Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Bạn Thông Minh Hơn Bạn Nghĩ (Thomas Armstrong)

Tại Sao Bạn Lại Thông Minh Hơn Bạn Nghĩ?

Bạn có nghĩ mình thông minh không? Và trí thông minh là gì? Nhiều người tin rằng thông minh là phải đạt điểm tốt hoặc giành thứ hạng cao ở trường học. Hoặc thông minh là làm được những việc như:

• Đọc thật tốt

• Giải toán nhanh

• Học thuộc lòng giỏi Tìm mua: Bạn Thông Minh Hơn Bạn Nghĩ TiKi Lazada Shopee

• Thành thạo máy tính

Còn bạn, bạn nghĩ thông minh là gì?

Những điều này có thể khiến bạn ngạc nhiên bởi trí thông minh có thể biểu hiện theo nhiều cách thức khác nhau - trong nghệ thuật, âm nhạc, thể thao, trong cách cảm nhận, sự hiểu biết về thiên nhiên và sống hòa hợp với những người xung quanh... Trong cuốn sách này, bạn sẽ khám phá ra rằng có vô vàn cách biểu hiện trí thông minh.

Trong gần một thế kỷ qua, giới chuyên môn vẫn sử dụng các bài kiểm tra IQ để đo chỉ số thông minh. IQ là từ viết tắt của Intelligence Quotient, là thước đo trí thông minh của con người thông qua một bài kiểm tra. Bài kiểm tra này yêu cầu bạn phải giải toán, định nghĩa từ, tạo mẫu thiết kế, nhắc lại các con số theo trí nhớ và một số bài tập khác nữa. Có thể bạn cũng từng làm một bài kiểm tra IQ giống như vậy.

Nhiều người nghĩ rằng kiểm tra chỉ số IQ là cách tốt nhất để đo trí thông minh của con người. Tuy nhiên, kiểm tra IQ không phải là cách hoàn hảo vì có rất nhiều thứ không thể phản ánh qua các bài kiểm tra. Chúng không thể dự đoán được khi trưởng thành bạn sẽ làm gì hoặc trở thành người như thế nào. Và các câu hỏi kiểm tra cũng thường chịu ảnh hưởng bởi định kiến hoặc quan điểm của người ra đề. Bên cạnh đó, không có bài kiểm tra nào là toàn diện. Hệ thống câu hỏi thường không thể làm bộc lộ những khả năng khác nhau của bạn. Nói chung, các bài kiểm tra IQ thường chú trọng từ ngữ hoặc các con số, vì vậy sẽ làm xao lãng những thứ quan trọng khác như khả năng âm nhạc, nghệ thuật, tự nhiên hay xã hội.

Thời gian gần đây, nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ quan điểm cho rằng kiểm tra IQ là thước đo trí thông minh tốt nhất. Một trong số đó là nhà tâm lý học, Tiến sỹ Howard Gardner thuộc Đại học

Harvard. Những công trình nghiên cứu của ông đã đưa ra một cái nhìn hoàn toàn mới về vấn đề “Thế nào là thông minh?”

Thuyết Trí Thông Minh Đa Dạng Nhận thấy việc kiểm tra IQ có tác dụng rất hạn chế và không thể đánh giá đầy đủ về khả năng phong phú mà con người thường biểu hiện và sử dụng, Tiến sỹ Gardner khẳng định rằng chúng không phải là thước đo chính xác trí thông minh của con người.

Gardner cho rằng không chỉ có một mà có rất nhiều loại hình thông minh khác nhau. Những nghiên cứu áp dụng với người lớn lẫn trẻ em đã giúp ông khám phá cách con người vẫn học tập, thể hiện sự thông minh theo nhiều cách khác nhau. Ông nhấn mạnh rằng những phần khác nhau của bộ não có liên quan mật thiết đến những kiểu thông minh khác nhau. Và ông đưa ra nhận định, hay một thuyết, giải thích những khả năng đa dạng mà ông đã thấy. Ông gọi đó là Theory of Multiple Intelligence (Thuyết trí thông minh đa dạng) hay viết tắt là Thuyết MI.

