Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Viết Và Đọc Tiểu Thuyết (Nhất Linh)

Ðây là một cuốn sách viết để bất cứ người nào cũng có thể hiểu được miễn là biết đọc chữ Quốc ngữ. Vì vậy tôi cố tránh dùng những từ khó hiểu, những câu ý nghĩa tối tăm.

Đây không phải là một cuốn sách bàn luận khô khan chỉ dành riêng cho một số người ít ỏi, có học thức cao, và quen thuộc với những danh từ triết lý.

Sở dĩ tôi viết cuốn Viết và đọc tiểu thuyết này là vì tôi tin tưởng một cách rất chắc chắn rằng:

1. Bất kỳ ai biết chữ Quốc ngữ, cho dẫu người đó viết văn sai mẹo hay không có học thức cao rộng, cũng có thể viết ra những tiểu thuyết có giá trị. Cái chính là cần có khiếu riêng, cái khiếu ấy có thể có ở bất cứ giới nào, người làm thợ hay người làm ruộng, nhưng xưa nay không nảy nở ra được chỉ vì cái thành kiến trưởng giả cho văn nghệ tiểu thuyết là một thứ cao siêu dành riêng cho một hạng người.

2. Phần đông người viết tiểu thuyết (nổi tiếng hay vô danh) có những quan niệm sai lầm làm cho họ đi vào những con đường chật hẹp hoặc lạc hướng nên văn nghệ của nước nhà vì thế mà sút kém. Tìm mua: Viết Và Đọc Tiểu Thuyết TiKi Lazada Shopee

Sau gần bốn mươi năm kinh nghiệm viết tiểu thuyết, trải qua bao nhiêu phen lầm lỗi và tìm tòi, tôi tự thấy cái trách nhiệm giúp đỡ một phần nào vào sự cố gắng của hàng nghìn hàng vạn các anh chị em có chí muốn tiến trên đường văn nghệ. Cuốn sách này không thể làm cho bất kỳ ai cũng thành văn sĩ một cách dễ dàng, nhưng - tôi mong thế - sẽ giúp đỡ:

1. Những người mới bước chân vào làng văn khỏi bỡ ngỡ, mất công tìm kiếm và mất rất nhiều thì giờ vì bước lầm đường.

2. Một số người đã có nhiều tác phẩm, suy xét lại về lối viết của mình và tìm ra con đường mới hợp với tài năng của mình hơn.

3. Những thiên năng ở những người ít học bị cái hàng rào thành kiến bấy lâu ngăn cản, được thoát ra ngoài để giúp cho nền văn hóa nước nhà thêm phong phú (chỉ có những người thợ, người dân quê mới dễ viết tiểu thuyết về đời sống của họ).

Đó là đối với những người viết tiểu thuyết, còn đối với độc giả tôi cũng tin rằng:

Trình độ độc giả cao thì nền văn hóa cũng cao. Độc giả sáng suốt, có quan niệm đúng về nghệ thuật sẽ giúp đỡ rất nhiều cho những tài năng chân chính, và sẽ có thêm nhiều thú thanh cao mà trước kia không được hưởng vì không biết đến.

Tuy chỉ là độc giả nhưng cũng cần đọc đoạn nói về cách viết tiểu thuyết để có sự nhận chân về nghệ thuật.

Cuốn sách này lại có thể giúp ích cho các học sinh khi học văn và khi viết văn.

*

Xin nhớ là cuốn sách này tôi chỉ viết về tiểu thuyết thôi chứ không nói đến các loại văn khác như loại thơ, nghị luận, phê bình, giáo khoa v.v... hoàn toàn khác hẳn tiểu thuyết (cũng như văn của ông Phạm Quỳnh, ông Trần Trọng Kim, ông Phan Văn Hùm khác hẳn văn tiểu thuyết). Nếu trong bài khảo luận này có dùng đến những chữ “văn”, “văn sĩ”, “văn nghệ”, “sách” v.v.. cũng chỉ là nói về văn hoặc sách tiểu thuyết thôi.

