Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Mật Mã Tây Tạng - Tập 2

Mật Mã Tây Tạng – Tập 2

Mật Mã Tây Tạng – Hà Mã

Mật mã Tây Tạng là một bộ tiểu thuyết hấp dẫn kết hợp giữa lịch sử có thật và trí tưởng tượng phong phú của tác giảHà Mã đã dắt người đọc làm một chuyến phiêu lưu kỳ bí để khám phá nền văn hóa Tây Tạng huyền bí cũng như những huyền sử khốc liệt của xứ sở băng giá này.

Mật mã Tây Tạng nói về cuộc phiêu lưu của Trác Mộc Cường Ba và nhóm bạn trên đường tìm kiếm Tử Kỳ Lân – loài chó dũng mãnh nhất thế giới thuộc chủng loại Tạng Ngao, đã bị vướng vào cuộc tranh giành kho báu ngàn năm của Phật giáo Tây Tạng

Cuộc phiêu lưu thoạt đầu là để tìm Tử Kỳ Lân, một loại linh thú từ thời viễn cổ, rồi chuyển sang tìm Bạc Ba La thần miếu. Có lẽ tác giả đã phóng đại khá nhiều khi kể về cuộc phiêu lưu này, với những tòa thành cổ, chùa cổ kỳ vĩ, đạo quân bách chiến bách thắng bí ẩn (Đạo quân Ánh Sáng),v.v…

Sách cùng thể loại:

Những Cuộc Phiêu Lưu Của Tom Shawyer Tiếng gọi nơi hoang dã Mật Mã Da Vinci

Không thể phủ nhận rằng Hà Mã đã tạo nên một bộ tiểu thuyết ly kỳ, có sức hấp dẫn rất lớn. Mật mã Tây Tạng có sức thu hút của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung kết hợp với Mật mã Da Vinci, Biểu tượng thất truyền… của Dan Brown.

Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc bộ tiểu thuyết lừng danh của tác giả Hà Mã – Mật mã Tây Tạng. Các bạn đừng quên chia sẻ sách cho bạn bè cùng đọc và đăng ký nhận sách mới hàng tuần.

Nguồn: sachmoi.net

Đọc Sách

Chim (Daphne Du Maurier)
Nhờ óc tưởng-tượng phong-phú, bà thành công dễ dàng với loại truyện ly-kỳ, rùng rợn. Tuy ưa viết truyện quái-dị, bà không phiêu lưu đến lãnh-vực thần-kỳ, hoang-đường mà chỉ căn cứ trên nhận xét và thực-nghiệm. Bút pháp giản-dị nhưng đôi khi hơi cẩu-thả. Truyện “Chim” (“The Birds”) sau đây cũng được Hitchcock đem quay thành một cuốn phim nổi tiếng.***Nữ văn sĩ người Anh Daphné du Maurier (1907 - 1985) sinh ở Luân Đôn trong một gia đình giàu truyền thống về nghệ thuật và văn chương. Bà là con gái một tài-tử trứ danh, Sir Gerald du Maurier, cháu nội một cây bút hí-họa rất được độc-giả tờ Punch mến chuộng, George du Maurier. Thuở nhỏ bà học ở nhà, sau sang Paris học thêm. Năm 1932, bà lấy chồng là trung tá F.A.Browning, người sáng lập và tổ chức các đội quân nhảy dù. Họ có ba người con: Tessa, Flavia và Christia. Cả gia đình sống hạnh phúc ở Menabilly. Sự nghiệp văn học của bà bắt đầu lừ năm 1931 với cuốn tiểu thuyết đầu tay “The Loving Spirit ” (Sợi dây tình). Nhờ trí tưởng tượng phong phú, bà thành công dễ dàng với loại truyện ly kỳ, rùng rợn. Daphne bắt đầu nổi tiếng từ cuốn Jamaica Inn (1936), đến cuốn Rebecca (1938) thì tiếng tăm bà lừng lẫy, truyện được dịch ra trên hai mươi ngoại ngữ và được Hitchcock đem quay thành phim, Sir Laurence Olivier thủ vai chính. Với cuốn My Cousin Rachel bà nỗi tiếng là Jane Eyre của