Nếu tìm hiểu, bạn sẽ lập tức bị ý tưởng về trí thông minh đa dạng của Gardner cuốn hút. Có vô vàn ví dụ về những người chưa bao giờ thử kiểm tra IQ hoặc không đạt điểm cao trong các bài kiểm tra nhưng thật sự tài giỏi theo cách này hay cách khác. Họ có thể vẽ tranh, leo núi, làm kinh doanh, khám phá thiên nhiên hoặc sửa chữa máy móc, v.v... Dĩ nhiên, bạn có thể vừa đạt điểm cao khi kiểm tra IQ vừa giỏi những việc đó, nhưng kết quả này không thể phản ánh bạn giỏi lĩnh vực nào.

Thuyết MI nói rằng có tám loại hình thông minh - tám cách để trở nên tài giỏi. (Có lẽ sẽ còn những loại hình khác nữa nhưng chúng ta chưa khám phá được). Mỗi loại hình thông minh có thể được nhận biết bởi những đặc điểm, hành động và sở thích cụ thể.

Khi xuất bản các cuốn sách về học thuyết của mình, Tiến sỹ Gardner cũng đã đặt tên cho các loại hình thông minh. Đây là tám loại hình thông minh ông đã đề cập: (1) Trí thông minh ngôn ngữ; (2) Trí thông minh âm nhạc; (3) Trí thông minh logic; (4) Trí thông minh không gian; (5) Trí thông minh vận động cơ thể; (6) Trí thông minh tương tác cá nhân; (7) Trí thông minh nội tâm; (8) Trí thông minh thiên nhiên.

Tôi đã nghiên cứu công trình của Tiến sỹ Gardner trong hai mươi năm qua. Trong nhiều năm liền, tôi đã viết các cuốn sách về trí thông minh đa dạng cho người trưởng thành. Nhưng vì đã dành nhiều năm dạy học cho các em nhỏ nên tôi muốn viết một cuốn sách cho thiếu nhi. Tôi hy vọng có thể giải thích Thuyết MI một cách dễ hiểu nhất, bởi tôi nghĩ rằng đó là phương tiện cần thiết giúp các em phát triển tốt nhất trí thông minh của mình.

Để dễ hiểu hơn, tôi dùng những từ đơn giản để gọi tên tám loại hình thông minh này:

1. Trí thông minh ngôn ngữ: Bạn yêu thích ngôn từ và cách sử dụng chúng để nói, đọc, viết. Bạn thích chơi trò xếp chữ, đánh vần, kể chuyện, học ngoại ngữ, viết lách hay đọc sách. Hãy đọc Chương 1 để tìm hiểu thêm về loại hình thông minh này.

2. Trí thông minh âm nhạc: Bạn yêu thích âm nhạc, tiết tấu, giai điệu và các loại âm thanh. Bạn có thể nhận biết được trường độ, cao độ. Bạn thích nghe nhiều loại nhạc, ca hát, chơi nhạc cụ, nghe đĩa CD hoặc tham dự các buổi hòa nhạc. Hãy đọc Chương 2 để tìm hiểu thêm về loại hình thông minh này.

3. Trí thông minh logic: Bạn có khả năng tính toán và hiểu rõ các con số hay khái niệm toán học; bạn thích tìm tòi và say mê khoa học. Có thể bạn thích các câu đố, các vấn đề phức tạp, máy tính, tự tạo mật mã hay làm các thí nghiệm khoa học. Hãy đọc Chương 3 để tìm hiểu thêm về loại hình thông minh này.

4. Trí thông minh không gian: Bạn thích ngắm nhìn thế giới và dõi theo những điều thú vị trong đó. Bạn có thể hình dung các sự vật hoặc hình ảnh trong đầu. Bạn có thể ghi nhớ những hình ảnh đã nhìn thấy và thể hiện cho người khác bằng cách vẽ tranh, tạo mẫu, chụp ảnh, kiến trúc hoặc chế tạo.

Hãy đọc Chương 4 để tìm hiểu thêm về loại hình thông minh này.

5. Trí thông minh vận động cơ thể: Bạn có một vóc dáng khả ái và có thể điều khiển cơ thể tiếp thu các kỹ năng mới hoặc tự khám phá bản thân theo những cách khác nhau. Có thể bạn giỏi điền kinh, khiêu vũ đẹp hay diễn xuất cừ. Hoặc thích làm đồ thủ công mỹ nghệ, thiết kế tạo dáng hoặc sửa chữa mọi thứ. Hãy đọc Chương 5 để tìm hiểu thêm về loại hình thông minh này.

