Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đặng Thái Sơn - Người Được Chopin Chọn (Ikuma Yoshiko)

"Đặng Thái Sơn đã làm thay đổi cả một nền âm nhạc!

Anh đã làm điều đó như thế nào?"

Đặng Thái Sơn vẫn thường nói sẽ biểu diễn những dạng mục đa dạng, từ các bản nhạc của Chopin cho đến các tác phẩm âm nhạc Nga, Pháp. Danh mục này càng mở rộng, anh càng chứng minh được sự trưởng thành của một nghệ sĩ dương cầm tài năng. Sau nhiều năm, thường xuyên viết bài về những nghệ sĩ dương cầm, nghe và xem họ biểu diễn, tác giả rút ra một kết luận: "Nghệ sĩ dương cầm thể hệ truyền cảm nhất khi đến tuổi 40".

Không biết có phải vì cây đàn piano quá lớn, không như violon, mà các nghệ sĩ nhí, được gọi là "thần đồng", thường xuất hiện trên sân khấu với loại nhạc cụ có dây, còn chơi piano, nếu không qua một độ tuổi nhất định thì khó mà biểu diễn thành công, chỉ dừng ở chơi cho vui, cho biết. Có lẽ cần nhiều thời gian để một người có thể hiểu cơ cấu và cảm nhận về loại nhạc cụ phức tạp này.

Thông thường, các nghệ sĩ piano muốn thành công trên con đường sự nghiệp biểu diễn quốc tế, có mặt trong các buổi hoà nhạc lớn ở các nhà hát lừng danh, không còn cách nào khác hơn là tham gia các cuộc thi piano quốc tế từ độ tuổi 15 đến 30. Cũng có trường hợp được các ông bầu nổi tiếng hay những công ty sản xuất âm nhạc phát hiện, nhưng đây là những trường hợp rất hiếm. Tuy nhiên, với nhiều người được vinh danh tại các cuộc thi âm nhạc, ngay sau khi nhận giải thưởng, dù họ có tổ chức nhiều hoạt động rình rang, đình đám như thế nào thì vài năm sau đó, tên tuổi của họ cũng dần trở nên im ắng. Cuộc đời của những nghệ sĩ piano luôn nghiệt ngã như thế đấy! Bất chấp tất cả, họ vẫn tồn tại, vẫn luyện tập từng giờ từng ngày, chấp nhận đánh đổi cuộc đời mình cho nghiệp dương cầm. Chính vì vậy, khi biểu diễn, những thăng trầm của cuộc đời nghệ sĩ dương cầm được thể hiện rất rõ nét qua tiếng đàn. Từng nốt nhạc vang lên phản ánh chân thực lối sống của người nghệ sĩ. Âm nhạc luôn luôn gắn bó với họ. Ngay cả khi đi ngủ, những bản nhạc mà họ đang luyện tập vẫn cứ réo rắt vang lên trong đầu. Tìm mua: Đặng Thái Sơn - Người Được Chopin Chọn TiKi Lazada Shopee

Chúng ta, những khán giả thưởng thức âm nhạc, sẽ cảm nhận và hiểu hơn về lẽ sống của người nghệ sĩ piano từ những buổi biểu diễn của họ, đó chính là cái mà chúng ta gọi là sự "đồng điệu".

Đời người thay đổi, âm nhạc cũng đổi thay. Kinh nghiệm sống đem lại sự cảm nhận tác phẩm sâu sắc và sự truyền cảm khi biểu diễn. Từ một cuộc sống đầy trắc trở, điều mà Đặng Thái Sơn học được, đó là gì? Tác giả bắt đầu cuộc hành trình giải mã những điều bí ẩn xung quanh con người Đặng Thái Sơn.***

Đặng Thái Sơn nhận được bức thư chúc mừng của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Với giải nhất trong cuộc thi Chopin, Đặng Thái Sơn đã mang vinh dự về cho đất nước Việt Nam. Tài năng của anh đã được cả thế giới công nhận. Sự thành công của Đặng Thái Sơn đã khiến Chính phủ đẩy mạnh giao lưu hợp tác quốc tế, cho các tài năng âm nhạc trẻ ở Việt Nam sang Liên Xô du học, đồng thời cũng mở ra những con đường mới thông thoáng cho giới nghệ sĩ và tầng lớp trí thức.

