Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Ajaan Mun (Ajahn Maha Bua)

Cuốn tiểu sử này được viết ra để hé mở về cuộc đời và cách tu tập của vị Đại sư đã quá cố Phra Acharn Mun Bhūridatta. Đây là kết quả của việc góp nhặt những thông tin do một số các đệ tử cùng thời với Ngài, những người đã được Ngài chỉ dạy vào những thời điểm khác nhau, hảo tâm cung cấp. Do vậy, mức độ chính xác của những thông tin này là khá đáng tin cậy, dù vậy, đương nhiên, không thể trông cậy từng vị đệ tử của Ngài nhớ lại được từng từ chỉ dạy của Ngài, từng địa điểm và từng sự kiện trong cuộc đời của Ngài. Tuy vậy, không thể chờ để có thể thu thập được thông tin hoàn hảo và đầy đủ. Ta càng chờ lâu, những chi tiết quan trọng chắc chắn sẽ phai dần trong trí nhớ của các vị đệ tử thời đó. Những thế hệ tương lai sẽ mất dần một tấm gương cao cả, một người họ có thể ngưỡng trông và noi theo. Vì lưu ý tới sự thật này nên cuốn tiểu sử này được viết ra, với hy vọng là ít nhất có được cái gì đó có thể tốt hơn là không có gì cả.

Phương pháp trình bày ở đây tuân theo phương pháp của các vị viết tiểu sử các Vị đệ tử Cao cả thời cổ trong các bài kinh kệ khác nhau, với hy vọng rằng đó sẽ là những ví dụ khích lệ các thế hệ tương lai. Nếu bất kể cái gì liên quan tới cố Đại sư Phra Acharn Mun mà có vẻ là “không thích hợp”, người viết xin độc giả thứ lỗi. Đây là vì những người quan tâm đến khía cạnh này của Phật Pháp mà người viết cố gắng làm việc này. Người viết phải thừa nhận rằng người viết không thể không cảm thấy lo lắng về cố gắng của mình.

Boowa

***

Lời người dịch tiếng Anh Tìm mua: Ajaan Mun TiKi Lazada Shopee

Bản dịch này đã cố gắng hết sức để tóm bắt được ý nghĩa đầy đủ của bản gốc tiếng Thái, mà trong vài trường hợp là thể hiện ẩn ý, và do vậy bản dịch này không thể gọi là dịch từng từ. Mọi từ mà người dịch thêm vào được để trong ngoặc. Thấy cần phải thêm chú thích để làm rõ nghĩa của các từ vì không như vậy có thể hiểu theo các nghĩa khác, hoặc vì người phương Tây, độc giả của cuốn sách này, không đủ quen với các thuật ngữ Phật giáo hoặc việc tu tập của các tỳ khưu. Phần Chú Giải Bổ Sung ở cuối sách cũng là nhằm mục đích này.

Người dịch xin hồi hướng nỗ lực của mình trong công trình này tới tất cả những ai quyết tâm chuyển Pháp từ Kinh tạng vào tâm mình, và tới những ai dám dũng cảm chịu đựng đau khổ dẫn tới việc kết thúc đau khổ, và những ai mong muốn nhìn được dấu chân “tươi rói” của Đức Phật và các vị đệ tử Cao cả của Ngài trong thời đại này.

Siri Buddasukh

22/12/2519/1976

***

Lời của người hiệu đính

Đây là bản chép lại từ bản dịch Việt của Sumanā Lê Thị Sương và Sunanda Phạm Kim Khánh do Nārada Center phát hành, được dịch từ bản dịch tiếng Anh của Siri Buddhasukh. Cuốn sách này được hoàn thành với mong ước rằng tất cả những ai đọc cuốn sách này sẽ được khích lệ trong việc tu tập theo Giáo Pháp của Đức Phật.

