts), trong đó có bản kinh nói về vị Tỷ kheo (đắc quả A la hán) Angulimàla mà Hồ Anh Thái đã diễn đạt qua hình tượng tiểu thuyết câu chuyện có thực rằng:

"Một buổi Phật đi cùng Ahimsaka (tức Angulimàla) đi qua một khuôn viên vắng người. Thốt nhiên có tiếng rên gần đó. Thì ra có một thiếu phụ bụng mang dạ chửa trên đường về nhà được mẹ dìu tới đây thì trở dạ. Bà mẹ nhìn thấy thiếu phụ đẻ khó đang nằm quằn quại đau đớn thì chỉ còn biết nhờ hai vị khất sĩ cầu nguyện giúp cho. Phật quay sang bảo Ahimsaka:

- Con hãy nói rằng từ khi sinh ra tới nay con chưa hề phạm tới tính mạng của một sinh vật nào, cầu cho nhờ sự thật ấy mà sản phụ này được mẹ tròn con vuông.

- Trời ơi, vậy thì nàng nguy mất, vì như vậy là con nói dối.

Đức Phật mỉm cười ý nhị:

- Vậy thì ta sẽ đổi lại một chút. Con hãy nói từ khi sinh ra trong chính pháp lương thiện tới nay con chưa hề phạm tới tính mạng của một sinh vật nào, cầu cho nhờ sự thật ấy mà sản phụ này được mẹ tròn con vuông.

Ahimsaka vốn trước có học nghề y ở Viện Đại học. Vừa khấn theo lời Phật dạy, khất sĩ vừa giúp cho người đàn bà vượt cạn. Đứa trẻ ra đời, cả mẹ cả con đều bình yên vô sự..." (Ibid, tr. 361)

Hình ảnh Đức Phật ở đây xuất hiện thật dung dị và gần gũi với con người. Đạo Phật là thế. Giản dị mà siêu thế. Trọn đời tôi vẫn mãi cung kính chiêm ngưỡng hình ảnh Đức Phật đi chân không, trú mưa qua đêm trong một căn lều lá bên vệ đường, độ ngọ nơi căn bếp nhỏ của một gia chủ mù lòa, hay rêm mình giữa thời pháp (đang giảng đạo)... Hình ảnh ấy làm cho trần thế trở thành lung linh.

Không phải mọi thứ đều toàn vẹn trong giáo hội của Ngài, theo quy luật bất toàn của xã hội, tác giả Hồ Anh Thái vì thế đã ghi lại sự kiện Devadatta, người em họ của Ngài, đòi thay Phật lãnh đạo Giáo hội, đã âm mưu cùng thái tử Ajatasattu để hại Phật và tiếm vị. Sự việc không thành đã làm tỏa sáng thêm nét thánh thiện của Phật giáo. Tương phản hẳn với Đức Phật, vị lễ sư quốc sư Bà La Môn thì dối gạt cả đến lòng tin của tín hữu, đã được ngòi bút hài hước, châm biếm sâu sắc của tác giả vạch trần, một sự vạch trần không chỉ dừng lại ở phẩm hạnh của lễ sư, mà còn đi xa hơn nữa đến một số tập quán tín ngưỡng cần được thời đại nhân văn soát xét lại. Tác giả đã khéo đưa các tập quán đó đến quanh đời sống của nàng Savitri, một nhân vật để lại ấn tượng khó quên. Không thể nào quên được các lễ vật rất đắt giá nạp cho lễ sư để chuộc lỗi của Savitri, những sự việc không thành lỗi. Không thể nào quên được hủ tục trà tì (thiêu sống người vợ trẻ đi theo chồng trên giàn hỏa thiêu) phi nhân văn. Không thể nào quên được tục tôn thờ và dâng lễ lo lót cho thần độc hại Mangal. Càng không thể nào quên niềm tin sâu sắc của văn hóa Ấn, bao gồm cả giáo lý nhà Phật, vào