Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Mục Nhiên (Cô Quân)

Một đứa trẻ mồ côi có mong ước đơn giản chỉ là một mái nhà, vậy mà hắn lại không có được. Lần đầu tiên gặp được anh đã khiến tim hắn rung động, bất chấp mọi thủ đoạn muốn có hắn bên cạnh, hắn dùng tình yêu chân thật cùng thời gian để khiến anh cảm động nhưng tất cả mọi cố gắng của hắn hoàn toàn bị xem thưởng đến phút cuối cùng hắn mới biết được hắn đã sai lầm rồi. Liệu hắn có thoát được tình yêu đầy đau khổ này hay không?***

Review T.Y:

Tại thời khắc đó, Mục Nhiên chợt nhận ra rằng, mọi chuyện không còn có thể cứu vãn được nữa. Tất cả đã đi chệch hướng kể từ ngày đầu tiên cậu gặp anh, kể từ khi cậu bất chấp thủ đoạn vì muốn giữ anh ở bên cạnh. Những tưởng rằng chỉ cần có thời gian, chỉ cần cậu thật lòng, rồi đến một lúc nào đó anh sẽ đem tình yêu trao cho cậu.

Nhưng không, là cậu đã sai rồi...

Truyện này chắc có nhiều bạn đọc rồi, review cũng có nhưng mình vẫn muốn review một lần nữa. Tìm mua: Mục Nhiên TiKi Lazada Shopee

Chỉ dùng từ ngữ thật sự không thể miêu tả hết cảm xúc và sự yêu thích của mình dành cho Mục Nhiên. Đây cũng là cột mốc quan trọng trên con đường đọc đam của mình. Sau khi đọc xong bộ này, tiêu chuẩn chọn đam của mình trở nên khó hơn. Đọc 10 truyện thì hết 8 truyện đứt gánh giữa đường vì cảm thấy chưa đủ "hay như Mục Nhiên", bản thân bất tri bất giác đem Mục Nhiên ra làm tiêu chuẩn để chọn truyện. Bình thường đọc truyện hay xem phim dù có hay cỡ nào thì mình cũng sẽ không bỏ thời gian để xem lại. Nhưng Mục Nhiên lại là một ngoại lệ, mình đọc lại vô số lần, tất cả tình tiết trong truyện đều có thể nhớ rõ.

Edit rất mượt. Tác giả miêu tả tâm lý nhân vật rất tốt, rõ ràng, khiến người đọc có thể sâu sắc cảm nhận từng nỗi đau mà Mục Nhiên đã trải qua. Từng câu từng chữ tác giả viết ra khiến mình cảm giác như tim bị ai đó bóp nhẹ, thương Mục Nhiên khi chưa kịp cảm nhận rõ hương vị hạnh phúc thì bất hạnh lại liên tiếp ập đến với cậu.

Dịch Thiên tuy có tra nhưng mình không thể nào ghét được. Mình cảm giác như từ đầu Mục Nhiên so với những bạn giường khác của Dịch Thiên là có khác biệt, không phải vì lý do Mục Nhiên đã uy hiếp Dịch Thiên nhưng là do hai người đã biết nhau từ trước. Dịch Thiên luôn lấy lý do trả thù để dày vò Mục Nhiên (cả thể xác lẫn tinh thần), nhưng vẫn sai người theo dõi Mục Nhiên vì sợ cậu xảy ra chuyện. Nếu thật sự chán ghét Mục Nhiên thì để cậu biến mất hoàn toàn đối với anh không phải là một việc khó.

Sau đoạn Mục Nhiên tự tử, mình thấy nhiều bạn mong Mục Nhiên có thể dừng lại ở đó vì cái chết giúp cậu chấm dứt mọi đau khổ. Nhưng cá nhân mình nghĩ như vậy thật không đáng, cậu đã khổ lâu như vậy rồi tại sao khi nhắm mắt cũng không thể có chút hạnh phúc nào? Liệu Mục Nhiên có thực sự cam tâm hay do đó là lựa chọn duy nhất?

