Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Những Ngôi Sao Eghe T1 (Gardonyi Geza)

Trong hơn ba trăm năm (từ thế kỷ 14 đến đầu thế kỷ 17) chống lại những đạo quân viễn chinh và ách đô hộ của đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, nhân dân Hung đã bền bỉ chiến đấu và lập nên nhiều chiến công oanh liệt, trong đó có cuộc kháng chiến của quân dân thành Eghe năm 1552.

Eghe là cửa ngõ của vùng Thượng địa Đông bắc, đứng trấn giữ cho cả một vùng đất nước khá rộng lớn. Khi vòng vây của hai đạo quân Thổ khổng lồ, đầy nhuệ khí đã khép lại, trong thành chỉ có độ hai ngàn người già, trẻ, trai, gái. Quân Thổ không tính đến một sức kháng cự đáng kể. Viên pasa Ali, thống soái một đạo quân Thổ, cho thành này chỉ là một “cái chuồng cừu xộc xệch” và quân trong thành chỉ là một “bầy gia súc”. Nhưng cuộc chiến đấu chẳng bao lâu đã chỉ cho hắn thấy rõ ràng những người bảo vệ thành Eghe đại diện cho một sức mạnh mà đạo quân Thổ không tài nào đè bẹp nổi. Những chiến sĩ phần lớn là con em vùng Thượng địa Đông bắc đang bị chiếm đóng đe dọa và những nông dân các làng lân cận chạy vào thành tị nạn, đã nghiến chặt răng đánh lui tất cả mọi đợt công kích của quân Thổ. Sau năm tuần rưỡi sống mái với quân thù, thành Eghe đã tự giải phóng mình khỏi cuộc vây hãm khốc liệt và cứu miền đất nước phía sau khỏi cảnh nước sôi lửa bỏng. Quân Thổ bị thiệt hại nặng nề dưới chân thành Eghe và phải bỏ dở kế hoạch hành quân xâm lược của chúng.

Cuộc chiến đấu của Eghe từ đó đã trở thành đề tài của nhiều tác phẩm văn học và nghệ thuật. Ngay sau khi quân Thổ tháo chạy, Tinôđi Sebétchên, thi sĩ kiêm ca công nổi tiếng nhất của Hung trong thế kỷ 16, đã đến tận nơi sưu tầm tài liệu và sáng tác Truyện thơ về cuộc chiến đấu của thành Eghe. Nhưng tác phẩm thành công nhất về đề tài này là Những ngôi sao Eghe của Gardonyu Geza.

Gardonyu Geza (1863-1922) xuất thân từ một gia đình thợ rèn, là một nhà văn có tên tuổi ở Hung. Trước khi bước vào nghề viết văn, ông đã dạy học nhiều năm ở nông thôn. Thời kỳ này, ông có tinh thần chống lại nền thống trị của triều đình Hápxbua (Áo) và đã viết tác phẩm Ngọn đèn (1894) là một tác phẩm tốt. Trong cuốn tiểu thuyết này, ông đã vẽ nên một bức tranh đáng kinh ngạc về cuộc sống nghèo nàn và bị ngược đãi của lớp giáo học ở nông thôn, đã tấn công trào lưu tôn giáo hóa xã hội và tấn công vào ách thống trị của nền đế chế Áo - Hung phản dân tộc, phản tiến bộ; gợi lại những kỷ niệm vẻ vang về cuộc chiến đấu giành tự do của nhân dân Hung thời kỳ 1848. Nhưng dần dần về sau, con đường văn học của ông khuất khúc và đầy mâu thuẫn. Trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông, Những ngôi sao Eghe là tác phẩm tươi sáng và giàu sức sống nhất. Ở Hung không có một tiểu thuyết lịch sử nào khác lại được cả bạn đọc, người lớn lẫn trẻ em, yêu thích đến thế. Cuốn truyện được xuất bản lần đầu tiên năm 1901, và từ đó đến năm 1963 đã được tái bản hơn 21 lần, chỉ riêng từ 1945 đến 1963 đã được các nhà xuất bản khác nhau tái bản hơn 16 lần với số lượng hơn nửa triệu cuốn (trong một nước 11 triệu dân). Đó là chưa kể đến những bản dịch ở nước ngoài.

