Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Mùa Xuân Ở Căn Nhà Cũ (Yến Bán Căn)

Trình Nặc hai mươi tám tuổi bắt gặp chồng ngoại tình, trong một đêm mất cả chồng lẫn bạn thân, lòng chẳng tha thiết gì, đi xa tha hương, nhưng vận mệnh đã sắp đặt cô mua một căn nhà cũ.

Sửa nhà, trồng vườn rau, nuôi gà nuôi vịt, đốn củi nấu cơm, cuộc sống quay về trạng thái nguyên thủy nhất, lại để tâm tình cô quên đi hết thảy, không chỉ nổi tiếng, mà còn thuận tiện bắt được một “trung khuyển” sống, mai nở hai lần*, gió xuân như ý. (*Mai nở hai lần ý chỉ trải qua hai cuộc hôn nhân.)

"Khi chúng ta già đi

Em về miền quê

Nuôi thêm mấy con gà ngoài sân sau Tìm mua: Mùa Xuân Ở Căn Nhà Cũ TiKi Lazada Shopee

Anh đọc sách, em pha trà

Trước hiên nhà trồng thêm những khóm hoa thơm

Khoe sắc ngày mới"

Trong cuộc sống mỗi khi chúng ta quá mệt mỏi, gặp nhiều áp lực thì đều có một giấc mơ về quê chăn nuôi, trồng rau, làm bạn với thiên nhiên, sống một cuộc đời bình dị. Nhân vật Trình Nặc trong tác phẩm "Mùa xuân ở căn nhà cũ" thì "về quê" với một lí do vô cùng cay đẳng: bị chồng và bạn thân phản bội, sảy thai có khả năng không thể làm mẹ. Dường như cuộc đời suốt hai tám năm của Trình Nặc là chuỗi bị bỏ rơi như cô cảm thán.

" Cuộc đời của cô, hình như từ lúc mới bắt đầu đã không có thứ gì đáng giá để cất giữ. Lúc ra đời thì bị bố mẹ vất bỏ, mợ bị tình thế ép buộc cũng bỏ cô, ngay cả bà nội cô quý nhất, cũng đã buông tay ra đi vào lúc cô cần nhất.

Gặp được Đinh Gia đã để thanh xuân u ám của cô điểm tô sắc màu, gặp được Lâm Dĩ An đã để trái tim cô đơn của cô có nơi dựa dẫm. Dù đến cuối cùng, những thứ này đều chỉ là hoa trong gương trăng dưới nước, nhưng dẫu gì cũng đã từng tồn tại, thật sự tồn tại."

Bất cứ ai cũng cảm thấy đáng thương và đồng cảm cho Trình Nặc bởi cuộc đời của cô chúng ta có thể gặp nhan nhản trong đời sống hàng ngày. Những người phụ nữ bị phản bội thì mỗi người lại có những cách phản ứng khác nhau sau tổn thương hôn nhân. Trình Nặc của chúng ta lại chọn cách bỏ đi khỏi thành phố quen thuộc đến nơi xa lạ và như một cái duyên dẫn cô đến cù lao Hà Diệp, dường như bắt đầu từ khi nhìn thấy bức ảnh ngôi nhà cũ ở đó thì cô đã có duyên với ngôi nhà ấy rồi. Một cuộc mua bán chóng vánh và cô trở thành chủ nhân trên cù lao hẻo lánh. Bao khó khăn về tiền bạc, bao nỗi buồn bỏ lại sau lưng, cô tiếp tục tiến bước về phía trước. Một cánh cửa khép lại thì một cánh cửa mới lại mở ra.

"Anh ở lại đây là vì chờ đợi em."

"Em đến đây là để gặp được anh."

Duyên phận là một thứ vô cùng kì lạ khi Tông Lãng đâu ngờ rằng mình đỡ một cô gái say mèm về khách sạn thì người ấy đã trở thành người bạn trọn đời bên anh. Còn Trình Nặc đâu hề hay cuộc gặp gỡ tình cờ lại mở ra mùa xuân thứ hai cho cô. Tông Lãng thích cô nhưng chỉ dám âm thầm truyền đạt lòng mình.

Chàng trai hai tám tuổi lần đầu biết yêu làm đủ các việc tán tỉnh như thiếu niên mười tám. Muốn dâng hiến sửa nhà cho người nhưng phải trả vờ rao giá tiền công thật cao. Muốn chở người ta đi đâu cũng phải lấy đủ lý do. Là chủ tiệm tạp hoá cũng phải trả vờ chỉ là người quen. Yêu lần đầu nhưng chưa bao giờ tính chuyện chơi bời mà xác định đó là chuyện trăm năm. Phải chăng từ lần đầu gặp câu nói "Tôi sẽ cho cô một mái nhà" đã là lời hứa của anh. Tông Lãng là chàng trai mồ côi từ nhỏ nên càng khao khát một mái ấm gia đình hơn bất cứ ai, càng là thứ người ta không có thì càng mong nó là của mình.