Cũng có nhiều khi tôi trích làm thí dụ một câu của nhà văn này mà không trích của nhà văn khác, đó không phải là vì thiên vị mà chỉ vì trong hiện tình không kiếm được sách để trích ra.

Cũng có khi tôi trích trong những truyện của tôi (có lẫn cả chê khen), đó cũng chỉ vì những cái dở, cái hay ấy nó dễ đến ngay trong ý nghĩ khi tôi muốn lấy một thí dụ thích hợp mà không kịp tìm thấy ở trong truyện của các nhà văn khác.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nhất Linh":Viết Và Đọc Tiểu ThuyếtĐôi BạnMối Tình -Chân-Truyện Ngắn Nhất LinhXóm Cầu MớiBướm Trắng - Nhất LinhGánh Hàng Hoa

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Viết Và Đọc Tiểu Thuyết PDF của tác giả Nhất Linh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Truyền Kỳ Mạn Lục (Nguyễn Dữ)
Truyền kỳ mạn lục (chữ Hán: 傳奇漫錄, nghĩa là Sao chép tản mạn những truyện lạ), là tác phẩm duy nhất của danh sĩ Nguyễn Dư (thường được gọi là Nguyễn Dữ), sống vào khoảng thế kỷ 16 tại Việt Nam. Đây là tác phẩm được Hà Thiện Hán viết lời tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm (thầy dạy tác giả) phủ chính, Nguyễn Thế Nghi,[1] dịch ra chữ Nôm, và đã được Tiến sĩ Vũ Khâm Lân (1702-?), đánh giá là một "thiên cổ kỳ bút".Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Truyền Kỳ Mạn Lục PDF của tác giả Nguyễn Dữ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Di Sản Hồ Chí Minh - Bác Hồ Kể Chuyện Tây Du Ký (Trần Văn Giang)
Chuẩn Đô đốc Trần Văn Giang, người gắn bó cả cuộc đời của mình với biển trời Tổ quốc, được đồng đội trìu mến gọi là “Chính ủy của trời và biển”. Ông may mắn được gặp Hồ Chủ tịch nhiều lần trong các hội nghị, các lớp học, buổi liên hoan cũng như tại các đơn vị Bác tới thăm. Với cái nhìn tinh tế và trí nhớ tốt, cách kể chuyện trung thực những điều tai nghe mắt thấy và suy nghĩ của bản thân mình, trong tác phẩm này, ông đã viết 14 mẩu chuyện về Bác Hồ khá sinh động, hóm hỉnh và xúc động như: Bác của chúng ta là như thế; Bác Hồ khao quân; Bác Hồ kể chuyện Tây Du Ký; Ba câu hỏi của Bác Hồ; Bác Hồ với Sư đoàn Phòng không Hà Nội; Lẵng hoa của Bác; Mười lăm phút thiêng liêng… Các câu chuyện độc đáo ở chỗ chính tác giả “là người trong cuộc”; nội dung phản ánh tình yêu thương của Bác Hồ đối với quân và dân ta; và lòng kính yêu của bộ đội và đồng bào đối với Người, mỗi câu chuyện sinh động đều hàm chứa những bài học thực tiễn, cho đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị. Tác giả Trần Văn Giang là một vị tướng trong Quân đội Nhân dân, tham gia cách mạng từ thời bí mật, sau cách mạng tháng 8 - 1945 ông được cử sang Quân đội và phục vụ Quân đội suốt 45 năm liên tục cho đến ngày về hưu. Là cán bộ cao cấp trong Quân đội, ông may mắn được gặp Hồ Chủ tịch nhiều lần trong các hội nghị, các lớp học, buổi liên hoan... Với cái nhìn tinh tế và trí nhớ tốt, cách kể chuyện trung thực những điều tai nghe mắt thấy và suy nghĩ của bản thân mình, ông đã viết lên những khúc hồi ký về Bác Hồ khá sinh động, hóm hỉnh và xúc động.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Di Sản Hồ Chí Minh - Bác Hồ Kể Chuyện Tây Du Ký PDF của tác giả Trần Văn Giang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Di Sản Hồ Chí Minh - Bác Hồ Kể Chuyện Tây Du Ký (Trần Văn Giang)