Sơn cảm thấy hạnh phúc vì vai trò của mình hơn là giải thưởng, anh đã trở thành tấm gương cho thế hệ sau noi theo. Cũng nhờ anh mà sự nghi kị giữa chính phủ và cha anh không còn nữa. Cha anh đã được chính phủ tạo điều kiện tốt nhất để điều trị bệnh.

Khi về đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, Sơn có cảm giác bất an cho đến khi gặp mọi người ở đại sảnh. Đó là thầy giáo và các học sinh trong nhạc viện Hà Nội, mọi người đều ra đón Sơn. Đối với Sơn những người trong nhạc viện cũng đồng thời là gia đình. Mọi người gọi thật to, đầy những gương mặt tươi cười.

“Đặng Thái Sơn, chúc mừng chiến thắng.”

“Cậu đã làm được. Tuyệt thật.”

“Sơn, Sơn Chopin.”

Mọi người vừa chúc mừng vừa vỗ tay. Sơn đã ở lại Nhạc viện Hà Nội mừng chiến thắng trong một tuần lễ.

Tại sân bay chật ních những người đón Sơn.

Anh cảm động nói: “Tôi không nghĩ là có nhiều người đón chào như thế. Gương mặt mọi người thật sự trông rất hạnh phúc. Tôi xúc động quá!”

Sơn cầm hành lý đứng thẳng lên. Cũng có nhiều người trong chính phủ ra đón.

Một người đại diện chính phủ nói: “Đặng Thái Sơn. Anh đã trở về. Chúng tôi có thể làm gì cho anh không?”

“Tôi chỉ muốn gặp lại cha mình”.

Khi đến bệnh viện, Sơn được biết nhờ sự giúp đỡ của chính phủ mà căn bệnh ung thư phổi của cha anh đã qua cơn nguy kịch. Ông Hưng đã khỏe và có thể sống thêm 10 năm nữa. Điều mà ông mừng nhất là có thể sáng tác một cách tự do hơn.

Gặp lại con trai ông xúc động nói: “Sơn. Cám ơn con. Cha muốn trở thành nghệ sĩ hay nhà văn. Mọi người đều có thể phát huy tài năng của chính mình. Thời đại đã thay đổi, cánh cửa mới đã mở ra. Chiến thắng của con chính là mục tiêu các nghệ sĩ Việt Nam phải tiến đến. Sao mà vui đến thế. Cha không nghĩ cha con ta có được niềm vui này.”

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tự mình chuẩn bị món quà lớn cho Sơn. Đó chính là danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”. Ở Việt Nam, đây là lần đầu tiên một nghệ sĩ mới qua tuổi 20 nhận được danh hiệu cao quý này.

Vì điều kiện liên lạc khó khăn nên mẹ Sơn đang công tác tại Sài Gòn không nhận được tin tức về con trai.

Một ngày nọ, một người quen đến nói với bà: “Chị Liên, tôi nghe trên radio nói con trai của chị đạt giải nhất trong cuộc thi đó.”

“Nói gì thế? Thật không đó? Đừng có trêu tôi!”

“Thật mà. Nhà tôi nghe đài phát thanh Úc mà. Không nhầm đâu. Chính xác là Đặng Thái Sơn, giải nhất mà.”

Quá vui mừng bà chạy đến những người xung quanh thông báo tin mừng.

“Thầy ơi, con trai của em chiến thắng rồi. Đưa tin trên đài Pháp và Mĩ.”

Vào lúc đó, có nhiều nhà nghe chương trình phát thanh tiếng Việt của đài nước ngoài. Bà Liên đã nhận được tin mừng, nhưng không có điện thoại hay cách nào để xác nhận lại. Đài Việt Nam ba ngày sau chung kết cuộc thi mới đưa tin. Ngay lập tức Thủ tướng đánh điện báo đến Vácxava.

Phương châm của Sơn chính là “chậm mà chắc”. Sơn thích câu nói này từ rất lâu vì anh cảm thấy mình là người không nhanh trí.

