Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tần Thủy Hoàng Diễn Nghĩa (Kim Thức)

Tần Thủy Hoàng Diễn Nghĩa.

Là tiểu thuyết chắt lọc các dữ liệu lịch sử đáng tin cậy nhất về Tần Thủy Hoàng, cùng với khả năng miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo khiến cho các sự kiện và nhân vật lịch sử trở nên sáng tỏ.

- Tiểu thuyết loại bỏ sự huyền bí quanh nhân vật Tần Thủy Hoàng trong truyền thuyết, đưa ông trở về là một con người rất hiện thực có những suy nghĩ tâm lý đặc thù do hoàn cảnh sinh trưởng ảnh hưởng tạo thành một bản tính cô độc khác lạ.

- Lối kể chuyện dẫn dắt diễn biến tâm lý logic là điều lôi cuốn người đọc.

- Đề cao tính tin cậy của các dữ liệu lịch sử, gạt bỏ tính cảm giác thiên lệch hoặc cứng nhắc mù quáng.

***

N ăm thứ bốn mươi sáu triều vua Chiêu Vương nhà Tần, tức năm 261 trước Công nguyên, một hội chợ rất lớn được tổ chức tại quảng trường chung quanh Tùng Đài, nơi thường diễn ra các yến tiệc, các buổi triều chính nghị sự và đón tiếp tân khách của vua Hiếu Thành nhà Triệu. Triều đình cho mở hội chợ là để mừng được mùa. Trời mới vào đông nên hơi se lạnh. Màn đêm đang buông dần. Hàng trăm ngọn nến rực sáng chiếu rọi trên một biển hàng hoá: nông sản, gia súc, gia cầm, lương thực, thực phẩm, rau quả, tơ lụa, gấm vóc, vàng bạc, đồ trang sức bằng ngọc ngà châu báu, cung tên, kiếm kích, vải vóc, da lông thú… muôn vàn thứ cần thiết cho con người, từ người giàu sang đến người bình thường, từ nhu cầu đời sống hàng ngày đến trận mạc chinh chiến. Nghe nói đây là một hội chợ lớn chưa từng có, người xe tấp nập, ồn ào náo nhiệt cả một vùng. Ở chính giữa chợ là một “nhà lán” rất lớn vì hàng hóa trong nhà này được bày thành vòng tròn. Khách mua hàng vừa đi vòng quanh vừa xem hàng và lựa chọn, ưng mua cái gì thì có thể tiện tay cầm lấy, rất dễ dàng và nhanh chóng. Xem thế đủ biết chủ hàng là một tay cao thủ trong nghề buôn, biết tạo ra một môi trường bán hàng rất thuận tiện cho khách hàng. Ở trước cửa chính của “nhà lán” có dựng một cột cờ rất cao, trên đó treo một lá cờ viền sóng lượn nền trắng với bốn chữ rất lớn: “Họ Lã. Dương Địch”. Nét chữ rắn rỏi sắc sảo, thể hiện một trình độ văn hóa cao siêu. Gió đưa lá cờ phấp phới tung bay, càng tăng thêm vẻ oai phong ngạo nghễ.

Người họ Lã, đất Dương Định (nay là huyện Ngu tỉnh Hà Nam) đó không ai khác, chính là Lã Bất Vi, một nhà buôn lớn lúc bấy giờ. Tuy tuổi đã ngoài bốn mươi, nhưng trông vẫn còn rất trẻ trung cường tráng, trán rộng, khuôn mặt nhẵn bóng và mồ hôi nhễ nhại, bước chân rất dài nhưng khoan thai. Lã Bất Vi nhã nhặn tiễn đưa một đoàn khách đi ra đến cửa, chắp tay và nói với khách như xin lỗi họ:

- Thưa các vị vương hầu, công khanh, cao nha, đại hộ [1], kẻ tiểu thương này vừa mới chở hàng từ quê nhà ở Dương Địch đến đây hôm qua. Sở dĩ đến chậm như vậy là vì đường xá bị chiến tranh liên miên tàn phá, xe cộ đi lại rất khó khăn chậm trễ. Vừa đến nơi đã phải vội vàng bày biện để kịp chào đón quý khách, cho nên hàng hóa chưa thật dồi dào, mẫu mã chưa thật đầy đủ. Hôm nay được chư vị thượng khách không quản ngại thì giờ vẫn chiếu cố đến dự, chúng tôi thật vô cùng cảm kích và vinh dự. Chỉ rất đáng tiếc là lúc này còn quá ít những thứ thượng hảo hạng, chúng tôi rất áy náy trong lòng. Đợi vài ngày nữa, sẽ chọn một ít hàng tinh xảo quý hiếm và đích thân mang đến tận nhà quý vị…

- Xin đa tạ, xin đa tạ. Đã nhận được quá nhiều rồi. - Một số vị khách, một tay cầm đồ trang sức hoặc da lông thú, một tay khoát về phía Lã Bất Vi, tỏ ý cảm ơn chủ hàng.

