Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Rung Động Thật Sự - Hành Trình Của David Icke (David Icke)

Kể từ đầu thập kỷ 90, David Icke - một nhà lý luận người Anh, đã thách thức hiểu biết của con người, tất cả những gì đang xảy ra dường như không phải là cách mà thế giới chúng ta vận hành. Các cuộc tranh luận về sau đã trở thành câu thần chú cuốn qua cuộc đời của ông trong vài thập kỷ qua.

Nhận định của David rất rõ ràng: Những người đứng trên đỉnh cơ cấu quyền lực được thiết lập trên thế giới hiện nay, họ đang che giấu một bí mật tội lỗi - một điều mà khiến bất cứ ai sau khi nghe, sẽ phải cảm thấy rất khủng khiếp nếu nó được diễn đạt bằng lời.

Kể từ lúc con người bắt đầu nền văn minh, giai cấp thống trị đã bị kiểm soát bởi những sinh vật ngoài Trái đất (có thể chúng đến từ không gian khác), mục đích cuối cùng là khiến loài người trở thành nô lệ vô tri, giống như người máy phục vụ cho một hệ thống. Sự thống trị này được tạo ra dựa trên sự sợ hãi và kiểm soát.

Icke lớn lên tại Leicester - Anh quốc, nơi ông dành thời gian tuổi trẻ để chơi bóng đá và sớm trở thành một cầu thủ bóng đá ở tuổi trưởng thành. Sau khi bị viêm thấp khớp ở đầu gối và khắp cơ thể, Icke giải nghệ, chuyển sang lĩnh vực phát sóng thể thao, ông rất nổi tiếng trên đài phát thanh và truyền hình BBC.

Vào cuối thập niên 80, David bắt đầu khám phá ra loại thuốc thay thế để điều trị bệnh viêm khớp của mình, trong thời gian này ông khá quan tâm đến Đảng Xanh - một đảng phái chính trị Đức. Sau khi bị sa thải khỏi BBC vì tranh cãi xung quanh vấn đề thuế, ông chuyển sang làm chính trị và trở thành một trong những nhân vật hàng đầu của Đảng Xanh. Tìm mua: Rung Động Thật Sự - Hành Trình Của David Icke TiKi Lazada Shopee

Icke chia sẻ, trong khoảng thời gian đầy thử thách này của cuộc đời, ông bắt đầu cảm thấy có sự hiện diện của “Đấng” nào đó xung quanh mình, sau đó “Ngài ấy” bắt đầu truyền đạt thông điệp cho ông. Điều này đã dẫn Icke xuôi theo con đường tâm linh, làm ông thật sự tò mò xung quanh một số thuyết “âm mưu” đáng gờm. Dưới sự chỉ dẫn của một sinh mệnh vô hình, Icke đã trải qua sự thức tỉnh tâm linh sâu sắc, sau đó ông trở về Anh và từ bỏ chính trị.

Icke tuyên bố với thế giới rằng, “ông đang được truyền thông tin để cảnh báo về sự tàn phá sắp xảy ra bởi thiên tai”. Sau đó, ông đã bị chế giễu về điều đó trên một chương trình truyền hình quốc gia năm 1991. Icke nói những lời chế giễu đó là cơn ác mộng đối với ông và gia đình, ngay cả đi xuống phố, ông cũng bị người ta cười nhạo. Nhưng không lâu sau đó, Icke nói rằng tiếng cười nhạo đã giúp ông cảm thấy tự do, cho phép anh tiến lên phía trước, nói những thông điệp của mình với thế giới mà không phải lo lắng về những gì người khác nghĩ về mình.

Trong thập kỷ sau đó, Icke đã viết một số quyển sách, đi khắp thế giới để diễn thuyết về bản chất của sự thật, kiểm tra sự thật về “những người đang thực sự điều khiển thế giới của chúng ta”.

Trong một bài diễn thuyết mở rộng, ông đề cập đến các chủ đề như vũ trụ ba chiều, ma trận Mặt trăng giả và lý thuyết khét tiếng nhất của ông là về một “chủng tộc lai bò sát” đang kiểm soát thế giới của chúng ta. Để giải thích thuyết phức tạp này, Icke bắt đầu thảo luận về trạng thái sợ hãi hiện tại của thế giới chúng ta.