quy luật Nhân quả, Nghiệp báo, Luân hồi như là cơ sở hướng dẫn con người sống thiện lương. Savitri vừa là Kumarì (thánh nữ đồng trinh), vừa là hướng dẫn viên cho du khách, vừa là hậu thân của công chúa Savitri thời Đức Phật (tái sinh vào cuối thế kỷ XX) với các chú thuật giúp nhớ về quá khứ của tự thân, và nhất thời đọc được ý nghĩ người đối diện. Tất cả đó là sắc thái đặc thù của văn hóa Ấn với nét huyền bí được tóm kĩ vào trong sáu chiếc túi xách nhẹ của nàng đi theo nàng suốt cuộc hành trình. Trên hết, tất cả đã được tác giả sử dụng như chỉ để làm nổi bật tuệ đức, tâm đức và hạnh đức ngời sáng của Đức Phật vì hạnh phúc của nhân thế trong hiện tại và mai sau.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đức Phật, Nàng Savitri Và Tôi PDF của tác giả Hồ Anh Thái nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Vì Sao Thờ Chữ Khí (Đạo Cao Đài)
MỤC LỤC CHƯƠNG I TÌM HIỂU VỀ KHÍ 9 ■ Tiết 1: Khí Là Gì, Có Mấy Loại 9 ❒ I. Chữ Khí 10 Tìm mua: Vì Sao Thờ Chữ Khí TiKi Lazada Shopee ❒ II. Hư Vô Chi Khí—Tiên Thiên Khí 12 ❒ III. Hạo Nhiên Khí, Nguyên Khí 16 ❒ IV. Không Khí, Khí Quyển 17 ❒ V. Nguyên Tử Khí 21 ❒ VI. Nguyên Tử Lực 25 ■ Tiết 2. Ma Trận Năng Lượng—Sự Sống Căn Bản 29 ❒ I. Nguyên-Tử-Khí Là Căn Nguyên Sự Sống Của Vạn Loại 30 ❒ II. Nguyên-Tử Khí Dùng Để Giết Người 32 CHƯƠNG II. VÌ SAO THỜ CHỮ KHÍ TRONG ĐỀN THÁNH 43 ■ Tiết 1. Hiệp-Thiên-Đài 43 ■ Tiết 2. Vì Sao Tín Đồ Phải Xá Chữ Khí Trong Đền Thánh? 45 ■ Tiết 3. Sự Tương Quan Giữa Phật Mẫu Và Hiệp Thiên Đài 49 ❒ PHẬT MẪU LÀ PHÁP 50 ❒ NGUYÊN CĂN CỦA ĐỨC-HỘ-PHÁP 51 CHƯƠNG III BA LỰC DO MẶT TRỜI XẠ XUỐNG TRÁI ĐẤT 55 6 ■ Tiết1. Fohat 55 ■ Tiết 2. Sinh Khí Prana & Luân Xa 56 ■ Tiết 3. Hỏa Xà Kundalini 60 CHƯƠNG IV Ý NGHĨA THẤT ĐẦU XÀ 65 ■ Tiết 1. Thất Đầu Xà Là Gì? 66 ■ Tiết 2: Mối Liên Quan Giữa Bát Quái Đài Và Thất Đầu Xà 75 ■ Tiết 3. Thất Tình Và Việc Luyện Đạo 77 ❒ I. Làm Thế Nào Để Chế Ngự Thất Tình 78 ❒ II. Cái Tiếng Nói Vang Vang Trong Đầu Bạn 80Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đạo Cao Đài":Kinh Sám HốiThượng Đế Giảng Chân LýPhật Mẫu - Diêu Trì Kim MẫuTìm Hiểu Về Thiên Tai Và Thiên CơĐại Giác Thánh KinhVì Sao Thờ Chữ KhíLuyện Tinh - Khí - ThầnChiết Tự Chữ HánThánh Ngôn Hiệp TuyểnBước Đầu Học ĐạoGóp Nhặt Chuyện ĐạoThất Chân Nhân QuảGiáo Lý Đạo Cao Đài Cơ BảnTriết Lý Đại ĐồngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vì Sao Thờ Chữ Khí PDF của tác giả Đạo Cao Đài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tọa Thiền Dụng Tâm Ký (Thích Thanh Từ)