Lã Bất Vi nói tiếp:

- Các vị đã có tấm lòng thịnh tình như vậy, chúng tôi nhất định còn đến hầu hạ.

Một vị khách đáp lại:

- Ngài Lã hậu đãi như vậy, tôi cũng áy náy vô cùng. Không nhận thì bất kính, mà nhận thì rất phân vân.

Một người khách khác lên tiếng:

- Theo tôi thì cứ nên trả tiền cho ông chủ theo giá gốc của hàng hóa; không nên để cho nhà buôn cao quý ấy quá thiệt thòi!

Lã Bất Vi vội nói:

- Khỏi! Khỏi! Khỏi! Chư vị đều là các yếu nhân của quý quốc nhà Triệu, nay họ Lã tôi đây được may mắn gặp mặt làm quen, là điều vinh hạnh vô cùng to lớn cho kẻ tiểu thương này rồi. Những thứ mà chư vị đã chọn, chỉ là một chút lễ mọn của họ Lã. Chúng tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng của mình chứ không dám lấy tiền, không thể lấy tiền…

Các vị khách cũng không khách sáo mãi nữa. Họ nói:

- Quý nhau không bằng nghe lời nhau. Xin đa tạ tấm thịnh tình của ông chủ cao quý! Xin cáo từ. Xin ngài khỏi phải tiễn chân nữa.

- Xin chào quý khách. Xin tha lỗi, không tiễn chân xa hơn nữa!

Sau khi tiễn khách, Lã Bất Vi thấy trời đã tối hẳn, bèn dặn dò đám người giúp việc:

- Hôm nay chỉ bày hàng đến đây thôi, bây giờ phải thu dọn, đem phân loại và chất lên xe đưa về nhà!

