Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Ngậm Ngải Tìm Trầm (Thái Đắc Xuân)

Hai ông quan và người tử tù. Thuở xưa có hai ông quan: một người là quan bộ hình và một người là quan bộ binh. Quan bộ binh là người ích kỷ, lúc nào cũng muốn kiếm cớ hại quan bộ hình.

Một ngày nọ có một người phạm tội nặng bị xử tội chết chém. Nằm trong ngục chờ sáng mai thọ hình, anh ta khóc lóc than vãn: "ới, cuộc đời ta đến mai đây là chấm dứt. Làm người ai không khỏi một lần chết, ta đâu có tiếc gì. Ta chỉ tiếc ta có cái nghề quý chưa truyền cho ai được mà phải chết. Rồi đây nghề ấy thất truyền và loài người không ai nối nghiệp nữa...”. Người gác ngục nghe tử tù than vãn như vậy, tò mò hỏi:

- Này, anh có cái nghề gì mà quý đến vậy? Người tử tù ra vẻ đau đớn, trả lời:

- Nghề gì ư? Nghề nghe hiểu được tiếng chim hót. Trên đời này ngoài tôi ra không ai biết được. Ôi, thật tiếc quá.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ngậm Ngải Tìm Trầm PDF của tác giả Thái Đắc Xuân nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Gia Đình Má Bảy (Phan Tứ)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Gia Đình Má Bảy PDF của tác giả Phan Tứ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Gia Đình Dưới Chân Cầu (Natalie Savage Carlson)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Gia Đình Dưới Chân Cầu PDF của tác giả Natalie Savage Carlson nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Gia Đình Buddenbrook (Thomas Mann)
Tiểu thuyết kể câu chuyện về một gia đình đại tư sản ở miền Bắc nước Đức đã giúp tác giả Thomas Mann giành giải Nobel văn chương năm 1929. Gia đình Buddenbrook kể về sự suy tàn của hãng xuất nhập khẩu ngũ cốc Johann Buddenbrook, thực chất là kể về gia đình, tổ tiên của Thomas Mann ở thương cảng nổi tiếng Lubeck. Bốn thế hệ của dòng họ Buddenbrook - một dòng họ tư sản thương nghiệp cứ dần dần lụn bại trên thương trường, suy sụp trong đạo lý, văn hóa. Thomas Mann đã dựng lên một bức tranh toàn diện và chân thực về đời sống của tầng lớp trung lưu: kết hôn và ly hôn, sinh ra và chết đi, thành công và thất bại. Những sự kiện ấy lặp đi lặp lại qua nhiều thế hệ, trong khi gia đình Buddenbrook dần bị cuốn vào vòng xoáy hiện đại dẫn đến sự sụp đổ không thể tránh khỏi của cả dòng họ. Chủ nghĩa bi quan được thể hiện rõ trong tiểu thuyết. Trong tác phẩm, Thomas Mann miêu tả cảnh buôn bán tấp nập, đồng thời là cảnh suy tàn của thương nghiệp ở thành phố cảng nổi tiếng của Đức. Với hơn 400 nhân vật, câu chuyện giàu chi tiết và đầy tính nhân văn, Gia đình Buddenbrook vượt qua các tác phẩm văn chương viết về gia đình vốn thịnh hành ở châu Âu thời điểm đó, và trở thành một hình mẫu của thể loại này. Gia đình Buddenbrook đứng thứ 7 trong top 100 cuốn tiểu thuyết Đức ngữ hay nhất thế kỷ 20. Cứ 10 người Đức thì có một người đọc tác phẩm này. Ở Trung Quốc, Gia đình Buddenbrook được coi là phiên bản Đức ngữ của Hồng lâu mộng. Cũng giống như độc giả Hồng lâu mộng, người đọc tác phẩm này của Thomas Mann thường vẽ cây phả hệ của gia tộc Buddenbrook nhớ quan hệ của các nhân vật và tiện theo dõi tác phẩm.