6. Trí thông minh tương tác cá nhân: Bạn yêu mến những người xung quanh và cách họ đối xử với nhau. Bạn có thể là thành viên của nhiều nhóm sinh viên, bạn có rất nhiều bạn bè và thường xuyên giúp đỡ láng giềng hoặc tham gia các hoạt động trong bất kỳ nhóm xã hội nào. Hãy đọc Chương 6 để tìm hiểu thêm về loại hình thông minh này.

7. Trí thông minh nội tâm: Bạn biết mình đang cảm thấy gì, thành thạo trong làm việc gì và cần tự hoàn thiện lĩnh vực nào. Bạn luôn hiểu bản thân hơn người khác hiểu bạn. Có thể bạn sẽ viết nhật ký, tự đề ra kế hoạch cho tương lai, ngồi suy ngẫm về quá khứ hay tự đánh giá bản thân. Hãy đọc

Chương 7 để tìm hiểu thêm về loại hình thông minh này.

8. Trí thông minh thiên nhiên: Bạn thích quan sát, khám phá và phân loại các sự vật, hiện tượng, ví dụ như thực vật, động vật hay các loại đá hoặc cũng có thể phân loại các đĩa CD, trang phục của các bạn cùng lớp. Bạn thích chơi ngoài trời, làm vườn, chăm sóc vật nuôi, nấu nướng hay dồn hết tâm trí vào thế giới tự nhiên. Hãy đọc Chương 8 để tìm hiểu thêm về loại hình thông minh này.

Đôi Điều Về Cuốn Sách

Những chương tiếp theo sẽ mô tả chi tiết tám loại hình thông minh. Trong khi đọc, bạn hãy ghi chú lại xem bản thân, bạn bè, người thân, thậm chí cả thầy cô giáo của mình phù hợp với loại hình thông minh nào nhất. Cuốn sách sẽ giúp bạn khám phá xem bạn là ai và sẽ như thế nào. Mặt khác, nó còn giúp bạn hiểu rõ hơn về những người xung quanh như anh chị em, cha mẹ, bạn bè, thầy cô giáo,... Bạn sẽ hiểu rằng mỗi người đều có một điểm mạnh và cách làm việc riêng, chính điều này sẽ giúp bạn hiểu họ hơn, sống hòa hợp với họ, thậm chí học hỏi được từ họ nhiều hơn.

Đây là một tin tốt lành: Bạn có sẵn cả tám loại hình thông minh. Thật vậy! Bạn không chỉ có một mà có tất cả tám loại hình thông minh được đề cập trong cuốn sách với những mức độ khác nhau. Điều này không có nghĩa là bạn giỏi trong tất cả (sẽ không ai làm được như thế) nhưng thật sự là trong mỗi lĩnh vực bạn đều có ít nhiều khả năng. Khi đọc về tám loại hình thông minh, bạn sẽ khám phá ra ít nhất mỗi loại cũng đúng với mình một chút. Nghĩa là bạn đã thông minh hơn gấp tám lần trước khi bạn đọc cuốn sách này.

Và đây là những tin tốt lành khác:

• Tám loại hình thông minh là khác nhau nhưng chúng có giá trị như nhau. Tất cả các loại hình thông minh đều như nhau, không có cái nào quan trọng hơn.

• Dù bạn đang sở hữu trí thông minh ở mức độ nào, bạn cũng có thể khám phá, bồi dưỡng và phát triển nó. Dù gặp khó khăn khi phát âm từ dictionary (từ điển) hay sẽ trở thành nhà văn nổi tiếng trong tương lai, bạn vẫn có thể phát triển trí thông minh ngôn ngữ và cả các loại hình khác.

• Có thể bạn biết mình giỏi ở lĩnh vực nào, nhưng như vậy không có nghĩa là khả năng của bạn chỉ giới hạn ở đó. Có thể bạn có trí thông minh vận động cơ thể Xin chúc mừng! Nhưng đừng vì thế mà bỏ qua việc đọc sách, vì có thể đó là một khả năng khác của bạn (trí thông minh ngôn ngữ).