“Sợ hãi về những gì người khác nghĩ về mình, là trạng thái ý thức ngăn cản mọi người tạo ra sự khác biệt… Bạn chỉ có thể tạo ra sự khác biệt trong một thế giới đơn điệu, nếu bạn hành động vượt khỏi sự đơn điệu đó… Chúng ta sẽ: Hoặc là tiến lên hoặc là không có gì thay đổi. Bây giờ chúng ta có thể đi xuống một con đường và trải nghiệm sự tự do, nhưng chúng ta thậm chí có thể không bao giờ hiểu tự do là gì. Chúng ta đang đi xuôi theo một cái khác, đi theo cấu trúc điều khiển mà chúng ta muốn, sau đó chúng ta hướng đến một nhà nước phát xít toàn cầu của Orwellian”. Icke nói.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "David Icke":Bóng Ma Của Bản NgãCuộc Nổi Dậy Của Người MáyChữa Lành Thế GiớiRung Động Thật Sự - Hành Trình Của David IckeTôi Là Tôi Tôi Tự Do - Hướng Dẫn Tự Do Cho RobotMọi Điều Bạn Cần Biết Nhưng Chưa Bao Giờ Được KểSự Lừa Dối Về Nhận Thức

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Rung Động Thật Sự - Hành Trình Của David Icke PDF của tác giả David Icke nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Kinh Phật Cho Người Mới Bắt Đầu (Thích Nhật Từ)
MỤC LỤC Thay lời tựa...vii PHẦN DẪN NHẬP 1. Nguyện hương.3 2. Đảnh lễ Tam bảo.4 Tìm mua: Kinh Phật Cho Người Mới Bắt Đầu TiKi Lazada Shopee 3. Tán hương.5 4. Tán dương giáo pháp...5 PHẦN CHÁNH KINH 1. Kinh chuyển pháp luân...9 2. Kinh người áo trắng..15 3. Kinh phước đức...25 4. Kinh thiện sinh.29 5. Kinh tránh xa các cánh cửa bại vong...39 6. Kinh nhân quả đạo đức.45 7. Kinh bốn ân lớn...53 8. Kinh thực tập vô ngã.75 9. Kinh bốn pháp quán niệm..81 10. Kinh bảy cách dứt trừ khổ đau.93 PHẦN HỒI HƯỚNG 1. Bát-nhã Tâm kinh.105 2. Niệm Phật.107 3. Năm điều quán tưởng...107 4. Quán chiếu thực tại...108 5. Sám quy nguyện..109 6. Hồi hướng công đức... 112 7. Lời nguyện cuối... 113 8. Đảnh lễ Ba ngôi báu... 114Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Nhật Từ":Nghệ Thuật Hạnh Phúc Trong Thế Giới Phiền NãoTinh Hoa Trí TuệKinh Phật Cho Người Mới Bắt ĐầuHạnh Phúc Giữa Đời ThườngChuyển Hóa Cảm XúcChuyển Hóa Sân HậnChìa Khóa Hạnh Phúc Gia ĐìnhPhật Giáo Nam Tông Tại Vùng Nam BộKinh Vu Lan Bồn - Vu Lan Báo HiếuĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Phật Cho Người Mới Bắt Đầu PDF của tác giả Thích Nhật Từ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kinh Hoa Nghiêm Giản Giải (Thích Trí Tịnh)
Kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh đại thừa, là vua trong các kinh, với nội dung siêu việt tuyệt luân hùng vĩ,tráng lệ nguy nga, thể hiện pháp thân, tư tưởng và tâm nguyện của Phật. Hoa Nghiêm tiếng Phạn là Avatamsaka, có nghĩa là đóa hoa thanh khiết tuyệt đẹp nhất trần gian, ngát hương khắp mười phương các cõi pháp giới. Tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh. Tâm là thực thể của vạn pháp. Tâm vọng thì vạn pháp hoạt hiện sai biệt hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia có và ngược lại, như lưới đế châu. Tâm chơn thì pháp giới tánh với Tâm là một, vạn pháp đồng nhất thể. Tâm thanh tịnh thì thấu đạt chơn lý Phật tánh, suốt thông pháp giới vô ngại, thể nhập bất tư nghì giải thoát hạnh môn. Kinh Hoa Nghiêm, Ðức Phật chỉ cho chúng sanh thấu rõ cội nguồn của xum la vạn tượng do mê thức vọng tưởng nghiệp duyên hình thành, các pháp hiện hành trong vũ trụ là huyễn hóa, như hoa trong gương, như trăng trong nước. Tất cả vạn pháp trong pháp giới đều từ tâm sanh. Tâm trùm khắp cả pháp giới. Tất cả vạn hữu vũ trụ có thể nằm gọn trong hạt cải. Hạt cải có thể thâu nhiếp tất cả vũ trụ vạn pháp. Thể tánh của Tâm nhiếp thâu tất cả. Tất cả là một, một là tất cả. Ðó là bản tánh vô ngại của Tâm. Bản tánh chơn tâm suốt thâu vạn pháp hữu tình và vô tình; lấy toàn thể pháp giới tánh làm lượng; lấy xứng tánh bất tư nghì vô ngại giải thoát làm thể. Ðó là ý nghĩa căn cốt của Kinh Hoa Nghiêm. Bởi thế, nếu Kinh Ðại Bát Nhã tiêu biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại thừa về lý chơn không vô ngại, thì Kinh Hoa Nghiêm đại biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại thừa về lý hữu hóa duyên sanh của vạn pháp. Ngoài ra Kinh