*** Tìm mua: Gia Đình Buddenbrook TiKi Lazada Shopee Paul Thomas Mann (1875 - 1955) là nhà văn Đức đoạt giải Nobel Văn học năm 1929 và Giải Goethe năm 1949. Ông được coi là nhà văn lớn nhất của Đức thế kỷ 20. Thomas Mann là nhà văn có tư tưởng nhân đạo. Ông tập trung miêu tả quá trình suy sụp của giai cấp tư sản với một ngòi bút hiện thực, mỉa mai, chú trọng phân tích tâm lý. Văn của Thomas Mann chính xác, từ ngữ gọt giũa kỹ lưỡng, đòi hỏi người đọc phải tập trung suy nghĩ; ông sử dụng nhiều kiến thức về triết học, tôn giáo, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, y học, xã hội học, phân tâm học. Năm 1913, cuốn tiểu thuyết ngắn Der Tog in Venedig (Chết ở Venice) được xuất bản, cùng với Tonio Kroger được coi là những tác phẩm xuất sẳc nhất thuộc thể loại này. Thế chiến thứ nhất đã đẩy nhà văn vào một cuộc khủng hoảng tinh thần trầm trọng, ông viết tập ký 600 trang Betrachtungen eines Unpolitischen (Những suy ngẫm ngoài chính trị, 1918) trong thời gian này. Sau chiến tranh ông trở lại với văn học nghệ thuật, hoàn thành một trong những đỉnh cao sáng tác của minh là Der Zauberberg (Núi thần, 1924). Năm 1929, ông được nhận giải Nobel, chủ yếu vì bộ tiểu thuyết vĩ đại Buddenbrooks - Verfall einer Familie. Từ những năm 1930, Thomas Mann tích cực tham gia các hoạt động chính tri chống chủ nghĩa phát xít; dưới thời Đức quốc xã sách của ông bị cấm và bị đốt ở Đức, ông bị tước quốc tịch Đức (1936), phải sống lưu vong. Năm 1938 ông sang Mỹ và trở thành công dân Mỹ (1944). Sau chiến tranh ông về thăm cả Đông và Tây Đức, được đón tiếp long trọng nhưng ông không ở lại Đức mà sang định cư ở Zurich (Thụy Sỹ) cho đến khi mất. Ngoài giải Nobel, ông được cả Đông và Tây Đức trao tặng giải thưởng Goethe năm 1949; ông cũng được Đại học Oxford và Đại học Cambridge trao bằng danh dự.*** Thomas Mann đã muốn thông qua sự sụp đổ của gia đình Buddenbrook về các mặt kinh tế, đạo đức và địa vị xã hội để nói lên sự hủy diệt tất yếu của giai cấp tư sản ăn bám, tàn nhẫn và mục nát. Các nhà nghiên cứu cho biết rằng ông đã miêu tả chính gia đình ông trong cuốn truyện này. Ông nội Thomas Mann cũng là một thương gia kinh doanh lương thực, y như cụ Johann Buddenbrook trong truyện. Thân sinh ông cũng là một cổ đông trong công ty lương thực và cũng kiêm chức tham nghị như ông tham Buddenbrook. Tác giả còn dùng cả gia phả, thư tín, giấy tờ của gia đình mình, lấy những người họ hàng thân thích của mình làm mẫu để xây dựng các nhân vật trong truyện. Tòa nhà cũ của tác giả ở Lübeck cũng được đem vào truyện, cho nên khi cuốn tiểu thuyết này ra đời, tòa nhà đó đã được người đời mệnh danh là “nhà Buddenbrook”. Đọc tác phẩm này, chúng ta thấy ngòi bút của Thomas Mann rất sinh động, không chút giả tạo, hấp dẫn từ đầu chí cuối. Ông đã vẽ lên bức tranh xã hội Đức thời bấy giờ với đủ các mẫu người như thương gia, học giả, nghị viện, mục sư v.v... đặc biệt ông đã phản ánh đầy đủ những đặc điểm chung của tầng lớp thị dân đang trên bước đường suy sụp. Thế lực ngự trị trong xã hội là đồng tiền. Có thể nói khi đụng đến tiền, thì mọi thứ quan hệ trong xã hội đều rạn nứt, đổ vỡ, kể cả quan hệ ruột thịt. Gia đình Buddenbrook sống rất hòa thuận, êm đềm, nhưng đến khi đụng đến gia tài, tiền bạc thì tranh giành cãi cọ nhau, xung đột nhau rất kịch liệt. Tình cảm giữa ông tham Buddenbrook và bác Gotthold, người anh cùng cha khác mẹ; hay giữa Thomas và Christian, hai anh em ruột thịt đã sứt mẻ vì đồng tiền. Khi bà cụ tham lấy tiền cho con rể là mục sư Tiburtius, theo yêu cầu của con gái út lúc hấp hối, Thomas đã to tiếng cãi nhau với mẹ. Hay khi bà cụ tham vừa qua đời, chưa khâm liệm, anh em trong nhà này đã tranh giành của cải, không ai chịu ai, thậm chí còn chửi mắng nhau, đến nỗi Tony phải van xin: “Anh Tom... Anh Christian, me còn nằm đấy chưa khâm liệm...”