Trong quá trình sáng tác, Gardonyu Geza đã sưu tầm nghiên cứu rất nhiều nguồn tài liệu, kể cả gia phả của các nhân vật chính trong truyện. Mùa xuân năm 1899, trước khi bắt tay vào viết, ông đã lên đường đi Côngxtăngtinốp để nghiên cứu tận nơi những phong tục, tập quán ở nước Th đã vào tận ngục Bảy Tháp, tham dự những ngày hội tôn giáo, bơi thuyền trên vịnh Bốtxpôrat, tham quan các viện bảo tàng v.v… Nhờ tác phong làm việc cẩn thận đó, tác giả đã để lại cho chúng ta nhiều trang sách chính xác và sinh động về những cuộc hành quân đầy nghi vệ của đội quân Thổ, về cuộc vây hãm thành Eghe, về nhiều cảnh sinh hoạt của xã hội thời xưa. Tìm mua: Những Ngôi Sao Eghe T1 TiKi Lazada Shopee

Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là chú bé Bônemixo Gergey, đại biểu của tầng lớp nông dân nghèo, giàu lòng yêu nước và đa mưu túc trí, đã từ một chú bé chân đất làm lên đến chức đại úy, chủ tướng một thành trì. Qua bước trưởng thành của nhân vật chính, tác giả còn vẽ nên trước mắt người đọc cả một bức tranh xã hội rộng lớn từ thôn xóm đến cung đình. Ngay từ những trang đầu tiên, tác giả đã cho ta thấy tình hình chính trị rối như mớ bòng bong của nước Hung thời đó: “… và chúa công của bạn đang là Xopôlo Gianốt, hoặc quân Thổ, hoặc Pheđinan đệ nhất.”

Hồi đó giai cấp phong kiến ở Hung phân hóa nặng nề. Bọn quý tộc lãnh chúa và quý tộc giáo hội có những lãnh địa rộng lớn, có quân đội riêng, có thành quách trong tay, thực tế là đã trở thành những ông chúa cát cứ. Nhà vua ở Buđa không đủ sức để thâu tóm quyền bính, tổ chức đất nước thành một quốc gia vững mạnh. Nhân dân bị đè nén nặng nề dưới hai tầng tròng phong kiến và giáo hội, đời sống rất khổ cực. Họ oán ghét bọn quý tộc chẳng kém gì bọn ngoại xâm. Tất cả những nhân tố đó đã dẫn tới cuộc chiến tranh nông dân do Đôjo Giơrgiơ lãnh đạo năm 1514 và chiến bại thảm hại ở Môhát năm 1526. Sau Môhát không còn ai tổ chức được cuộc kháng chiến chống quân Thổ trong phạm vi toàn quốc. Giai cấp thống trị vốn đã không thống nhất, giờ đây lại phân hóa thành hai phe đối địch. Một phe, gồm chủ yếu tầng lớp quý tộc trung và tiểu, bầu Xopôio Gianốt, công vương vùng Êrơđêi, lên làm vua; một phe khác, gồm phần lớn bọn đại quý tộc, lại tôn Pheđinan đệ nhất của triều đình Hápxbua (Áo) làm vua. Hai tên vua đó đem quân đánh lẫn nhau để tranh giành ngôi báu, mặc kệ quân Thổ ngấp nghé ở biên giới. Thậm chí Xopôio Gianốt, sau khi bị thua Pheđinan I và phải chạy sang Ba-lan, còn cầu cứu hoàng đế Thổ giúp hắn chiếm lại ngai vàng, và để đền ơn, hắn bỏ mặc vùng đất nước phía nam cho quân thổ tha hồ cướp bóc. Trước tình hình hai vua khuynh loát lẫn nhau như thế, bọn lãnh chúa hết theo phe vua này lại theo phe vua khác, tùy theo chỗ ở với vua nào có thể kiếm chác được nhiều hơn. Chúng ta sẽ thấy tình hình này được phản ánh một phần qua hai nhân vật Xexey và giáo sĩ Balin hoặc qua nhân vật Tơrơc Balin. Nhưng mặc dù tất cả những điều kiện bi thảm đó, nước Hung vẫn không dễ dàng lọt vào tay bọn ngoại xâm. Trước sự bất lực và phản bội của triều đình và giáo hội, nhân dân nhiều nơi đã vùng lên kháng chiến mạnh mẽ khi quân Thổ kéo đến. Những “kẻ nổi loạn” đó - như các sử gia của triều đình Thổ cũng phải thừa nhận - “trong tình thế tuyệt vọng cũngchiến đấu với súng hỏa mai và cung tên, với gậy gộc và đá”. Bên cạnh họ, tuy ít ỏi nhưng trong hàng ngũ tướng lĩnh vẫn có những