Hoa Nghiêm còn là một thông điệp, một bài học phong phú sinh động muôn đời, trao gởi cho hành giả có tâm hướng thượng đại thừa, tu là cần phải học phải hành qua hình ảnh Thiện Tài đồng tử tham bái cầu học đạo với năm mươi ba vị thiện tri thức, là bằng chứng cho ta thấy rằng tu học đạo bồ đề điều tiên quyết cần phải khắc phục nội tâm cống cao ngã mạn, dục vọng loạn tưởng; ngoài thân khiêm cung cầu tiến hành trì phương pháp Hoa Nghiêm tuyệt đỉnh, tìm chân sư liễu ngộ mới mong hiển lộ được Phật tánh chơn tâm của mình. Nên nghiên tầm ý nghĩa của Kinh Hoa Nghiêm là khai mở quang lộ trở về bản tánh chơn tâm thanh tịnh sáng suốt thường nhiên; là biết được tự thể của các pháp hiện hành trong thế giới vũ trụ; là thấu suốt cội nguồn sanh sanh hóa hóa của hữu tình và vô tình chúng sanh; là quán chiếu bí yếu mật nghĩa viên dung tương quan của tâm và cảnh, để rồi từ đó có thể thống triệt lý viên dung vô ngại chủ và khách của vạn pháp, hiện hành sanh hóa, tương duyên tương nhơn quả, tương sanh tương diệt. Tất cả vạn pháp toàn triệt ảnh hiện trên đài gương chơn như thể tánh. Thế nên, thọ trì Kinh Hoa Nghiêm là bước vào cửa phương tiện cầu tu học đạo, là nhân tố đặc thù hy hữu ly vọng hoàn chơn. Tìm mua: Kinh Hoa Nghiêm Giản Giải TiKi Lazada Shopee Bởi công đức đặc thù nhiệm mầu vi diệu của Kinh Hoa Nghiêm như thê, nên người có thiện duyên thấy Kinh Hoa Nghiêm mà biết phát tâm thành kính tin sâu, thì như chính mình được thấy Phật. Người thành tâm đọc Kinh Hoa Nghiêm như trực tiếp nghe Phật khai thị. Người chí thành phụng thờ Kinh Hoa Nghiêm như chính mình trực tiếp phụng thờ Phật. Người phát tâm bồ đề ấn tống Kinh Hoa Nghiêm có công đức như được cúng dường Phật, như được thỉnh Phật trụ thế chuyển pháp luân, như được dự vào sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh của chư Phật. Kinh Hoa Nghiêm cao sâu, nhiệm mầu vi diệu như thế, nên những ai thành kính phát tâm ấn tống thọ trì kinh này, thì phải biết rằng người đó nhiều đời gieo thiện duyên bồ đề, đã từng làm sứ giả của Phật và đã từng ở trong ngôi nhà chánh pháp. Phật Học Viện Quốc Tế nhận thấy thời mạt pháp này, pháp nhược ma cường, để cho chánh pháp đại thừa được trường tồn phổ cập nhân gian, làm rường cột cho niềm tin chánh đạo, ngõ hầu thức tỉnh quần mê sớm hồi đầu về bến giác. Nên nguyện cùng chư Phật tử bốn phương, đồng chí hướng đại thừa vô lượng đạo, đồng tâm thành kính in lại bộ kinh đại thừa quý giá này, để kết thiện duyên vô thượng bồ đề, cùng các bạn hiền đang hướng nguyện tiến bước theo gót chân Phật trở về giác tánh chân như. Ngưỡng nguyện chư tôn thiền đức và các bậc thiện hữu tri thức Phật tử gần xa phát tâm hoan hỷ hộ trì.Thành tâm kính lậy Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo tác đại chứng minh. Phật Ðản 2532 Mậu Thìn 1988 Thích Ðức Niệm -ooOoo- LỜI NÓI ÐẦU CỦA DỊCH GIẢ Khảo cứu theo truyền sử trong đại tạng, khi thành đạo Vô thượng Chánh giác, chưa vội rời đạo tràng Bồ Ðề, đức Thích Ca Mâu Ni Phật với pháp thân Tỳ Lô Giá Na, cùng chư đại Bồ Tát chứng giải thoát môn,tuyên thuyết Kinh Hoa Nghiêm. Sau khi Ðức Phật nhập diệt lối sáu trăm năm, do Long Thọ Bồ Tát, Kinh Hoa Nghiêm này mới được lưu truyền bằng phạn văn. Toàn bộ Kinh chữ Phạn có một trăm ngàn bài kệ, chia làm bốn mươi tám phẩm. Ðến nhà Ðường, Ðại Sư Thật Xoa Nan Ðà từ nước Vu Ðiền mang bổn Kinh chữ Phạn này sang Trung Quốc dịch ra Hán văn. Nhưng Ðại Sư chỉ dịch ra được ba mươi chín phẩm, từ phẩm “Thế Chủ Diệu Nghiêm” đến phẩm “Nhập Pháp Giới”, cộng có ba mươi sáu ngàn bài kệ theo Phạn văn, còn lại chín phẩm sáu mươi bốn ngàn bài kệ Phạn văn chưa được dịch ra Hán văn. Kế đó, Pháp Sư Bác Nhã, người Kế Tân dịch thêm phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện ra Hán văn, thành phẩm thứ bốn mươi của bộ Kinh Hoa Nghiêm này. Nguyên bổn chữ Hán chia ra làm tám mươi mốt quyển. Vì xét thấy chia quyển ra như thế, có nhiều phẩm bị cắt ra làm hai ba quyển hoặc nhiều hơn, thành thử mạch văn bị gián đoạn, nên khi phiên dịch ra Việt văn, tôi chỉ lấy phẩm mà không theo quyển của bổn chữ Hán. Tuy nhiên, tôi vẫn chia số