TIỂU SỬ Thiền sư Oánh Sơn là Tổ khai sơn chùa Tổng Trì núi Chư Nhạc, là cháu nối pháp đời thứ tư của Thiền sư Đạo Nguyên khai Tổ tông Tào Động ở Nhật Bản. Sư tục danh là Thiệu Cẩn, họ Đằng Nguyên, hiệu Oánh Sơn, sanh ngày mùng 8 tháng 10 niên hiệu Văn Vĩnh thứ năm. Thuở nhỏ, Sư có tư cách lạ thường, lớn lên không thích ở trần tục. Năm mười ba tuổi, Sư xuất gia với Hòa thượng Cô Vân chùa Vĩnh Bình. Năm ấy, Hòa thượng Cô Vân khuyên Sư y chỉ với Thiền sư Triệt Thông Nghĩa Giới. Năm 18 tuổi, Sư bắt đầu đi du phương, trước nương học với Thiền sư Tịch Viên, kế tham học với các ngài Bảo Giác chùa Vạn Thọ, Huệ Hiểu chùa Bạch Vân v.v... sau học tông Thiên Thai với ngài Duệ Sơn, tham cứu diệu chỉ thiền môn với Quốc sư Pháp Đăng, song Sư vẫn chưa thấy đủ, Sư trở về hầu hạ Thiền sư Nghĩa Giới, ngày đêm tham vấn không biết mệt mỏi. Một hôm Thiền sư Nghĩa Giới thượng đường nói câu “Bình thường tâm thị đạo”, nghe qua Sư hoát nhiên triệt ngộ, lúc ấy hai mươi bảy tuổi. Năm sau, Sư vào thất đắc pháp nơi Thiền sư Nghĩa Giới. Từ đây về sau, Sư chuyên cần hóa đạo, khai sáng chùa Thành Mãn ở A Ba, chùa Tổng Trì, chùa Vĩnh Quang ở Năng Đăng (Đông Kinh), chùa Tịnh Trụ ở Gia Hạ. Sau Sư trụ trì chùa Đại Thừa ở Gia Hạ, chấn hưng tông phong. Niên hiệu Nguyên Hưởng năm đầu vào mùa thu, Đề Hồ Thiên Hoàng hâm mộ danh đức của Sư, xin giải mười điều nghi vấn, Sư tấu đáp rành rẽ, vua rất đẹp ý ban thưởng tử y. Tháng 9, vua sắc tứ ba chữ lớn Tổng Trì Tự và đặc thăng Sư Nhất Đẳng Tăng Cang tại chùa Đại Quan. Hai năm sau, Sư vâng lệnh vua tổ chức đạo tràng xuất thế cho tông Tào Động, được vua ban thưởng tử y. Sư truyền pháp tịch cho môn đệ là Nga Sơn Thiệu Thạc, rồi lui về chùa Vĩnh Quang. Tìm mua: Tọa Thiền Dụng Tâm Ký TiKi Lazada Shopee Niên hiệu Chánh Trung năm thứ hai vào tháng 8, Sư có chút bệnh. Ngày 15, Sư sai thị giả tập họp đồ chúng để dặn bảo. Dặn bảo xong, Sư cầm viết biên bài kệ rồi ngồi kiết già thị tịch. Kệ rằng: Tự canh tự chủng nhàn điền địa, Kỷ độ mại lai, mãi khứ tân, Vô hạn linh miêu phiền mậu xứ, Pháp đường thượng kiến sáp thiêu nhân. Dịch: Mảnh đất an nhàn tự gieo trồng, Buôn qua bán lại biết bao lần, Mầm linh nảy nở khôn cùng tận, Cày cấy vẫn còn trên pháp đường. Sư thọ năm mươi tám tuổi, được bốn mươi sáu tuổi đạo, linh cốt chia bốn chùa Đại Thừa, Vĩnh Quang, Tịnh Trụ, Tổng Trì xây tháp thờ phụng. Đệ tử nối pháp của Sư là Minh Phong, Nga Sơn, Vô Nhai, Khổn Am, Cô Phong, Trân Sơn v.v... Ngoài tác phẩm Tọa Thiền Dụng Tâm Ký, Sư còn trước tác Truyền Quang Lục, Oánh Sơn Thanh Quy, Tam Căn Tọa Thiền Thuyết, Tín Tâm Minh Niêm Đề v.v... Về sau, Thôn Thượng Thiên Hoàng khen ngợi công lao Sư, ban hiệu “Phật Tử Thiền sư”, Đào Viên Thiên Hoàng ban hiệu “Hoằng Đức Viên Minh Quốc sư”. Minh Trị Thiên Hoàng lại ban hiệu “Thường Tế Đại sư” và tông Tào Động sau này gọi Sư là Thái Tổ.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Thanh Từ":Kinh Kim CangBát Nhã Tâm KinhĐốn Ngộ Nhập Đạo Yếu MônTham Thiền Yếu ChỉThiền Tông Trực ChỉThiền Tông Vĩnh Gia TậpThiền Tông Bản HạnhTọa Thiền Dụng Tâm KýTam Tổ Trúc LâmThiền Đốn NgộThiền Sư Trung HoaBước Đầu Học PhậtThiền Sư Việt NamĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tọa Thiền Dụng Tâm Ký PDF của tác giả Thích Thanh Từ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thiền Tông Bản Hạnh (Thích Thanh Từ)