Còn Trình Nặc trước sự đeo đuổi ngầm cũng như công khai của Tông Lãng đã n lần tự tẩy não mình không có tình cảm với anh chỉ vì cô đã trải qua một lần tổn thương, thêm nữa phụ nữ Á Đông luôn có tư tưởng phụ nữ đã qua một lần đò nên khó mà có hạnh phúc lần nữa. Tuy nhiên khi chứng kiến một cặp đôi ly hôn kết hôn lần nữa cô đã hiểu ra mình phải biết nắm bắt hạnh phúc để sau này không bao giờ phải hối hận. Tình yêu của cô và anh là tình yêu của những người trưởng thành. Nếu khi còn chưa xác định là người yêu cô vẫn rạch ròi chuyện tiền bạc thì sau này rất tự nhiên mà cùng san sẻ với anh.

Cái hay của truyện với mình đó là quan điểm ai cũng xứng đáng có hạnh phúc của tác giả. Thêm vào đó nếu ai là fan của cô nàng Tiểu Thất Tử với những video nấu ăn từ sản phẩm của nhà trồng được thì sẽ càng thích tác phẩm này. Nữ chính cũng làm tự truyền thông, ban đầu cô chỉ tính quay video, chụp ảnh ghi chép một cuộc sống mới với cái tên Tân Sinh, nhưng cuối cùng nó lại trở thành nguồn kiếm sống cho chính cô. Cuộc sống hiện đại xô bồ khiến người ta không khỏi khắc khoải tìm một miền đất bình yên để tránh bão. Cù lao Hà Diệp vừa có nhà vừa có người cô yêu vừa hoàn thành tâm nguyện bao năm của cô.

"Giá như mình sống biết nghĩ cho nhau hơn

Quan tâm một chút sẽ chẳng xa đâu

Có được điều hạnh phúc ấy thì đâu cũng sẽ có thanh xuân

Đúng không?"

Khác với cuộc hôn nhân đầu tiên với áp lực con cái thì với mùa xuân thứ hai này, Tông Lãng luôn tôn trọng và suy nghĩ cho Trình Nặc. Với rất nhiều người trai tân bên ngoài đẹp trai bên trong nhiều tiền như cô có n cô gái thích hợp hơn, nhưng nam chính chỉ chung tình với mình nữ chính. Bỏ qua mọi định kiến xã hội anh chia sẻ mọi áp lực với cô. Hơn thế nữa nam chính còn là một người vô cùng trọng tình trọng nghĩa khi mà điều kiện của anh hoàn toàn có thể chuyển khỏi cù lao Hà Diệp nhưng vì cái tình của người dân ở đó mà anh đã ở lại để giúp Hà Diệp phát triển. Mở một cửa hàng tạp hoá nhỏ giúp người già trên đảo không cần qua sông mua đồ dùng hàng ngày, mở lều trồng cây tạo công ăn việc làm cho người già, giúp hàng xóm mua thuốc đều đặn trên thành phố, có thể nói anh là con người đa zì năng của cù lao này.

“Tu trăm năm mới đi chung một chuyến thuyền, tu ngàn năm mới nên duyên vợ chồng”

Cư dân mạng cảm thán Trình Nặc cứu cả thế giới mới lấy được Tông Lãng, nhưng với mình thì hai người họ chính là đúng thời điểm đúng người. Tông Lãng cũng phải cảm tạ ông trời cho Trình Nặc rời xa tra nam đến bên anh. Tình yêu của họ là ngang bằng không có ai hơn ai, chỉ là thật may khi Tông Lãng luôn chủ động đến cùng.

"Mùa xuân ở căn nhà cũ" mang đến niềm tin cho những người đã từng thất bại trong tình yêu, trong hôn nhân, bởi lẽ chỉ cần có duyên bạn sẽ gặp được đúng người. Bạn hãy tin tưởng rằng nửa kia đang chờ đợi bạn và chỉ cần một cơ hội hai mảnh ghép sẽ hoà chung nhịp.***

Trình Nặc không thường xuyên đến họp lớp, đã xa cách lâu lắm rồi, chẳng còn nhiệt tình của ngày nào, làm mọi người ai ai cũng mất tự nhiên.