thế-kỷ thứ XX. Những tác phẩm nổi tiếng khác của bà phải kể đến: Jeanesse perđue (Tuổi thanh xuân đã mất), “Le général du roi” (Viên tướng nhà vua - Thiếu nữ tật nguyền thời ly loạn), Ma cousine Rachel (Người em họ Rachel của tôi)... Tìm mua: Chim TiKi Lazada Shopee Năm 1969, bà được Nữ Hoàng Elisabeth II sắc phong vào hàng quý tộc với tước "Dame Commander of the Order of the British Empire" (DBE), được vinh-dự đặt chữ "Dame" trước bút hiệu (ngang với chữ "Sir" dành cho nam phái).***Mồng ba tháng chạp, trời đổi gió nội trong một đêm, mùa đông đã đến. Trước đấy, trời còn giữ tiết thu ngọt ngào, êm dịu. Lá vàng úa đỏ còn vương vấn trên cây và hàng dậu vẫn xanh tốt. Cầy đất lên còn thấy màu mỡ. Là một thương binh, Nat Hocken được trợ cấp, không phải làm việc cả tuần. Anh chỉ đến trại làm có ba ngày một tuần, lại được phó thác những công việc nhẹ nhàng: làm hàng rào, lợp mái ra., sửa chữa lặt vặt nhà cửa.Tuy có gia đình, vợ con đông đủ, nhưng tính anh ưa cô tịch, chỉ thích làm việc một mình. Anh khoan khoái khi được giao cho việc xây đắp bờ lạch hay sửa sang một cái cổng ở mãi tận cuối bán đảo, nơi biển bao bọc quanh trại. Anh cắm cúi làm việc đến trưa thì nghỉ tay ăn chiếc bánh nướng nhân thịt do vợ làm, ngồi trên mép ghềnh đá, vừa ngắm chim bay vừa nhấm nháp. Mùa thu là mùa tuyệt nhất, tuyệt hơn cả mùa xuân. Mùa xuân, chim bay vào lục địa có mục đích, xăm xăm, chúng biết chúng phải tới đâu đúng hạn kỳ, không được chậm trễ. Mùa thu, những con nào không thiên di cũng vẫn bị bản năng thôi thúc và vì không được di chuyển nên tự bầy đặt ra một đường hướng sinh hoạt riêng. Từng đoàn lũ đông đúc chúng bay đến bán đảo thoăn thoắt, bồn chồn, tiêu hao sức lực, lúc thì lượn vòng trên trời, lúc thì là là kiếm mồi trên những mảnh đất mới cầy xới, nhưng ngay cả khi chúng rỉa mồi ta có cảm tưởng chúng ăn không phải vì đói, vì thèm. Rồi trạng thái bồn chồn lại thúc bách chúng phải cất cánh bay vụt lên trời. Trắng và đen, quạ khoang và mòng biển bay chung hỗn độn, kỳ quái, như tìm kiếm một lối giải thoát, không bao giờ vừa ý, không bao giờ đứng im một chỗ. Từng đoàn sáo sậu bay phần phật, như tiếng áo lụa, tới đồng cỏ tươi, cũng bị tiềm năng thúc đẩy sinh hiếu độn, và những loài chim nhỏ hơn, sẻ và chiền chiện, như cũng bị một ma lực bắt phải đậu rải rác trên cây hay trên bờ dậu. Nat ngắm chúng chán lại quay ra nhìn lũ chim biển. Đàn mòng đang đợi nước triều dưới bãi. Chúng kiên nhẫn hơn. Chim bói sò, chim đỏ chân, chim thọc trùn, chim dẽ cùng đứng rình bên bờ nước; khi biển từ từ hút bờ rồi rút xuống bỏ lại rong rêu và cuội đá, những con chim biển đua chạy trên bãi; Rồi sự thôi thúc của bản năng cũng khiến chúng phải cất cánh. Chúng kêu quang quác, chí chóe, réo nhau, lướt trên mặt bể bình thản rồi bay đi xa. vội vã, gia tăng tốc độ, bay đi mất dạng. Nhưng bay đi đâu và để làm gì? Sự thôi thúc liên miên của mùa thu không được thỏa mãn đã