“Từ nhỏ tôi cũng học giống như người khác nhưng mãi về sau mới thấm được. Nhưng nếu bắt đầu sớm thì có thể kết thúc cũng sớm. Trong trường hợp của tôi là thật sự rất muộn. Nên tôi nghĩ con đường tôi đi sẽ còn dài về sau nữa.”

Những kinh nghiệm mới mẻ mà Sơn có được khi sống ở Việt Nam, Liên Xô, Nhật Bản, Canada đã mài giũa âm nhạc, tạo nên con người mới trong anh. Con người ấy thể hiện rất rõ khi anh biểu diễn. Khi mới chuyển đến Canada, trong những lần biểu diễn đầu tiên, anh đã nhận được khá nhiều bình phẩm đại loại:

“Tại sao anh ta lại chơi nhanh như vậy?”

“Âm nhạc của anh ta rốt cuộc muốn nói lên cái gì?”

“Tại sao lại thể hiện như thế?”

Đôi khi, những lời bình phẩm trở nên rất gay gắt, nhưng Sơn chỉ lặng lẽ đón nhận. Những lời bình phẩm khi anh diễn ở Mỹ còn khắt khe hơn nhiều.

Sơn nói: “Tôi đã được nuôi dưỡng từ trong chiến tranh nên không thể nào ngọt ngào được.”

Sơn cũng đã điều trị được căn bệnh của cổ tay nhiều năm dài. Sơn nhận ra dưới cổ tay trái có hạch, lúc đó là thời kì quan trọng, Sơn phải thi trong kì thi năm thứ hai ở Moscow. Với thân hình nhỏ bé, Sơn không thể luyện tập những bản nhạc lớn, rồi lại tới căn bệnh đó. Năm 1982, vì quá đau Sơn đã đành phải hủy bỏ biểu diễn trong một năm.

Tiến hành thử nghiệm điều trị đủ loại nhưng không có tiến triển gì. Cũng trong thời gian này, Đặng Thái Sơn bị đau bao tử. Khi chuyển đến Canada, anh bắt đầu chuyển sang phương pháp điều trị bằng yoga, cuối cùng cũng khỏi. Từ lúc phát sinh đến vượt qua được mất hết 12 năm.

Sơn nói: “Khi cơ thể yếu tôi mới hiểu được nỗi khổ của Chopin.”

Sơn nhớ rất rõ về Hội chữ thập đỏ Vácxava, nơi cất giữ trái tim của Chopin. Cứ mỗi lần đến đó Sơn thường đứng hàng giờ trò chuyện với trái tim của Chopin. Khi ở không gian yên tĩnh ấy, tâm hồn Sơn được bình thản và quý trọng từng giây phút vừa đi qua.

Dàn nhạc Giao hưởng Vácxava là chốn thân thương với Sơn.

Sơn tâm sự: “Mỗi lần đến đây cứ như là quay lại với mình của ngày xưa. Giống như là quê hương vậy.”

Tháng 3 năm 1992, Sơn biểu diễn hai bản concerto của Chopin cùng với dàn nhạc do Jerzy Maksymiuk làm nhạc trưởng-dàn nhạc và nhạc trưởng người Ba Lan. Khi đó trái tim Sơn tràn ngập xúc động không thể tả nổi.

“Thế là đã 12 năm. Tất cả giống như một giấc mơ vậy. Tôi yêu nhạc Chopin. Và 12 năm nỗ lực đến gần tâm hồn của Chopin.”

Khi Sơn bắt đầu hoạt động biểu diễn, anh vẫn chưa được phép biểu diễn ở Mỹ. Mỹ không cấp visa cho người Việt Nam. Nhưng vào năm 1989, Sơn đã có thể biểu diễn ở New York. Lúc đó chỉ có visa viếng thăm nên thời hạn không lâu. Tuy nhiên có thể trình diễn ở Mỹ là một bước vượt bậc đối với Sơn.