Cô ngồi tại chỗ, nghe mọi người nói về công việc cuộc sống của bản thân, cảm giác vừa xa xôi lại lạ lùng, Dù sao cũng đã bảy tám năm rồi, dù có thân mật đến đâu đi chăng nữa thì dưới sự bào mòn của thời gian, mối quan hệ cũng dần nhạt phai. Huống hồ hồi học cấp ba, ngoài đi học thì cô chỉ đi làm, không có bạn bè, sau khi tốt nghiệp cũng không liên lạc gì với bạn học.

Ngồi bên tay phải cô là bạn cùng bàn Lưu Tuyết năm lớp 12. Lưu Tuyết có tính cách đối lập hẳn với Trình Nặc, hình như cô ấy vẫn còn giữ liên lạc với tất cả bạn học, lúc rảnh rỗi còn lên Wechat trò chuyện đôi câu với Trình Nặc. Cũng nhờ có cô nàng khuyên mà Trình Nặc mới về quê tham gia buổi họp mặt lần này.

Bây giờ Lưu Tuyết là bác sĩ phụ khoa ở trạm xá y tế phụ nữ và trẻ em, có mấy bạn nữ đang thỉnh giáo cô ấy về vài điều cần chú ý. Trình Nặc ngồi bên nghe mới bừng tỉnh nhận ra, thoáng cái đã bảy tám năm trôi qua, các cô gái tràn trề thanh xuân năm nào, đảo mắt cái đã làm mẹ rồi.

Lưu Tuyết thấy Trình Nặc cứ im lặng mãi thì cố ý để cô trò chuyện cùng mọi người, bèn hỏi: “Trình Nặc, cậu là người kết hôn sớm nhất trong lớp chúng ta, cũng phải bốn năm rồi nhỉ, định bao giờ thì sinh con thế?”

Nhắc đến con, Trình Nặc không khỏi nhớ lại lần sinh non vào năm ngoái, bác sĩ nói, sau này cô khó mà có con lại được.

“Tạm thời vẫn chưa nghĩ đến, đợi mấy năm nữa đã.”

Lưu Tuyết nói phải, “Nhân lúc còn trẻ mà chơi thêm mấy năm đi, có con rồi là không tự do nữa đâu. À đúng rồi, cậu còn nhớ Đinh Gia học lớp bên cạnh chúng ta không, cậu ta mang thai tám tháng rồi đấy, sắp sinh rồi!”

“Đinh Gia?” Trình Nặc khó tin hỏi: “Là Đinh Gia luôn để tóc ngắn ấy hả?”

“Chính là cậu ta đấy.” Lưu Tuyết nói, “Là đại tỷ của Nhất Trung kìa, năm xưa cậu ta đánh nhau trong trường nhiều đến thế, đâu có ra dáng nữ sinh đâu. Thật chẳng ngờ, lại sắp làm mẹ rồi.”

Lưu Tuyết cảm thán nói, không nhận ra vẻ mặt khiếp sợ của Trình Nặc, “Cậu nói thử xem, nếu con trai cậu ta không nghe lời thì liệu có bị cậu ta đánh không nhỉ.”

Trình Nặc đè nén cơn khiếp sợ, hỏi Lưu Tuyết: “Sao cậu biết cậu ấy mang thai?”

“Mình làm nghề gì chứ, làm khám thai đấy.” Lưu Tuyết đáp, “Nhắc đến cũng trùng hợp thật, ở chỗ mình có hai hồ sơ khám thai của cậu ta.”

Trình Nặc lại hỏi: “Cậu chắc chắn là cậu ấy?”

“Dĩ nhiên rồi. Hình như bây giờ cậu ta để tóc dài, lúc ấy mình không nhận ra đâu, đến khi nhìn tên mới nhớ. Có điều cậu ta ấy à, mặt cứ lạnh tanh như ai nợ tiền cậu ta chẳng bằng, mình cũng không chào hỏi gì cả, có lẽ cậu ta cũng không nhận ra mình.”

Nói đến đây, Lưu Tuyết đột nhiên sáp lại gần bên tai Trình Nặc, thấp giọng nói: “Có điều hình như cậu ta không kết hôn, để trống cột tên chồng, lần nào đi kiểm tra cũng chỉ một mình vác cái bụng bự, đúng là đáng thương.”

Nghe đến đây, Trình Nặc đứng ngồi không yên, cầm lấy điện thoại rồi nói với Lưu Tuyết mình cần vào nhà vệ sinh.

Ra khỏi phòng ăn, Trình Nặc đi đến chân cầu thang, cô bấm số của Đinh Gia, nhưng do dự một hồi, cuối cùng vẫn không gọi đi.