Quá trình thực hiện cuốn sách này được bắt đầu từ việc đánh máy lại nguyên bản dịch. Tiếp đó là hiệu đính lại những lỗi chính tả rõ ràng và một số từ ngữ sau khi đã đối chiếu với nguyên bản. Trong quá trình hiệu đính, những chỗ khó hiểu đã được đối chiếu với bản dịch tiếng Anh khác của Bhikkhu Dick Sīlaratano và được chỉnh lại khi cần thiết. Phần Chú Giải Bổ Sung ở cuối sách được lược bớt đi vì thấy không cần thiết đối với độc giả Việt Nam. Nếu quý vị nào có nhu cầu đọc phần này, xin gửi email tới d.dieuhanh@gmail.com, chúng tôi xin cung cấp.

Có tới gần 10 người tham gia vào công trình này, trợ giúp trong các việc đánh máy, hiệu đính, đọc bản bông. Mỗi người trong số họ đều đáng được nhiệt thành tán dương. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do sức lực và khả năng có hạn, khó lòng có thể tránh được sai sót trong lần xuất bản này. Xin quý vị độc giả rộng lòng tha thứ và xin góp ý để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn. Mọi góp ý, phê bình xin gửi email về d.dieuhanh@gmail.com.

Nhóm chép sách

8 tháng 3 năm 2014

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ajaan Mun PDF của tác giả Ajahn Maha Bua nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Kinh Tứ Niệm Xứ (Silannanda)
Tôi đã được nghe như vầy: Một thời, Thế Tôn sống giữa những người Kuru, tại Kamsàsadamma, một đô thị của dân Kuru. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỳ kheo: "Này các Tỳ kheo" và các vị ấy đáp: "Bạch Ngài, chúng con đây." Thế Tôn thuyết giảng như sau: Này các Tỳ kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, thắng vượt phiền muộn bi thương, diệt trừ khổ đau sầu não, đạt đến chánh đạo, chứng đắc Niết-bàn, đó là Bốn niệm xứ. Bốn niệm xứ ấy là gì? Này các Tỳ kheo, một Tỳ kheo sống mà quán tâm thể trong thân thể, tinh cần, liễu hội và chú tâm, thắng vượt tham dục, và sầu não trong cuộc đời này; vị ấy sống mà quán cảm thọ trong cảm thọ, tinh cần, liễu hội và chú tâm, thẳng vượt tham dục và sầu não trong cuộc đời này; vị ấy sống mà quán tâm thức trong tâm thức, tinh cần, liễu hội và chú tâm, thẳng vượt tham dục và sầu não trong cuộc đời này; vị ấy sống mà quán đối tượng tâm thức (hay pháp) trong đối tượng tâm thức, thẳng vượt tham dục và sầu não trong cuộc đời này. Tìm mua: Kinh Tứ Niệm Xứ TiKi Lazada Shopee QUÁN THÂN THỂ Niệm tâm và sự hít thở: Này các Tỳ kheo, sau khi đã đến khu rừng, đến một gốc cây hay đến một nơi trống trãi, ngồi xuống theo thể kiết già, giữ thân thể ngay thẳng và sự chú tâm sẵn sàng. Chú tâm, vị ấy hít vào, và chú tâm, vị ấy thở ra, hít vào dài, vị ấy biết, "Tôi hít vào dài", thở ra dài, vị ấy biết "Tôi thở ra dài", hít vào ngắn, vị ấy biết "Tôi thở vào ngắn", thở ra ngắn, vị ấy biết "Tôi thở ra ngắn". "Cảm nghiệm cả toàn thân (hơi thở), tôi sẽ hít vào" vị ấy tập như thế, "An tịnh sự hoạt động của thân thể (thân hành), tôi sẽ thở ra", vị ấy tập như thế. Như một người thợ tiện khéo léo, hay một người đang học nghề tiện, khi quay một