• Mỗi loại hình thông minh đều có nhiều cách biểu hiện. Ví dụ, nếu sở hữu trí thông minh ngôn ngữ, bạn có thể phát hiện ra mình là một diễn giả xuất chúng nhưng không phải một nhà văn giỏi; hay nếu sở hữu trí thông minh vận động cơ thể, bạn sẽ nhận thấy mình đá bóng rất cừ nhưng bơi lại không tốt. Từ đó, bạn có thể cố gắng phát huy những điểm mạnh và hạn chế điểm yếu.

• Trí thông minh đa dạng thể hiện trong hầu hết những việc bạn làm. Ví dụ, nếu bạn nghĩ rằng vẽ tranh chỉ là biểu hiện của trí thông minh không gian thì bạn đã nhầm rồi! Việc vẽ tranh có thể huy động trí thông minh vận động cơ thể để điều khiển cây cọ, trí thông minh thiên nhiên để quan sát từng chi tiết, trí thông minh nội tâm để nắm bắt các ý tưởng,... Và hầu hết các hành động của chúng ta đều dựa vào nhiều chứ không chỉ riêng một loại hình thông minh. Do đó, giống như việc vẽ tranh, bạn cần nhiều hơn một loại thông minh để làm bất cứ việc gì dù là diễn xuất, viết truyện, chơi khúc côn cầu hay lập trình máy tính.

• Tám loại hình thông minh được tìm thấy trong mọi nền văn hóa, khắp các quốc gia và ở bất kỳ độ tuổi nào. Do đó, bất kể bạn là ai và đến từ đâu, bất chấp tuổi tác và vốn tri thức, bạn cũng có một số loại trí thông minh. Phát triển loại nào cho tốt nhất là tùy thuộc ở bạn.

Bạn có thể nhận thấy dấu ấn của trí thông minh đa dạng ở khắp mọi nơi trong cuộc sống. Đó có thể là người hàng xóm có khu vườn đẹp, anh ta sở hữu trí thông minh về thiên nhiên và trí thông minh không gian. Hoặc em trai bạn thường viết nhật ký vì có trí thông minh ngôn ngữ hay mẹ bạn có trí thông minh âm nhạc nên rất thích ca hát,... Mọi nơi bạn đến ở nhà, trong lớp học hay ở nơi công cộng - bạn đều có thể thấy biểu hiện của trí thông minh đa dạng.

Tuy nhiên, bạn có thể nhận thấy trí thông minh đa dạng dễ dàng hơn cả ở ngay chính bản thân. Ai là người bạn dành nhiều thời gian nhất? Dĩ nhiên là bản thân bạn. Nếu trí thông minh đa dạng không biểu hiện rõ ràng ở bạn, không có vấn đề gì. Cuốn sách này sẽ giúp bạn tìm ra và phát triển nó tốt nhất.