Chuẩn Đô đốc Trần Văn Giang, người gắn bó cả cuộc đời của mình với biển trời Tổ quốc, được đồng đội trìu mến gọi là “Chính ủy của trời và biển”. Ông may mắn được gặp Hồ Chủ tịch nhiều lần trong các hội nghị, các lớp học, buổi liên hoan cũng như tại các đơn vị Bác tới thăm. Với cái nhìn tinh tế và trí nhớ tốt, cách kể chuyện trung thực những điều tai nghe mắt thấy và suy nghĩ của bản thân mình, trong tác phẩm này, ông đã viết 14 mẩu chuyện về Bác Hồ khá sinh động, hóm hỉnh và xúc động như: Bác của chúng ta là như thế; Bác Hồ khao quân; Bác Hồ kể chuyện Tây Du Ký; Ba câu hỏi của Bác Hồ; Bác Hồ với Sư đoàn Phòng không Hà Nội; Lẵng hoa của Bác; Mười lăm phút thiêng liêng… Các câu chuyện độc đáo ở chỗ chính tác giả “là người trong cuộc”; nội dung phản ánh tình yêu thương của Bác Hồ đối với quân và dân ta; và lòng kính yêu của bộ đội và đồng bào đối với Người, mỗi câu chuyện sinh động đều hàm chứa những bài học thực tiễn, cho đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị. Tác giả Trần Văn Giang là một vị tướng trong Quân đội Nhân dân, tham gia cách mạng từ thời bí mật, sau cách mạng tháng 8 - 1945 ông được cử sang Quân đội và phục vụ Quân đội suốt 45 năm liên tục cho đến ngày về hưu. Là cán bộ cao cấp trong Quân đội, ông may mắn được gặp Hồ Chủ tịch nhiều lần trong các hội nghị, các lớp học, buổi liên hoan... Với cái nhìn tinh tế và trí nhớ tốt, cách kể chuyện trung thực những điều tai nghe mắt thấy và suy nghĩ của bản thân mình, ông đã viết lên những khúc hồi ký về Bác Hồ khá sinh động, hóm hỉnh và xúc động.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Di Sản Hồ Chí Minh - Bác Hồ Kể Chuyện Tây Du Ký PDF của tác giả Trần Văn Giang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồi Ký Trần Vàng Sao (Trần Vàng Sao)
Lời người sưu tầm: Tài liệu mà tôi gởi tới độc giả sau đây là một tập hồi ký, dày 134 trang A4 đánh máy vi tính chữ nhỏ xuất hiện dưới hình thức samizdat được photocopy (thứ văn chương chuyền tay khá phong phú ở Việt Nam sau những năm “đổi mới”) cách đây có hơn 10 năm [1]. Tác giả của nó là Trần Vàng Sao (tên thật là Nguyễn Đính), một người làm thơ ở miền Nam, nhưng vào những năm 60 của thế kỷ trước, đã cùng với nhiều bạn bè đồng lứa đứng lên chống lại chế độ chính trị của miền Nam lúc đó bằng cách “đi lên núi” để cuối cùng, sau khi thoát khỏi bom đạn Mỹ, anh đã vướng phải một tai hoạ cực kỳ tệ hại. Cuốn hồi ký này kể lại cái tai hoạ đó khi từ chiến khu, anh được đưa ra miền Bắc trị bệnh: ở nơi đây, sau một thời gian quan sát, anh đã ghi lại những suy nghĩ của mình về cái gọi là “hậu phương xã hội chủ nghĩa” đó