vòng dài, biết rằng "Tôi quay dài", hoặc khi quay ngắn, biết rằng "Tôi quay ngắn". Cũng y như thế, một Tỳ kheo khi hít vào dài, biết rằng "Tôi hít vào dài" hoặc khi thở ra dài, biết rằng "Tôi thở ra dài", hoặc khi hít vào ngắn, biết rằng "Tôi hít vào ngắn", hay khi thở ra ngắn, biết rằng "Tôi thở ra ngắn". "Cảm nghiệm toàn cả thân thể như thế, tôi sẽ hít thở vào", vị ấy tập như thế. "Cảm nghiệm toàn cả thân thể như thế, tôi sẽ thở ra". Vị ấy tập như thế, "An tịnh sự hoạt động của thân thể, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập như thế. Theo như thế, vị ấy sống mà quán thân thể trong thân thể bằng cách hướng vào bên trong, hoặc vị ấy sống mà quán thân thể trong thân thể bằng cách hướng ra ngoài, hoặc vị ấy sống mà quán thân thể trong thân thể bằng cách hướng vào bên trong và hướng ra bên ngoài. Vị ấy sống mà quán các yếu tố sinh khởi trong thân thể, hoặc vị ấy sống mà quán các hoại diệt trong thân thể, hoặc vị ấy sống mà quán các yếu tố sinh khởi và hoại diệt trong thân thể. Hoặc niệm tâm của vị ấy được xác lập với ý nghĩa "có thân thể đây", đến mức cần thiết để cho sự hiểu biết và chú tâm như thế, và vị ấy sống tự tại và không chấp trước một thứ gì trong cuộc đời. Này các Tỳ kheo, một vị Tỳ kheo sống mà quán thân thể trong thân thể như thế đấy.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Tứ Niệm Xứ PDF của tác giả Silannanda nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chết Vào Thân Trung Ấm Và Tái Sinh (Đạt Lai Lạt Ma)
MỤC LỤC Lời nói đầu của Đức Đạt Lai Lạt Ma..7 Lời tựa...17 Giác Đạo Đăng, Căn Bản Tam Thân Luận Chết, Trung Ấm và Tái Sinh - Đại sư Yang-jen-ga-way-lo-dro...33 Tìm mua: Chết Vào Thân Trung Ấm Và Tái Sinh TiKi Lazada Shopee Nhập đề.35 1. Các Giai Đoạn của Sự Chết.38 2. Các Giai Đoạn Hoàn Tất Thân Trung Ấm..63 3. Đi Tái Sinh...76 4. Dứt Sinh Tử.87 Thư mục tham khảo..93Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đạt Lai Lạt Ma":Vũ Trụ Trong Một Nguyên TửChết Vào Thân Trung Ấm Và Tái SinhCon Đường Đến Tự Do Vô ThượngÝ Nghĩa Sự Sống, Luân Hồi Và Sự Tự DoĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chết Vào Thân Trung Ấm Và Tái Sinh PDF của tác giả Đạt Lai Lạt Ma nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chết Vào Thân Trung Ấm Và Tái Sinh (Đạt Lai Lạt Ma)
MỤC LỤC Lời nói đầu của Đức Đạt Lai Lạt Ma..7 Lời tựa...17 Giác Đạo Đăng, Căn Bản Tam Thân Luận Chết, Trung Ấm và Tái Sinh - Đại sư Yang-jen-ga-way-lo-dro...33 Tìm mua: Chết Vào Thân Trung Ấm Và Tái Sinh TiKi Lazada Shopee Nhập đề.35 1. Các Giai Đoạn của Sự Chết.38 2. Các Giai Đoạn Hoàn Tất Thân Trung Ấm..63 3. Đi Tái Sinh...76 4. Dứt Sinh Tử.87 Thư mục tham khảo..93Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đạt Lai Lạt Ma":Vũ Trụ Trong Một Nguyên TửChết Vào Thân Trung Ấm Và Tái SinhCon Đường Đến Tự Do Vô ThượngÝ Nghĩa Sự Sống, Luân Hồi Và Sự Tự DoĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chết Vào Thân Trung Ấm Và Tái Sinh PDF của tác giả Đạt Lai Lạt Ma nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (Tịnh Không)