khiến chúng không cưỡng được phải họp thành đàn lũ, cùng nhau bay lượn, kêu réo. Chúng cần phát tiết những tiềm năng ứ đọng bằng hành động trước khi mùa đông đến. Ngồi trên mép ghềnh đá nhai bánh, Nat nghĩ hẳn vào thu loài chim đã nhận được một mật hiệu báo trước mùa đông sắp đến. Một số lớn sẽ lìa đời. Và củng giống như loài người sợ chết yểu khiến họ hùng hục cắm đầu làm việc hay hóa thành điên khùng, loài chim cũng thế. Mùa thu năm nay lũ chim xao xác tệ, sự xao xác càng dễ nhận vì ngày như đứng lại. Trong khi máy cầy xuôi ngược rẽ những luống đất trên khu đồi phía tây, hình bóng người nông dân cầm lái và cả cái máy đôi khi bị một đám mây lớn toàn chim bay lượn, kêu chí chóe, nhất thời che khuất. Nat chắc chắn năm nay chúng đông hơn mọi năm. Mùa thu nào chúng cũng bay theo máy cầy nhưng chưa bao giờ đông nghịt và om sòm như năm nay.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chim PDF của tác giả Daphne Du Maurier nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chiều Hôm Lỡ Chuyến (Mishima Yukio)
Yukio Mishima tên thật là Hiraoka Kimitake sinh năm 1925 tại Tokyto - Nhật Bản và kết thúc cuộc đời bằng việc tự sát năm 1970. Các thể loại sáng tác bao gồm: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ và kịch. Sự nghiệp của ông được bắt đầu bằng cuốn tiểu thuyết “Confessions of a Mask”, năm 1948. Ông chịu ảnh hưởng lớn của chủ nghĩa yêu nước trung quân truyền thống và tinh thần võ sĩ đạo Samurai của Nhật Bản, tuy ông vẫn diện đồ tây và ở nhà tây. Ông được đánh giá là một trong những nhà văn quan trọng nhất trong nền văn học Nhật Bản thế kỷ 20. Trước tác của ông bao gồm 40 cuốn tiểu thuyết, 20 tuyển tập truyện ngắn và khoảng vài chục vở kịch cùng với một số bài thơ. Ông là nhà văn 3 lần được đề cử là ứng cử viên sáng giá cho giải Nobel Văn học *** Giải thưởng: Giải Shincho (1954); Giải thưởng Kishida cho tác phẩm kịch (1955); Giải Yomiuri (1957, 1961). Truyện kể về Ryuji, một chàng thủy thủ luôn sống với ý nghĩ, dù là mơ hồ, rằng có một niềm vinh dự đặc biệt nào đó đang chờ đợi chàng ngoài biển khơi. Chàng gặp một thiếu phụ có tên là Fusako và yêu nàng say đắm. Cuối cùng, chàng quyết định kết hôn với nàng. Đứa con trai 13 tuổi của Fusako - Noboru - là một trong những đứa trẻ trong nhóm những cậu bé có tính nết hoang tàn. Những đứa trẻ này tin vào cái gọi là “tính khách quan”, bài trừ thế giới người lớn bởi theo chúng người lớn là những kẻ luôn sống trong ảo mộng, là những kẻ đạo đức giả và lụy tình. Ngay khi Ryuji bắt đầu thân thiết với Fusako - người thiếu phụ sống bên bờ biển - cũng là lúc chàng xé bỏ những ước mơ mà chàng đang đeo đuổi trong cuộc đời chàng. Con trai của Fusako, Noboru, có một sở thích nhìn lén mẹ nó qua lỗ khóa cửa: mỗi lần nhìn ngắm mẹ nó trút bỏ xiêm y, nó lại thấy cơ thể mình đê mê, rạo rực. Noboru căm ghét cái ý nghĩ rằng mẹ nó đang dần xa rời nó để đến với một người đàn ông, người