Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Bước Chân Theo Dấu Mặt Trời (Phương Thu Thuỷ)

Bước chân theo dấu mặt trời được viết bởi một người phụ nữ đã từ bỏ công việc ổn định, rời xa ngôi nhà êm ấm để trở thành kẻ lữ hành cô độc đến những miền đất lạ với tấm vé máy bay một chiều.

Người phụ nữ ấy luôn mang trong mình câu hỏi: Tôi sinh ra bởi điều gì? Tôi đang đi về đâu?... Để rồi vào một buổi chiều trên đỉnh núi Linh Thứu, lúc mặt trời rực rỡ xuống sau dãy núi, người phụ nữ ấy đã bắt đầu tìm được điều mình đang khao khát, ráng chiều đỏ thắm dần lấp đầy khoảng trống vô hình trong cô.

Người phụ nữ ấy hành hương đến Ấn Độ, nơi có một vị Phật đã thành đạo, nơi đã một thời mang trong mình nền văn minh huy hoàng của loài người nay trở thành nơi nghèo nàn, và nguy hiểm nhất thế giới. Trong chuyến độc hành của mình, người phụ nữ yếu đuối đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc: vui - buồn - hạnh phúc - sợ hãi. Những người lạ nơi xứ người đã khiến người lữ khách không còn đơn độc mà mang cô cảm giác thân thuộc, ấm áp tình người.

Những người chúng ta đã gặp trong đời, mỗi sự việc xảy đến đều ý nghĩa và dạy cho chúng ta một bài học về cuộc sống. Những gì chúng ta trải qua đều là nhân - quả và chỉ có cách bình tĩnh chiêm nghiệm mới giúp ta an yên giữa cuộc đời này.

Bước chân theo dấu mặt trời sẽ dẫn độc giả bước vào không gian văn hóa đậm chất Ấn Độ với những công trình kiến trúc kỳ vĩ, tinh xảo, các loại hình nghệ thuật truyền thống đầy tinh tế, nền ẩm thực đa dạng thậm chí cả những tập tục man rợ như tục điểu táng của người Tây Tạng. Tìm mua: Bước Chân Theo Dấu Mặt Trời TiKi Lazada Shopee

Bạn sẽ nhận ra rằng: “Con người ở đâu cũng giống nhau. Dù màu da, ngôn ngữ, quan niệm, niềm tin tôn giáo khác nhau nhưng mọi vấn đề, rắc rối, đau khổ đều giống nhau bởi đều xuất phát từ tâm.”

***

Năm 2013, sau một lần cùng mẹ du lịch Ấn Độ, Thu Thủy bị vùng đất giàu bản sắc văn hóa và tâm linh này thu hút. Không lâu sau, chị quyết định tu học Phật giáo Ấn Độ ngay tại Việt Nam. Đến một ngày, chị quyết định một mình trở lại đất nước này để thực hiện giấc mơ khám phá cuộc sống và con người nơi đây.

Trước khi bắt đầu hành trình, Thu Thủy có cuộc sống bình yên. Vốn hòa nhã, nhẹ nhàng và hiểu chuyện, chị may mắn lấy được người mình yêu là tình đầu thời đại học. Sau khi tốt nghiệp, chị có một công việc ổn định suốt 10 năm và hưởng cuộc sống ấm êm bên người thân, bạn bè. Thế nhưng, cô gái trẻ không thỏa mãn mà luôn cảm thấy từ sâu trong mình có một khoảng trống khó giải thích.

Biết ý định của chị, đồng nghiệp phản ứng, can ngăn. Chị kể mọi người đều khuyên Ấn Độ là vùng đất không an toàn cho phụ nữ. “Cứ hai mươi phút lại có một vụ cưỡng hiếp”, “Qua bên đó tiếng Anh không tốt thì làm sao?” - nhiều người nói với chị. Trên Internet, nhiều tin tức tiêu cực về Ấn Độ như hiếp dâm, giết người, bạo động và kém vệ sinh. Nhưng trong cô gái trẻ luôn vững niềm tin trở lại nơi đây. Chị may mắn được chồng ủng hộ.

Thu Thủy chọn vùng đất Ladakh, bởi pháp hội Kalachakra do ngài Dalai Lama chủ trì được tổ chức tại đây, nơi được gọi là Thiên đường ẩn giấu (The hidden paradise).

Cuốn sách kể lại chi tiết hành trình của Thu Thủy từ khi đặt chân đến Ấn Độ. Sau khi máy bay hạ cánh ở Mumbai, chị được vợ chồng người bạn Sachin đón tiếp và có một đêm ngon giấc tại căn hộ của họ ở Pune. Sau đó, chị một mình lên đường.