quyển của bổn chữ Hán trong bổn Việt văn này, để tiện sự so cứu cho người đọc. Kinh này gọi đủ là “Ðại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm”, ta quen gọi là Kinh Hoa Nghiêm. Nội dung của Kinh này đứng trên cảnh giới bất tư nghì giải thoát, chư pháp thân Ðại Sĩ thừa oai thần của Ðức Phật tuyên dương công đức cùng cảnh giới của chư Phật và xương minh nhơn hạnh xứng tánh bất tư nghì của chư đại Bồ Tát. Kinh Hoa Nghiêm này đã hoàn toàn ở trong lãnh vực xứng tánh bất tư nghì giải thoát mà xương minh, nên mỗi lời mỗi câu trong Kinh này đều lấy toàn thể pháp giới tánh làm lượng. Ðã là toàn thể pháp giới tánh nên tất cả Giáo, Lý, Hạnh, Quả nơi đây đều dung thông vô ngại, nên cũng gọi là vô ngại pháp giới. Từng bực cứu cánh của vô ngại pháp giới là Sự sự vô ngại pháp giới, chỗ chứng nhập hoàn toàn của chư Phật mà chư pháp thân Bồ Tát thời được từng phần. Muốn hiểu thấu phần nào cảnh giới trên đây, người học đạo cần phải biết rõ bốn pháp giới, bốn cấp bực mà chư đại thừa Bồ Tát tuần tự tu chứng: 1. Lý vô ngại pháp giới 2. Sự vô ngại pháp giới 3. Lý sự vô ngại pháp giới 4. Sự sự vô ngại pháp giới “Lý” tức là chơn lý thật tánh, là thể tánh chơn thật của tất cả pháp, nên cũng gọi là pháp tánh hay pháp giới tánh, chơn như tánh. Tất cả pháp trong vũ trụ đều đồng một thể tánh chơn thật ấy. Thể tánh ấy dung thông vô ngại, nên gọi là “Lý vô ngại pháp giới”. Người chứng được lý vô ngại này chính là bực thành tựu căn bổn trí, mà bắt đầu dự vào hàng pháp thân Bồ Tát. Tất cả pháp “Sự” đều đồng một thể tánh chơn thật, tức là đồng lấy pháp tánh làm tự thể. Toàn thể “Sự” là pháp tánh, mà pháp tánh đã viên dung vô ngại, thời toàn sự cũng vô ngại, nên gọi là “Sự vô ngại pháp giới”. Người chứng được pháp giới này chính là bực pháp thân Bồ Tát thành tựu sai biệt trí (cũng gọi là quyền trí, tục trí, hậu đắc trí). Lý là thể tánh của “Sự” (tất cả pháp), “Sự” là hiện tượng của “Lý tánh”. Vậy thời lý tánh tức là lý tánh của sự, còn sự lại là sự tướng của lý tánh. Chính Lý tánh là toàn sự, mà tất cả sự là toàn Lý tánh, nên gọi là “Lý sự vô ngại pháp giới”. Người chứng được lý sự pháp giới này thời là bậc pháp thân Bồ Tát đồng thời hiển phát cả hai trí (căn bổn trí và sai biệt trí). Tất cả sự đã toàn đồng một thể tánh mà thể tánh thời dung thông không phân chia riêng khác, nên bất luận là một sự nào cũng đều dung nhiếp tất cả sự, và cũng đều tức là tất cả sự, một sự nhiếp và tức tất cả sự, tất cả sự nhiếp và tức một sự. Thế là sự sự vô ngại tự tại, nên gọi là “Sự sự vô ngại pháp giới”. Người chứng được Sự sự pháp giới này là bực pháp thân Bồ Tát thành tựu nhứt thiết chủng trí. Viên mãn trí này chính là Ðấng Vô Thượng Giác (Phật Thế Tôn ). Sự sự vô ngại pháp giới dung thông tự tại, nội dung của toàn bộ Kinh Hoa Nghiêm, được chứng minh trên toàn thể văn Kinh này. Nay xin lược dẫn một vài đoạn văn rõ nhứt để chư học giả tiện tham cứu: Sự sự là tất cả sự hoặc là tất cả pháp, tức là toàn thể không gian và thời gian. Về không gian dung thông vô ngại văn Kinh nói: Bao nhiêu vi trần trong thế giới Trong mỗi vi trần thấy các cõi Bửu quang hiện Phật vô lượng số Cảnh giới tự tại của Như Lai Vô lượng vô số núi Tu Di Ðều đem để vào một sợi lông, Một thế giới để vào tất cả Tất cả thế giới để vào một, Thể tướng thế giới vẫn như cũ Vô đẳng vô lượng đều cùng khắp. Trong một chân lông đều thấy rõ Vô số vô lượng chư Như Lai Tất cả chân lông đều thế cả Tôi nay kính lạy tất cả Phật Về thời gian dung thông vô ngại văn Kinh nói: Kiếp quá khứ để hiện, vị lai, Kiếp vị lai để quá, hiện tại, Ba đời nhiều kiếp là một niệm Chẳng phải dài vắn: hạnh giải thoát. Tôi hay thâm nhập đời vị lai Tất cả kiếp thâu làm một niệm, Hết thảy những kiếp trong ba đời Làm khoảng một niệm tôi đều nhập. Về không gian và thời gian dung thông vô ngại nhau, văn Kinh nói: Khắp hết mười phương các cõi nước Mỗi đầu lông đủ có ba đời Phật cùng quốc độ số vô lượng Tôi khắp tu hành trải trần kiếp. Trong một niệm tôi thấy ba đời Tất cả các đấng Nhơn Sư Tử Cũng thường vào trong cảnh giới Phật Như huyễn, giải thoát và oai lực. Tất cả sự