Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sự Va Chạm Giữa Các Nền Văn Minh (Samuel Huntington)

Năm 1993, Samuel P. Hungtington, khi đó là Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thuộc Đại học Harvard, đã có bài viết mang tính dự báo: "Sự va chạm của các nền văn minh?". Tiêu đề đó cho thấy tác giả của nó có phần hoài nghi: liệu có khả năng xảy ra sự đụng độ giữa các nền văn minh trong thế kỷ XXI hay không? Và thực tế, nội dung của bài viết đã nói lên rằng sự đụng độ là điều khó tránh khỏi. Năm 1996, Hungtington tiếp tục phát triển dự báo của mình thành cuốn sách Sự Va Chạm Giữa Các Nền Văn Minh Và Sự Tái Lập Trật Tự Thế Giới.

Trong cuốn sách của mình, S. Hungtington đã vẽ lại bức tranh chung về các nền văn minh khác nhau trên thế giới. Về cơ bản, ông phân chia nhân loại thành 2 bộ phận là văn minh phương Tây và văn minh ngoài phương Tây, trong đó văn minh phương Tây đóng vai trò trung tâm trong các phân tích của ông, là điểm tham chiếu để xem xét các nền văn minh khác ngoài phương Tây.

Trên cơ sở xác định các nền văn minh chủ yếu của thế giới, Hungtington tiếp tục làm sáng tỏ những thay đổi về cán cân giữa các nền văn minh, giải thích sự thoái trào của văn minh phương Tây và quá trình phục sinh các nền văn minh ngoài phương Tây. Ông cũng chỉ ra một trật tự mới của các nền văn minh cùng với sự tái định hình nền chính trị toàn cầu thông qua văn hoá.

Khi nạn khủng bố đang trở thành nỗi đau, nỗi ác mộng cho cả thế giới; khi mà không ít người do thiếu thông tin, do định kiến đang có cái nhìn thiếu thiện cảm với thế giới Hồi giáo thì quyển sách này rất đáng đọc. Nó sẽ giúp bạn đọc có một cái nhìn tổng quát về thế giới đương đại với những vấn đề, những thách thức mà mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và mỗi con người đều có liên quan và có trách nhiệm.***

Samuel Phillips Huntington (18 tháng 4 năm 1927 - 24 tháng 12 năm 2008) là một chuyên gia nghiên cứu chính trị xuất chúng ở Hoa Kỳ, nổi tiếng khắp thế giới qua tác phẩm Cuộc chiến giữa các nền văn minh (Clash of Civilizations), giúp lý giải một trật tự thế giới mới sau thời Chiến tranh lạnh. Lý thuyết gần đây của ông về bản sắc Hoa Kỳ cũng gây ra nhiều tranh cãi khi cho rằng nước Mỹ đã phân cực thành người Mỹ mang bản sắc Tin Lành truyền thống và người Mỹ gốc Latin nhập cư từ Mexico. Tìm mua: Sự Va Chạm Giữa Các Nền Văn Minh TiKi Lazada Shopee

Cậu bé Samuel chào đời ở New York năm 1927, tốt nghiệp Đại học Yale năm 1946, lấy bằng thạc sĩ Đại học Chicago năm 1948 và tiến sĩ Đại học Harvard năm 1951. GS Huntington đã viết tổng cộng chừng 17 quyển sách, giảng dạy ở Harvard 58 năm cho đến ngày nghỉ hưu hoàn toàn năm 2007.

Vào năm 1993 Samuel Huntington đăng bài viết trên tạp chí Foreign Affairs về Cuộc chiến giữa các nền văn minh mà sau này xây dựng lên thành hệ thống lý thuyết và quyển sách The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order, xuất bản bằng 39 thứ tiếng trên thế giới. Nội dung lập luận này nhằm phản biện giả thiết của Francis Fukuyama cho rằng Lịch sử đã kết thúc, sau ngày hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa sụp đổ. Theo Huntington, chính trị thế giới vẫn tiếp tục vận hành, không phải qua mâu thuẫn giữa các thể chế và quốc gia, mà là giữa các nền văn minh, có thể kéo theo xung đột vũ trang trên chiến trường. Một trong những điểm có nhiều khả năng bùng nổ chiến tranh là vùng Biển Đông, giữa Việt Nam và Trung Quốc, với ngòi nổ là nguồn dầu khí nhưng bề sâu là các khác biệt văn hóa/văn minh và sự tham gia của các bên trong một thế giới đã đổi chiều. Thời điểm được cho là sẽ nổ ra cuộc chiến đó là vào năm 2010 trong một thế giới bao gồm các cực là 8 nền văn minh lớn: phương Tây, Mỹ La Tinh, Hồi Giáo, châu Phi, Chính Thống giáo, Hindu, Nhật và Sinic (TQ, VN và Triều Tiên).