Lưu Tuyết không biết rằng, Trình Nặc và Đinh Gia vẫn luôn liên lạc với nhau.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mùa Xuân Ở Căn Nhà Cũ PDF của tác giả Yến Bán Căn nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Góc Khuất Đàn Bà (Huyền Trang Bất Hối)
Những người xuất hiện trong “Góc khuất đàn bà”, liệu ai là người hạnh phúc nhất, hoặc liệu những người đàn bà trong cuốn sách này, ai là người đau khổ nhất? Sinh ra là đàn bà, là phụ nữ, từ những tháng ngày tuổi trẻ vô lo, rồi đến khi trưởng thành mang trong lòng bao nghĩ suy hay đến khi trở thành một người đàn bà thuần thục lại đem trong mình là hàng trăm những âu lo dang dở. Từ một bí mật nhỏ nhoi, dần dần lại trở thành một góc khuất sâu thẳm. Từ một giọt nước mắt, lại trở thành một nỗi khổ triền miên. Sau cùng, trong “Góc khuất” của đàn bà, bao nhiêu là đau khổ do đàn ông tạo ra, hay là do tự mình tạo nên, ai biết? Rốt cuộc, là đàn ông phụ họ, hay họ phụ chính mình?***Là đàn bà, sinh ra chính là mang theo vận khổ. Khổ từ khi còn là một đứa trẻ luôn canh cánh nỗi lo “phận vịt trời”, khổ khi lớn lên mang theo nỗi đau của cuộc tình đổ vỡ và khổ khi phải chính mình che giấu những đau thương cuộc đời đằng sau góc khuất. Tìm mua: Góc Khuất Đàn Bà TiKi Lazada Shopee Con người ai cũng có bí mật không muốn cho người khác được biết. Điều đó ta đều hiểu, bởi căn bản đó là những gì của riêng bạn không muốn nói cho ai, không muốn được sẻ chia cùng ai, cũng chẳng muốn ai đào bới, gặng hỏi bí mật ấy ra. Nhưng bạn có biết, đàn bà, họ mang nhiều bí mật hơn bạn tưởng rất nhiều. Không phải là những gì vụng trộm họ cần che giấu, mà đó chỉ là những nỗi đau họ không muốn ai biết, không muốn ai nhìn thấy, không muốn mình yếu đuối. Họ đang cố khoác cho mình một bộ cánh đại bàng lên người con chim sẻ để mạnh mẽ vươn lên trời cao. Là một người chồng tâm lý có lẽ bạn nên sẻ chia những bộn bề, thấu hiểu người nỗi lòng người phụ nữ mình yêu. Là một thằng con trai, nên hiểu rõ trái tim người con gái nắm tay mình hằng ngày. Là một người con gái, một người phụ nữ nếu có quá nhiều góc khuất trong nỗi lòng, thì hãy tìm đọc cuốn sách Góc khuất đàn bà để nỗi lòng nặng trĩu của mình được sẻ chia qua những trang sách nhé! Góc khuất đàn bà chính là một trong ba gia tài lớn nhất của Huyền Trang Bất Hối. Bên cạnh “Cốt cách phụ nữ” hay “Phụ nữ vạn người mê,” lại một lần nữa ta nhìn thấy ngòi bút sắc sảo đến từng câu chữ của Huyền Trang trong cuốn sách này. Là một nhà văn, trước giờ quen viết những tác phẩm thay lời tâm sự của phụ nữ tế nên không lạ khi Góc khuất đàn bà vừa ra mắt đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ bạn đọc. Trước giờ phụ nữ có cái tật là che giấu rất giỏi, những gì là của riêng họ thì sẽ chẳng bao giờ có người thứ hai biết nếu như họ không nói hay không thể hiện ra. Thế mà lần này Huyền Trang Bất Hối lại đục khoét tất cả những góc khuất chung của những người phụ nữ lên. Cuốn sách như đang muốn đào bới tất cả những nỗi đau đã chôn vùi từ lâu trong bạn. Đào thật sâu những gì bạn cất giữ thật kĩ, thế rồi, để tuyệt tình đâm một nhát thật sâu vào nỗi đau ấy, “để rồi đến khi cuốn sách khép lại, vết thương ấy sẽ dần lên da non và lành lại, chứ không phải ngày ngày âm ỉ chảy máu hay nhói lòng mỗi khi đêm về” Đọc Góc khuất đàn bà ta như được trút bỏ hết nỗi lòng của mình bấy lâu, những gì bạn che giấu, những gì bạn khó nói đều được cuốn sách này nói hộ, rất chân thành và thật tâm. Là một người con gái, là một người phụ nữ dường như tôi luôn cả thấy mình bị bó hẹp trong một giới hạn nào đó, luôn bị thứ mang tên chung là “đàn ông” khống chế cảm xúc, suy nghĩ và tâm tư cho đến khi tìm được tản văn này của Huyền Trang Bất Hối. Giờ tôi thực sự đang sống chính cuộc sống của mình, đối diện với nỗi đau và đã ngưng coi ai đó là cả thế giới.