Mỗi chúng ta đều sử dụng tám loại hình thông minh hàng ngày nhưng cách thể hiện lại hoàn toàn khác nhau. Ở một khía cạnh nào đó, tám loại hình thông minh giống như tám nốt nhạc ở các cấp độ khác nhau: Đồ, Rê, Mi, Fa, Son, La, Si, Đô. Và mỗi chúng ta là một bài hát được viết nên từ tám nốt nhạc đó. Cách chúng ta kết nối các nốt nhạc rất khác biệt nên không có bài hát nào giống nhau hoàn toàn.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bạn Thông Minh Hơn Bạn Nghĩ PDF của tác giả Thomas Armstrong nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Sáu Chiếc Mũ Tư Duy (Edward De Bono)
6 chiếc mũ tư duy “6 chiếc mũ tư duy” là một công cụ trợ giúp tư duy được Edward de Bono giới thiệu trong cuốn “6 Thinking Hats”. Đây là một phương pháp cực kỳ hiệu quả, giúp bạn đánh giá sự việc từ nhiều góc nhìn khác nhau để đưa ra quyết định tốt hơn. Nhờ vậy, bạn sẽ hiểu rõ hơn mọi ngóc ngách của sự việc, nhận diện được những nguy cơ và cơ hội mà bình thường bạn có thể không chú ý đến. Những người thành đạt thường tư duy theo hướng tích cực, thiên về lý trí, và đó là một trong những lý do giúp họ thành công. Mặc dù vậy, thông thường, họ có thể không đánh giá vấn đề từ các góc nhìn khác như cảm xúc, trực giác, sáng tạo hoặc mang tính tiêu cực. Hệ quả là đôi lúc họ bỏ qua những yếu tố có thể đưa đến sự thay đổi, không thể tạo ra những đột phá thật sự và không chuẩn bị những kế hoạch dự phòng cần thiết cho những rủi ro có thể gặp. Ngoài ra, những người đã quen giải quyết vấn đề một cách khoa học có thể sẽ không phát huy được khả năng sáng tạo hoặc giải quyết vấn đề dựa trên trực giác của họ. Nếu đánh giá một vấn đề bằng phương pháp “6 chiếc mũ tư duy”, bạn có thể giải quyết nó dựa trên tất cả các góc nhìn đã đề cập. Bạn sẽ kết hợp được cả tham vọng, kỹ năng thực hành, sự nhạy cảm, sáng tạo và khả năng lập kế hoạch dự phòng tốt trong việc ra quyết định và hoạch định. Kỹ thuật “6 chiếc mũ tư duy” Tìm mua: Sáu Chiếc Mũ Tư Duy TiKi Lazada Shopee Hãy lần lượt “đội” 6 chiếc mũ để đánh giá vấn đề. Mỗi lần đội mũ tức là bạn lại chuyển sang một cách tư duy mới.. Mũ trắng Khi đội “Mũ trắng”, bạn sẽ đánh giá vấn đề một cách khách quan, dựa trên những dữ kiện có sẵn. Hãy nghiên cứu thông tin bạn có để tìm ra câu trả lời cho những điều bạn còn thắc mắc. · Mũ đỏ Khi đội “Mũ đỏ”, bạn sẽ đánh giá vấn đề dựa trên trực giác và cảm xúc. Hãy cố gắng đoán biết cảm xúc của người khác thông qua những phản ứng của họ và cố gắng hiểu được những phản ứng tự nhiên của những người không hiểu rõ lập luận của bạn. · Mũ đen Khi đội “Mũ đen”, bạn cần đánh giá vấn đề theo góc nhìn tiêu cực, cẩn trọng và e dè. Hãy cố gắng đoán trước những nguyên nhân có thể khiến ý tưởng và cách giải quyết vấn đề không đạt hiệu quả như mong đợi. Nhìn nhận sự việc theo cách này sẽ giúp bạn loại bỏ những điểm yếu trong một kế hoạch hoặc cách thức tiến hành công việc, điều chỉnh cách giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho những vấn đề có thể nảy sinh ngoài dự kiến. Nhiều người thành đạt đã quen với việc suy nghĩ một cách lạc quan. Do vậy, họ có thể sẽ không dự kiến hết được những vấn đề có thể phát sinh nên không có sự chuẩn bị chu đáo. Cách tư duy “Mũ đen” sẽ giúp họ tránh được điều này. · Mũ vàng Khi đội “Mũ vàng”, bạn sẽ suy nghĩ một cách tích cực. Sự lạc quan sẽ giúp bạn thấy hết được những lợi ích và cơ hội mà quyết định của bạn mang lại. Cách tư duy “Mũ vàng” giúp bạn có thêm nghị lực để tiếp tục công việc khi bạn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. · Mũ xanh lá