LỜI ĐẦU SÁCH Quyển Thiền Tông Bản Hạnh này ra đời, chúng tôi y cứ theo bản chữ Nôm in năm 1745 do cụ Hoàng Xuân Hãn dịch âm và đối chiếu bản in năm 1932 do TT. Thích Trí Siêu dịch âm. Hai bản có vài chỗ sai khác nhau, chúng tôi xét thấy bên nào hợp lý hơn liền dùng, song bản dịch âm của cụ Hoàng Xuân Hãn vẫn là chủ, vì bản này xưa nhất. Quyển Thiền Tông Bản Hạnh do Hòa thượng Chân Nguyên biên soạn, phần lớn y cứ quyển Thánh Đăng Lục chữ Hán kể lại sự tu Thiền ngộ đạo của năm ông vua đời Trần. Trong đây được bổ túc đôi chỗ thiếu sót do ngài Chân Nguyên tìm tòi nơi khác, đồng thời Ngài cũng gửi gắm tâm tình mình vào đây khá nhiều. Ngoài phần năm ông vua ngộ đạo, chúng tôi cho in thêm phần Nhân Duyên Ngộ Đạo và Thiền Tịch Phú chung thành một tập. Ở sau có phụ bản chữ Nôm và chữ Hán để độc giả dễ bề nghiên cứu. Tìm mua: Thiền Tông Bản Hạnh TiKi Lazada Shopee Phật giáo đời Trần là ngọn đuốc sáng ngời soi rọi dòng sông lịch sử Phật giáo Việt Nam đã trên ngàn năm. Công đức truyền bá và ủng hộ do năm ông vua đời Trần. Nhờ Phật giáo đời Trần mà nền văn hóa dân tộc cổ xưa của Việt Nam còn lưu lại đôi phần. Vì muốn gìn giữ nền văn hóa dân tộc xưa không mai một, chúng tôi cố gắng tìm tòi và bồi bổ thêm cho in ra, để mọi người dân Việt Nam có cơ hội đọc lại nghiền ngẫm thấy được tinh thần độc lập bất khuất của Tổ tiên mình, đồng thời thấy được tâm hồn đạo đức siêu xuất phi thường của các Ngài. Kính ghi Thiền viện Thường Chiếu 22-2-1998 THÍCH THANH TỪDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Thanh Từ":Kinh Kim CangBát Nhã Tâm KinhĐốn Ngộ Nhập Đạo Yếu MônTham Thiền Yếu ChỉThiền Tông Trực ChỉThiền Tông Vĩnh Gia TậpThiền Tông Bản HạnhTọa Thiền Dụng Tâm KýTam Tổ Trúc LâmThiền Đốn NgộThiền Sư Trung HoaBước Đầu Học PhậtThiền Sư Việt NamĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiền Tông Bản Hạnh PDF của tác giả Thích Thanh Từ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thiền Tông Vĩnh Gia Tập (Thích Thanh Từ)
