Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thập Nhị Binh Thư (Đỗ Mộng Khương)

Lịch sử nhân loại luôn gắn liền với lịch sử của những cuộc chiến tranh. Dẫu một nước lớn như Trung Hoa hay một nước nhỏ như Việt Nam cũng không thể tránh khỏi quy luật một xâu chuỗi của những cuộc chiến tranh nối liền nhau tưởng như không dứt. Từ xuất phát đó, việc nâng nghệ thuật chiến tranh, nghệ thuật chiến thắng lên thành Lí thuyết, thành học thuật là một nhu cầu cấp thiết của những người làm tướng. Trong cuộc chiến, ai nắm vững nghệ thuật chiến tranh sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng hơn nếu là kẻ mạnh và có nhiều cơ hội để tránh thất bại hơn nếu là kẻ yếu. Mà đã yếu nhưng lại tránh khỏi thất bại thì cũng đáng gọi là thắng rồi…

Binh thư đã ra đời như thế. Ta có thể tìm thấy trong binh thư cổ những bí aaen của phép dụng binh thuở ấy. Từ cách triệt lương phá đường đến đoạt thành chiếm đất. Từ cách trị quân tới cách cứ tướng. Từ những mưu chước đánh vào long tướng địch cho tới mẹo làm tan nhuệ khí địch quân. Kể cả những “ bí pháp” ngắm xem tượng trời, xem những “ điềm” lành và dữ vẫn là nỗi băn khoăn của bao nhiêu người làm tướng. Nhưng binh thư không chỉ đơn giản ở mức ấy. Còn rất nhiều điều ẩn chứa bên trong những trang sách đã được đúc rút qua bao nhiêu đời…***

Trong số 12 bộ binh thư được chúng tôi tập hợp và giới thiệu có 9 bộ của Trung Hoa, 3 bộ của Việt Nam. Lí do có sự lựa chọn đó rất đơn giản: Binh pháp Trung Hoa cổ vốn nổi tiếng là những bộ binh pháp được đúc kết rất chặt chẽ và nâng thành Lí thuyết chiến tranh. Các bậc anh hung dân tộc của Việt Nam đều nắm rất vững binh pháp Trung Hoa mới có thể đánh thắng được những đạo quân phương Bắc hùng mạnh với những viên tướng lâu thông binh pháp. Nhưng không chỉ tiếp thu, người Đại Việt suốt bao nhiêu năm đã sáng tạo nên một Lí luận riêng, một nghệ thuật chiến tranh riêng, chỉ có những dân tộc nhỏ nhưng quật cường mới có. Chỉ trên đất Việt này ta mới hiểu thế nào là: “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo” (Nguyễn Trãi). Chúng tôi sưu tập và giới thiệu cả những tinh hoa binh pháp Trung Hoa và Việt Nam để độc giả của một dân tộc nhỏ bé đã chiến đâu và chiến thắng trước những Lí thuyết chiến tranh tưởng như không thể nào sai nổi. ***

Về binh pháp Trung Hoa:

Lục thao và Tam lược là 2 pho binh thư vào hang cổ nhất với danh nghĩa là của Thái Công Khương Tử Nha - vị Thừa tướng làm nên sự nghiệp 800 năm của nhà Chu. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu vẫn nghi ngờ vào giá trị thực của 2 bộ sách này, trong đó có những dấu hỏi về vị tác giả nửa thực nửa hư mà người ta biết chủ yếu qua huyền thoại và pho tiểu thuyết Phong Thần viết dưới triều Minh. Sự nghi ngời cũng vậy với bộ Tố thư thường được đi kèm như phụ lục của Lục thao và Tam lược với tác giả lại là một vị tiên. Ông tiên Hoàng Thạch Công này, theo tương truyền, là người đã tu chỉnh binh pháp của Khương Thái Công và trao cho Trương Lương.Với bộ Tố thư đó ( cũng theo tương truyền ) Lưu Hầu Trương Tử Phòng đã làm nên sự nghiệp 400 năm của nhà Hán. Vì vậy, xét về giá trị, 4 bộ binh thư quan trọng nhất phải là binh pháp Tôn Tử, Ngô Tử ( vẫn được gọi là binh pháp Tôn Ngô ),Tư Mã, và phần nào là Đường Thái Tông - Lí Vệ Công vấn đối. Những vị tác giả của các bộ sách này tỏ rõ sự hiện hữu của mình trong lịch sử và hơn nữa, những điều họ viết đi sâu vào thực tế chứ không viển vông và mở hồ. Tôn Tử là tướng nước Ngô, Ngô Tử là tướng nước Ngụy và nước Sở, Tư Mã Điền Nhương Tư là tướng nước Tề. Cả ba người đều góp công dựng nên những nghiệp bá cho vua nước mình giữa thời đại đông Chu đày loạn lạc.Đường Thái Tông - Lí Vệ Công vấn đối được coi là của Vệ Công Lí Tĩnh - một mưu thần mà kế sách cũng vào loại lừng danh. Ngược lại, một nhân vật lịch sử hết sức quan trọng là Võ Hầu Gia Cát Lượng đã bị thần thánh hóa qua tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa nên dường như những gì vẫn được coi là trước tác của ông lại mang đầy vẻ thần bí của một đạo sĩ. Giá như trong này chúng ta gặp sơ đồ của “ trâu gỗ, ngựa máy” thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên lắm. Cho nên ngoài 4 pho binh thư chính đã nói ở trên, các pho còn lại đều có vẻ do hậu sinh trước tác. Dù vậy, cả 9 pho binh pháp đó đều vẫn có những giá trị thực sự không thể chối bỏ. Do đó, chúng tôi vẫn tập hợp lại toàn bộ các pho binh thư và vẫn để nguyên tên tác giả như bao đời nay đã thế. Tìm mua: Thập Nhị Binh Thư TiKi Lazada Shopee