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sự Va Chạm Giữa Các Nền Văn Minh PDF của tác giả Samuel Huntington nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Lược Sử Báo Chí Việt Nam (Nguyễn Việt Chước)
Báo chí Việt Nam trong tiến trình 100 năm kể từ 1865 tới 1965, đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau với nhiều sắc thái tương phản. Lý do của sự tương phản này là do các biến cố bên ngoài cũng có mà do sự chuyển mình của báo chí cũng có. Chính vì thế, cuộc hành trình của báo chí Việt Nam kể từ lúc phôi thai tới những năm gần đây đã được nhiều người phân chia thành nhiều chặng đường để mô tả những thay đổi quan trọng đánh dấu những bước tiến của nó. Báo chí, cũng như mọi ngành hoạt động văn hóa xã hội khác, luôn luôn thu nhận tầm ảnh hưởng của các biến cố ngoại cảnh để tự tìm đường tiến hóa cho thích hợp. Nói như vậy có nghĩa là báo chí không phải là một sinh hoạt đứng riêng rẽ trong xã hội. Trái hẳn lại báo chí bị ảnh hưởng bởi lịch sử chính trị, các biến chuyển xã hội, các cuộc chiến, cũng như mọi biến cố thời sự có tầm vóc lớn không bị thu hẹp vào một địa phương. Nhờ đó mà báo chí tiến qua các giai đoạn mà cải tiến mà lớn mạnh. Nhưng khi nhìn vào tiến trình 100 năm của báo chí Việt Nam, mỗi người nghiên cứu bước đi của nó theo một cái nhìn khác nhau. Từ cái nhìn khác nhau đó, các học giả tiền phong trong vấn đề này mới đưa ra những quan niệm khác nhau trong việc phân chia các thời kỳ lịch sử báo chí Việt Nam. Người thì phân chia lịch sử đó theo tiêu chuẩn lịch sử đất nước. Người thì phân chia căn cứ vào các hoạt động của chính báo chí. Người thì phân chia các giai đoạn theo các tiêu chuẩn văn hóa. Và cuối cùng, có người đã tổng hợp tất cả những tiêu chuẩn này để hệ thống hóa tiến trình của báo chí. Dĩ nhiên chúng ta không thể khẳng định ưu và khuyết điểm của mỗi quan niệm vì quan niệm nào cũng có phần chính xác và vững chắc. Ở đây chúng ta chỉ phân tách các sự kiện trong tiến trình của báo chí và thử tìm xem có một đường lối nào khác, hữu hiệu hơn, để phân chia các thời kỳ mà báo chí Việt Nam đã trải qua hay không.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lược Sử Báo Chí Việt Nam PDF của tác giả Nguyễn Việt Chước nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lửa Yêu Thương Lửa Ngục Tù (Erich Maria Remarque)
Nếu kết cuộc được định sẵn của một kiếp người là trở thành bụi tro “đến theo dòng nước, tàn theo gió” thì ý nghĩa thật sự của đời sống nằm ở đâu? Câu trả lời là: trước khi hóa thành tàn tro, người ta phải là một tia lửa rực cháy. Lấy bối cảnh một trại tập trung Đức Quốc xã vào những ngày cuối cùng của Thế chiến II, Lửa yêu thương lửa ngục tù là câu chuyện xoay quanh cảnh lao ngục của người tù 509 và những bạn đồng cảnh của y. Trong lao tù, họ bị xem là súc vật, là những bộ xương, là những cái xác ốm đói chỉ còn chờ ngày chết. Tuy vậy, dù chỉ thoi thóp chút tàn hơi, họ vẫn nương tựa lẫn nhau, cùng chiến đấu và bảo vệ nhau. Với họ, cuộc đấu tranh này không đơn giản là đấu tranh sinh tồn, mà là đấu tranh để bảo vệ tia lửa sống đang bừng lên trong mình, tranh đấu cho quyền được làm người và quyền sống như một con người trước tội ác vô loại của bọn Đức Quốc xã.