mà đã lấy đi của nó niềm hy vọng và sự tự do. Sự giận dữ, nỗi lo sợ vì phải cô đơn ấy của Noboru đã hóa chuyển thành những hành động hung dữ khủng khiếp của chính nó và những đứa trẻ cùng trong nhóm. Tìm mua: Chiều Hôm Lỡ Chuyến TiKi Lazada Shopee *** Truyện kể về Ryuji, một chàng thủy thủ luôn sống với ý nghĩ, dù là mơ hồ, rằng có một niềm vinh dự đặc biệt nào đó đang chờ đợi chàng ngoài biển khơi. Chàng gặp một thiếu phụ có tên là Fusako và yêu nàng say đắm. Cuối cùng, chàng quyết định kết hôn với nàng. Đứa con trai 13 tuổi của Fusako - Noboru - là một trong những đứa trẻ trong nhóm những cậu bé có tính nết hoang tàn. Những đứa trẻ này tin vào cái gọi là “tính khách quan”, bài trừ thế giới người lớn bởi theo chúng người lớn là những kẻ luôn sống trong ảo mộng, là những kẻ đạo đức giả và lụy tình. Ngay khi Ryuji bắt đầu thân thiết với Fusako - người thiếu phụ sống bên bờ biển - cũng là lúc chàng xé bỏ những ước mơ mà chàng đang đeo đuổi trong cuộc đời chàng. Con trai của Fusako, Noboru, có một sở thích nhìn lén mẹ nó qua lỗ khóa cửa: mỗi lần nhìn ngắm mẹ nó trút bỏ xiêm y, nó lại thấy cơ thể mình đê mê, rạo rực. Noboru căm ghét cái ý nghĩ rằng mẹ nó đang dần xa rời nó để đến với một người đàn ông, người mà đã lấy đi của nó niềm hy vọng và sự tự do. Sự giận dữ, nỗi lo sợ vì phải cô đơn ấy của Noboru đã hóa chuyển thành những hành động hung dữ khủng khiếp của chính nó và những đứa trẻ cùng trong nhóm. *** “Ngủ ngoan đi con”, Mẹ nó vừa nói vừa đứng từ bên ngoài khoá tách cửa phòng ngủ lại. Không biết khi cháy nhà thì bà sẽ xoay xỏa ra sao. Việc trước tiên phải làm là cứu nó thoát ra khỏi phòng, bà vẫn thường tự thề với mình như vậy. Nhưng ngộ nhỡ lửa nóng làm khung cửa gỗ cong queo hoặc sơn chảy ra bịt kín lỗ khoá cửa đi thì sao? Nhảy qua cửa sổ mà chạy trốn ư? Phía dưới cửa sổ là lối đi trải đá hơn nữa tầng nhì của căn nhà ngất nghểu này lại cao quá chừng, thực tuyệt vọng chẳng còn trông mong được gì hết. Chẳng qua cũng đáng đời cho nó, tự thân tác nghiệp cả! Nếu không có một lần nghe lời thằng thủ lĩnh dụ dỗ lẻn trốn khỏi nhà giữa đêm khuya thì làm gì có chuyện. Sau đó dù bị cật vấn biết bao lần, nó vẫn nhất định không chịu xưng tên thằng thủ lĩnh ra cho mẹ nó hay. Hai mẹ con nó sống trong căn nhà cha nó xây lên lúc còn sinh tiền trên đỉnh đồi Yado ở Yokohama. Sau chiến tranh, căn nhà bị quân đội chiếm đóng trưng dụng và sửa sang để cho căn phòng nào trên tầng nhì cũng có nhà tiêu, nhà tắm riêng rẽ. Đêm đến có bị nhốt trong phòng cũng chẳng đến nỗi khó chịu tù túng bao nhiêu nhưng đối với một thằng bé mười ba tuổi như nó thì thật là một sự khuất nhục khủng khiếp. Một sáng phải một mình ngồi trông nhà, muốn phá phách cho hả, Noboru đã lục lọi lung tung khắp phòng chẳng chừa một chỗ nào hết. Áp ngay vào bức tường phòng ngủ mẹ nó, có kê một cái tủ gỗ đầy những ngăn kéo rộng lớn. Nó lôi hết mấy cái ngăn kéo ra hất tung hê các