***

Về binh pháp Việt Nam:

Pho Binh thư yếu lược hiện nay đến tay người tập hợp chỉ có 2 bản chính: một bản đầy những “ bí pháp” mơ hồ như một cuốn sách dạy chiêm bốc, một bản đầy những ví dụ sau đó cả vài trăm năm! Đã thế, trải qua mấy phen binh lửa, mấy phen giặc Minh đốt sách, thật khó để biết rằng liệu Binh thư yếu lược thực có còn không chứ đừng nói đến sự phân biệt xem đâu là bản “ chính”.Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một vị anh hùng dân tộc, nhưng hậu thế cũng đã thần thánh hóa ông thành một “ Đức Thánh Trần “ mang nhiều màu sắc tín ngưỡng tôn giáo. Nếu nhìn theo khía cạnh ấy, về một mặt nào đó, dường như có nhiều “ bí pháp “ lại còn có vẻ “ đáng tin” hơn. Bởi dù sao phía sau một chương ngắn về các “ bí pháp” đó, các chương sau có vẻ đúng là bộ binh thư với đủ phép mộ binh, chọn tướng…Trong khi đó, bản Binh thư yếu lược sau này lại dẫn ra những ví dụ mà chỉ người tiếp theo vài thế kỉ mới biết đến.Thậm chí, ngay trong bản Binh thư yếu lược này, ta còn bắt gặp khá nhiều đoạn trích dẫn từ Hổ trướng khu cơ.Chắc chắn bản này không là bản chính mà đã qua một bàn tay tu chỉnh của hậu thế nếu không nói là một trước tác của hậu thế hẳn hoi ( mà phải là dưới thời Nguyễn vì như thế thì mới có được cả những ví dụ phép dụng binh của nhà Tây Sơn ). Dẫu vậy, chúng tôi vẫn tập hợp cả 2 bản Binh thư yếu lược và tạm để tên Hưng Đạo Vương gắn với bản thứ nhất mà để trống tên tác giả ở bản thứ hai.Dù gì thì gì, đã quả quyết bản thứ hi do hậu thế tu chỉnh thì không đặt tên Hưng Đạo Vương ở ngôi tác giả thì phải nhẽ hơn…

Hổ trướng khu cơ gắn liền với tên một vị tướng tài ba trong cuộc Trịnh Nguyễn phân tranh: Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ. Có lẽ tác phẩm Hổ trướng khu cơ mà chúng tôi tập hợp tại đây đúng là của Đào Duy Từ vì mấy lẽ: Thứ nhất, thời ông sống khá gần với chúng ta. Thứ hai, ông là một công thần của Nguyễn triều, triều đại cuối cùng của phong kiến Việt Nam nên tác phẩm của ông sẽ không còn bị “vướng” phải một cuộc hủy sách nào nữa. Thứ ba, văn bản Hổ trướng khu cơ thiên về thực hành quân sự như một sự đúc rút từ thực tế chứ không phải là lí thuyết đơn thuần. Như thế, nếu không phải đích là một vị võ tướng than trải trăm trận tự tổng kết kinh nghiệm thì e khó mà ngụy tạo cho nổi. Cho nên, vãn bản Hổ trướng khu cơ là có nhiều chứng cứ đáng tin cậy để ghi nhận đúng là trước tác của Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đỗ Mộng Khương":Đại Nam Liệt Truyện - Tập 1Đại Nam Liệt Truyện - Tập 2Đại Nam Liệt Truyện - Tập 3Dainamliettruyen-Tap2Dainamliettruyen-Tap3Thập Nhị Binh Thư