không ngoài thời gian và không gian. Thời gian dung thông thời gian, không gian dung thông không gian, thời gian dung thông không gian, không gian dung thông thời gian. Một không gian dung thông tất cả không gian, một thời gian dung thông tất cả thời gian, tất cả dung thông với một, thời gian với không gian, một cùng tất cả cũng đều dung thông như vậy. Ðây chính là Sự sự vô ngại pháp giới, mà cũng chính là cảnh giới giải thoát bất tư nghì mà Kinh Hoa Nghiêm này lấy đó làm nội dung như đã nói ở trên. Lược giải một vài điều, để giúp phần nào cho học giả khi cần thấy phải thấu triệt nội dung của Kinh này. Vị nào muốn nghiên cứu đầy đủ xin xem bộ Hoa Nghiêm đại sớ của Tổ Thanh Lương và Thập huyền môn của Tổ Hiền Thủ. Tôi thành kính đem công đức phiên dịch Việt văn này hồi hướng cho tất cả chúng sanh đồng về Tịnh Ðộ, đồng sớm thành Phật. Viết Tại Chùa Vạn Ðức Thủ Ðức Ngày Phật Nhập Niết Bàn Rằm Tháng Hai 2508 Dịch Giả Hân Tịnh Tỳ Kheo Thích Trí TịnhDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Trí Tịnh":Kinh Hoa Nghiêm Giản GiảiKinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn NguyệnKinh Đại Bát Niết BànKinh Pháp HoaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Hoa Nghiêm Giản Giải PDF của tác giả Thích Trí Tịnh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kinh Hoa Nghiêm Giản Giải (Thích Trí Tịnh)
Kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh đại thừa, là vua trong các kinh, với nội dung siêu việt tuyệt luân hùng vĩ,tráng lệ nguy nga, thể hiện pháp thân, tư tưởng và tâm nguyện của Phật. Hoa Nghiêm tiếng Phạn là Avatamsaka, có nghĩa là đóa hoa thanh khiết tuyệt đẹp nhất trần gian, ngát hương khắp mười phương các cõi pháp giới. Tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh. Tâm là thực thể của vạn pháp. Tâm vọng thì vạn pháp hoạt hiện sai biệt hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia có và ngược lại, như lưới đế châu. Tâm chơn thì pháp giới tánh với Tâm là một, vạn pháp đồng nhất thể. Tâm thanh tịnh thì thấu đạt chơn lý Phật tánh, suốt thông pháp giới vô ngại, thể nhập bất tư nghì giải thoát hạnh môn. Kinh Hoa Nghiêm, Ðức Phật chỉ cho chúng sanh thấu rõ cội nguồn của xum la vạn tượng do mê thức vọng tưởng nghiệp duyên hình thành, các pháp hiện hành trong vũ trụ là huyễn hóa, như hoa trong gương, như trăng trong nước. Tất cả vạn pháp trong pháp giới đều từ tâm sanh. Tâm trùm khắp cả pháp giới. Tất cả vạn hữu vũ trụ có thể nằm gọn trong hạt cải. Hạt cải có thể thâu nhiếp tất cả vũ trụ vạn pháp. Thể tánh của Tâm nhiếp thâu tất cả. Tất cả là một, một là tất cả. Ðó là bản tánh vô ngại của Tâm. Bản tánh chơn tâm suốt thâu vạn pháp hữu tình và vô tình; lấy toàn thể pháp giới tánh làm lượng; lấy xứng tánh bất tư nghì vô ngại giải thoát làm thể. Ðó là ý nghĩa căn cốt của Kinh Hoa Nghiêm. Bởi thế, nếu Kinh Ðại Bát Nhã tiêu biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại thừa về lý chơn không vô ngại, thì Kinh Hoa Nghiêm đại biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại thừa về lý hữu hóa duyên sanh của vạn pháp. Ngoài ra Kinh Hoa Nghiêm còn là một thông điệp, một bài học phong phú sinh động muôn đời, trao gởi cho hành giả có tâm hướng thượng đại thừa, tu là cần phải học phải hành qua hình ảnh Thiện Tài đồng tử tham bái cầu học đạo với năm mươi ba vị thiện tri thức, là bằng chứng cho ta thấy rằng tu học đạo bồ đề điều tiên quyết cần phải khắc phục nội tâm cống cao ngã mạn, dục vọng loạn tưởng; ngoài thân khiêm cung cầu tiến hành trì phương pháp Hoa Nghiêm tuyệt đỉnh, tìm chân sư liễu ngộ mới mong hiển lộ được Phật tánh chơn tâm của mình. Nên nghiên tầm ý nghĩa của Kinh Hoa Nghiêm là khai mở quang lộ trở về bản tánh chơn tâm thanh tịnh sáng suốt thường nhiên; là biết được tự thể của các pháp hiện hành trong thế giới vũ trụ; là thấu suốt cội nguồn sanh sanh hóa hóa của hữu tình và vô tình chúng sanh; là quán chiếu bí yếu mật nghĩa viên dung tương quan của tâm và cảnh, để rồi từ đó có thể thống triệt lý viên dung vô ngại chủ và khách của vạn pháp, hiện hành sanh hóa, tương duyên tương nhơn