thứ bên trong vung vãi khắp sàn và bất chợt nó nhìn thấy một tia sáng chiếu rọi vào trong một ngăn tủ rỗng không. Nó chui đầu vào trong khoảng trống và khám phá ra nguồn ánh sáng: qua một cái lỗ nhỏ nó nhìn thấy mặt trời buổi sáng đầu mùa hè phản ánh chói chang trên măt biển chiếu sáng chan hoà căn phòng trống không của mẹ nó. Ngăn tủ này rộng lắm. Nó uốn mình chui tọt vào trong, ngay cả một người lớn nếu chịu khó cuộn mình cũng có thể chui lọt vào nữa. Ghé mắt qua lỗ hổng nhìn vào phòng ngủ của mẹ, Noboru cảm thấy có một cái gì thực mát mẻ tốt tươi. Mấy chiếc giường ngủ bằng đồng thau bóng loáng mà ba nó gửi mua tận New Orleans ở châu Mĩ đem về vẫn được kê sát tường bên trái sau khi ba nó qua đời. Một tấm khăn trải giường và trên tấm vải trắng tinh có một chữ «K» to tướng nổi bật lên - đó là chữ đầu trong họ Kuroda nhà nó. Một cái mũ cói màu xanh nước biển để đội khi đi dạo mát nằm trỏng trơ trên giường, dải mũ dài có tua xanh lợt buông thõng phất phơ. Trên chiếc bàn đặt đèn ngủ, có một cái quạt điện màu xanh. Phía bên phải, gần cửa sổ là cái bàn phấn có tấm gương ba mặt hình bồ dục. Tấm gương vẫn chưa hoàn toàn khép kín, mép kính phía trên lấp lánh trông như những mảnh giá băng có góc cạnh sắc nhọn. Phía trước gương là cả một rừng chai lọ nho nhỏ: nước hoa eau de Cologne, bình xịt nước hoa, lọ hương thuỷ màu tím để pha vào nước tắm, cái cốc chân vại theo lối người Bôhêmiêng trông như pha lê trong vắt, mặt cốc lóng lánh dưới ánh sáng mặt trời, một đôi bao tay màu nâu nhăn nheo dúm dó trông như mấy chiếc lá sam. Một bộ trường kỉ, hai chiếc ghế, một cây đèn và một cái bàn thâm thấp, bóng bẩy hào nhoáng được kê ngay dưới cửa sổ. Trên bộ trường kỉ có một tấm khung thêu mới bắt đầu thêu phác một hình vẽ. Thứ này gần đây không còn thấy lưu hành nữa, nhưng mẹ nó lại thích những trò thủ công nghệ như thế này. Hình thêu dường như là một nửa cánh chim anh vũ màu sắc sặc sỡ trên nền xám bạc. Bên cạnh khung thêu là những chiếc bít tất dài vứt bừa bãi chồng chất lên nhau. Tiêng ni lông mỏng dính màu da người và tấm vải thêu phủ trên bộ trường kỉ cọ sát vào nhau kêu sột soạt làm cho toàn thể căn phòng có một vẻ rộn rã xôn xao. Chắc hẳn là ngay lúc sắp sửa đi ra ngoài mẹ nó mới khám phá thấy đôi tất dây bẩn nên vội vã thay ngay đôi khác. Qua khung cửa sổ chỉ có thể nhìn một khoảng không có mấy áng mây dày, cứng và bóng lộn như là men sứ dưới ánh sáng chói chang phản chiếu trên mặt biển.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chiều Hôm Lỡ Chuyến PDF của tác giả Mishima Yukio nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chiêu Diêu (Cửu Lộ Phi Hương)