Tác giả mô tả khi đến Ladakh, bức tranh hùng vỹ chưa từng thấy hiện ra trước mắt chị. Ladakh là vùng đất Ấn ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Tây Tạng. Từ cảnh vật, con người, những ngôi đền đều chứa đựng tinh thần Phật. Những bài giảng về lòng từ bi của Dalai Lama tiếp thêm niềm tin cho chị về cuộc sống. Chị được tiếp nhận nghi lễ quán đỉnh thời luân (Kalachakra) từ một Lama trong vùng, chiêm ngưỡng biểu tượng Mandala cát.

Qua những ngày trải nghiệm, tác giả khẳng định Ấn Độ không như những gì chị biết khi ở quê nhà. Ở đây tình người diễn ra một cách lặng lẽ, tự nhiên, không ai đề phòng ai. Khi dự một đám tang, chị viết: “Ở đây không nghe một tiếng khóc nào, mọi người mỉm cười chào khiến tôi không có cảm giác ở trong một đám tang”. Những điều đó giúp tác giả cảm thấy bình yên cả khi một mình lang thang nơi đây.

Từ miền đất Phật Ladakh, Bodh Gaya đến những thành phố hiện đại New Dehli, Mumbai hay Dhamma Gigi, Igatpuri và Kolkata... tác giả nhận ra rằng lòng tốt luôn ngự trị trong thế giới con người, giúp chị dũng cảm đối mặt khó khăn suốt hành trình.