người yêu nước chân thành, đặc biệt là những võ quan xuất thân từ những tầng lớp dưới. Những viên tướng này cùng những đội quân vốn là nông dân nghèo chạy nạn khỏi các vùng bị giặc Thổ tàn phá, chiếm đóng hoặc trốn khỏi cuộc sống khổ nhục ở các điền trang, đã lập nên cả một hệ thống biên thành dọc theo vùng giáp ranh với quân Thổ để báo tin và ứng cứu lẫn nhau. Họ đã đánh tan hết bao nhiêu đội quân Thổ kéo đi ăn cướp. Hơn nữa, những viên tướng này nhiều khi cùng với một đội quân nhỏ nhưng đồng lòng, trong một tòa thành đơn độc không có sự cứu viện của triều đình, đã có thể chặn đứng cả một đạo đại quân Thổ trong nhiều ngày, đôi khi còn giữ vững được đến cùng, bẻ gãy cả cuộc viễn chinh của địch. Những kỳ công đó nổi bật trên nền trời đen tối của xã hội Hung thời bấy giờ như những ngôi sao, trong đó Eghe là ngôi sao sáng nhất. Chúng ta thấy dường như tác giả đã dành doàn bộ tâm hồn mình cho việc mô tả lại toàn bộ cuộc chuẩn bị chiến đấu và hơn năm tuần quyết chiến ở Eghe. Có thể nói ít có cuốn tiểu thuyết lịch sử mô tả được tỉ mỉ, chính xác và sinh động như vậy. Gấp cuốn sách lại chúng ta vẫn như nghe vang trong tai lời thề quyết tử và tiếng đại bác vang rền, tiếng gương giáo chạm nhau, tiếng hô “Giết! Giết!”, và tự nhiên chúng ta liên tưởng đến khí phách anh hùng và lời thề “sát Thát” của quân dân đời Trần.

Chiến công của quân dân Eghe hồi đó đã vang lừng trong nước và cả ở nước ngoài. Sau ngày chiến thắng, biết bao chính khách ở châu Âu đã kéo đến Viên để chúc mừng Pheđinan I - kẻ không hề có chút công lao nào, thậm chí còn có tội với miền đất đai Hung mà hắn cai trị - và để ngắm nghía những lá quân kỳ cướp được của giặc Thổ mà quân dân Eghe đã gửi về triều. Nhưng chỉ với cuốn tiểu thuyết của Garđônhi, chiến tích Eghe mới thực sự trở thành một điển hình bất hủ, trước công luận, trước lịch sử, về tinh thần yêu nước và lòng dũng cảm của nhân dân Hung hồi thế kỷ 16.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Ngôi Sao Eghe T1 PDF của tác giả Gardonyi Geza nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nhạc Phi Diễn Nghĩa (Mộng Bình Sơn)
Nhạc Phi Diễn Nghĩa, cái nhìn của nhân dân về lịch sử Cuốn tiểu thuyết Nhạc Phi diễn nghĩa ra đời vào triều Thanh, tái hiện chân dung Nhạc Phi, người anh hùng dân tộc Trung Quốc, đem đến cái nhìn khách quan về nhân vật lịch sử có thật này. Tác phẩm dựng lại bối cảnh suy vi nhà Nam Tống (1127 - 1279), hết lần này đến lần khác phải đối phó với mưu đồ bành trướng của giặc Kim. Qua đó khắc họa nội tình rối ren, quân thần bất nhất của triều đại vua Tống Cao Tông. Với cái nhìn giãn cách mang tính sử thi, hình tượng trung tâm trong tác phẩm, người anh hùng Nhạc Phi hiện lên đầy uy dũng, oai phong lẫm liệt, cuối cùng đã chết vì sự thỏa hiệp hèn mạt của triều đình. Tác phẩm dựng lại bối cảnh suy vi nhà Nam Tống (1127 - 1279), hết lần này đến lần khác phải đối phó với mưu đồ bành trướng của giặc Kim. Qua đó khắc họa nội tình rối ren, quân thần bất nhất của triều đại vua Tống Cao Tông. Với cái nhìn giãn cách mang tính sử thi, hình tượng trung tâm trong tác phẩm, người anh hùng Nhạc Phi hiện lên đầy uy dũng, oai phong lẫm liệt, cuối cùng đã chết vì sự thỏa hiệp hèn mạt của triều đình. Nhạc Phi đã lập nhiều công lao hiển hách, cầm quân đánh thắng 126 trận, không ít lần can gián nhà vua, và đưa ra những mưu lược để quét sạch quân thù. Sức mạnh