Ngày còn sống Lộ Chiêu Diêu nàng làm cái gì cũng cực kỳ phô trương, chỉ riêng cái chết là đặc biệt bình thường. ---- Ta là một nữ ma đầu, kẻ muốn ta chết nhiều vô số, nhưng ta vẫn sống thật khỏe mạnh, dương dương đắc ý. Nhưng đúng vào thời điểm ta nghĩ bản thân sắp chạm tới đỉnh cao của ma giới thì ta lại... Chết rồi! Lại bị chính tay tên gác cửa quái dị của môn phái giết chết... Tìm mua: Chiêu Diêu TiKi Lazada Shopee Ta hận! chính vì vậy ta đã trở thành cô hồn dã quỷ. Cả ngày lẫn đêm ta đều ngồi vẽ vòng tròn lẩm bẩm về ba điều. Một là lúc sống thủ đoạn không đủ độc ác lại quá dễ dàng với bọn danh môn chính phái. Hai là sống quá tự tin, kiêu ngạo không đủ cẩn thận cuối cùng bị giết. Ba là trăm lần không nên vạn lần không nên thu nhận tên quái dị kia làm môn hạ để giờ chết dưới tay hắn.***Mặc Thanh đem thứ duy nhất liên quan thân thế của hắn là gương bạc nhỏ đeo lên cổ Lộ Chiêu Diêu. Nàng ngủ say sưa, không biết trời đất là gì. Thực ra trong lòng hắn vô cùng thấp thỏm, không biết sau khi Lộ Chiêu Diêu tỉnh dậy, phải đối mặt với nàng như thế nào. Nếu nàng nhớ lại những chuyện đã xảy ra tối nay, nàng sẽ xử lý hắn ra sao? Giữ lại, hay là... đuổi hắn đi? Nếu là vế trước thì thật may, đúng như mong đợi của hắn; còn nếu là vế sau... Tư Mã Dung dẫn người tới tìm được Lộ Chiêu Diêu, đưa nữ nhân vẫn còn đang ngủ say sưa đi mất. Mặc Thanh chỉ giống như thường ngày ẩn vào bên trong hắc bào rộng thùng thình, thối lui đứng sang một bên, lẳng lặng đưa mắt nhìn bọn họ rời đi. Những ngày trôi qua tiếp theo quả thực là gian nan giống như đang đợi phán quyết, nhưng Mặc Thanh không ngờ, sau nửa tháng ngủ mê man, Lộ Chiêu Diêu tỉnh dậy lại quên sạch ký ức về một đêm điên cuồng diễn ra nửa tháng trước. Hắn biết nàng không phải đang giả vờ, bởi vì chính tại thời điểm đó, Mặc Thanh mới phát hiện ra, chiếc gương bạc hắn luôn mang theo người từ nhỏ kia lại có khả năng đọc được suy nghĩ trong lòng người khác.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Cửu Lộ Phi Hương":Bổn Vương Ở ĐâyChiêu DiêuCô Nàng Mạnh MẽCùng Tấn Trường AnCửu Gia Đừng Làm VậyHộ TâmKhinh NgữMa TônMập Đẹp Béo Dễ ThươngMười Năm Không XaNgự Yêu (Ngự Giao Ký)Oánh TâmSư Phụ (Hệ Liệt)Tam Sinh, Vong Xuyên Bất TửTang CaThiên HiểuTình Kiếp Tam SinhTrăng Trong GươngTử CầmTuyết ThảoBảy Kiếp Xui XẻoNăm Tháng Kỳ Lạ Của TôiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chiêu Diêu PDF của tác giả Cửu Lộ Phi Hương nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chiến Tranh Không Có Một Khuôn Mặt Phụ Nữ (Svetlana Alexievich)
Tác phẩm của chủ nhân Nobel Văn học 2015 - Svetlana Alexievich - giống như một bộ phim tài liệu xúc động về cuộc sống chiến trường của phụ nữ Liên Xô. Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ là một trong nhiều cuốn sách về chiến tranh của Svetlana Alexievich. Tác phẩm xuất bản lần đầu tại Nga năm 1983, được nhà văn Nguyên Ngọc dịch và xuất bản ở Việt Nam cuối thập niên 1980. Tới năm 2013, Svetlana Alexievich viết lại hoàn toàn cuốn sách. Bản mới lại được nhà văn Nguyên Ngọc dịch và ra mắt độc giả Việt đầu tháng 7. Gần đây, bộ phim tài liệu Công binh, đêm dài Đông Dương (phát hành năm 2012) của đạo diễn Lê