“Mỹ có lẽ là một đất nước tự do nhưng thực tế thì khá thực dụng. Ảnh hưởng của chính trị cũng mạnh. Sau chiến tranh ở Việt Nam cho đến bây giờ, hiện thực vẫn là vết thương sâu đối với người Mỹ. Bây giờ nếu người Mỹ có đi du lịch ở Việt Nam thì cũng được người Việt Nam hết sức chào đón, nhưng ngược lại thì không thể. Quả thật là rất khó khăn.”

Sau này, Sơn còn nhận được nhiều lời mời sang Mỹ biểu diễn.

Năm 1994, Sơn biểu diễn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Khán giả đều là người miền Nam nên Sơn lo lắng không biết có thể giao lưu với họ được không? Nhưng rồi âm nhạc đã kết nối Sơn với mọi người. Và anh còn có nhiều dịp trò chuyện với những người trước đó anh còn e ngại. Bây giờ Sơn đang định tiến tới bước tiếp theo.

“Ước mơ của tôi là xây dựng trường học về âm nhạc. Tôi muốn tìm ra các em có tài năng và, nếu có thể, sẽ đào tạo các em thành nghệ sĩ âm nhạc thực thụ. Những ý niệm để cảm tạ quê hương đã ấp ủ nhiều năm qua.

Khi sắp bước tới tuổi 40, Sơn nói:

“Tôi là người đàn ông trưởng thành. Là một con người tự lập. Tôi bằng lòng với tuổi tác của mình. Tuổi trẻ thì đương nhiên tốt hơn rồi nhưng tôi phải chịu trách nhiệm tất cả những hành động, suy nghĩ của mình. Cách thể hiện chắc chắn phải ứng với tuổi tác. Bây giờ, tôi đàn theo ý mình, cách đàn này là do chính tôi muốn nghe, thích nghe như vậy. Mình chính là nghệ sĩ của chính mình.”

Bây giờ Sơn đang dạy tại Trường âm nhạc Tokyo. Sơn còn được trường đại học Montréal mời về dạy và tổ chức biểu diễn ở những nơi khác nhau trên thế giới.

Người mà Sơn yêu nhất là mẹ Liên. Khi mọi người hỏi vui: “Dạo này chị Liên không đàn nhạc của Chopin nữa nhỉ.”

Thì bà trả lời: “Con trai của tôi rất giỏi nên tôi không bì được.”