của Nhạc Phi lại khiến triều đình ghen ghét, gán cho ông mưu đồ phản nghịch; do đó, dù là công thần, Nhạc Phi vẫn không được sủng ái. Tìm mua: Nhạc Phi Diễn Nghĩa TiKi Lazada Shopee Năm Thiệu Hưng thứ 10 (1140), trong một trận quyết chiến, Nhạc Phi đang cầm chắc phần thắng; nhưng vua Tống Cao Tông đã hèn hạ đem thắng lợi của vị tướng tài ba làm vốn xin hòa, đồng ý điều kiện giết chết Nhạc Phi, diệt trừ hậu họa. “Công lao 10 năm đã bị phá hỏng trong một buổi”, cái chết của Nhạc Phi là một trong những oan khiên bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa.***Vào cuối đời Đường thiên hạ đại loạn, giặc giã nổi dậy khắp nơi, dân tình khổ cực. Sớm thì dân thuộc về nhà Lương, chiều thì dân lại thuộc về nhà Tần, dân chúng chẳng biết theo ai, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ! Thuở ấy tại núi Tây Nhạc Hoạ có ông Trần Đoàn tức Hi Di tiên sinh ở ẩn trong núi, dày công tu luyện trở nên một vị tiên cao đạo, đức dày. Hi Di tiên sinh cưỡi lừa đi ngang qua cầu Thiên Hán chợt thấy một đám mây ngũ sắc bay ngang qua. Ông biết ngay điềm lành đem đến cho dân chúng, vội ngước mặt lên trời nhìn sững hồi lâu rồi buông một chuỗi cười khoái trá đến nỗi ngã nhào xuống đất lúc nào không hay mà cứ vẫn cười ngặt nghẽo! Mọi người thấy thế lấy làm lạ xúm lại xung quanh tiên sinh hỏi nguyên do. Ông bảo: - „Ha, ha…Ai bảo đời này không có vui hiền? Chỉ có một thai mà sinh hạ những hai rồng cơ đấy“. Mọi người ngơ ngác không hiểu gì cả, nhưng câu nói của tiên ông đầy ý nghĩa, vì ông biết rằng hiện nay tại dinh Giáo mã của quan Tư đồ Triệu Hoàng Ân, có phu nhân là Đỗ Thị vừa sinh được một người con trai tên là Khuông Dẫn. Khuông Dẫn, vốn là Thích Lịch Đại Tiên người của Thiên giới xuống phàm trần đầu thai nên có hào quang chiếu sáng và mây lành che chở. Sau này Trịnh Khuông Dẫn lớn lên, sở trường sử dụng cây roi, chỉ với hai bàn tay trắng mà thu phục các châu quận, lập nên cơ nghiệp hơn ba trăm năm, xưng quốc hiệu là Đại Tống, đóng đô tại Biện Lương. Kể từ khi Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn mở mang bờ cõi truyền ngôi cho đến đời vua Huy Tông, tổng cộng là tám đời vua (Thái Tổ, Thái Tông, Chân Tông, Nhân Tông, Anh Tông, Yết Tông, Thần Tông và Huy Tông). Vua Huy Tông vốn là người thượng giới, do Trường Mi Đại Tiên giáng thế nên tính tình ưa thích những việc thần tiên, xưng hiệu Đạo Quân Hoàng Đế. Lúc bấy giờ thiên hạ thái bình, nhà nhà an lạc, gươm giáo cất kỹ vào kho, lại nhờ mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, thiên hạ ấm no.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Mộng Bình Sơn":Diệp Gia KiếmNhạc Phi Diễn NghĩaThuyền Về Bến NgựHán Sở Diễn NghĩaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nhạc Phi Diễn Nghĩa PDF của tác giả Mộng Bình Sơn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nguyễn Trường Tộ Với Triều Đình Tự Đức (Nguyễn Đình Đầu)