Lâm công chiếu ở Việt Nam. Những ai đã xem phim có thể cảm nhận sự tương đồng trong cách dựng tác phẩm của đạo diễn và nhà văn Svetlana Alexievich. Nếu Lê Lâm làm phim tài liệu bằng ngôn ngữ điện ảnh thì tác giả Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ viết cuốn sách phi hư cấu với ngôn ngữ văn chương. Độc giả đọc sách về chiến tranh nhưng cảm thấy giống một tiểu thuyết nhiều giọng kể hơn là việc ghi lại những sự kiện lịch sử qua lời nhân chứng. Trong Công binh, đêm dài Đông Dương, xen giữa những trường đoạn dẫn chuyện mang tính điện ảnh, nhân chứng lần lượt kể câu chuyện của họ để dựng lại bức tranh sống động về số phận hơn 20.000 người Việt Nam bị cưỡng bức sang Pháp làm lính thợ ở Thế chiến II. Với Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ, người đọc cũng hình dung thủ pháp tương tự. Svetlana Alexievich là người dẫn chuyện, xách ba lô đi về những địa phương trong hành trình tìm kiếm ký ức về một cuộc chiến tranh khác - cuộc chiến tranh của những người phụ nữ Trong khi người kiểm duyệt phản bác việc đưa những chi tiết sinh lý học vào tác phẩm và đòi hỏi phải kể những phụ nữ anh hùng với hào quang tỏa sáng, Svetlana Alexievich cho rằng chính cái sinh lý học đó là điều con người nhất, nhân bản nhất. Bà muốn viết về một lịch sử nhân bản hóa thay vì một chủ nghĩa anh hùng cứng nhắc. Tìm mua: Chiến Tranh Không Có Một Khuôn Mặt Phụ Nữ TiKi Lazada Shopee Trong tác phẩm, ngoài những nhân chứng kể chuyện, người dẫn chuyện luôn đặt mình vào bối cảnh một cách cảm xúc, kết nối phụ nữ với nhau để họ chung một ký ức lớn về chiến tranh đầy đau đớn và đáng kinh sợ. Tác phẩm hoàn toàn có thể làm thành một bộ phim lay động người xem bằng sự thật và những xúc cảm con người nhất, về số phận của những người phụ nữ đi qua cuộc chiến.*** Seri Những Giọng Nói Không Tưởng, bao gồm: Chiến tranh không mang gương mặt phụ nữ, Những Nhân Chứng Cuối Cùng, Những cậu bé kẽm, Lời nguyện cầu Chernobyl Thời second hand *** Svetlana Alexievich (31/5/1948) là một nhà báo điều tra và nhà văn thể loại văn xuôi hiện thực. Bà là người Belarus nhưng viết báo, viết văn bằng tiếng Nga. Năm 2015, bà được trao giải Nobel Văn học vì “lối viết phức điệu, một tượng đài tưởng niệm sự thống khổ và lòng dũng cảm trong thời đại chúng ta”. Ngoài Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ, Svetlana Alexievich còn viết nhiều sách về đề tài chiến tranh như Những nhân chứng cuối cùng (1985), Quan tài kẽm (1989), Tiếng vọng từ Chernobyl (1997)... Ngoài Nobel Văn chương, Svetlana Alexievich nhận nhiều giải thưởng khác như giải Leninsky Komsomol ở Nga, PEN Award, Peace Prize of the German Book Trade, Giải Médicis Essai (Pháp), giải National Book Critics Circle (Mỹ)…Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chiến Tranh Không Có Một Khuôn Mặt Phụ Nữ PDF của tác giả Svetlana Alexievich nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.