cây Mũ xanh lá cây tượng trưng cho sự sáng tạo. Lối tư duy tự do và cởi mở khi đội “Mũ xanh” sẽ giúp bạn tìm ra những giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề. · Mũ xanh dương Đây là chiếc mũ người chủ tọa đội để kiểm soát tiến trình cuộc họp. Khi gặp khó khăn do bế tắc về ý tưởng, chủ tọa có thể linh hoạt điều chỉnh cách tư duy của mọi người dự họp sang hướng “Mũ xanh lá cây”. Còn khi cần lập kế hoạch dự phòng, chủ tọa sẽ yêu cầu mọi người tư duy theo cách “Mũ đen”. Bạn có thể sử dụng phương pháp “6 chiếc mũ tư duy” trong các cuộc họp hoặc khi giải quyết vấn đề của mình. Nếu dùng trong các cuộc họp, kỹ thuật này sẽ giúp chủ tọa tháo “ngòi nổ” xung đột có thể xảy ra khi nhiều người có lối tư duy khác nhau cùng thảo luận về một vấn đề. Bạn cũng có thể sử dụng một phương pháp khác tương tự với “6 chiếc mũ tư duy” là đánh giá vấn đề từ quan điểm của nhiều chuyên gia (bác sĩ, kiến trúc sư, giám đốc kinh doanh …) hoặc khách hàng. “6 chiếc mũ tư duy” là phương pháp lý tưởng để đánh giá tác động của một quyết định từ nhiều quan điểm khác nhau. Nó giúp bạn kết hợp những yếu tố thuộc về cảm tính với những quyết định lý tính và khuyến khích sự sáng tạo khi ra quyết định. Nhờ vậy, kế hoạch của bạn sẽ hợp lý và chặt chẽ hơn. Ngoài ra, nó còn có thể giúp bạn tránh được những sai lầm về giao tế nhân sự và thấy trước những nhược điểm của một kế hoạch hành độngDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Edward De Bono":Sáu Chiếc Mũ Tư DuyTư Duy Đa ChiềuDạy Con Trẻ Cách Tư DuyTư Duy Là Tồn TạiDạy Trẻ Phương Pháp Tư DuyĐể Có Một Tâm Hồn ĐẹpĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sáu Chiếc Mũ Tư Duy PDF của tác giả Edward De Bono nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sa Mạc Nở Hoa (Virginia Axline)
LỜI GIỚI THIỆU Quyển sách này đưa chúng ta vào cuộc hành trình đầy ngạc nhiên lý thú của một chú bé “đi tìm chính mình”. Khi câu chuyện bắt đầu, Dibs đã đi học từ hai năm, nhưng vào lớp em thường bò xuống gầm bàn và ngồi đó lén lút theo dõi sinh hoạt của các bạn. Em không nhìn ai, không nói lời nào, ngay cả với cô giáo, mà chỉ la hét khi tới giờ về nhà. Không ai hiểu được nguyên nhân gây ra sự thinh lặng khép kín hay sự hung hăng giận dữ này. Nhà trường và gia đình quyết định nhờ một chuyên viên tâm lý theo dõi, tìm hiểu và giúp đỡ em, với phương pháp trị liệu bằng trò chơi. Chúng ta hãy tưởng tượng một em bé lần đầu tiên bước vào một căn phòng đầy đồ chơi, và được phép sử dụng bất cứ món nào, theo sở thích của em, với sự có mặt của cô hay thầy, sẵn sàng giúp em về mọi phương diện em yêu cầu, nhưng không can thiệp vào những lựa chọn của em. Có thể em sẽ bỡ ngỡ, sẽ không tin là mình được tự do như vậy. Từ trước tới nay luôn luôn có người biểu em làm việc này, việc kia, quyết định thế cho em, sống dùm em. Ở đây không có ai cả. Em bị thách thức phải vận dụng một sức mạnh nào trong con người mình, để làm một cái gì đó, nếu không thì thời giờ trôi qua trong phòng chơi sẽ vô vị và buồn chán quá. Có thể em sẽ ngồi im một vài lần, phá phách hay buông vật này bắt vật kia, nhưng em sẽ cảm nghiệm ngay sau đó hậu quả của hành vi mình. Dần dần em ý thức được là mình phải có sáng kiến, phải tự quyết định, phải lựa chọn. Khi làm được như vậy, em cảm thấy thích thú, và càng ngày nhân cách của em càng tăng trưởng. Người trị liệu đặt em trong tư thế chủ động hoàn toàn. Nhờ không bị gò bó hay thúc đẩy bên ngoài, từ từ em sẽ giương cánh bên trong. Khi đó những vấn đề của em sẽ xuất hiện. Em sẽ diễn tả qua trò chơi hoặc lời nói