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đặng Thái Sơn - Người Được Chopin Chọn PDF của tác giả Ikuma Yoshiko nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hội Hè Miên Man (Ernest Hemingway)
Tận sau khi đã qua đời, Hemingway vẫn không thôi làm say mê người đọc và tiếp tục ấn định cái nhìn không thể bắt chước về văn chương và con người. Xuất bản năm 1964, vài năm sau cái chết gây náo động của ông, Hội hè miên man không chỉ là cuốn hồi ký nhà văn, nó còn giống như một bữa tiệc chữ nghĩa với cách thức gia giảm hàm lượng và mùi vị chỉ Hemingway nắm được bí quyết (những công thức pha chế cocktail lừng danh cũng vậy, chỉ có thể gọi là “theo cách của Papa Hemingway”). Đừng để bị đánh lừa bởi vẻ bên ngoài đạm bạc và kiệm lời, bởi Paris của tuổi trẻ Hemingway phong phú hơn mọi miêu tả, và Hemingway cũng chính là một trong những con người hiếm hoi nắm bắt được trọn vẹn cái dáng vẻ, cái phong vị mơ hồ ấy. “Hemingway ở đỉnh cao nhất… lối viết hoang dại tràn ngập tình yêu và sự cay đắng […] Trong quyển sách này, Hemingway đã thể hiện ông ở đỉnh cao nhất. Chưa từng có ai viết về Paris của những năm 1920 như Hemingway.”- The New York Times“Đọc quyển sách này là một niềm vui lớn… Ông thật tuyệt vời khi viết về tháng năm tuổi trẻ và tình yêu.”-New York Herald Tribune“Một Hemingway xuất sắc… tác phẩm được viết với phong cách trữ tình mực thước mà nhà văn là bậc thầy, những trang viết gọi tên quá khứ tuyệt diệu.”- The New York Times Book Review“Chân thành và xúc động… Bức chân dung vô giá về một nghệ sĩ thuở còn là một chàng trai trẻ… chỉ cần mỗi tình yêu và viết.” -Book-Of-The-Month Club News (tiki.vn) Tìm mua: Hội Hè Miên Man TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Ernest Hemingway":Ông Già Và Biển CảChuông Nguyện Hồn AiHội Hè Miên ManTuyển Tập Truyện Ngắn Ernest HemingwayGiã Từ Vũ KhíĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hội Hè Miên Man PDF của tác giả Ernest Hemingway nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Henry Ford Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Tôi (Henry Ford)
Henry Ford là người khởi xướng việc áp dụng dây chuyền lắp ráp công nghiệp để sản xuất sản phẩm với giá cả phải chăng nhất. “Thời đại của Ford” đã mở ra cuộc cách mạng trong sản xuất công nghiệp trên toàn thế giới và còn ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn minh hiện đại. Hãy khám phá “Thời đại của Ford” qua cuốn sách "Cuộc đời và sự nghiệp của tôi". Những lời cuối trong cuốn sách về khái niệm “giá trị sử dụng” chính là những lời khuyên mà ông muốn nói, rằng chúng ta đừng quá chú trọng vào việc dành dụm. Ông nói: “Đó không phải là “để dành” mỗi khi ta ngăn chính bản thân mình trở nên hữu ích hơn. Khi làm như vậy là tự ta đã lấy đi vốn liếng cuối cùng của mình; lấy đi giá trị của vốn đầu tư của tự nhiên.” Ưu tiên trau dồi khả năng suy nghĩ chính là đầu tư cho chính bạn, là điều luôn đem lại kết quả tốt nhất.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Henry Ford Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Tôi PDF của tác giả Henry Ford nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hẹn Hò Nước Mỹ (Đỗ Nhật Nam)