Chào quí vị đồng tu! Hôm nay chúng ta có cơ duyên tốt như vậy để cùng nghiên cứu học tập Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh đối với quí vị tại Học Hội Tịnh Tông Hoa Kỳ. Chúng ta biết đại đức xưa thường nói: “biển Phật pháp, người tin là có thể vào, người trí là có thể độ”. Thế Tôn cả đời dạy học, tức là giảng kinh nói pháp, tất cả kinh điển đã nói trong 49 năm thì thời gian giảng Bát Nhã chiếm nhiều nhất, số lượng cũng nhiều nhất. Từ đó cho thấy, giáo dục Phật pháp là lấy trí tuệ Bát Nhã làm chủ. Thường hay có một số người tu pháp môn Tịnh Độ ngộ nhận, người tu Tịnh Độ hay lơ là trí tuệ Bát Nhã, cách nhìn như vậy là không đúng. Chúng ta thấy trong Kinh A Di Đà, Thế Tôn vì tuyên dương pháp môn này mới đặc biệt gọi tôn giả Xá Lợi Phất trí tuệ đệ nhất ra nói với ông. Trong chúng Bồ Tát, chúng ta nhìn thấy Đại Sĩ Văn Thù trí tuệ đệ nhất, làm thượng thủ đứng đầu trong chúng Bồ Tát của Kinh A Di Đà. Từ đó cho thấy, nếu như không phải đại trí chân thật thì rất khó tiếp nhận pháp môn này. Vì thế, câu nói “người trí là có thể độ” đối với Tịnh Độ là câu nói vô cùng xác đáng. Hôm nay xin giới thiệu bộ Tâm Kinh này với quí vị. Tâm kinh, bản dịch xưa nay tổng cộng có 14 bản, nhưng thường thấy có bảy bản. Hiện nay chúng ta chọn là bản dịch của đại sư Huyền Trang, cũng là bản dịch lưu thông rộng nhất. Bản kinh này ở Trung Quốc thường được các tông phái chọn làm khóa tụng sáng tối. Từ đó cho thấy, Tâm Kinh đã chiếm được địa vị trong toàn bộ Phật giáo. Do thời gian của chúng ta có hạn, lần này tuy không thể nói tường tận, nhưng nhất định sẽ nêu ra chỗ tinh yếu nhất để báo cáo đơn giản cùng quí vị. Trước tiên, chúng ta xem đề kinh: “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh”. Toàn bộ đề kinh có 8 chữ, có thể phân nó làm bốn đoạn để xem. Bát nhã là đoạn thứ nhất, Ba La Mật Đa là đoạn thứ hai, Tâm là đoạn thứ ba, Kinh là đoạn thứ tư. Bát Nhã là tiếng Phạn, cũng chính là ngôn ngữ của Ấn Độ xưa, dịch qua ý nghĩa của tiếng Tìm mua: Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh TiKi Lazada Shopee Trung Quốc là trí tuệ. Tại sao năm xưa chúng ta dịch kinh không dịch trực tiếp nó thành trí tuệ vậy? Đây là do trong thể lệ phiên dịch có cái gọi là năm điều không thể dịch. Năm điều không thể dịch này là: - Điều thứ nhất là bí mật. Chúng ta thấy rất nhiều câu chú trong kinh Phật đều là dịch âm, không hề dịch ý nghĩa của nó ra, đây là loại thứ nhất. - Điều thứ hai là chứa nhiều nghĩa, trong từ vựng Trung Quốc tìm không ra từ thích hợp, vậy là chúng ta bèn dùng âm dịch, sau đó dùng cách giải thích thêm. Như từ Bạc Già Phạn, cái ý ở trong danh từ này chứa đựng rất nhiều nghĩa. - Điều thứ ba là từ Trung Quốc không có. Như trong kinh nói Diêm Phù Đề, Diêm Phù Đề là danh xưng của cây, là tên gọi của cây, loại cây này ở Trung Quốc không có, cho nên bèn dùng âm dịch này. - Điều thứ tư là thuận theo xưa. - Điều thứ năm