bằng nhật ký và chính vì những suy nghĩ ghi thành chữ viết này anh bị các đồng chí của mình truy bức, nguyền rủa, phỉ nhổ, cô lập, đến chỗ như anh cho biết anh không còn được coi là con người mà đã thành “một con vật, một con chó”. Trong rừng, tôi đã nghe biết một số trường hợp những trang nhật ký bị tố cáo, nhưng chưa thấy có trường hợp nào sự tố cáo lại dẫn đến một cuộc hành hạ, trừng trị độc địa như trường hợp của Trần Vàng Sao. Những ai đã đọc Đặng Thuỳ Trâm cùng những bàn tán về nhật ký của chị, khi đọc xong hồi ký của Trần Vàng Sao, sẽ thấy rất khó mà coi các tài liệu chiến tranh này là những “bản chứng nghiệm chân thực của lịch sử” - như có một tác giả nào đó đã cho là vậy. Tuy cùng “chung một chiến hào”, thuộc cùng một thế hệ những người đi vào chiến tranh (Trần Vàng Sao cũng sinh năm 1942 như Đặng Thuỳ Trâm), nhưng những giá trị mà Đặng Thuỳ Trâm tin tưởng một cách “chân thực” để sống và để chết thì đối với Trần Vàng Sao lại chỉ là những điều huyễn hoặc đơn thuần. Không thể nói là không “chân thực” nỗi thất vọng của một trí thức như anh, một người đi qua máu lửa để tìm đường chợt thấy trước mắt mình hiện ra một khoảng hư vô mù mịt. Với tai hoạ ấy, anh đã bị đẩy vào tình thế đứng giữa hai lằn lửa. Là người miền Nam, nhưng anh đã phủ định cái huyền thoại ngô nghê về một “một miền Nam đúng nghĩa” dưới một chính thể mệnh danh “dân chủ, tự do, no ấm” để chọn lựa đi về “phía bên kia”, cuối cùng đã bị cả “phía bên kia” lẫn “phía bên này” kết án. Ngày nay, với sự xuất hiện lại của hồi ký này, không thể loại trừ những tố cáo ấy sẽ tái diễn, và nếu như vậy thì cũng chẳng có gì khó hiểu. Như có người đã nói rồi, cuộc chiến đã chấm dứt 30 năm nhưng những vết thương mà nó để lại trong lòng người còn quá sâu đậm: bên cạnh hàng triệu người vui vẫn còn hàng triệu người buồn. Những vướng mắc trong quá khứ vẫn chưa tìm được cơ sở chung để tháo gỡ một cách thanh thản, hoà bình. Dù sao, tôi thấy giới thiệu lại những trang hồi ức của Trần Vàng Sao như dấu tích của một thời đã qua vẫn là cần thiết, nhất là với những ai chợt thấy có mong muốn nhìn lại cái thời đã qua ấy một cách nhiều mặt hơn: ngoài những tiếng nói của hai phe đối nghịch có đủ lý do (Bắc/Nam, quốc/cộng…) để tố cáo nhau một cách ác liệt, còn có tiếng nói của những người cũng có đủ lý do để không còn phải đứng về phe nào trong hai phe ấy nữa. Có thể chẳng giải quyết được gì: nhiều lắm cũng chỉ là trải nghiệm của một cuộc dấn thân máu lửa, cần được nhắc đến để rọi sáng thêm một cuộc máu lửa mà những hệ luỵ của nó chưa chịu nằm yên trong những nấm mồ. Sự chân thực mang tính chất nhân chứng ở đây không có lý do nào chính đáng để nâng mình thành sự chân thực của bản thân lịch sử, dù đó là sự chân thực của một niềm tin hay là sự chân thực của một hận thù.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Trần Vàng Sao PDF của tác giả Trần Vàng Sao nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.