Hẹn hò nước Mỹ là tâm sự của Nhật Nam từ khi Nam chuẩn bị đi Mỹ du học. Ở đó Nam chia sẻ hành trình của mình từ khi xin học bổng đến khi hòa nhập với cuộc sống một mình ở nước Mỹ. Qua cuốn sách bạn sẽ có cái nhìn thật hơn về cuộc sống của một du học sinh. Hoàn toàn không đơn giản như mọi người vẫn nhìn thấy những thành tích ở Nam, cuốn sách “hé lộ” cả những thất bại mà Nam đã trải qua và đôi khi là cả tâm trạng buồn đến mức muốn quay trở về nhà của chàng trai này. Cuốn sách cũng là những góc nhìn của Nam trước những người, những việc rất đỗi bình dị ở nước Mỹ. Những bức ảnh Nam chụp, những bài thơ minh họa cho các bức ảnh đó thể hiện suy ngẫm rất riêng của chàng trai tuổi 15. Sách cũng chan chứa nỗi niềm yêu thương của Nam dành cho bố mẹ, cho gia đình. Và ta chợt hiểu, đi hết núi sông đồng bãi là sẽ gặp nhà mình. Và như thế, đọc sách cũng là cách để tìm cảm hứng lên đường và tha thiết tin tưởng vào những gì mình lựa chọn trong cuộc đời này. Tìm mua: Hẹn Hò Nước Mỹ TiKi Lazada Shopee *** Ước mơ của con - Niềm vui của bốTừ ngày Nam còn nhỏ, bố luôn nói với con rằng: Nam lớn nhanh cố gắng phấn đấu để được đi du học nhé. Và bố bày cái bản đồ thế giới ra trước mặt, bố mỉm cười và khích lệ: Nam chọn đất nước mà mình thích đến để du học đi nào. Lần nào cũng thế, Nam đều chọn nước Mỹ. Bố luôn cười xòa, xoa đầu rồi bế bổng Nam lên tay: Ôi chao, cái thằng bé xíu mà thật là chính kiến, lần nào cũng giống nhau cả. Má Nam đỏ bừng, con khúc khích cười. Rồi Nam rủ bố chơi trò chơi “xuất ngoại”. Bố nằm ngửa, để hai bàn chân giả làm máy bay cho Nam ngồi lên rồi bố nâng hai bàn chân của mình “cất cánh”, đưa Nam bay vù lên. Tóc Nam bay lòa xòa. Nam cười nhô hai cái răng thỏ xinh ơi là xinh. Và tiếng cười của Nam lẫn trong lời bố giả làm tiếp viên: Phi cơ chở giáo sư Đỗ Nhật Nam đi Mỹ thỉnh giảng về thăm bố mẹ đang chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Nội Bài... Ôi chao là những trò chơi thương mến... Giá mà có phép màu, bố mong ước được trở lại những giây phút đó, có Nam ngồi gọn trên hai chân bố, tóc tơ thơm mềm và nụ cười ngọt như quả ủ chín vào mùa đông lạnh giá. Vị ngọt cứ thấm sâu vào tim bố. Bố nhớ lần đầu tiên bố cho Nam đi tàu Shinkansen ở Nhật. Con nhỏ xíu đứng cạnh tàu chụp bao nhiêu là ảnh. Khi ấy, bố đã thủ thỉ với con rằng, sau này Nam lớn, Nam sẽ cho bố đi khắp bốn phương trời bằng máy bay, bằng tàu siêu tốc nhé. Nam gật đầu cái rụp, thò cái ngón tay bé xinh ra ngoéo tay bố, như chắc chắn cho những dự định của hai bố con. Rồi thơ ấu lùi xa... Rồi nước Nhật lùi xa... Chỉ có những ước mơ là mãi mãi còn... Năm 13 tuổi, một hôm Nam đột ngột tuyên bố: Con sẽ đi du học ở Mỹ bố ạ. Chao ôi, bố không diễn tả được cảm giác của mình khi ấy. Có chút gì như vui mừng vì con đã sớm trưởng thành lại có chút gì như hụt hẫng chênh chao. Xa con khi con mới 13 tuổi là điều bố chưa thể hình dung đến, chưa từng tính đến, ngay cả trong những giấc mơ. Nhưng bố biết, bố khó có thể ngăn cản đam mê của con. Và cũng bởi như có một sự trùng hợp trong vòng quay số phận, bố cũng đã xa nhà đi học trường chuyên năm 13 tuổi. Và bố đã một mình tự lập bươn chải nỗ lực hết mình từ ngày đó. Nên bố tin vào sự trùng phùng duyên nợ với con số 13, với cái dấu mốc diệu kỳ ấy... Và con lên đường trong nỗi nhớ ngác ngơ bần thần của bố. Đêm đầu tiên khi mẹ đưa con sang Mỹ, một mình bố đánh vật với nỗi thương nhớ cồn cào... Nỗi thốc nghẹn trong tim khiến bố rã rời. Bố âm thầm giấu bóng mình vào đêm, như người ta nén một nắm tro âm ỉ cháy. Nỗi nhớ bốc lên từ từ ủ suốt từng chân tóc. Bố đếm bóng đêm qua trùng trùng lớp lớp những kỉ niệm về con. Và rồi bức ảnh đầu tiên con