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Huyền Trang Bất Hối":Cốt Cách Phụ NữGóc Khuất Đàn BàPhụ Nữ Vạn Người MêTuyển Tập Truyện Ngắn Huyền Trang Bất HốiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Góc Khuất Đàn Bà PDF của tác giả Huyền Trang Bất Hối nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Gỗ Mun (Ryszard Kapuściński)
Trước hết là cái nhìn: Ryszard Kapuściński. Đó là một cái nhìn luôn luôn độc đáo và thấu suốt, cho dù đối tượng sự quan sát của ông có là gì, và cho dù không mấy khi ông thích phân tích dài dòng. Nhất là khi đối tượng ấy là châu Phi, một lục địa dường như rất hợp với tâm tính ông, thì Kapuściński nhìn thấy cả những gì sâu xa, nhỏ bé nhất của nơi đây. Và sau đó là cách chạm vào châu Phi: thông qua sự mô tả cuộc đối đầu nghẹt thở với một con rắn, Kapuściński làm sống lại sự rung động của tâm hồn cả một châu lục, trong đó có sự mãnh liệt và có hiểm nguy tàn khốc. Rồi tất nhiên ta phải nói đến một tài năng văn chương hiếm thấy, hiện ra tràn ngập những trang viết của thông tín viên Ba Lan kiệt xuất này. Tất cả cộng lại để tạo nên một Gỗ Mun như tác phẩm không thể không nhắc tới về châu Phi thế kỷ XX.***Lời khen tặng dành cho Gỗ Mun: “Giống như Gabriel García Márquez là ông hoàng đen vĩ đại của tiểu thuyết hiện đại, Kapuściński là vị phù thủy kiệt xuất của phóng sự.”- John Le Carré “Ryszard Kapuściński là một ví dụ hiếm hoi trong nền văn hóa của chúng ta về một nhà văn người-Ba-Lan-toàn-cầu. Ông, một công dân thế giới, luôn luôn chống lại việc dựng lên các rào ngăn đối với Người Khác, đóng sập cửa trước mặt họ. Dường như ông muốn nói: bài ngoại là căn bệnh của những kẻ khiếp nhược, bị mặc cảm về sự thấp hèn hành hạ, sợ hãi ý nghĩ đến lượt họ sẽ phải soi mình trong văn hóa của Người Khác.”- Adam Michnik Tìm mua: Gỗ Mun TiKi Lazada Shopee “Chúng ta đang sống trong một thế kỷ nhiều thách đố nhất trong lịch sử thế giới, bản chất thực của nó còn là một bí ẩn tối tăm. Chúng ta rất cần những nhà giải mã như Ryszard Kapuściński.”- Salman Rushdie “Tôi nghĩ đến những cuốn sách ông đã viết với lòng biết ơn sâu sắc, và nghĩ đến những cuốn sách ông còn chưa kịp viết với nỗi buồn sâu sắc. Một nhà văn lớn, một con người cao quý, một người lữ hành không mệt mỏi qua thế giới đầy quyến rũ nhưng mãi luôn luôn bất an của chúng ta.- Wisława Szymborska “Tôi không biết bất cứ ai có viết với sự thấu cảm đến thế về Thế giới Thứ ba. Mỗi lần được tin giải Nobel được trao cho một người khác, tôi lại cảm thấy thất vọng. Tôi luôn luôn chắc chắn rằng Kapuściński sẽ nhận được giải thưởng này.”- Tomas Venclova “Ryszard Kapuściński đã viết một tác phẩm để đời: cuốn sách về châu Phi với nhan đề Gỗ Mun. Cuốn sách của Kapuściński đặt chúng ta trước nhiều câu hỏi. Đó là những câu hỏi cốt yếu. Cuộc sống là gì, ý nghĩa của nó, đạo đức, tội ác, lòng kiêu hãnh và khiêm nhường, sự phản kháng hay chấp nhận số phận? Chúng ta vẫn luôn đặt ra những câu hỏi ấy trong văn hóa của mình, nhưng những lời giải đáp và phản ứng của chúng ta lại hoàn toàn khác.”