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thập Nhị Binh Thư PDF của tác giả Đỗ Mộng Khương nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Biết Tất Tần Tật Chuyện Trong Thiên Hạ (Nhiều Tác Giả)
Đây là loại sách có tính chất bách khoa tri thức, tập hợp những câu chuyện thú vị từ xưa đến nay trong cuộc sống, trong mọi lĩnh vực văn hoá, khoa học, lịch sử. ở khắp năm châu bốn biển, mà trước hết là ở Trung Quốc và phương Đông. -Tại sao người Trung Quốc thời cổ coi Kì lân, Phượng hoàng, Rùa và Rồng là những con vật tượng trưng cho điều tốt lành? -Tại sao trong tên gọi các công trình kiến trúc thời cổ thường có chữ "cửu”? -Tại sao mặt tiền các kiến trúc cổ Trung Quốc thường có một đôi sư tử đá? -Tại sao phần mộ của các đế vương được gọi là lăng? Tìm mua: Biết Tất Tần Tật Chuyện Trong Thiên Hạ TiKi Lazada Shopee -Tại sao ngày đầu năm gọi là "Nguyên đán"? -Tại sao đến tiết Thanh minh người ta phải đi tảo mộ? -Dịp tết Đoan ngọ tại sao người ta ăn bánh tét? -Tại sao đến rằm tháng Tám người ta ăn bánh Trung thu? -Tại sao tết Người Già và tết Trùng dương trùng hợp với nhau? -Đêm cuối năm tại sao lại phải thức qua giao thừa? -Tại sao người miền Bắc Trung Quốc có phong tục ăn mằn thắn trong tết Nguyên đán? -Đêm giao thừa, tại sao người lớn tặng tiền mừng tuổi cho trẻ con? -Năm mới đánh vỡ đồ vật có phải là điềm không may hay không? -Tục mùa xuân múa rồng và múa sư tử -Tại sao tết Nguyên tiêu còn gọi là "Tết Đèn"? -Tại sao vợ chồng kết hôn lần đầu gọi là "vợ chồng kết tóc”? -Đời xưa tại sao gọi các nhà giam là "ban phòng '? -"Thượng phương bảo kiếm” là cái gì? -Tại sao trong xã hội.phong kiến Trung Quốc đàn bà phải bó chân? -Tại sao trong các cuộc hôn nhân nhà mối được gọi là "Nguyệt lão"? -Tại sao sinh con lại phát quả trứng đỏ? -Tại sao phải cho con trẻ mặc áo trăm mảnh?Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Biết Tất Tần Tật Chuyện Trong Thiên Hạ PDF của tác giả Nhiều Tác Giả nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thằng Tơ Tưởng (Nguyễn Công Kiệt)
"Thằng Tơ Tưởng" dựng lại sống động quang cảnh đất nước ta những năm đánh Mỹ. Những năm Mỹ thả bom xuống miền Bắc rất khốc liệt, người dân thành phố phải đi sơ tán đến các vùng nông thôn và miền núi. Hai anh em Thanh đi sơ tán tận làng Nậm, Thái Nguyên. Trên đó, cùng với đám trẻ trong làng, các em đã dựng lên một trận địa pháo đánh giặc, học tập các chú các anh, với một tinh thần yêu nước mãnh liệt. Nhưng pháo của các em là giả mà bom của địch lại là thật. Bởi vậy dù các em rất quả cảm, làm việc rất tốt, nhưng vẫn không tránh khỏi thương vong. Cũng từ đó, các em đã trưởng thành, đã chính thức được trở thành anh bộ đội cụ Hồ, góp được công sức của mình vào cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thằng Tơ Tưởng PDF của tác giả Nguyễn Công Kiệt nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thằng Tơ Tưởng (Nguyễn Công Kiệt)
"Thằng Tơ Tưởng" dựng lại sống động quang cảnh đất nước ta những năm đánh Mỹ. Những năm Mỹ thả bom xuống miền Bắc rất khốc liệt, người dân thành phố phải đi sơ tán đến các vùng nông thôn và miền núi. Hai anh em Thanh đi sơ tán tận làng Nậm, Thái Nguyên. Trên đó, cùng với đám trẻ trong làng, các em đã dựng lên một trận địa pháo đánh giặc, học tập các chú các anh, với một tinh thần yêu nước mãnh liệt. Nhưng pháo của các em là giả mà bom của địch lại là thật. Bởi vậy dù các em rất quả cảm, làm việc rất tốt, nhưng vẫn không tránh khỏi thương vong. Cũng từ đó, các em đã trưởng thành, đã chính thức được trở thành anh bộ đội cụ Hồ, góp được công sức của mình vào cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thằng Tơ Tưởng PDF của tác giả Nguyễn Công Kiệt nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đường, Tống Bát Đại Gia (Nguyễn Hiến Lê)