quả, tương sanh tương diệt. Tất cả vạn pháp toàn triệt ảnh hiện trên đài gương chơn như thể tánh. Thế nên, thọ trì Kinh Hoa Nghiêm là bước vào cửa phương tiện cầu tu học đạo, là nhân tố đặc thù hy hữu ly vọng hoàn chơn. Tìm mua: Kinh Hoa Nghiêm Giản Giải TiKi Lazada Shopee Bởi công đức đặc thù nhiệm mầu vi diệu của Kinh Hoa Nghiêm như thê, nên người có thiện duyên thấy Kinh Hoa Nghiêm mà biết phát tâm thành kính tin sâu, thì như chính mình được thấy Phật. Người thành tâm đọc Kinh Hoa Nghiêm như trực tiếp nghe Phật khai thị. Người chí thành phụng thờ Kinh Hoa Nghiêm như chính mình trực tiếp phụng thờ Phật. Người phát tâm bồ đề ấn tống Kinh Hoa Nghiêm có công đức như được cúng dường Phật, như được thỉnh Phật trụ thế chuyển pháp luân, như được dự vào sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh của chư Phật. Kinh Hoa Nghiêm cao sâu, nhiệm mầu vi diệu như thế, nên những ai thành kính phát tâm ấn tống thọ trì kinh này, thì phải biết rằng người đó nhiều đời gieo thiện duyên bồ đề, đã từng làm sứ giả của Phật và đã từng ở trong ngôi nhà chánh pháp. Phật Học Viện Quốc Tế nhận thấy thời mạt pháp này, pháp nhược ma cường, để cho chánh pháp đại thừa được trường tồn phổ cập nhân gian, làm rường cột cho niềm tin chánh đạo, ngõ hầu thức tỉnh quần mê sớm hồi đầu về bến giác. Nên nguyện cùng chư Phật tử bốn phương, đồng chí hướng đại thừa vô lượng đạo, đồng tâm thành kính in lại bộ kinh đại thừa quý giá này, để kết thiện duyên vô thượng bồ đề, cùng các bạn hiền đang hướng nguyện tiến bước theo gót chân Phật trở về giác tánh chân như. Ngưỡng nguyện chư tôn thiền đức và các bậc thiện hữu tri thức Phật tử gần xa phát tâm hoan hỷ hộ trì.Thành tâm kính lậy Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo tác đại chứng minh. Phật Ðản 2532 Mậu Thìn 1988 Thích Ðức Niệm -ooOoo- LỜI NÓI ÐẦU CỦA DỊCH GIẢ Khảo cứu theo truyền sử trong đại tạng, khi thành đạo Vô thượng Chánh giác, chưa vội rời đạo tràng Bồ Ðề, đức Thích Ca Mâu Ni Phật với pháp thân Tỳ Lô Giá Na, cùng chư đại Bồ Tát chứng giải thoát môn,tuyên thuyết Kinh Hoa Nghiêm. Sau khi Ðức Phật nhập diệt lối sáu trăm năm, do Long Thọ Bồ Tát, Kinh Hoa Nghiêm này mới được lưu truyền bằng phạn văn. Toàn bộ Kinh chữ Phạn có một trăm ngàn bài kệ, chia làm bốn mươi tám phẩm. Ðến nhà Ðường, Ðại Sư Thật Xoa Nan Ðà từ nước Vu Ðiền mang bổn Kinh chữ Phạn này sang Trung Quốc dịch ra Hán văn. Nhưng Ðại Sư chỉ dịch ra được ba mươi chín phẩm, từ phẩm “Thế Chủ Diệu Nghiêm” đến phẩm “Nhập Pháp Giới”, cộng có ba mươi sáu ngàn bài kệ theo Phạn văn, còn lại chín phẩm sáu mươi bốn ngàn bài kệ Phạn văn chưa được dịch ra Hán văn. Kế đó, Pháp Sư Bác Nhã, người Kế Tân dịch thêm phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện ra Hán văn, thành phẩm thứ bốn mươi của bộ Kinh Hoa Nghiêm này. Nguyên bổn chữ Hán chia ra làm tám mươi mốt quyển. Vì xét thấy chia quyển ra như thế, có nhiều phẩm bị cắt ra làm hai ba quyển hoặc nhiều hơn, thành thử mạch văn bị gián đoạn, nên khi phiên dịch ra Việt văn, tôi chỉ lấy phẩm mà không theo quyển của bổn chữ Hán. Tuy nhiên, tôi vẫn chia số quyển của bổn chữ Hán trong bổn Việt văn này, để tiện sự so cứu cho người đọc. Kinh này gọi đủ là “Ðại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm”, ta quen gọi là Kinh Hoa Nghiêm. Nội dung của Kinh này đứng trên cảnh giới bất tư nghì giải thoát, chư pháp thân Ðại Sĩ thừa oai thần của Ðức Phật tuyên dương công đức cùng cảnh giới của chư Phật và xương minh nhơn hạnh xứng tánh bất tư nghì của chư đại Bồ Tát. Kinh Hoa Nghiêm này đã hoàn toàn ở trong lãnh vực xứng tánh bất tư nghì giải thoát mà xương minh, nên mỗi lời mỗi câu trong Kinh này đều lấy toàn thể pháp giới tánh làm lượng. Ðã là toàn thể pháp giới tánh nên tất cả Giáo, Lý, Hạnh, Quả nơi đây đều dung thông vô ngại, nên cũng gọi là vô ngại pháp giới. Từng bực cứu cánh của vô ngại pháp giới là Sự sự vô ngại pháp giới, chỗ chứng nhập hoàn toàn của chư Phật mà chư pháp thân Bồ Tát thời được từng phần. Muốn hiểu thấu phần nào cảnh giới trên đây, người học đạo cần phải biết rõ bốn pháp giới, bốn cấp bực mà chư