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tần Thủy Hoàng Diễn Nghĩa PDF của tác giả Kim Thức nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đàn Cổ Cầm Khỏa Thân (Sơn Táp)
Đàn cổ cầm khỏa thân’ của Shan Sa (Sơn Táp) xuất bản năm 2010 tại Pháp và lọt vào Top 10 cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất châu Âu cùng năm. Tiểu thuyết lấy bối cảnh Trung Hoa từ năm 420 đến 585, trong thời kỳ hỗn loạn về chính trị. Đế quốc Trung Hoa bị chia làm hai miền Nam Bắc. Một cô gái thuộc tầng lớp quý tộc, từ nhỏ đã sống trong nhung lụa, được bao quanh bởi nghệ thuật và thi ca, đã bị bắt cóc và buộc phải kết hôn với một người lính của miền Nam. Cô gái cuối cùng đã yêu kẻ bắt cóc mình và mang thai đứa con của ông. Họ cùng đến Tử Cấm Thành, vượt qua bao nhiêu khó khăn, anh lính năm xưa trở thành hoàng đế của Trung Hoa, còn cô gái thành hoàng hậu. 200 năm sau, một nghệ nhân làm đàn Cổ cầm đột nhập ngôi mộ của hoàng đế, lấy gỗ từ ngôi mộ của ông làm nên một cây đàn. Khi tiếng đàn cất lên, nó đã đánh thức linh hồn của vị hoàng hậu năm xưa, đưa mối tình ngủ sâu hai thế kỷ sống lại. Cuốn tiểu thuyết được đặt trong một không gian đậm chất nghệ thuật và cổ điển, với yếu tố tình dục được miêu tả khéo léo, yếu tố ấm nhạc như một phần không thể thiếu, len lỏi trong từng con chữ.***Shan Sa (Sơn Táp) là bút danh của Diêm Ni, sinh ngày 26/10/1972, một nhà văn người Pháp gốc Hoa nổi tiếng. Cô sinh ra trong một gia đình trí thức cao cấp ở Bắc Kinh và rời Trung Quốc để đến Paris năm 1990. Năm lên 8, cô đã có thơ in thành tuyển tập. Năm 14 tuổi, cô được giải thưởng văn học thiếu nhi toàn quốc và xuất bản bốn tập thơ khi còn ở trong nước. Năm 1997, với bút danh Sơn Táp, cô từng bước chiếm lĩnh văn đàn Paris. Tiểu thuyết "Thiếu nữ đánh cờ vây" xuất bản năm 2001, giành được bốn đề cử giải văn học lớn của Pháp và đoạt giải thưởng văn học Goncourt dành cho giới trẻ.*** Tìm mua: Đàn Cổ Cầm Khỏa Thân TiKi Lazada Shopee “Đàn cổ cầm khỏa thân" là một cuốn tiểu thuyết về thời gian. Với thời gian, vật đổi sao dời. Thông qua số phận của đàn cổ cầm, Sơn Táp kết nối các điểm thời gian với nhau, xen lẫn chúng, hòa chúng với nhau: thế gian hàng trăm năm, hàng nghìn năm, đổi thay như một bản nhạc cô độc đang suy tư về chính cuộc đời. Đó là thế giới “thượng lưu”, tầng lớp quý tộc cao cấp nhất ở Trung Nguyên, nay đã không còn tồn tại. Từ thế giới đó bước ra một cô gái gia giáo, tài sắc cùng người cha nghệ sĩ giao du với các tầng lớp thấp hèn bị gia phong cấm kỵ. Tiếng đàn dịu ngọt từ đôi bàn tay thiếu nữ còn chưa tắt thì chiến tranh đến, trong một buổi sáng “mặt trời ném xuống cửa sổ một tấm mạng đỏ rực”, buổi sáng đã lấy đi cái đầu của cha nàng ngay giữa sân nhà. Cái tấm mạng đỏ rực của chiến tranh ấy còn mang cuộc đời nàng đi đến đâu? Phải chăng số phận nàng là sự lặp lại của số phận người con gái năm xưa - chủ nhân cây đàn cổ gia bảo của gia đình nàng? Đi đến tận đâu để rồi nàng gặp một người con trai mà nàng chỉ được thấy dáng người thấp thoáng trong bức tranh chính nàng vẽ ra? Đó là chàng Thẩm Phong của gần hai trăm năm sau, đứa con trai mồ côi sống cùng thầy là thợ làm đàn vào thời buổi cái nghề đang rơi vào vận mạt. Chàng thanh niên mới lớn đắm chìm trong đam mê âm nhạc, ngây thơ trộm mộ trong chùa để cứu sống bạn, để rồi bị triều đình truy đuổi, khép tội chết. Lịch sử vốn dĩ nghiệt ngã với mọi cuộc đời, nhưng dường như có những cuộc đời mà điểm bắt đầu và kết thúc rất khó nhận ra. Thẩm Phong sinh ra từ đâu? Chàng có chết không? Người con gái kinh qua bão táp lịch sử có chết không? Kết cục câu chuyện về họ thế nào? Đặt những câu hỏi này cũng giống như đặt ra câu hỏi: “Âm nhạc bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu?” vậy… Tiếng đàn dìu dặt mãi không thôi, những trang cuối cùng vẫn chưa phải là giới hạn. Ở ngã ba lịch sử, văn minh, nghệ thuật của quê hương mình, Sơn Táp vẽ ra những bức tranh tỉ mỉ bằng ngôn ngữ tiểu thuyết, với những chất liệu đầy kỳ thú, tất nhiên, nhưng cũng với những điều đơn giản thường nhật mà chỉ có nhà văn mới đem lại độ căng trên từng con chữ nữa. Cả thế gian dồn nén lại trong cuốn tiểu thuyết, như thời gian, như âm nhạc, như độ dày ẩn trong khoảnh khắc không nói nên lời của một người yêu đàn được ngắm một cây đàn cổ cầm. Khỏa thân.CÉNACLE AĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đàn Cổ Cầm Khỏa Thân PDF của tác giả Sơn Táp nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Nhiều Tác Giả)