*** Remarque (1898 - 1970) là nhà văn lừng danh người Đức. Ông nổi tiếng với Phía Tây không có gì lạ, một trong những tác phẩm hay nhất về Thế chiến I. Các tác phẩm tiêu biểu khác của ông như Ba người bạn, Khải hoàn môn, Đêm Lisbon…cũng góp phần không nhỏ trong việc khẳng định tài năng và danh tiếng của ông khắp năm châu. Năm 1931, ông được đề cử cả giải Nobel Văn chương và Hòa bình. Bia mộ đen (Der schwarze Obelisk - 1956) một lần nữa cho thấy thiên bẩm của Remarque trong việc nhìn ra được niềm vui, lạc quan và những điều tốt đẹp giữa khổ đau, tuyệt vọng và xấu xí. Nhận xét về tác phẩm này, cây bút F.T. Marsh của tờ New York Herald Tribune từng viết: “Dí dỏm nhưng đượm buồn, vừa nghiêm túc lại có chút giang hồ, tuyệt diệu trong từng câu chữ nhưng vẫn khó nắm bắt vô vùng”. *** Tìm mua: Lửa Yêu Thương Lửa Ngục Tù TiKi Lazada Shopee Khu vườn chìm trong màu sáng bạc. Không khí thoang thoảng hương hoa tím. Cây ăn trái trồng dài theo bờ tường phía Nam trông như đang bị bao phủ bởi một rừng bướm trắng hồng. Alfred đi đầu, phía sau là ba người mặc quân phục. Họ đi trong im lặng. Alfred chỉ tay về trại nuôi gia súc. Ba người Mỹ tản mác không một tiếng động. Alfred đẩy cửa ra: - Neubauer! Ra đây! Có tiếng càu nhàu từ trong bóng tối vọng ra: - Cái gì đó? Ai vậy? - Ra đây? - Ủa! Alfred đó hả? - Phải. Neubauer lại càu nhàu: - Mẹ kiếp! Lại ngủ nữa! Cứ nằm mơ... Hắn sửa giọng rồi nói tiếp: - Có phải chú mới bảo tôi ra không? Một người Mỹ từ nãy rón rén tới sát bên Alfred bỗng bấm đèn lên: - Đưa tay lên! Bước ra ngay! Trong vòng tròn ánh sáng xanh mờ, Neubauer mình trần vẫn còn ngồi trên một chiếc ghế bố nhà binh. Hắn nhấp nháy mắt: - Cái gì? Các người là ai? Người Mỹ quát: - Đưa tay lên! Có phải tên là Neubauer không? Neubauer vừa đưa tay vừa gật đầu. - Chỉ huy trưởng trại tập trung Mellern hả? Neubauer lại gật đầu. - Bước ra! Neubauer nhìn vào họng súng đang chĩa thẳng vào hắn. - Cho tôi mặc áo đã! - Bước ra ngay! Ngập ngừng, Neubauer bước ra. Một trong ba quân nhân Mỹ nhảy phóc tới kềm chế Neubauer trong khi người kia lục soát căn trại. Neubauer lườm Alfred: - Chú đưa họ tới hả? - Phải. - Đồ Judas! Alfred trả lời từng tiếng một: - Ông không phải là Jesus Christ mà tôi cũng không phải là đảng viên Quốc Xã. Người Mỹ lục soát bên trong đã trở ra. Neubauer hỏi viên Trung sĩ Mỹ biết nói tiếng Đức: - Cho tôi mặc áo vào, được không? Treo ở sau chuồng thỏ. Viên Trung sĩ Mỹ do dự một chút rồi vào trong lấy chiếc áo thường phục ra. Neubauer xuống giọng: - Không phải áo này. Tôi là quân nhân mà. - Không có quân nhân gì cả. Neubaner năn nỉ: - Xin lấy giùm tôi chiếc áo của Đảng.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Erich Maria Remarque":Ba Người BạnBia Mộ ĐenKhải Hoàn MônLửa Yêu Thương Lửa Ngục TùPhía Tây Không Có Gì LạThời Gian Để Sống Và Thời Gian Để ChếtTuyển Tập Erich Maria RemarqueĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lửa Yêu Thương Lửa Ngục Tù PDF của tác giả Erich Maria Remarque nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị (Guy Spier)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị PDF của tác giả Guy Spier nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lời Thú Nhận Muộn Mằn (Marcel Bigeard)
Marcel Bigeard giải ngũ năm 1975 với quân hàm tướng ba sao, được đề cao là viên tướng huyền thoại và đã từng được tổng thống Pháp bổ nhiệm làm quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng. Trong suốt bốn mươi năm binh nghiệp của mình, Bigeard đã ba lần sang tham chiến ở Đông Dương từ 10/45 đến 10/54. “Pour une parcelle de gloire” - Vì một mảnh của vinh quang - là cuốn hồi ký kể từ những ngày đầu nhập ngũ (1936) cho đến ngày giải ngũ (1975) của M. Bigeard. “Lời thú nhận muộn mằn” là đoạn trích hai phần quan trọng trong cuốn hồi ký này, tác giả thuật lại quãng đời trong chín năm với ba lần sang tham chiến ở Đông Dương. Quá nửa cuốn sách, tác giả viết về thời kỳ phục vụ ở Đông Dương lần thứ ba với cương vị chỉ huy tiểu đoàn dù số 6 (10/52 - 5/54). Tiểu đoàn dù số 6 dưới sự dẫn dắt của thiếu tá Bigeard, nổi tiếng