đại thừa Bồ Tát tuần tự tu chứng: 1. Lý vô ngại pháp giới 2. Sự vô ngại pháp giới 3. Lý sự vô ngại pháp giới 4. Sự sự vô ngại pháp giới “Lý” tức là chơn lý thật tánh, là thể tánh chơn thật của tất cả pháp, nên cũng gọi là pháp tánh hay pháp giới tánh, chơn như tánh. Tất cả pháp trong vũ trụ đều đồng một thể tánh chơn thật ấy. Thể tánh ấy dung thông vô ngại, nên gọi là “Lý vô ngại pháp giới”. Người chứng được lý vô ngại này chính là bực thành tựu căn bổn trí, mà bắt đầu dự vào hàng pháp thân Bồ Tát. Tất cả pháp “Sự” đều đồng một thể tánh chơn thật, tức là đồng lấy pháp tánh làm tự thể. Toàn thể “Sự” là pháp tánh, mà pháp tánh đã viên dung vô ngại, thời toàn sự cũng vô ngại, nên gọi là “Sự vô ngại pháp giới”. Người chứng được pháp giới này chính là bực pháp thân Bồ Tát thành tựu sai biệt trí (cũng gọi là quyền trí, tục trí, hậu đắc trí). Lý là thể tánh của “Sự” (tất cả pháp), “Sự” là hiện tượng của “Lý tánh”. Vậy thời lý tánh tức là lý tánh của sự, còn sự lại là sự tướng của lý tánh. Chính Lý tánh là toàn sự, mà tất cả sự là toàn Lý tánh, nên gọi là “Lý sự vô ngại pháp giới”. Người chứng được lý sự pháp giới này thời là bậc pháp thân Bồ Tát đồng thời hiển phát cả hai trí (căn bổn trí và sai biệt trí). Tất cả sự đã toàn đồng một thể tánh mà thể tánh thời dung thông không phân chia riêng khác, nên bất luận là một sự nào cũng đều dung nhiếp tất cả sự, và cũng đều tức là tất cả sự, một sự nhiếp và tức tất cả sự, tất cả sự nhiếp và tức một sự. Thế là sự sự vô ngại tự tại, nên gọi là “Sự sự vô ngại pháp giới”. Người chứng được Sự sự pháp giới này là bực pháp thân Bồ Tát thành tựu nhứt thiết chủng trí. Viên mãn trí này chính là Ðấng Vô Thượng Giác (Phật Thế Tôn ). Sự sự vô ngại pháp giới dung thông tự tại, nội dung của toàn bộ Kinh Hoa Nghiêm, được chứng minh trên toàn thể văn Kinh này. Nay xin lược dẫn một vài đoạn văn rõ nhứt để chư học giả tiện tham cứu: Sự sự là tất cả sự hoặc là tất cả pháp, tức là toàn thể không gian và thời gian. Về không gian dung thông vô ngại văn Kinh nói: Bao nhiêu vi trần trong thế giới Trong mỗi vi trần thấy các cõi Bửu quang hiện Phật vô lượng số Cảnh giới tự tại của Như Lai Vô lượng vô số núi Tu Di Ðều đem để vào một sợi lông, Một thế giới để vào tất cả Tất cả thế giới để vào một, Thể tướng thế giới vẫn như cũ Vô đẳng vô lượng đều cùng khắp. Trong một chân lông đều thấy rõ Vô số vô lượng chư Như Lai Tất cả chân lông đều thế cả Tôi nay kính lạy tất cả Phật Về thời gian dung thông vô ngại văn Kinh nói: Kiếp quá khứ để hiện, vị lai, Kiếp vị lai để quá, hiện tại, Ba đời nhiều kiếp là một niệm Chẳng phải dài vắn: hạnh giải thoát. Tôi hay thâm nhập đời vị lai Tất cả kiếp thâu làm một niệm, Hết thảy những kiếp trong ba đời Làm khoảng một niệm tôi đều nhập. Về không gian và thời gian dung thông vô ngại nhau, văn Kinh nói: Khắp hết mười phương các cõi nước Mỗi đầu lông đủ có ba đời Phật cùng quốc độ số vô lượng Tôi khắp tu hành trải trần kiếp. Trong một niệm tôi thấy ba đời Tất cả các đấng Nhơn Sư Tử Cũng thường vào trong cảnh giới Phật Như huyễn, giải thoát và oai lực. Tất cả sự không ngoài thời gian và không gian. Thời gian dung thông thời gian, không gian dung thông không gian, thời gian dung thông không gian, không gian dung thông thời gian. Một không gian dung thông tất cả không gian, một thời gian dung thông tất cả thời gian, tất cả dung thông với một, thời gian với không gian, một cùng tất cả cũng đều dung thông như vậy. Ðây chính là Sự sự vô ngại pháp giới, mà cũng chính là cảnh giới giải thoát bất tư nghì mà Kinh Hoa Nghiêm này lấy đó làm nội dung như đã nói ở trên. Lược giải một vài điều, để giúp phần nào cho học giả khi cần thấy phải thấu triệt nội dung của Kinh này. Vị nào muốn nghiên cứu đầy đủ xin xem bộ Hoa Nghiêm đại sớ của Tổ Thanh Lương và Thập huyền môn của Tổ Hiền Thủ. Tôi thành kính đem công đức phiên dịch Việt văn này hồi hướng cho tất cả chúng sanh đồng về Tịnh Ðộ, đồng sớm thành Phật. Viết Tại Chùa Vạn Ðức Thủ Ðức Ngày Phật Nhập Niết Bàn Rằm Tháng Hai 2508 Dịch Giả Hân Tịnh Tỳ Kheo Thích Trí TịnhDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Trí Tịnh":Kinh Hoa Nghiêm Giản GiảiKinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn NguyệnKinh Đại Bát Niết BànKinh Pháp HoaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Hoa Nghiêm Giản Giải PDF của tác giả Thích Trí Tịnh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Tuyên Hóa)