Tuỳ cũng như Tần, thống nhất được Trung Quốc mà không giữ ngôi được bao lâu (581-621); Đường (618-907) cũng như Hán hưởng cảnh tương đối thịnh trị suốt ba thế kỉ, nhờ vậy văn học phát triển cực kì rực rỡ. Hết Đường, đến Ngũ Đại (907-960), loạn lạc nửa thế kỉ; rồi đến Tống (960-1299) tạm yên được trên ba trăm năm nữa. Đường và Tống là những thời đại mà văn hóa Trung Quốc phát huy đến cực điểm. Phật học thịnh ở đời Đường, lí học ở đời Tống; Đường là hoàng kim thời đại của thơ, Tống là hoàng kim thời đại của từ. Về sử học và triết học, Đường không có tác phẩm nào lớn; phải tới Tống mới có những bộ sử: Tân Đường thư, Tân Ngũ Đại sử của Âu Dương Tu, Tư trị thông giámcủa Tư Mã Quang; và những tác phẩm về triết học dung hoà Lão, Khổng, Phật của Chu Đôn Di, Trương Hoành Cử, Trình Minh Đạo, Trình Y Xuyên, Chu Hi. Nhưng xét riêng về những tiểu phẩm bằng tản văn thì Đường, Tống thịnh ngang nhau và đều lưu lại nhiều viên ngọc rất quí. Phong trào duy mĩ đến Lục Triều là cực thịnh. Chính lúc nó cực thịnh, đã có một số người vạch ra những sở đoản của nó như Tô Xước triều Nguỵ; nhưng phải đợi tới đời Thịnh Đường (thế kỉ VIII) mới có một phong trào mạnh mẽ phản đối nó, phong trào phục cổ, mà người mở màn là Trần Tử Ngang, người tiếp tục cổ suý là Lí Bạch, Đỗ Phủ, người hăng hái thực hiện và gặt được kết quả là Hàn Dũ và Liễu Tôn Nguyên. Tìm mua: Đường, Tống Bát Đại Gia TiKi Lazada Shopee Những nhà đó đả đảo lối văn biền ngẫu diễm lệ, du dương phù bạc, vô ích cho nhân sinh, hô hào trở lại lối văn thời cổ (từ Hán trở về trước), bình dị, không tô chuốt, có mục đích tải đạo. Hàn Dũ bảo: “Không phải là sách của thời Tam Đại (tức Hạ, Thương, Chu) và Lưỡng Hán (tức Tây Hán và Đông Hán, cũng gọi là Tiền Hán và Hậu Hán) thì không dám xem, không phải là cái chí của thánh nhân thì không dám giữ… Theo con đường nhân nghĩa mà đi, theo cái nguồn Thi, Thư mà lội thì suốt đời sẽ không lạc đường, không tuyệt cái nguồn”. Nhưng phục cổ không phải là mô phỏng cổ nhân, phải có tinh thần sáng tác, không nô lệ một cây bút nào. Cho nên Hàn Dũ lại viết thêm: “Có kẻ hỏi làm văn thì theo ai? Xin kính cẩn đáp: Theo cổ thánh hiền. Lại hỏi: Sách của cổ thánh hiền thì còn đủ nhưng nội dung không giống nhau, vậy bắt chước ai? Xin đáp: Theo ý mà không theo lời”. Nhờ chủ trương đó mà tản văn Đường có rất nhiều vẻ: bình dị, chân thành mà cảm động, tươi đẹp mà không uỷ mị, hùng hồn mà trang nghiêm. Ảnh hưởng lan qua cả tới thơ, gây ảnh hưởng tả thực trong những tác phẩm xã hội của Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Tuy nhiên, biền văn vẫn còn sức cám dỗ văn nhân, đến đời Ngũ Đại, một thời hắc ám như đời Lục Triều lại thịnh lên, mặc dầu những bài thực có giá trị mỗi ngày một hiếm. Do đó, tới đời Tống, phong trào phục cổ thứ nhì lại xuất hiện, mà người cổ suý là Âu Dương Tu. Ông lớn tiếng hô hào khẩu hiệu “Theo Hàn Dũ”, rồi Vương An Thạch, Tô Thức, Tăng Củng… hưởng ứng, chê bọn tô chuốt lời lẽ mà không dụ đạo đức là hạng thợ văn. Tương truyền hồi làm chánh chủ khảo các kì thi tiến sĩ, gặp bài nào đẽo gọt quá, ông đều bỏ, không thèm chấm. Nổi danh nhất trong hai đời Đường, Tống là tám nhà dưới đây mà trong văn học sử người ta gọi là “Đường, Tống bát đại gia”: Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên (Đường) Âu Dương Tu, Vương An Thạch, Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt, Tăng Củng (Tống). Trong cuốn này chúng tôi trích dịch nhiều bài của tám nhà đó, nhất là của Hàn Dũ, Âu Dương Tu và Tô Thức…. Nguyễn Hiến LêDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên LýĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đường, Tống Bát Đại Gia PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.