Từ xưa đến nay, giới nghiên cứu vẫn “chia hai phe” khi luận bàn về công/tội của danh sĩ Nguyễn Trường Tộ (1830?-1871). Có một thời, phái luận tội thắng thế. Những năm gần đây thì tình thế có thay đổi, khi mà nền học thuật nước nhà đã có nhiều bước chuyển biến tích cực và khách quan hơn trong đánh giá. Tác phẩm Nguyễn Trường Tộ với triều đình Tự Đức (NXB Trẻ, 2013) của Nguyễn Đình Đầu, với nhiều sử liệu khả tín, là một công trình đi theo hướng tích cực này. Bằng cách bám sát vào nhiều nguồn sử liệu và tài liệu, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã chỉ ra rằng việc quy kết Nguyễn Trường Tộ “tay sai, bán nước” là quá ấu trĩ. Lật giở lại hành trình tri thức và thái độ khoa học của Nguyễn Trường Tộ, sách không chỉ chứng minh được tài năng vượt bậc, tư duy táo bạo, quan điểm cấp tiến, canh tân… mà còn gián tiếp cho thấy lý do vì sao ông bị cô lập. Như tựa đề, sách gồm hai câu chuyện song hành, một là về nhà canh tân bất thành Nguyễn Trường Tộ, một là về triều đình nhà Nguyễn thời vua Tự Đức, vốn khá bảo thủ, lạc hậu. Để qua đây, sách một lần nữa cho thấy sự tiếc nuối của hậu bối với tiền nhân, bởi tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ mà được áp dụng ngay đương thời thì tình thế của Việt Nam đã có nhiều thay đổi lớn lao. Theo TS Giáp Văn Dương, cùng thời và cùng tư tưởng canh tân với Nguyễn Trường Tộ, nhưng Fukuzawa Yukichi (1835-1901) đã thành công rực rỡ vì bối cảnh xã hội Nhật Bản đã sẵn sàng cho điều này từ lâu. Tìm mua: Nguyễn Trường Tộ Với Triều Đình Tự Đức TiKi Lazada Shopee Với kiến thức sâu rộng, kết hợp được tư tưởng Đông Tây, các sách lược canh tân của Nguyễn Trường Tộ đi thẳng vào các lĩnh vực từ nông nghiệp, thương mại, quốc phòng… cho đến ngoại giao, văn hóa, giáo dục, xã hội, kiến trúc, xây dựng… “Bi kịch của Nguyễn Trường Tộ, ngẫm ra là một nghịch lý khó tin nhưng có thật. Yêu nước nhưng không được giúp nước vượt qua đại họa ngoại xâm; thực sự có tài năng xuất chúng nhưng vấp phải vật cản quá lớn - sự trì trệ bảo thủ, dị ứng với chủ trương duy tân, tự cường của triều đình Tự Đức và sự nghi ngờ dai dẳng của họ với những người tin theo Kitô giáo. Bi kịch lớn lao ấy bình thường ra có thể nhấn sâu những con người nặng lòng với đất nước vào tình trạng trầm cảm, u uất, bế tắc. Nhưng với Nguyễn Trường Tộ thì không. Ông đã bộc lộ một phẩm chất đáng tôn trọng: sự kiên trì nhẫn nại - nhẫn nại đến mức phi thường” - PGS.TS Trần Hữu Tá viết. Và ông khẳng định: “Giờ đây, trong hoàn cảnh đất nước đang quyết tâm đổi mới, tự cường, khắc phục nguy cơ tụt hậu, đọc lại tập Điều trần của Nguyễn Trường Tộ, tin rằng mỗi trí thức cao cấp cũng như mỗi độc giả bình thường đều sẽ có những cảm nhận đặc biệt. Có thể đó là sự xúc động về lòng yêu nước chân thành nồng nhiệt của người đã khuất. Dường như ông không phải viết bằng mực bình thường mà bằng máu từ chính trái tim mình - một trái tim luôn quặn thắt trước tình hình ngày càng bi đát của đất nước”. Văn BảyThể thao & Văn hóa***Năm 2011, Đức giám mục Vinh - Nguyễn Thái Hợp có thiện ý muốn tổ chức kỷ niệm 140 năm (1871-2011) ngày qua đời của nhà yêu nước Nguyễn Trường Tộ ngay tại quê hương và phần mộ ở Xã Đoài, huyện Nghi Lộc, thành phố Vinh nay. Nhiều học giả đã tán thành và gửi bài tham luận. Rất tiếc năm 201 là năm có nhiều vấn đề nhạy cảm mà vấn đề Nguyễn Trường Tộ nằm trong số đó! Nên không có gì để kỷ niệm Nguyễn Trường Tộ cho đáng với một nhân vật lịch sử lớn như ông. Tôi cũng được vinh dự đóng góp một báo cáo nhỏ. Đó là bài Giả như kế hoạch đánh úp Gia Định của Nguyễn Trường Tộ được thi hành![1]. Tất nhiên, không có tọa đàm hay nghi thức kỷ niệm thì bài này không được ra mắt quý bạn đọc. Sau ngày 30.4.1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, giới Công giáo thành phố Hồ Chí Minh thường biểu lộ lòng mến quê hương với bài ca rất phổ biến Trước khi là Công giáo tôi