những gì đang đè nặng trong lòng em, những tình cảm bất an, sợ hãi, đau khổ, hận thù … chúng chỉ chờ có một cơ hội thuận tiện, một bầu không khí an toàn bằng thái độ tôn trọng, chấp nhận và cảm thông đối với em. Người trị liệu phản ảnh lại những gì em nói, giúp em nhận thức rõ rệt những gì em làm, hoặc không làm, nhằm mục đích xác định tâm trạng và thái độ của em. Điểm then chốt trong quá trình trị liệu là sự gây dựng một quan hệ đặc biệt giữa hai người cùng tham gia vào một cuộc mạo hiểm chung. Quan hệ này, tự nó, có tính cách trị liệu. Tác giả là một nhà trị liệu nổi tiếng về kỹ thuật chữa trị trẻ em rối loạn tình cảm. Bà đã dạy nhiều năm tại Đại học Columbia. Những kinh nghiệm của bà trong lãnh vực trị liệu “trẻ em có vấn đề” đã được trình bày trong cuốn “Play Theraphy” (trị liệu bằng trò chơi), xuất bản năm 1969. Quyển “SA MẠC NỞ HOA” ghi lại một thành công xuất sắc của bà. Đây là một tài liệu trung thực và đầy đủ, với sự chính xác khoa học, vì tất cả những buổi trị liệu đều được ghi âm. Nhưng nó không chỉ dành cho các chuyên gia, vì cùng lúc nó diễn tả những tình tiết rất gần gũi với chúng ta, là những bậc cha mẹ hay thầy cô đã từng băn khoăn về cách giáo dục con em mình, trong những trường hợp khó khăn. Cách đối xử của cô “A” đối với Dibs, cũng như những nguyên tắc giáo dục được khẳng định trong phần bình luận của cô ở cuối chương, sẽ gợi lên cho chúng ta một số suy nghĩ, và may ra sẽ giúp chúng ta khám phá những phương hướng mới để giải quyết một số trường hợp bế tắc. Dibs là một chú bé có nhiều tài năng, với một trí thông minh vượt xa mức trung bình. Vậy mà trước kia, em hiện ra như một trẻ đần độn, đến nỗi gia đình và nhà trường đã bắt đầu tuyệt vọng về em. Mong cho bao nhiêu trẻ em khác, trên đường đời, được may mắn gặp được một người như cô “A”, để những tài năng không bị mai một vì thiếu sự chăm sóc thích đáng. Với niềm hy vọng đó, chúng tôi hân hạnh mời bạn đọc tham gia vào cuộc hành trình rất hấp dẫn của em Dibs. Tìm mua: Sa Mạc Nở Hoa TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sa Mạc Nở Hoa PDF của tác giả Virginia Axline nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sa Mạc Nở Hoa (Virginia Axline)
LỜI GIỚI THIỆU Quyển sách này đưa chúng ta vào cuộc hành trình đầy ngạc nhiên lý thú của một chú bé “đi tìm chính mình”. Khi câu chuyện bắt đầu, Dibs đã đi học từ hai năm, nhưng vào lớp em thường bò xuống gầm bàn và ngồi đó lén lút theo dõi sinh hoạt của các bạn. Em không nhìn ai, không nói lời nào, ngay cả với cô giáo, mà chỉ la hét khi tới giờ về nhà. Không ai hiểu được nguyên nhân gây ra sự thinh lặng khép kín hay sự hung hăng giận dữ này. Nhà trường và gia đình quyết định nhờ một chuyên viên tâm lý theo dõi, tìm hiểu và giúp đỡ em, với phương pháp trị liệu bằng trò chơi. Chúng ta hãy tưởng tượng một em bé lần đầu tiên bước vào một căn phòng đầy đồ chơi, và được phép sử dụng bất cứ món nào, theo sở thích của em, với sự có mặt của cô hay thầy, sẵn sàng giúp em về mọi phương diện em yêu cầu, nhưng không can thiệp vào những lựa chọn của em. Có thể em sẽ bỡ ngỡ, sẽ không tin là mình được tự do như vậy. Từ trước tới nay luôn luôn có người biểu em làm việc này, việc kia, quyết định thế cho em, sống dùm em. Ở đây không có ai cả. Em bị thách thức phải vận dụng một sức mạnh nào trong con người mình, để làm một cái gì đó, nếu không thì thời giờ trôi qua trong phòng chơi sẽ vô vị và buồn chán quá. Có thể em sẽ ngồi im một vài lần, phá phách hay buông vật này bắt vật kia, nhưng em sẽ cảm nghiệm ngay sau đó hậu quả của