Thay Lời Tựa Kinh Pháp-Hoa là bộ kinh đại thừa gồm bảy quyển tổng cộng là hai mươi tám phẩm, suốt hơn sáu vạn lời, nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ-Tát. Tâm nguyện của Phật là tâm nguyện khắp độ chúng sanh đạt thành đạo quả giác ngộ. Bởi thế nên ngay quyển đầu của kinh về phẩm phương tiện đã nói: (Phật ra đời là vì một nhơn duyên lớn duy nhất là khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật). Thế nghĩa là Phật rộng mở phương tiện pháp môn, chỉ bày chơn tâm Phật tánh để chúng sanh tin tưởng khả năng thánh thiện của mình mà tiến tu đến Phật quả. Phương tiện của Phật là phương tiện huyền diệu được sanh trưởng và dinh dưỡng bởi trí huệ từ bi hỷ xả lợi tha có khả năng đưa tất cả chúng sanh đồng chứng nhất thừa Phật quả. Đức Phật nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật. Ta là Phật đã thành. Chúng sanh là Phật sẽ thành, nếu chúng sanh tinh tấn nỗ lực tu hành thì cũng sẽ thành Phật như ta vậy. Tìm mua: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa TiKi Lazada Shopee Nhưng chúng sanh đắm chìm trong ngũ dục lạc, nên tạo nhiều tội lỗi để rồi hiện thành căn tánh cao thấp, nghiệp duyên nặng nhẹ khác nhau. Đức Phật lại phải từ đó mà lập ra có muôn ngàn phương tiện để hóa độ. Nghĩa là từ nhứt thượng thừa mà đức Phật đã phải phương tiện huyền khai làm thành ba thừa để rồi sau đó, khi căn tánh chúng sanh thuần thục ngài lại dần dần đưa lên nhứt thừa vô- thượng chánh-đẳng chánh-giác. Hai mươi tám phẩm kinh Pháp-Hoa chan chứa tâm hạnh của Phật và đại Bồ-Tát, trải dài những con đường phương tiện giáo hóa thênh thang ngõ hầu mang chúng sanh từ phàm đến thánh, từ tam thừa Thanh-văn Duyêngiác và Bồ-Tát đến quả vị nhứt thừa vô thượng Phật quả. Nội dung kinh Pháp-Hoa cho ta thấy không phương tiện độ sanh nào mà không có, không cửa pháp môn giải thoát rốt ráo nào mà không mở, không cảnh giới Phật nào mầu nhiệm thiện duyên thâm mật với chúng sanh cõi ta bà này mà không ảnh hiện, không hạnh nguyện giáo hóa độ sanh nào của Phật và Bồ-Tát mà không thể đạt ba la mật. Thật là một bộ kinh khế hợp cho đủ mọi trình độ căn tánh nghiệp duyên của chúng sanh. Vì thế xưa nay kinh PhápHoa đã được không biết bao nhà Phật học huyên bác chú thích sớ giải làm cho kinh Pháp-Hoa rạng rỡ từ ngàn năm này đến ngàn năm khác và phổ cập nhân gian. Đến nỗi nghĩa lý của kinh Pháp-Hoa quá ư vi diệu tuyệt vời, kinh bản được đời đời ấn hành phổ biến uy thế tạo thành một tôn phái với danh xưng là Pháp-Hoa-Tôn hay Thiên-Thai-Tôn, một tôn phái có ảnh hưởng lớn ở Nhật Bản và Trung Hoa do Trí Giả Đại Sư thành lập. Trong thời thế sự cuồng quây, đạo tâm ngày một suy vi, phong hóa niềm tin lay chuyển đến tận gốc rễ như thời này đây, để cho mọi người còn chút phước duyên đang bền bồng trên bể đời có thuyền nương tựa, có đất phì nhiêu của bến bờ để gieo giống Bồ-đề, nên Phật Học Viện Quốc Tế nguyện in lại kinh Pháp-Hoa này ngõ hầu làm thuyền bát nhã, làm ruộng phước phì nhiêu, làm hải đăng và bến đổ cho khắp cả mọi kiếp thuyền đời trở thành những thiện hữu Bồ-đề kết duyên cùng Phật đạo Chánh-đẳng Chánh-giác. Khắp nguyện mười phương bạn lành gần xa mở rộng lòng ra phát tâm Bồ-đề thọ trì và ấn tống kinh Pháp-Hoa này để tạo cơ hội sớm ngộ nhập tri kiến Phật, ngõ hầu thăng hoa đời sống đạo quả vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác. Phật lịch 2530, Vía Phật A Di Đà 1986 Bính Dần Thích ĐứcNiệmDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tuyên Hóa":Gậy Kim Cang Hét - Tập 1Kinh Diệu Pháp Liên HoaChú Lăng Nghiêm Kệ Và Giảng GiảiGậy Kim Cang Hét - Tập 2Lược Giảng Kinh Pháp Bảo ĐànĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Diệu Pháp Liên Hoa PDF của tác giả Tuyên Hóa nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.