. Sức mạnh của đồng tiền còn bộc lộ cả trong việc hôn nhân. Họ lấy vợ lấy chồng không phải vì thương yêu nhau mà là lấy tiền lấy của. Cụ Johann Buddenbrook lấy cụ bà thuộc dòng họ Duchamps ở Hamburg, ông tham Buddenbrook lấy bà Elisabeth Kröger hay Thomas lấy Gerda Arnoldsen đều vì được thu về những khoản hồi môn rất lớn. Antonie, con gái yêu quý của ông tham Buddenbrook yêu Morten, sinh viên trường thuốc, nhưng không lấy được vì anh chỉ là con một viên chức thường, ông tham không bằng lòng gả, trái lại cô phải lấy Grünlich, một tên bịp bợm, cuối cùng hạnh phúc tan vỡ. Bên cạnh đó có một số con gái lớn tuổi, không lấy chồng được cũng chỉ vì không có của hồi môn (như ba chị em con ông Gotthold Buddenbrook ở phố Breiten, hay Klothilde và một số người khác).Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Gia Đình Buddenbrook PDF của tác giả Thomas Mann nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Gia Đình (Khái Hưng)
Khái Hưng là một nhà văn lớn, một nhà tiểu thuyết tài ba, một trong những cây bút chủ đạo của nhóm Tự lực văn đoàn. Với số lượng tác phẩm và thể loại đa dạng như: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, khảo cứu, phê bình… trong bất kì thể loại nào ông cũng đạt được những thành công nhất định. Ông đặc biệt thành công ở mảng tiểu thuyết và đã góp phần không nhỏ vào tiến trình hiện đại hóa văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1932-1945. Tìm hiểu tiểu thuyết của Khái Hưng mang lại rất nhiều ý nghĩa. Một trong những thành công tiêu biểu của Khái Hưng ở mảng tiểu thuyết là tác phẩm Gia đình được tác giả viết vào năm 1936. Từ tác phẩm đầu tay Hồn bướm mơ tiên đến Gia đình đã khẳng định sự phát triển tiến bộ của Khái Hưng trên cả hai phương diện: nội dung và hình thức. Tác phẩm đã tố cáo mạnh mẽ chế độ đại gia đình phong kiến và đồng thời thể hiện được được tài năng của Khái Hưng trong thể loại tiểu thuyết. Với ngôn ngữ đa dạng, phong phú, độc đáo và đặc sắc, ông đã tái hiện thành công cuộc sống sinh hoạt của nhiều giai tầng cũng như bức tranh phong tục tập quán trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng. *** Khái Hưng (1896 - 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn. Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư. Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.[1]. Cha ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu. Tìm mua: Gia Đình TiKi Lazada Shopee Khái Hưng đi học ở trường Albert Sarraut. Sau khi đỗ tú tài I, vì không muốn làm công chức, ông về Ninh Giang mở đại lý bán dầu hỏa. Được một thời gian Khái Hưng lên Hà Nội dạy ở trường Tư thục Thăng Long. Trong khoảng thời gian 1930 đến 1932, Nhất Linh từ Pháp về nước và cũng dạy tại trường này. Khái Hưng đã quen Nhất Linh ở đó và họ trở thành một cặp tác giả nổi tiếng. Tuy Khái Hưng hơn Nhất Linh 9 tuổi nhưng là người bước vào văn đàn sau nên được gọi Nhị Linh. Khái Hưng tham gia Tự Lực Văn Đoàn do Nhất Linh thành lập. Văn đoàn này bắt đầu xuất hiện công khai từ 1932, và đến đầu năm 1933 thì tuyên bố chính thức thành lập với ba thành viên trụ cột là Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo. Tác phẩm Tiểu thuyết: Hồn bướm mơ tiên (1933) Đời mưa gió (cùng Nhất Linh, 1933) Nửa chừng xuân (1934) Gánh hàng hoa (cùng Nhất Linh, 1934) Trống mái (1936) Gia đình (1936) Tiêu Sơn tráng sĩ (1937) Thoát ly (1938) Hạnh (1938) Đẹp (1940) Thanh Đức (1942) Băn khoăn Tập truyện ngắn: Anh phải sống (cùng Nhất Linh, 1934) Tiếng suối reo (1935) Đợi chờ (1940) Cái ve (1944) Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Khái Hưng":Nửa Chừng XuânGia ĐìnhHồn Bướm Mơ Tiên - Nửa Chừng XuânThừa TựTuyển Tập Truyện Ngắn Khái HưngSố Đào HoaTruyện Ngắn - Khái HưngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Gia Đình PDF của tác giả Khái Hưng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.