Đại Việt sử ký toàn thư là bộ quốc sử bằng chữ Hán và chữ Nôm của Việt Nam, viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Bộ sử này được khắc in toàn bộ và phát hành lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hoà năm thứ 18, triều vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697. Nó là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều đời sử quan trong Sử quán triều Hậu Lê biên soạn. Bộ sử bắt đầu được Ngô Sĩ Liên, một vị sử quan làm việc trong Sử quán dưới thời vua Lê Thánh Tông, biên soạn dựa trên sự chỉnh lý và bổ sung hai bộ quốc sử Việt Nam trước đó cùng mang tên Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên. Hoàn thành vào niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479), bộ sử mới gồm 15 quyển, ghi lại lịch sử Việt Nam từ một thời điểm huyền thoại là năm 2879 TCN đến năm 1427 khi nhà Hậu Lê được thành lập và mang tên Đại Việt sử ký toàn thư. Khoảng niên hiệu Cảnh Trị đời vua Lê Huyền Tông, chúa Trịnh Tạc hạ lệnh cho Phạm Công Trứ, sửa chữa bộ quốc sử của Ngô Sĩ Liên, đồng thời sai biên soạn tiếp lịch sử Việt Nam từ năm 1428 đời vua Lê Thái Tổ đến năm 1662 đời vua Lê Thần Tông nhà Hậu Lê. Tìm mua: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư TiKi Lazada Shopee Nửa cuối thế kỷ 20, ở Việt Nam xuất hiện các bản dịch Đại Việt sử ký toàn thư ra chữ quốc ngữ, phổ biến nhất là bản dịch dựa trên cơ sở bản in Nội các quan bản - hiện đang lưu giữ tại thư viện Viện Viễn Đông Bác cổ ở Paris, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành lần đầu năm 1993. Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, là di sản vô giá của văn hóa dân tộc Việt Nam, là kho tư liệu phong phú không những cần thiết cho ngành sử học mà còn giúp ích cho nhiều ngành khoa học xã hội khác nữa và cũng là một bộ sử có giá trị văn học.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đại Việt Sử Ký Toàn Thư PDF của tác giả Nhiều Tác Giả nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đại Tần Bá Nghiệp (Ngọc Vãn Lâu)
Cuối đời Tần, Triệu Cao thao túng triều chính, giang sơn Đại Tần đứng trên bờ vực thẳm. Đội trưởng cảnh sát đặc nhiệm Trương Cường trong một cuộc đọ súng với băng đảng buôn hàng trắng ở biên giới trúng đạn hy sinh, xuyên việt trở về thời điểm 2000 năm trước, nhập vào xác Tần Nhị Thế Hồ Hợi. Đối mặt với một giai đoạn lịch sử loạn lạc, quần hùng nổi dậy khắp nơi, Trương Cường dựa vào kiến thức lịch sử lẫn quân sự vào thế kỷ 21 của mình, từng bước giành lại giang sơn trong tay gian thần, chống nội loạn ngoại xâm, thay đổi trang sử bi thảm, xây dựng nên cơ nghiệp Đại Tần ngàn đời bất diệt. Trong quá trình gian nan đó là những cuộc huyết chiến ác liệt, đấu trí nghẹt thở với các bậc anh hùng trong lịch sử, tất nhiên cũng không thiếu các hồng nhan tri kỷ kề cận chốn hậu cung, yêu hận tình thù đan xen, mưu mô xảo trá vô vàn trong trò chơi tranh giành quyền lực...Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đại Tần Bá Nghiệp PDF của tác giả Ngọc Vãn Lâu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đại Nam Liệt Truyện - Tập 4 (Quốc Sử Quán Triều Nguyễn)
Đại Nam liệt truyện là một bộ sách có quy mô khá đồ sộ trong kho tàng thư tịch cổ viết bằng chữ Hán của Việt Nam, do cơ quan làm sử chính thức của nhà Nguyễn là Quốc sử quán biên soạn vào giữa thế kỷ XIX. Đại Nam liệt truyện gồm 87 cuốn, 2000 trang bản thảo, chia làm hai phần chính: Tiền biên và Chính biên, ghi chép tương đối đầy đủ về sự tích, công trạng các công thần, liệt nữ, danh tăng … và gia phả nhà Nguyễn trước và sau khi "Gia Long lập quốc". Bộ sách đã được các nhà dịch thuật nghiên cứu sắp xếp tại làm 4 tập:Tập 1: Tiền biên: Từ cuốn đầu tiên cuốn 6. Tập 2: Chính biên (Sơ tập): Từ cuốn đầu đến cuốn 33. Tìm mua: Đại Nam Liệt Truyện - Tập 4 TiKi Lazada Shopee Tập 3: Chính biên (Nhị tập): Từ cuốn đầu đến cuốn 25. Tập 4: Chính biên (Nhị tập): Từ cuốn 26 đến cuốn 46.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đại Nam Liệt Truyện - Tập 4 PDF của tác giả Quốc Sử Quán Triều Nguyễn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.