- Helena Zaworska “Không trực tiếp, nhưng rất rõ ràng, Kapuściński luận chiến với hai lối nghĩ dĩ Âu vi trung rập khuôn về châu Phi: với khuôn mẫu khiến người ta nhìn châu Phi như một châu lục của những người man rợ thấp kém hơn về văn hóa, khó hiểu (vì chẳng đáng được hiểu); và với huyền thoại hậu thực dân đầy cảm tính (dù chỉ như trong Xa mãi Phi châu của Karen Blixen) nhìn thấy ở châu Phi thiên đường đã mất.”- Piotr Bratkowski***Trước hết là ánh sáng đập vào mắt. Khắp nơi là ánh sáng. Khắp nơi chói lòa. Khắp nơi là nắng. Mới ngày hôm qua, London mùa thu lướt thướt nước mưa. Máy bay lướt thướt nước mưa. Gió lạnh và âm u. Còn ở đây, từ sáng sớm cả sân bay ngập trong nắng, tất cả chúng tôi ngập trong nắng. Thời trước, khi người ta đi bộ du hành qua thế giới, cưỡi ngựa hay đi thuyền, cuộc hành trình làm họ thích nghi dần với các thay đổi. Các hình ảnh của trái đất từ từ trôi qua trước mắt họ, sân khấu của thế giới quay chầm chậm từng chút một. Hành trình kéo dài hàng tuần, hàng tháng. Con người có thời gian để thích nghi với môi trường khác, với quang cảnh mới. Khí hậu cũng thay đổi từng bước, qua các giai đoạn. Trước khi một người du hành từ châu Âu lạnh lẽo đến được xích đạo nóng bỏng, anh ta đã trải qua cái ấm áp dễ chịu của Las Palmas, cái nóng nực của Al-Mahara và địa ngục Quần đảo Cape Verde. Ngày nay, những giai đoạn ấy chẳng còn lại chút gì. Máy bay đột ngột bứt chúng ta ra khỏi tuyết và băng giá rồi ngay ngày hôm đó ném ta vào vạc dầu nhiệt đới nóng rực. Đột nhiên, chỉ vừa mới dụi mắt là ta đã ở trong địa ngục ẩm ướt. Ta bắt đầu đổ mồ hôi ngay. Nếu bay đến từ châu Âu mùa đông, ta quăng bỏ áo choàng, cởi áo len. Đó là hành động đầu tiên của chúng ta, người phương Bắc, khi đến châu Phi. Người phương Bắc. Có bao giờ ta từng nghĩ rằng người phương Bắc chỉ chiếm một phần rất nhỏ trên hành tinh này? Người Canada và Ba Lan, người Litva và bán đảo Scandinavia, một bộ phận người Mỹ và Đức, người Nga và Scotland, người Sami[1] và Eskimo, người Evenki và Yakut, danh sách cũng không dài lắm. Tôi không rõ tổng cộng nó có nhiều hơn năm trăm triệu người - chưa đến 10% cư dân trái đất - hay không. Ngược lại, một phần rất lớn sống trong ấm áp, cả đời được sưởi nắng. Vả lại, con người được sinh ra trong ánh nắng, những dấu vết cổ xưa nhất của con người được tìm thấy ở các xứ sở ấm áp. Thiên đường trong Kinh Thánh có khí hậu thế nào? Ở đó ấm áp vĩnh cửu, nóng nực là đằng khác, đến nỗi Eva và Adam có thể trần truồng và không cảm thấy lạnh ngay cả trong bóng cây. Ngay ở cầu thang máy bay ta đã gặp một điều mới mẻ khác: mùi nhiệt đới. Điều mới mẻ? Nhưng đó chính là mùi hương ngập tràn trong cửa tiệm nhỏ của ông Kanzman “Hàng hóa từ thuộc địa và các loại khác” trên phố Pereca ở Pinsk[2] đấy mà! Quả hạnh, đinh hương, chà là, ca cao. Va ni, lá nguyệt quế; cam và chuối bán quả, bạch đậu khấu và nghệ bán cân. Còn Drohobych thì sao? Những cửa hàng quế của Schulz[3] thì sao? Chính là “những đồ vật sẫm màu và trang trọng được chiếu sáng lờ mờ, thơm nồng mùi của màu, sơn, nhang, đẫm hương của các xứ sở xa xôi và những chất liệu quý hiếm”! Tuy vậy, mùi nhiệt đới có khác một chút. Ta nhanh chóng nhận ra sức nặng của nó, sự nhớp nháp của nó. Thứ mùi này cho ta biết ngay rằng ta đang ở một điểm trên trái đất nơi giới thực