Đây là một trong những đoạn mình thích nhất trong truyện:

"Từ Nhiễm ngây người, sau đó chậm rãi ôm lấy Hạ Húc Đông, trong mắt lại dâng lên một tầng hơi nước. Cô là con gái út trong nhà, phía trên còn có hai người anh trai, từ nhỏ đến lớn đều được mọi người sủng ái, nói là được phủng trong lòng bàn tay mà lớn lên cũng không đủ. Rồi sau đó gặp được Hạ Húc Đông, mọi việc y đều làm vì cô, ngay cả lời nói nặng cũng luyến tiếc nói với cô một câu.

Còn người nọ, nhiều năm qua như vậy, trừ bỏ nữ nhân câm kia, liệu đã từng có ai quan tâm, để ý đến cậu? Khi cậu tứ cố vô thân, liệu đã từng có ai đứng ra chở che? Khi cậu rơi lệ, liệu đã từng có ai bao dung ôm cậu vào lòng?

Cho dù một lần cũng được, liệu đã từng có ai không?"

Chỉ sau vài lần đầu gặp mặt nhưng Từ Nhiễm đã thật sự xem Mục Nhiên như em trai của mình mà bảo vệ. Sẵn sàng vì cậu chống đối Dịch Thiên, đấu tranh vì quyền lợi mà Mục Nhiên nên có. Từ Nhiễm như một chất xúc tác giúp Dịch Thiên nhận ra tình cảm thật sự của mình dành cho Mục Nhiên.

Dịch Thiên cũng vì Mục Nhiên mà thay đổi.

Một Dịch Thiên cao ngạo, lại vì Mục Nhiên mà cầu xin sự giúp đỡ của Từ Nhiễm.

Một Dịch Thiên luôn cho mình là đúng, lại vì Mục Nhiên mà bắt đầu đặt mình vào người khác để suy nghĩ.

Một Dịch Thiên bá đạo, lại vì Mục Nhiên mà dần thay đổi bản thân để có thể giữ cậu bên mình.

Mục Nhiên thật ra là một kẻ may mắn.

May mắn vì có một người mẹ yêu thương mình vô điều kiện.

May mắn vì có một người chị bảo vệ mình hết mực.

May mắn vì có một cô con gái ngoan ngoãn lại hiểu chuyện.