TỰA Nghe rằng: Huệ môn rộng mở lý bặt mối manh sắc tướng, nẻo giác xa xăm một phen lên rồi thì chôn lấp danh ngôn biểu hiện. Buồn thay! Đấng Năng Nhân thị hiện ứng hóa khắp nơi, mở diệu điển nơi ba thừa, suốt chân thuyên trong tám bộ. Sở dĩ phát huy đến chỗ sâu xa treo cao trí tuệ soi sáng nẻo tối tăm, xiển dương đại đạo, cỡi sóng Thiền trên sóng dục. Vì vậy, kim quan trùm ánh sáng, ngọc hào thâu vẻ đẹp, một mình nêu cao tinh anh Linh Thứu, riêng mang nghiệp thành lân (ý tán dương đại sư là bậc tôn quý trong nhà Thiền) chỉ có Đại sư vậy! Đại sư họ Đới, người ở Vĩnh Gia. Thuở nhỏ, Ngài chuyên tâm nơi tam tạng, lớn lên lão thông pháp Đại thừa, ba nghiệp siêng năng riêng hoằng dương Thiền quán. Cảnh trí đều tịch, định tuệ song dung khiến cho bụi lặng nơi nẻo tối tăm, sóng dừng nơi biển diệu. Tâm trong như ngọc, đạo chủng sáng ngời thất tịnh (Thất tịnh: 1) Giới tịnh. 2) Tâm tịnh. 3) Kiến tịnh. 4) Độ nghi tịnh. 5) Phân biệt đạo tịnh. 6) Hạnh đoạn tri kiến tịnh. 7) Niết-bàn tịnh.) chói nhau. Giới sạch như trăng, hoa từ tỏ rạng tam không (Tam không là ba môn giải thoát: Không, Vô tướng, Vô nguyện.) trình chiếu. Lại thêm, chí thanh khiết như tùng điểm sương, tâm rỗng không như trăng đáy nước. Áo vải cơm rau quên thân vì đạo, xót thương hàm thức muốn chúng sanh đều được an vui. Quán niệm nối nhau tâm không gián đoạn, trước sau gìn giữ tiết tháo rắn chắc như đá vàng. Tâm yếu cạn sâu một lý dung thông như kết hoa không thẹn. Thần trí thấu triệt ngôn biểu, lý mầu khế hợp hoàn trung. Khiêm hạ mình, đề cao người. Thuận phàm đồng thánh chẳng khởi diệt định mà giữ bốn oai nghi. Danh trọng đương thời, hóa đạo cùng khắp. Người thạc học khắp Tam Ngô [Tam Ngô là Tô Châu (Đông Ngô), Nhuận Châu (Trung Ngô), Hồ Châu (Tây Ngô)] đông đúc đến học Thiền, bậc cao nhân ngoài tám hướng vào nhà lý mau như gió thổi. Tìm mua: Thiền Tông Vĩnh Gia Tập TiKi Lazada Shopee Ngụy Tĩnh tôi hầu hạ dưới chân Ngài, chỉ hận chưa hết tấm lòng bỗng phải giã từ trở lại kinh kỳ. Từ đó đến nay u minh xa cách, vĩnh viễn thương tiếc, con mắt diệu huyền vừa gặp lương y chợt mất kim bài; biển dục sóng to mà vị Thầy dẫn đường đã mất. Tác phẩm còn đây mà am thất đã quạnh hiu. Chao ôi! Đau đớn buốt cả tâm can. Một vị Thầy sáng suốt đã mất, bảy chúng biết nương tựa vào đâu. Lời vàng ngọc của bậc cao đức không còn được nghe, xa cách càng thêm thê lương sầu thảm. Lúc Đại sư còn tại thế, những lời dạy được ghi lại gồm có mười thiên, góp lại thành một quyển. Ước mong người học được ý quên lời để khế hợp với đạo của Ngài vậy. Nay sơ lược ghi lại vài lời, nếu có điều chi lầm lạc xin bậc minh triết sửa lại dùm cho. Nhà Đường, Thứ Sử Khánh Châu NGỤY TĨNHDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Thanh Từ":Kinh Kim CangBát Nhã Tâm KinhĐốn Ngộ Nhập Đạo Yếu MônTham Thiền Yếu ChỉThiền Tông Trực ChỉThiền Tông Vĩnh Gia TậpThiền Tông Bản HạnhTọa Thiền Dụng Tâm KýTam Tổ Trúc LâmThiền Đốn NgộThiền Sư Trung HoaBước Đầu Học PhậtThiền Sư Việt NamĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiền Tông Vĩnh Gia Tập PDF của tác giả Thích Thanh Từ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.