về kỷ luật nghiêm, tinh thần cao, ý thức tốt. Nhưng qua năm mươi hai ngày (16/3 - 7/5) nhẩy dù xuống ứng cứu cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, từ gần một ngàn quân - sau rất nhiều lần bổ sung - tiểu đoàn 6 còn lại hai mươi lăm người. Bigeard thú nhận đây là những ngày bi thảm nhất trong cuộc đời binh nghiệp của mình. Đó cũng là trang sử bi thảm nhất của đạo quân viễn chinh Pháp - là kết cục tất yếu cho những kẻ xâm lược Việt Nam. Mặc dù ngoài ý muốn của mình, Bigeard vẫn phê phán gay gắt chủ trương chiến lược của Navarre và Cogny. Bên cạnh đó ca ngợi tài thao lược của đại tướng Võ Nguyên Giáp, ca ngợi ý chí, lòng quả cảm của các chiến sĩ bộ binh ta. Lẽ tất nhiên, với danh dự và ý chí của một sĩ quan dù, M. Bigeard có sự huênh hoang, đề cao mình và quân dù trong cuốn sách. Một số trận đánh được Bigeard miêu tả như là chiến thắng của tiểu đoàn dù số 6, cũng như những con số thương vong của quân đội Việt Nam rõ ràng là có sự thổi phồng, phóng đại, chỉ có thể coi như những tư liệu để tham khảo, không có cơ sở để khẳng định là chính xác. Tìm mua: Lời Thú Nhận Muộn Mằn TiKi Lazada Shopee Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu cuốn sách “Lời thú nhận muộn mằn”, góp thêm một cái nhìn từ phía bên kia về chiến thắng lịch sử này với đông đảo bạn đọc xa gần. Tháng mười 1945, Sài Gòn, những bước chân đầu tiên trên giải đất Đông Dương này. Lúc này, tôi vẫn còn chưa biết rằng sẽ còn có rất nhiều những bước chân khác nữa, nhiều nghìn kilômét đi qua… trong suốt những năm dài và rằng cũng như rất nhiều người khác, cái xứ sở hấp dẫn này đã để lại dấu ấn trong tôi đến trọn đời. Tiểu đoàn, hàng ngũ tề chỉnh không chê vào đâu được, diễu hành trên đường phố, trước tiếng hoan hô của những cư dân người Âu. Chúng tôi tiếp bước hành tiến cho tới tận Gia Định, nằm ở phía Bắc cách Sài Gòn vài kilômét, ở đó chúng tôi sẽ đóng quân, hình thành điểm tựa. Hình như, quân Việt có mặt ít nhiều ở mọi nơi, nếu như tôi hiểu đúng thì việc chúng tôi tới đây là đúng lúc. Các đại đội được phân bố ở nội ô cái thị trấn nhỏ bé này. Một nghìn con người để trấn giữ cái vùng hẻo lánh này là quá đủ. Được sắp xếp ở tầng một và tầng hai trong những căn nhà nhỏ xây gạch, tôi thấy ngạt thở khi nằm trong chiếc màn dã chiến… Một vài tiếng súng nổ trong đêm vắng, những chàng lính gác của chúng tôi nổi đóa. Trạng thái ít hoạt động trên tầu thủy làm cho tôi khó ngủ. Tôi thử điểm lại tình hình: trong khuôn khổ cứng nhắc của cái diễn đàn này, tôi cảm thấy không thoải mái. Tôi vốn ưa thích được tự do hành động, thấy luyến tiếc cái nhiệm vụ của tôi ở Ariège[1], trường học quân sự của tôi, các phân đội bao gồm những đồng ngũ thẳng thắn và kể cả những thú tiêu khiển của tôi. Ở đây, có cảm tưởng như mình là một con rôốt. Và tại sao tôi lại có mặt ở đây nhỉ? Vì tư tưởng thích phiêu lưu ư? Không, vì lý tưởng, nhưng không được giam hãm tôi quá nhiều trong một môi trường thiếu tính hiện thực. Rút cục, tôi có binh lính của tôi, các sĩ quan của tôi, ngày mai trời sẽ sáng. Buổi tập thể dục đi bộ kéo dài lúc tảng sáng. Tôi tới thăm hỏi đại úy Pascal, một sĩ quan đẹp trai, rắn rỏi, từng bị trọng thương ở đảo Elbe[2]. Anh ấy chỉ huy đại đội láng giềng và đang lau chùi khẩu tiểu liên của mình, đạn trong hộp đã lên nòng, một loạt đạn bay vèo quanh người tôi. Pascal, mặt tái mét còn hơn tôi, quát to: “Đồ ngốc, suýt nữa thì tớ đã hạ gục cậu rồi”. Chuyến viễn chinh của tôi ở Đông Dương, chút nữa đã bị rút ngắn lại.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lời Thú Nhận Muộn Mằn PDF của tác giả Marcel Bigeard nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.