May mắn vì sau tất cả, cậu cũng đã có một cái gia cho riêng mình.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mục Nhiên PDF của tác giả Cô Quân nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tắt Lửa Lòng (Nguyễn Công Hoan)
Tắt lửa lòng là một tiểu thuyết tình cảm lãng mạn của nhà văn Nguyễn Công Hoan, giới thiệu lần đầu tiên năm 1933. Tác phẩm này nhanh chóng trở nên phổ biến, và rất nhiều người chuyển thể thành vở kịch, bản nhạc khác nhau. Soạn giả Trần Hữu Trang đã biên kịch lại và chuyển thể lại thành vở cải lương "Lan và Điệp" năm 1936. Và cái tên "Lan và Điệp" trở thành huyền thoại từ đó, thậm chí nó còn nổi tiếng hơn cả tên tác phẩm Tắt lửa lòng. *** Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này. Ông có ba người em trai đều tham gia hoạt động cách mạng và giữ cương vị quan trọng là Nguyễn Công Miều (Lê Văn Lương) Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyễn Công Bồng nguyên Phó Tổng Giám đốc Nha Công an và Nguyễn Công Mỹ nguyên Tổng Giám đốc đầu tiên của Nha bình dân học vụ. Năm 1926, ông tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, làm nghề dạy học ở nhiều nơi (như Hải Dương, Lào Cai, Nam Định,…) cho đến khi Cách mạng tháng Tám nổ ra. Nguyễn Công Hoan viết văn từ sớm, tác phẩm đầu tay Kiếp hồng nhan (viết năm 1920, được Tản Đà thư điếm xuất bản năm 1923) là một đóng góp cho nền văn xuôi Việt Nam bằng chữ Quốc ngữ. Tìm mua: Tắt Lửa Lòng TiKi Lazada Shopee Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Giám đốc kiểm duyệt báo chí Bắc Bộ, kiêm Giám đốc Sở Tuyên truyền Bắc Bộ. Sau đó ông gia nhập Vệ quốc quân, làm biên tập viên báo Vệ quốc quân, giám đốc trường Văn hóa quân nhân, chủ nhiệm và biên tập tờ Quân nhân học báo. Ông là đảng viên Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1948. Năm 1951 ông làm việc ở Trại tu thư của ngành giáo dục, biên soạn sách giáo khoa và sách Sử Việt Nam hiện đại từ Pháp thuộc đến năm 1950 dùng cho lớp 7 hệ 9 năm. Ông cũng viết bài cho báo Giáo dục nhân dân, cơ quan ngôn luận đầu tiên của Bộ Quốc gia giáo dục lúc bấy giờ. Từ sau năm 1954, ông trở lại nghề văn với cương vị Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam (khóa đầu tiên 1957-1958), ủy viên Ban Thường vụ trong Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam các khóa sau đó. Ông cũng là ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, chủ nhiệm tuần báo Văn (tiền thân của báo Văn nghệ). Nguyễn Công Hoan mất ngày 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội. Tên ông được đặt cho một phố ở Hà Nội, đoạn giữa hai phố Ngọc Khánh và Nguyễn Chí Thanh. Nguyễn Công Hoan được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996. *** Năm giờ chiều hôm sau ở chợ Gỏi, người ta đã thấy phường kèn trống, bát âm, và phu đòn, sắp sẵn nhà táng lính xa ngồi chờ ở gốc đa để đón đám ma. Cảnh xuân mà ảm đạm. Mặt trời chìm tây, hất cái bóng úa tàn lên những đám mây bạc mờ, lộn ra các mầu óng ánh như khảm. Cây khô chưa nẩy lộc, đứng lom khom bên cạnh đường. Khóm tre kẽo kẹt, làm tơi tả chiếc lá vàng sum soe bay, rồi nằm mắc trên bụi tầm xuân dại. Một chốc, ba chiếc ô tô từ đằng xa phăng phăng chạy lại, bốp còi inh ỏi, đến đầu chợ thì dừng. Tiếng kèn nổi lên, theo gió đưa đi những giọt rền rỉ sầu thảm, khói hương phảng phất bay lên, đám ma thong thả theo lối rẽ vào làng Văn Ngoại, rồi đi quanh rặng tre trên bờ sông. Người đưa đám mỗi lúc một đông. Trông thấy Điệp, Xuân, và một vị sư bác chùa Phương Thành, nghiêm trang đi sát sau cữu, thì ai nấy đều nhớ đến cảnh ngộ Lan mà sụt sùi giọt lệ. Trời về chiều đã tăng