hành vi mình. Dần dần em ý thức được là mình phải có sáng kiến, phải tự quyết định, phải lựa chọn. Khi làm được như vậy, em cảm thấy thích thú, và càng ngày nhân cách của em càng tăng trưởng. Người trị liệu đặt em trong tư thế chủ động hoàn toàn. Nhờ không bị gò bó hay thúc đẩy bên ngoài, từ từ em sẽ giương cánh bên trong. Khi đó những vấn đề của em sẽ xuất hiện. Em sẽ diễn tả qua trò chơi hoặc lời nói những gì đang đè nặng trong lòng em, những tình cảm bất an, sợ hãi, đau khổ, hận thù … chúng chỉ chờ có một cơ hội thuận tiện, một bầu không khí an toàn bằng thái độ tôn trọng, chấp nhận và cảm thông đối với em. Người trị liệu phản ảnh lại những gì em nói, giúp em nhận thức rõ rệt những gì em làm, hoặc không làm, nhằm mục đích xác định tâm trạng và thái độ của em. Điểm then chốt trong quá trình trị liệu là sự gây dựng một quan hệ đặc biệt giữa hai người cùng tham gia vào một cuộc mạo hiểm chung. Quan hệ này, tự nó, có tính cách trị liệu. Tác giả là một nhà trị liệu nổi tiếng về kỹ thuật chữa trị trẻ em rối loạn tình cảm. Bà đã dạy nhiều năm tại Đại học Columbia. Những kinh nghiệm của bà trong lãnh vực trị liệu “trẻ em có vấn đề” đã được trình bày trong cuốn “Play Theraphy” (trị liệu bằng trò chơi), xuất bản năm 1969. Quyển “SA MẠC NỞ HOA” ghi lại một thành công xuất sắc của bà. Đây là một tài liệu trung thực và đầy đủ, với sự chính xác khoa học, vì tất cả những buổi trị liệu đều được ghi âm. Nhưng nó không chỉ dành cho các chuyên gia, vì cùng lúc nó diễn tả những tình tiết rất gần gũi với chúng ta, là những bậc cha mẹ hay thầy cô đã từng băn khoăn về cách giáo dục con em mình, trong những trường hợp khó khăn. Cách đối xử của cô “A” đối với Dibs, cũng như những nguyên tắc giáo dục được khẳng định trong phần bình luận của cô ở cuối chương, sẽ gợi lên cho chúng ta một số suy nghĩ, và may ra sẽ giúp chúng ta khám phá những phương hướng mới để giải quyết một số trường hợp bế tắc. Dibs là một chú bé có nhiều tài năng, với một trí thông minh vượt xa mức trung bình. Vậy mà trước kia, em hiện ra như một trẻ đần độn, đến nỗi gia đình và nhà trường đã bắt đầu tuyệt vọng về em. Mong cho bao nhiêu trẻ em khác, trên đường đời, được may mắn gặp được một người như cô “A”, để những tài năng không bị mai một vì thiếu sự chăm sóc thích đáng. Với niềm hy vọng đó, chúng tôi hân hạnh mời bạn đọc tham gia vào cuộc hành trình rất hấp dẫn của em Dibs. Tìm mua: Sa Mạc Nở Hoa TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sa Mạc Nở Hoa PDF của tác giả Virginia Axline nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện (Albert Rutherford)
Bạn có thể nghĩ về tư duy phản biện như là một bộ chiến lược để dẫn đường giúp bạn tránh xa khỏi các quyết định thiên vị, cảm tính và hướng đến sự cân nhắc lý trí cho những hành động và đức tin của mình. Điều này sẽ giúp chúng ta trở thành những người suy nghĩ độc lập, có thể tự đưa ra lựa chọn một cách thấu đáo. Những kỹ năng mà một người tư duy phản biện cần phát triển bao gồm việc hiểu được những logic đằng sau những ý niệm và học thuyết, có thể phân tích và công thức hóa những lập luận, có thể xây dựng những giải pháp từng bước, xác định tính hợp lệ của những ý tưởng và có thể xem xét những lý do đằng sau đức tin của chính bạn. Đó là một quá trình rất khác so với việc chỉ ghi nhớ hay tiếp nhận thông tin. Giỏi ghi nhớ không khiến bạn trở thành một người có tư duy phản biện tốt.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện PDF của tác giả Albert Rutherford nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.