là người Việt Nam. Công giáo hay không, đều là người Việt Nam, đều có nghĩa vụ và quyền lợi của một công dân trung thành với tổ quốc dân tộc. Thiển nghĩ Nguyễn Trường Tộ là nhân vật Công giáo nêu tấm gương yêu nước tuyệt vời ấy ngay từ thời “trung quân ái quốc”, trong một giai đoạn lịch sử cực kỳ phức tạp và đen tối. Ông đã điều trần Tự do tôn giáo[2]là quyền thiêng liêng, nhưng nhiệm vụ phụng sự đất nước cũng là bất khả kháng. Ngay từ khi Công giáo truyền vào Việt Nam hơn 400 năm trước, một sáng kiến thần học đã lập thuyết Tam phụ tức phải tôn kính ba cha: Trời, (thượng phụ). Vua (trung phụ) và đấng sinh thành (hạ phụ). Như vậy, càng kính Chúa và hiếu hạnh thì càng phải “trung quân ái quốc”. Lý thuyết đâu có trái nghịch với thực tế! Trong một điều trần, Nguyễn Trường Tộ giải thích về thuyết Tam phụ rất minh bạch và hấp dẫn, trước khi sáng tác điều trần Ngôi vua là quý, chức quan là trọng [3]. Tuy nhiên, với tư cách một thường dân tha thiết tới vận mệnh dân tộc, Nguyễn Trường Tộ đã đệ đạt lên triều đình Tự Đức những bài học lịch sử và thời sự quốc tế nhằm canh tân xứ sở và cứu nguy dân tộc. Nhân dịp kỷ niệm này, tôi đã mạo muội viết một số bài trên tuần báo Công giáo và Dân Tộc ngõ hầu giới thiệu Nguyễn Trường Tộ như một tấm gương ái quốc chói sáng cho tín hữu chúng tôi. Từ xưa đến nay đã có nhiều học giả hay tác giả viết về Nguyễn Trường Tộ. Tôi đã học hỏi được nhiều, song tôi không thể trích dẫn hết các điều trần và những nhận xét sâu sắc của quý vị. Tôi chỉ dám lựa chọn một góc nhỏ: Nguyễn Trường Tộ với triều đình Tự Đức (1861-1871) và đặc biệt sử dụng tư liệu tổng hợp về Nguyễn Trường Tộ của Trương Bá Cần[4]cùng bộ chính sử Đại Nam thực lục chính biên[5]. Chúng ta đều biết khoảng giữa thế kỷ XIX, sau khi thôn tính được nhiều thuộc địa trên thế giới, đế quốc Pháp khởi công xâm chiếm nước ta và các tiểu quốc thuộc quyền bảo hộ Việt Nam ở Đông Dương, với lý do Việt Nam không tôn trọng tự do tôn giáo! Ngày 19.6.1988, Tòa thánh phong hiển thánh cho 117 tín hữu, mà dưới ba triều Minh Mạng - Thiệu Trị - Tự Đức có tới 111 vị (58+3+50) tuẫn tử trong thời gian từ 1833 đến 1862. Đó là những năm Pháp đem tàu chiến và quân lực đến uy hiếp và đánh phá Việt Nam. Tín hữu hy sinh thực sự vì trung thành với đức tin, nhưng chính quyền cấm đạo và tàn sát tín hữu có lẽ vì lý do chính trị hơn tín ngưỡng. Tôi đã cố giải thích khúc mắc này qua tập sách nhỏ Tiểu sử Cha Khâm - Đặng Đức Tuấn[6]. Dẫu chỉ lựa chọn nghiên cứu vấn đề ở một góc hẹp và đa phần là trích dẫn các tư liệu chính xác, nhưng chúng tôi vẫn thành thực xin quý độc giả nhắc nhở cho biết những gì còn sai nhầm hay thiếu sót. Xin trân trọng cám ơn. Cuối thu năm 2012 Nguyễn Đình ĐầuĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nguyễn Trường Tộ Với Triều Đình Tự Đức PDF của tác giả Nguyễn Đình Đầu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam (Bình Nguyên Lộc)