cái vẻ sầu thảm, trời về chiều lại bày thêm cảnh đám ma có giọng khóc nỉ non ai oán… Tạo hóa như khéo vẽ nên bức tranh đoạn trường! Trống vẫn thúc, kèn vẫn rên. Hồn và xác Lan trong chiếc nhà táng, nghêng ngang theo sau tiếng bát âm ẻo lả, lượn vùng quanh lũy, qua mấy thửa ruộng trồng má đề thì hạ xuống, cạnh cái gò chính Điệp và Lan đã ngồi nói chuyện hôm mười sáu tháng năm khoảng mười lăm năm trước. Trời thấp dần. Núi non xa dần. Cảnh vật xung quanh đã nhuộm một mầu sẫm, buồn rười rượi như sắp chết. Bức màn sương, trên rủ xuống, xa đưa lại, cũng dần dà trùm khuất mọi nơi, rải rác vẻ u ám thê lương vào buổi chiều hôm hiu hắt.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Công Hoan":Bước Đường CùngKép Tư BềnLá Ngọc Cành VàngLệ DungMột Đứa Con Đã Khôn NgoanNgười Ngựa, Ngựa NgườiNợ NầnOẳn Tà RroằnTấm Lòng Vàng Và Ông ChủTắt Lửa LòngTiểu Thuyết Nguyễn Công HoanTuyển Tập Truyện Ngắn Nguyễn Công HoanBơ VơDanh TiếtÔng ChủTấm Lòng VàngTruyện Ngắn - Nguyễn Công HoanĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tắt Lửa Lòng PDF của tác giả Nguyễn Công Hoan nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tắt Lửa Lòng (Nguyễn Công Hoan)
Tắt lửa lòng là một tiểu thuyết tình cảm lãng mạn của nhà văn Nguyễn Công Hoan, giới thiệu lần đầu tiên năm 1933. Tác phẩm này nhanh chóng trở nên phổ biến, và rất nhiều người chuyển thể thành vở kịch, bản nhạc khác nhau. Soạn giả Trần Hữu Trang đã biên kịch lại và chuyển thể lại thành vở cải lương "Lan và Điệp" năm 1936. Và cái tên "Lan và Điệp" trở thành huyền thoại từ đó, thậm chí nó còn nổi tiếng hơn cả tên tác phẩm Tắt lửa lòng. *** Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này. Ông có ba người em trai đều tham gia hoạt động cách mạng và giữ cương vị quan trọng là Nguyễn Công Miều (Lê Văn Lương) Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyễn Công Bồng nguyên Phó Tổng Giám đốc Nha Công an và Nguyễn Công Mỹ nguyên Tổng Giám đốc đầu tiên của Nha bình dân học vụ. Năm 1926, ông tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, làm nghề dạy học ở nhiều nơi (như Hải Dương, Lào Cai, Nam Định,…) cho đến khi Cách mạng tháng Tám nổ ra. Nguyễn Công Hoan viết văn từ sớm, tác phẩm đầu tay Kiếp hồng nhan (viết năm 1920, được Tản Đà thư điếm xuất bản năm 1923) là một đóng góp cho nền văn xuôi Việt Nam bằng chữ Quốc ngữ. Tìm mua: Tắt Lửa Lòng TiKi Lazada Shopee Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Giám đốc kiểm duyệt báo chí Bắc Bộ, kiêm Giám đốc Sở Tuyên truyền Bắc Bộ. Sau đó ông gia nhập Vệ quốc quân, làm biên tập viên báo Vệ quốc quân, giám đốc trường Văn hóa quân nhân, chủ nhiệm và biên tập tờ Quân nhân học báo. Ông là đảng viên Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1948. Năm 1951 ông làm việc ở Trại tu thư của ngành giáo dục, biên soạn sách giáo khoa và sách Sử Việt Nam hiện đại từ Pháp thuộc đến năm 1950 dùng cho lớp 7 hệ 9 năm. Ông cũng viết bài cho báo Giáo dục nhân dân, cơ quan ngôn luận đầu tiên của Bộ Quốc gia giáo dục lúc bấy giờ. Từ sau năm 1954, ông trở lại nghề văn với cương vị Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam (khóa đầu tiên 1957-1958), ủy viên Ban Thường vụ trong Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam các khóa sau đó. Ông cũng là ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, chủ nhiệm tuần báo Văn (tiền thân của báo Văn nghệ). Nguyễn Công Hoan mất ngày 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội. Tên ông được đặt cho một phố ở Hà Nội, đoạn giữa hai phố Ngọc Khánh và Nguyễn Chí Thanh. Nguyễn Công Hoan