là thuộc về tôn trọng. Bát nhã ba la mật là thuộc về tôn trọng nên không dịch. Ở trong giảng nghĩa này có một biểu giải, giải thích đơn giản hàm nghĩa danh tướng này của bát Nhã. Thông thường mà nói Bát Nhã có ba ý nghĩa. Thứ nhất là thực tướng, tướng là tướng trạng, thực tướng chính là hình ảnh chân thực. Nghĩa thứ hai là quán chiếu Bát Nhã, cũng chính là chỗ dụng của thực tướng. Nghĩa thứ ba là văn tự Bát Nhã. Có thể nói toàn bộ văn tự trong kinh điển của kinh Phật đều thuộc vào loại văn tự Bát Nhã. Biệt danh của nó rất nhiều, như trong kinh nói chân tánh, thực tướng, tự tánh, thanh tịnh tâm, Như Lai Tàng, như như, thực tế, nhất thừa, pháp tánh, thủ Lăng Nghiêm, trung đạo, tất cánh không, v.v… Vì sao chỉ có một sự việc mà Phật phải nói ra rất nhiều danh tự như vậy? Đây là phương tiện thiện xảo của Phật thuyết pháp. Phật dạy chúng ta, điều quan trọng nhất là muốn chúng ta phải thông hiểu nghĩa thú mà Phật thuyết pháp, không nên chấp trước trên danh tướng. Danh tướng chỉ là công cụ, phương tiện mà thôi. Vì thế Phật nói ra rất nhiều danh từ, để chúng ta từ trong danh tướng đó thể hội được nghĩa lý chân thực. Trong Trí Độ Luận đã nói một bài kệ rất hay: Bát nhã thị nhất pháp Phật thuyết chủng chủng danh Tùy chư chúng sanh loại Vi chi lập danh tự. Nghĩa là: Bát nhã là một pháp Phật nói nhiều danh từ Tùy vào loài chúng sanh Vì họ lập danh tự. Bài kệ này vô cùng quan trọng, để cho chúng ta hiểu được nguyên do Phật nói kinh là vì tất cả chúng sanh mà dựng lập nên rất nhiều danh từ, thuật ngữ. Thông thường chúng ta dùng từ trí tuệ để dịch chữ Bát Nhã này. Trí có nghĩa là chiếu kiến, Tuệ có nghĩa là biện biệt. Cho nên trí có tính quyết đoán, trí có khả năng quyết đoán; Tuệ có khả năng hiểu, chiếu soi thấy tất cả pháp quả thực là không thể được, thông đạt tất cả pháp quả thực không hề chướng ngại. Đây là trí tuệ chân chánh. Bát Nhã Ba La Mật Đa, câu Ba La Mật Đa phía sau này cũng là âm dịch từ tiếng Phạn. Ba La dịch là bờ kia, Mật Đa dịch là đến, hợp chung lại là bờ kia đến. Đây là văn phạm nước ngoài, theo như văn phạm của Trung Quốc mà nói thì phải nói ngược lại tức là đến bờ kia, họ thì nói bờ kia đến. Ý nghĩa của câu này so với từ đáo gia mà trong thành ngữ Trung Quốc chúng ta thường nói, thì ý nghĩa này rất gần nhau. Người Trung Quốc phàm là một việc gì khi làm được rất thành thạo, vô cùng viên mãn đều gọi là đáo gia. Thí dụ vẽ tranh, công phu vẽ tranh thành thục rồi chúng ta gọi là họa gia, công phu của họ đáo gia rồi. Nấu nướng, chúng ta gọi là xào thức ăn, thức ăn họ xào cũng đáo gia rồi, công phu đáo gia rồi. Hay nói cách khác, ý nghĩa của Ba La Mật Đa này chính là cứu cánh viên mãn mà chúng ta thường nói. Bát Nhã Ba La Mật Đa hợp chung lại mà nói thì chính là trí tuệ cứu cánh viên mãn. Có thể thấy được điều này so với trí tuệ thông thường là có sai khác.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh PDF của tác giả Tịnh Không nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.