gửi về, thật kì lạ là ảnh về nước Nhật, khi con dừng chân transit tại sân bay Narita ở Tokyo. Con cười tươi. Như cái ảnh con chụp bên tàu Shinkansen hay cạnh rừng lá đỏ năm nào khi cả nhà mình còn ở bên đó. Bố thấy lòng mình đã dịu đi rất nhiều. Rồi con gửi tặng bố mẹ nhiều ảnh về nước Mỹ, về nơi con sống. Kì lạ là ảnh nào bố cũng thấy đôi mắt con buồn rươm rướm. Bố đã thương con biết mấy. Nhưng bố luôn tự nhủ là bố tin vào sự gắng gỏi của con. Và rồi đúng như bố nghĩ, con liên tiếp đạt những giải thưởng, những thành tích đáng ghi nhận ngay từ năm học đầu tiên. Đến tận năm thứ hai con vào trường mới, bố mới sang được nước Mỹ cùng con. Nước Mỹ đón bố bằng mùa thu vàng lá. Nó cho bố cảm giác như nước Nhật năm nào. Nên bố thấy nước Mỹ xa xôi mà thật gụi gần. Lần đầu tiên được đến ngôi trường của con, lòng bố đã tràn ngập niềm vui. Trường con đẹp như một bức tranh. Mọi thứ ấm áp và thân thiện quá. Bố vui mừng biết bao khi nghĩ đến con sẽ có những năm tháng sinh sống và học tập ở nơi này. Và chính trong khung cảnh đó, trong sự yêu thương đùm bọc của thầy cô, con tiếp tục được phát huy những sở thích của mình. Con học hát, con đi thi hợp xướng, con chụp ảnh, con tham gia các câu lạc bộ, con làm thơ, con viết văn, con chơi đàn... Con làm tất cả những điều đó nhẹ nhàng đầy niềm vui sống. Con muốn truyền tất cả những điều đó đến với bạn bè, đến với những ai cùng nuôi dưỡng ước mơ du học như con. Qua những cuốn sách con viết. Từ Đường xa con hát đến Hát cùng những vì sao... Và bây giờ là Hẹn hò nước Mỹ. Nước Mỹ qua cách nhìn của con khác với cách nhìn của bố hay của mẹ. Nó tràn đầy những điều mới mẻ, tràn đầy những điều thú vị, tràn đầy niềm lạc quan khám phá, tìm tòi... Con đã hẹn với nước Mỹ như người ta hẹn một tình yêu. Con đã hẹn với nước Mỹ như người ta hẹn một nỗi mong chờ dịu dàng tha thiết... Và rồi con đã đến. Và rồi con lại nhớ về ngôi nhà mình, nơi có giàn hoa tường vi nở âm thầm, nơi có mẹ ngồi đọc sách bên cửa sổ và nơi có bố âm thầm quay bóng nhớ vào đêm. Tất cả những điều đó, khi đọc Hẹn hò nước Mỹ bố mới được biết, bố mới chạm được vào góc tâm hồn bé bỏng của con. Nên bố thương lắm, bố yêu cuốn sách này lắm lắm. Nó như một ánh mắt ngộ nghĩnh tròn đầy khao khát mở ra trước cuộc đời này. Bố may mắn được làm biên tập cho tất cả những cuốn sách con từng viết, nhưng cuốn này bố thấy thú vị nhất. Vì rất nhiều điều bố mới biết lần đầu, về con, về nước Mỹ. Nên bố ước ao có nhiều bạn trẻ đọc được cuốn sách này, đọc và xem, đọc và nghĩ để cảm nhận và để nuôi trong mình những ước mơ. Để mang trong mình một cuộc hẹn... Với tương lai... Cảm ơn con, chàng trai của bố! Đỗ Xuân ThảoĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hẹn Hò Nước Mỹ PDF của tác giả Đỗ Nhật Nam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ghi Chép Của Krishnamurti (Jiddu Krishnamurti)
Vào tháng 9 năm 1973 Krishnamurti bỗng nhiên bắt đầu viết nhật ký hằng ngày. Trong vòng sáu tuần lễ ông viết trong một quyển sổ tay. Vào tháng đầu tiên của thời gian này ông ở tại Brockwood, Hampshire, và thời gian còn lại ở tại Rome. Ông bắt đầu viết lại mười tám tháng sau khi ở California. Gần như mỗi bài đều mở đầu bằng sự miêu tả về một cảnh thiên nhiên nào đó mà ông thân thuộc, tuy nhiên chỉ có ba lần trong những miêu tả này nói về nơi ông đang ở thực sự. Vì vậy, trang đầu tiên của bài thứ nhất ông miêu tả khu rừng trong công viên tại Brockwood