được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996. *** Năm giờ chiều hôm sau ở chợ Gỏi, người ta đã thấy phường kèn trống, bát âm, và phu đòn, sắp sẵn nhà táng lính xa ngồi chờ ở gốc đa để đón đám ma. Cảnh xuân mà ảm đạm. Mặt trời chìm tây, hất cái bóng úa tàn lên những đám mây bạc mờ, lộn ra các mầu óng ánh như khảm. Cây khô chưa nẩy lộc, đứng lom khom bên cạnh đường. Khóm tre kẽo kẹt, làm tơi tả chiếc lá vàng sum soe bay, rồi nằm mắc trên bụi tầm xuân dại. Một chốc, ba chiếc ô tô từ đằng xa phăng phăng chạy lại, bốp còi inh ỏi, đến đầu chợ thì dừng. Tiếng kèn nổi lên, theo gió đưa đi những giọt rền rỉ sầu thảm, khói hương phảng phất bay lên, đám ma thong thả theo lối rẽ vào làng Văn Ngoại, rồi đi quanh rặng tre trên bờ sông. Người đưa đám mỗi lúc một đông. Trông thấy Điệp, Xuân, và một vị sư bác chùa Phương Thành, nghiêm trang đi sát sau cữu, thì ai nấy đều nhớ đến cảnh ngộ Lan mà sụt sùi giọt lệ. Trời về chiều đã tăng cái vẻ sầu thảm, trời về chiều lại bày thêm cảnh đám ma có giọng khóc nỉ non ai oán… Tạo hóa như khéo vẽ nên bức tranh đoạn trường! Trống vẫn thúc, kèn vẫn rên. Hồn và xác Lan trong chiếc nhà táng, nghêng ngang theo sau tiếng bát âm ẻo lả, lượn vùng quanh lũy, qua mấy thửa ruộng trồng má đề thì hạ xuống, cạnh cái gò chính Điệp và Lan đã ngồi nói chuyện hôm mười sáu tháng năm khoảng mười lăm năm trước. Trời thấp dần. Núi non xa dần. Cảnh vật xung quanh đã nhuộm một mầu sẫm, buồn rười rượi như sắp chết. Bức màn sương, trên rủ xuống, xa đưa lại, cũng dần dà trùm khuất mọi nơi, rải rác vẻ u ám thê lương vào buổi chiều hôm hiu hắt.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Công Hoan":Bước Đường CùngKép Tư BềnLá Ngọc Cành VàngLệ DungMột Đứa Con Đã Khôn NgoanNgười Ngựa, Ngựa NgườiNợ NầnOẳn Tà RroằnTấm Lòng Vàng Và Ông ChủTắt Lửa LòngTiểu Thuyết Nguyễn Công HoanTuyển Tập Truyện Ngắn Nguyễn Công HoanBơ VơDanh TiếtÔng ChủTấm Lòng VàngTruyện Ngắn - Nguyễn Công HoanĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tắt Lửa Lòng PDF của tác giả Nguyễn Công Hoan nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tập Án Cái Đình Và Dao Cầu Thuyền Tán (Ngô Tất Tố)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tập Án Cái Đình Và Dao Cầu Thuyền Tán PDF của tác giả Ngô Tất Tố nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Táo Xanh - Hãy Để Anh Thương Em (Nhiều Tác Giả)
"Thật khó để một người con trai yêu một người con trai khác phải không?" - Câu nói trích từ một truyện ngắn trong tuyển tập đã hiển hiện trong tâm trí tôi mãi khi đọc các tác phẩm ngắn này. Yêu thương là tình cảm trong sáng nhất của trái tim, thì tại sao chúng ta không thể rộng lòng cho nó được tự do nảy nở và truyền đạt? Nếu có thể dũng cảm bước qua định kiến, thừa nhận rằng cuộc sống là muôn màu thì hẳn chúng ta ai ai cũng có thể được ấm mình trong những chân thành của yêu thương. Các truyện ngắn của Táo Xanh rất mộc mạc, có thể không là thực tế hoàn toàn, nhưng tôi tin chẳc cảm xúc được gói ủ trong các câu chữ là xuất phát từ tấm lòng. Táo Xanh có thể chưa là một bức tranh hoàn hảo về các mối yêu thương của cộng đồng LGBT, truyện có thể buồn, có thể đau, đôi lúc đậm vị ủy mị - nhưng nó sẽ giúp độc giả cảm thấu hơn nhiều về những gò bó và chông gai mà các tơ tình nam-nam, nữ-nữ đang vấp phải. Tinh yêu là món quà, vậy tại sao ta lại không dám dũng cảm để yêu thương? (Hoặc là, tại sao ta lại ngăn cấm người khác yêu thương?)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Táo Xanh - Hãy Để Anh Thương Em PDF của tác giả Nhiều Tác Giả nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.