Không có nền văn hóa nào nên tự thẹn, cũng không có nền văn hóa nào được phép khinh bỉ các nền văn hóa khác. Cũng như các sinh vật, các nhóm dân tộc đã trải qua nhiều giai đoạn tiến triển y hệt như nhau. Đôi khi chỉ nhờ những nguyên nhơn địa phương và ngẫu nhiên nó giúp vài dân tộc trội hẳn các dân tộc khác. Nhưng luôn luôn, ở tỷ độ lịch sử, những thành tích ấy, lớn hay nhỏ, dài hay ngắn hạn, không bao giờ ổn cố, và những nền văn minh tàn lụn, không còn làm sao mà đếm cho xiết nữa.Vậy, người ta đi đến cái quan niệm là có một sự đồng đẳng căn bản nào ban đầu, chung cho cả nhân loại, đó là cái thực thể hạ tầng của những chênh lệch phụ thuộc khác.Ở đây, cũng như ở các vấn đề khác, tự ty hoặc tự tôn mặc cảm đều không chính đáng. Với hơn hai trăm biểu đối chiếu sơ về ngôn ngữ Việt-Mã và nhiều khám phá mới lạ về thượng cổ 5000 năm của dân tộc Việt Nam Nguyên văn: Tìm mua: Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam TiKi Lazada Shopee Aucune culture ne doit avoir honte d’elle-même, pas plus qu’elle ne saurait mépriser les autres. Comme les êtres vivants, les groupes ethniques ont passé par les mêmes phases de développement. Souvent, ce sont des causes locales et fortuites qui ont permis à certains de dépasser franchement les autres. Presque toujours, à l’échelle historique, cette performance, plus ou moins réussie, ou plus on moins longue, ne s’est jamais definitivement stabilisée et on ne compte plus les civilisations mortes.On arrive donc à la notion d’une certaine égalité de base, commune à tous les hommes, substrat sous-jacent à une foule d’inégalités.Le complexe d’infériorité, ici comme ailleurs, n’est donc pas plus justifié que le complexe de supériorité.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Bình Nguyên Lộc":Cõi Âm Nơi Quán Cây DươngĐò DọcGieo Gió Gặt BãoQuán Tai HeoLữ Đoàn Mông ĐenNguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt NamNửa Đêm Trảng SụpTỳ Vết Tâm LinhSau Đêm Bố RápThầm LặngTruyện Ngắn - Bình Nguyên LộcĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam PDF của tác giả Bình Nguyên Lộc nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ngục Trung Thư - Đời Cách Mệnh - Phan Bội Châu (Đào Trinh Nhất)
Ngục trung thư là một tác phẩm quan trọng giúp người đọc có thể hiểu được nỗi lòng của nhà ái quốc vĩ đại Phan Bội Châu khi bước vào đường cách mạng. Tác phẩm được viết bằng Hán văn và ghi lại những năm tù đầy ở Quảng châu và hồi ức của cụ Sào Nam từ khi còn là thanh niên cho tới khi Tổng đốc Quảng Đông là Long Tế Quang, bị toàn quyền Pháp mua chuộc, đã tống cụ vào nhà giam vào 1913. Đào Trinh Nhất tên tự là Quán Chi, gốc Thái Bình, sinh ở Huế 1900, xuất thân từ một gia đình nho học có xu hướng ái quốc nổi danh. Thân phụ là Hoàng giáp Đào Nguyên Phổ, có lập trường chống Pháp tới chết, thân mẫu là cháu của cử nhân Lương Văn Can trong nhóm Đông kinh nghĩa thục. Ông nổi tiếng về Nho học lại sang Pháp học về báo chí nên có kiến thức kiêm thông Âu-Á và nhìn xa thấy rộng.Vào nghề văn bút ông là một ký giả có tiếng từng viết cho Hữu Thanh, Trung bắc chủ nhật, Tri Tân…ngoài Bắc và cộng tác với Đông pháp, Thần chung, Phụ nữ tân văn và Đuốc nhà nam… trong Nam.Ông còn là một dịch giả với ngòi bút tài hoa và bút pháp phong phú với Liêu trai chí dị và Ngục trung thư. Đào Trinh Nhất cũng viết tiểu thuyết và được hậu thế biết tiếng với những bộ như Cô Tư Hồng và Con quỷ phong lưu… Tìm mua: Ngục Trung Thư - Đời Cách Mệnh - Phan Bội Châu TiKi Lazada Shopee Đào Trinh Nhất còn được biết là một cây viết quan tâm tới tiền đồ dân tộc qua những tác phẩm giới thiệu về Nhật bản duy tân (Nhật bổn 30 năm duy tân) về nạn khách trú bành trướng ở Nam phần (Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam kỳ), và về lịch sử cận đại như Đông kinh nghĩa thục, Việt Nam Tây thuộc sử…Ông tạ thế tại Sài gòn vào năm 1951 