vật rậm rạp và không mệt mỏi luôn liên tục hoạt động, sinh sôi, lan tràn và nở hoa, song đồng thời cũng đang tật bệnh, bị đốn ngã, sâu ruỗng và héo rụi. Đó là mùi của những tấm thân được sưởi nóng và cá khô, của thịt ôi và sắn nướng, của hoa tươi và tảo rữa, tóm lại là mùi của tất cả những thứ đồng thời vừa dễ chịu vừa khó chịu, vừa lôi cuốn vừa đáng ghét, những thứ cám dỗ hoặc làm người ta ghê tởm. Thứ mùi này bay đến với chúng ta từ những rừng cọ không xa, thoát ra từ mặt đất nóng ran, bốc lên trên những rãnh nước mốc meo của thành phố. Nó không rời chúng ta, nó là một phần của miền nhiệt đới. Và cuối cùng là khám phá quan trọng nhất - con người. Những người ở đây, dân bản xứ. Họ mới hợp với phong cảnh, ánh sáng và thứ mùi này làm sao! Dường như họ tạo thành một tổng thể. Dường như con người và cảnh vật không tách rời nhau, bổ sung cho nhau, là một bản sắc, một cộng đồng hài hòa. Dường như mỗi sắc dân được đặt vào phong cảnh của riêng mình, khí hậu của mình! Chúng ta tạo ra phong cảnh của mình, còn phong cảnh nặn thành hình các đường nét trên gương mặt chúng ta. Người da trắng ở giữa những cây cọ và đám dây leo này, trong các bụi cây và rừng rậm này là một điều gì đó lạc lõng thừa thãi. Nhợt nhạt, yếu ớt, áo đẫm mồ hôi, tóc dính bết, anh ta luôn bị cái khát, cảm giác bất lực và chán nản hành hạ. Anh ta luôn luôn sợ hãi, sợ muỗi, a míp, bọ cạp, rắn - tất cả những gì cử động đều làm anh ta tràn ngập lo sợ, khiếp hãi, hoảng loạn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Gỗ Mun PDF của tác giả Ryszard Kapuściński nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Gò Công - Xưa Và Nay (Huỳnh Minh)
Tiếp nối công trình tự vạch quyết ghi lại và điểm tô thêm những nét đẹp của non sông cẩm tú, vạch bóng thời gian tìm lại sự nghiệp những người hùng của một dân tộc kiêu hùng, chúng tôi đã lần lượt cống hiến đồng bào những cuốn sách sưu khảo riêng về mỗi tỉnh miền Nam. Sau những tỉnh Bến-tre, Bạc-liêu, Cần-thơ, và Vĩnh-long, hôm nay chúng tôi rất hân hạnh trình bày trước mắt quí vị những đặc điểm của tỉnh Gò-công yêu mến. Trong mười mấy hòn ngọc quí hiệp thành kim miện của nữ-hoàng Nam-Việt, Gò-công là một trong những hòn sáng chói đáng yêu. Người dân hiền lành chất phác, có tinh thần hiếu học, lịch sử oai hùng, mỗi thời đại mỗi đóng góp cho quốc gia những nhân tài cũng như vật lực dồi dào trong lúc đấu tranh cũng như xây dựng. Đầm Vạn-thắng muôn thuở ghi danh những chiến công Võ-Tánh, giồng Sơn-qui còn giữ lăng họ Phạm để nhắc lại công dung ngôn hạnh bà Từ-Dũ, người hiền mẫu của Nam-triều. Mộ Trương-Công-Định kiêu-hùng sừng sựng giữa trời mây làm giặc Pháp kiêng oai, bia đội Tấn mấy phen sụp đổ bởi nhơn dân oán ghét. Xứ Gò-công hai phen kháng-chiến, từ Đám lá tối trời tới lũy tre xanh ở Giồng-nâu, bao nhiêu anh hùng noi gương Trương-công-Định đã mài dũa gươm linh, tinh-thần bất khuất của dân-tộc tồn tại mãi trên đồi cây ngọn cỏ. Bao nhiêu di tích lịch-sử còn sờ sờ ra đó, khiến khách nhàn du về viếng Gò-công mỗi bước đi mỗi luống ngậm ngùi. Ngắm cảnh vật, nhớ người xưa lòng quyến luyến. Tôi đã viết quyển sách này với tất cả tấm lòng. Gò-công kháng-chiến anh-dũng! Tìm mua: Gò Công - Xưa Và Nay TiKi Lazada Shopee Gò-công văn-nghệ tinh anh! Gò-công kinh tế dồi dào! Gò-công xưa cũng như nay đã cống hiến cho quốc gia lắm nhơn tài đáng kể. Đọc « Gò-công Xưa và Nay » quý vị sẽ được