nhưng qua bài thứ hai rõ ràng ông đang ở Switzerland bằng tưởng tượng. Chỉ mãi đến khi ông đang ở California năm 1975 ông mới bắt đầu miêu tả môi trường chung quanh thực sự của ông. Trong những bài còn lại, ông đang nhớ lại những nơi ông đã sống, bằng một sự rõ ràng thể hiện trí nhớ sắc sảo của ông về phong cảnh tự nhiên, khởi nguồn từ sự tinh tế trong quan sát của ông. Tập nhật ký này cũng bộc lộ sự gần gũi thiên nhiên của ông đã tạo ra ảnh hưởng quan trọng trong những lời giáo huấn của ông. Qua tập nhật ký, Krishamurti dùng ngôi thứ ba là chữ “ông ta” để nói về ông, và trong những chi tiết nhỏ ông kể cho chúng ta một sự việc gì đó về bản thân mà từ trước ông không bao giờ đề cập đến. *** Jiddu Krishnamurti hay J. Krishnamurti, là một tác gia và nhà diễn thuyết nổi tiếng về các vấn đề triết học và tinh thần. Các chủ đề bao gồm (nhưng không giới hạn): mục đích của thiền định, mối quan hệ giữa con người, và phương cách để tạo nên sự thay đổi xã hội tích cực trên phạm vi toàn cầu. Tìm mua: Ghi Chép Của Krishnamurti TiKi Lazada Shopee Krishnamurti được sinh ra trong một gia đình Bà la môn tại Ấn Độ (khi ấy là một nước thuộc địa). Khi còn thanh niên, Krishnamurti có cơ hội gặp gỡ với ông C.W. Leadbeater một nhà huyền bí học nổi tiếng và có vị trí cao trong Hội Thông Thiên Học tại một khu đất thuộc trụ sở chính của Hội Thông Thiên Học ở Adyar thuộc Madras (bây giờ là Chennai). Sau đó, Krishnamurti được nuôi dưỡng dưới sự giám hộ của bà Annie Besant và ông C.W. Leadbeater, những nhà lãnh đạo của Hội Thông Thiên Học lúc đó tin rằng Krishnamurti sẽ trở thành vị Thầy Thế giới trong tương lai. Krishnamurti đã bác bỏ ý tưởng này và giải tán hội Ngôi Sao Phương Đông (một tổ chức toàn cầu được lập để hỗ trợ ý tưởng này). Krishnamurti khẳng định rằng mình không thuộc bất cứ quốc tịch, tầng lớp, tôn giáo hay trường phái triết học nào, và ông giành suốt quãng đời còn lại của mình đi khắp thế giới như một nhà diễn thuyết độc lập, nói chuyện với các nhóm lớn và các nhóm nhỏ, cũng như với những cá nhân quan tâm. Krishnamurti là tác giả của rất nhiều cuốn sách, ngoài ra, một khối lượng đồ sộ các bài nói và thảo luận của ông cũng được xuất bản. Ở tuổi 90, Krishnamurti đã diễn thuyết tại Liên Hợp Quốc về chủ đề hòa bình và nhận thức, và ông đã được trao tặng Huân chương Hòa Bình của Liên Hợp Quốc năm 1984. Buổi nói chuyện trước công chúng cuối cùng của ông diễn ra tại Madras, Ấn Độ, tháng 1 năm 1986, một tháng trước khi ông qua đời tại nhà riêng tại Ojai, California.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Jiddu Krishnamurti":Dưới Chân ThầyNghĩ Về Những Điều NàyLửa Trong Cái TríThâm Nhập Thấu TriệtThư Gửi Trường HọcBài Diễn Văn Giải Tán Giáo Hội Ngôi SaoBạn Đang Nghịch Gì Với Đời MìnhTự Do Vượt Trên Sự Hiểu BiếtBàn Về Cách Kiếm Sống Đúng ĐắnBàn Về Tình Yêu Và Sự Cô ĐộcCái Gương Của Sự Liên HệĐánh Thức Trí Thông MinhGiáo Dục Và Ý Nghĩa Của SốngGiáp Mặt Cuộc ĐờiSổ Tay Của KrishnamurtiTương Lai Của Nhân LoạiTuyển Tập KrishnamurtiVượt Khỏi Bạo LựcQuyển Sách Của Cuộc Đời Jiddu KrishnamurtiĐối Mặt Với Thế Giới Hoảng LoạnGhi Chép Của KrishnamurtiĐường Vào Hiện SinhKhai Sáng Trí NăngHướng Đi Cho Cuộc ĐờiNỗi Đau Thời GianÝ Nghĩa Về Sự Chết, Đau Khổ Và Thời GianĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ghi Chép Của Krishnamurti PDF của tác giả Jiddu Krishnamurti nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.