và cái chết của ông đã khiến độc giả ái mộ, báo chí toàn quốc xúc động và bày tỏ lòng thương cảm. Ngục trung thư là một tác phẩm quan trọng của cụ Sào Nam cũng như cuốn Tự phán sau này, không những giúp hậu thế tìm hiểu tác giả mà còn là những chi tiết về lịch sử quý giá mà những ai muốn biết thêm về các phong trào Duy tân và Đông du phải đọc. Ngục trung thư còn có một tác dụng quan trọng khác. Dưới dạng “thư” quen thuộc mà cụ Sào Nam hay dùng như Lưu cầu huyết lệ tân thư, Hải ngoại huyết thư… chúng ghi lại những lời tâm huyết, chân thực của một nhà cách mạng tiền bối gửi cho quốc dân, kêu gọi mọi người thức tỉnh và dấy lên bầu máu nóng giải phóng và xây dựng đất nước.Bản dịch của Đào Trinh Nhất lấy tên: Đời cách mệnh Phan Bội Châu, do nhà xuất bản Mai Lĩnh, Hà Nội xuất bản năm 1938.***Tháng 2 năm Tân-hợi, tôi lại qua Xiêm. Lúc bấy giờ người trong đảng ta kiều-ngụ nương-náu ở nước Xiêm, có bọn các ông Tử Kính, Vĩnh-Long, Ngọ-Sanh và Minh-Chung, rủ nhau chịu khó cày-cấy ruộng-nương, chăn-nuôi gà vịt, để làm kế trử-sức lâu ngày. Các ông viết thư sang Hương-cảng kêu tôi qua. Tôi suy-nghĩ muốn bắt-chước Ngũ-Tử-Tư ngày xưa cày ruộng đợi thời, cũng là kế hay, bèn đáp tàu sang Xiêm. Sang đây, tôi tới ở sở ruộng Bạn-thầm, tắm gió gội sương, dầm mưa trải nắng, cùng mấy anh em thiếu-niên cùng chia sớt đắng cay, hầu cho tiêu bớt nông-nỗi đau-thương, ăn không ngồi rồi. Tôi sống cái đời nông-phu cực-nhọc trước sau 8 tháng. Nhưng trong 8 tháng đó, tôi thấy trong mình vui-vẻ thơ-thới lạ lùng. Lúc khát gặp có suối nước thì uống, lúc đói vớ được trái cây thì ăn, cái ngày giờ cảm-khái vô-liêu của tôi lúc nầy, chôn đứt ở trong cảnh sống ăn sương hút gió, kể cũng là một cách sống thú-vị của anh tráng-sĩ đang cơn túng thế cùng đường. Bởi vậy, tôi cho câu chuyện đáng ghi-chép là phải. Hồi nầy rảnh-rang nhàn-thích, tôi soạn ra được nhiều bài văn quốc-ngữ. Nào truyện Lê Thái-Tổ, nào truyện Trưng nữ-vương. Nào là những khúc hát bài ca cổ-võ tấm lòng yêu nước, yêu nòi, yêu giống. Tôi đem những bài ấy ra dạy cho những người ở trong sở ruộng học thuộc lòng, sớm tối họ thường nghêu-ngao ca hát làm vui. Ấy là tôi muốn gieo hạt giống cách-mạng ở giữa khoảng nước biếc non xanh vậy. Tháng 10 năm ấy (Tân-hợi, 1911) Phan-quân Bá-Ngọc ở Hương-cảng sang Xiêm, dem cái tin Võ-Xương khởi-nghĩa nói cho tôi nghe. Tôi lấy làm động-tâm hết sức. Hồi trước tôi còn ở bên Nhật, từng có cơ-hội kết-giao với bọn lãnh-tụ cách-mạng Tàu như Hoàng khắc-Cường, Chương-thái-Viêm. Lại cùng bọn Trương-Kế và chí-sĩ các nước Triều-tiên, Nhật-bản, Ấn-độ và Phi-luật-tân, tổ-chức ra hội « Đồng-Á Đồng-Minh ». Chúng tôi với họ cũng là một hạng người đau lòng mất nước, mong phục nghiệp xưa, tôn-chỉ vốn là tương-hợp. Nay nghe tin quân cách-mạng Trung-hoa dấy lên, khiến tôi có cái cảm-giác « tiếng đồng reo tiếng chuông ứng ». Nhân đó Bá-Ngọc khuyên tôi nên trở về nước Tàu. Tôi liền từ-giã sở ruộng ở Xiêm mà đi.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đào Trinh Nhất":Bùi Thị XuânCô Tư HồngNgục Trung Thư - Đời Cách Mệnh - Phan Bội ChâuPhan Đình Phùng Nhà Lãnh Đạo 10 Năm Kháng Chiến (1886-1895) Ở Nghệ TĩnhThế Lực Khách Trú Và Vấn Đề Di Dân Vào Nam KỳĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ngục Trung Thư - Đời Cách Mệnh - Phan Bội Châu PDF của tác giả Đào Trinh Nhất nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.