dịp ôn lại những trang lịch-sử vẻ vang của nòi giống, sẽ được viếng thăm những di-tích lịch sử, những cảnh đẹp non sông, sẽ làm quen với những nhà văn cận đại và hiện đại của nước nhà, sẽ nhận thức hiện tình chánh trị, kinh-tế, văn-hóa, mỹ-nghệ của một tỉnh đã và đang vươn mình tiến bộ. Chúng tôi không dám tự phụ đã sưu-tầm đầy đủ, không bỏ sót một khía cạnh nào. Nhưng với tất cả cố gắng của chúng tôi, cuốn sách này ít nữa cũng sẽ giúp cho quý vị có một quan-niệm tổng-quát về tỉnh Gò-công trong dĩ-vãng và hiện-tại. Với sức mọn tài hèn, phương-tiện eo hẹp, hơn nữa, chúng tôi chỉ làm hết sức mình với tinh-thần thiện chí. Chỉ mong nơi sự tán trợ của quý độc-giả trong nước cũng như ngoài nước ủng hộ chúng tôi để tiếp tục con đường đã vạch sẵn. Mục-đích của chúng tôi là phụng-sự văn-hóa, góp công tô-điểm quê-hương, bảo tồn di tích lịch-sử nước non nhà. Nêu các gương trung-dũng ái-quốc của các bậc danh nhân chí sĩ, làm sống lại hùng khí của người xưa, bảo-vệ dân-tộc tính, đó là lý-tưởng duy nhứt của chúng tôi vậy.Sàigon, ngày 01-01-1969 HUỲNH-MINHDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Huỳnh Minh":Bạc Liêu XưaCần Thơ Xưa Và NayĐịnh Tường - Xưa Và NayGò Công - Xưa Và NayTây Ninh XưaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Gò Công - Xưa Và Nay PDF của tác giả Huỳnh Minh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Giữa Những Hiệp Sĩ Đen Tập 1 (Yuri Dold-Mikhajlik)
Tên cai ngục đóng sập cửa, chiếc khóa nổ đánh tách một tiếng khô khan như khi người ta lên đạn khẩu súng lục, ội dung chủ yếu của cuốn sách: Dựa vào một chuyện có thật, tác giả dựng nên hình tượng người báo Xô-viết nhân vật Nam tước Phôn Gôn-rinh - nhận mệnh lệnh tình báo chiến lược của Bộ Tư lệnh Hồng quân Liên Xô vào hoạt động tận sào huyệt của bọn phát-xít Đức, trong Chiến tranh thế giới thứ hai.*** Gri-gô-ri rùng mình, nhưng chỉ giây lát sau anh thấy khó chịu gần như bực mình với bản thân. Khi chúng tuyên án, anh rất hài lòng là mình đã không hề tỏ ra sợ hãi và anh quyết định sẽ giữ vẻ bình tĩnh lạnh lùng cho đến những giây phút cuối. Trong cuộc đời anh, không phải chỉ một lần — đã có những lúc anh phải dồn hết sức lực để thắng phút yếu lòng thường hay lung lạc con người trong hiểm nguy. Chỉ có điều hai tiếng khiếp sợ không thích hợp ở đây. Đó chính là sự đương đầu với những điều gian nan nhất. Năm 1941, khi anh vượt qua mặt trận dưới cái tên Hen-rích phôn Gôn-rính, anh đã may mắn qua được những bước hiểm hóc đã đương đầu với tất cả những xấu xa, cạm bẫy trong hang ổ quân thù. Dù biết rằng mình đang phải đùa giỡn với tử thần trong từng giây phút một, thế nhưng anh vẫn chiến thắng mọi hiểm nguy mà không hề sợ hãi. Ngay cả khi bị hỏi cung ở Bông-vin, dù hiểu rằng chỉ trong nháy mắt có thể phải nổ đạn vào thái dương mình, anh cũng không hề hốt hoảng. Anh đã chuẩn bị sẵn sàng tất cả cho bản thân và quyết định sẽ không đổi rẻ sinh mạng mình một cách vô ích. Gri-gô-ri biết là chiến tranh đã bùng nổ, và cấp trên hay đứng hơn là "Tổ quốc" đã điều anh tới một mặt trận đầy, gay cấn và hiểm hóc, nơi mà cả thành công lẫn sự sống còn đều phụ thuộc vào khả năng tự chủ của chính bản thân anh. Tìm mua: Giữa Những Hiệp Sĩ Đen Tập 1 TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giữa Những Hiệp Sĩ Đen Tập 1 PDF của tác giả Yuri Dold-Mikhajlik nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.