Qua cuốn sách, Thu Thủy gửi gắm thông điệp về tình bạn, tình cảm gia đình, lòng nhân ái cùng tín ngưỡng thiêng liêng dẫn lối con người tìm đến điều tốt đẹp của cuộc sống.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bước Chân Theo Dấu Mặt Trời PDF của tác giả Phương Thu Thuỷ nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đập vỡ vỏ hồ đào - Thích Nhất Hạnh
Lời tựaĐập vỡ vỏ hồ đào – Thiền sư Nhất Hạnh giảng Trung Quán LuậnNếu trong khoa học có những khối óc như Einstein thì trong Phật học cũng có những trái tim như Long Thọ. Bộ óc là để thấy và để hiểu, trái tim cũng là để thấy và để hiểu. Không phải chỉ có bộ óc mới biết lý luận. Trái tim cũng biết lý luận, và có khi trái tim có thể đi xa hơn bộ óc, bởi vì trong trái tim có nhiều trực giác hơn. Biện chứng pháp của Long Thọ là một loại lý luận siêu tuyệt có công năng phá vỡ mọi phạm trù khái niệm để thực tại có cơ hội hiển bày. Ngôn ngữ của biện chứng pháp có khả năng phá tung được màng lưới khái niệm. Ngôn ngữ của toán học chưa làm được như thế. Bồ tát Long Thọ ra đời khi các cánh cửa của Phật giáo Đại thừa được bắt đầu mở rộng. Long Thọ thừa hưởng không gian khoáng đạt do các cánh cửa ấy cung cấp và vì vậy đã có khả năng khám phá trong kinh điển Phật giáo những viên bảo châu sáng ngời bị chôn lấp trong nền văn học Nikaya. Long Thọ nắm được cái tinh hoa của phương pháp học Phật giáo: loại bỏ được cái nhìn nhị nguyên để giúp tiếp xúc được với thực tại, một thứ thực tại bất khả đắc đối với những ai còn kẹt vào những phạm trù của khái niệm. Khoa học còn đang vùng vẫy để thoát ra khỏi cái nhìn nhị nguyên ấy: sinh-diệt, có-không, thành-hoại, tới-đi, trong-ngoài, chủ thể và đối tượng. Bụt Thích Ca nói: Có cái không sinh, không diệt, không có, không không, không thành, không hoại để làm chỗ quay về cho tất cả những cái có, không, sinh, diệt, thành, hoại. Mà cái không sinh không diệt ấy, cái không chủ thể không đối tượng ấy, mình chỉ có thể tiếp cận được khi mình vượt thoát màn lưới khái niệm nhị nguyên. Trung Quán là nhìn cho rõ để vượt ra được màn lưới nhị nguyên. Biện chứng pháp Trung Quán, theo Long Thọ, là chìa khóa của phương pháp học Phật giáo. Tác phẩm tiêu biểu nhất của bộ óc và trái tim Phật học này là Trung Quán Luận. Long Thọ không cần sử dụng tới bất cứ một kinh điển Đại thừa nào để thiết lập pháp môn của mình. Ông chỉ sử dụng các kinh điển truyền thống nguyên thỉ. Ông chỉ cần trích dẫn một vài kinh như kinh Kaccāyanagotta Sutta. Ông không cần viện dẫn bất cứ một kinh Đại thừa nào.Nếu Einstein có thuyết Tương Đối Luận thì Long Thọ có Tương Đãi Luận. Tương đãi có khác với tương đối. Trong tuệ giác của đạo Phật, cái này có mặt vì cái kia có mặt, cái kia không có mặt thì cái này cũng không. Vì ngắn cho nên mới có dài, vì có cho nên mới có không, vì sinh cho nên mới có diệt, vì nhơ cho nên mới có sạch, nhờ sáng cho nên mới có tối. Ta có thể vượt thoát cái thế tương đãi ấy để đi tới cái thấy bất nhị. Biện chứng pháp Trung Quán giúp ta làm việc ấy. Theo tuệ giác Trung Quán, nếu khoa học không đi mau được là vì khoa học gia còn kẹt vào cái thấy nhị nguyên, nhất là về mặt chủ thể và đối tượng, tâm thức và đối tượng tâm thức. Kinh Kaccāyanagotta cho ta biết là người đời phần lớn đang bị kẹt vào hai ý niệm có và không. Kinh Bản Pháp (S.2, 149-150) và kinh tương đương Tạp A Hàm (Tạp 456) cho ta thấy cái sáng có là nhờ cái tối, cái sạch có là nhờ cái nhơ, cái không gian có là vì có cái vật thể, cái không có là nhờ cái có, cái diệt có là vì có cái sinh. Đó là những câu kinh làm nền tảng cho tuệ giác tương đãi. Niết bàn là cái thực tại không sinh, không diệt, không có, không không, không không gian cũng không vật thể… và Niết bàn có thể chứng đắc nhờ cái thấy bất nhị. Ban đầu ta có ý niệm tương duyên (pratītyasamutpāda), rồi ta có các ý niệm tương sinh, tương đãi. Sau đó ta lại có ý niệm tương tức và tương nhập. Tất cả cũng đều có một nội dung như nhau. Những ý niệm không, giả danh và trung đạo cũng đều có ý nghĩa đó.Hạt hồ đào (walnut) ăn rất ngon nhưng cái vỏ của nó rất cứng. Ở Tây phương người ta có chế ra một cái kẹp sắt, chỉ cần bóp mạnh cái kẹp thì vỏ hồ đào vỡ và ta có thể thưởng thức ngay hương vị thơm ngọt và bùi của hồ đào. Có những kẻ trong chúng ta đã từng bị lúng túng trong khi đọc những bài kệ Trung Quán Luận. Nhưng trong hai mùa Đông năm 2001-2002 và 2002-2003, thầy của chúng tôi là thiền sư Nhất Hạnh đã giảng giải cho chúng tôi nghe và hiểu được những bài kệ ấy một cách dễ dàng và thích thú. Sách này ghi lại những bài giảng của thầy về sáu phẩm căn bản của Trung Quán Luận, các phẩm Nhân Duyên, Khứ Lai, Tứ Đế, Hữu Vô, Nhiên Khả Nhiên và Niết Bàn. Những phẩm này đại diện được cho toàn bộ Trung Quán Luận.Thầy Long Thọ sinh vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai trước Thiên chúa giáng sinh(B.C.), trong một gia đình Ấn Độ giáo. Lớn lên thầy đã học Phật và theo Phật giáo. Thầy đã sáng tác bằng tiếng Phạn thuần túy, thay vì bằng tiếng Pali hay bằng tiếng Phạn lai Phật giáo.Tác phẩm Trung Quán Luận của thầy có mục đích xiển dương Đệ Nhất Nghĩa Đế (Paramartha) của đạo Bụt. Đệ nhất nghĩa đế là sự thật tuyệt đối. Ngoài sự thật tuyệt đối còn sự thật tương đối, tức là Thế tục đế (Saṃvrti). Sự thật tương đối tuy không phải là sự thật tuyệt đối nhưng cũng có khả năng chỉ bày, chuyển hóa và trị liệu, do đó không phải là cái gì chống đối lại với sự thật tuyệt đối. Mục đích của Long Thọ, như thế không phải là để bài bác chống đối sự thật tương đối mà chỉ là để diễn bày sự thật tuyệt đối. Nếu không có sự thật tuyệt đối thì thiếu phương tiện hướng dẫn thể nhập thực tại tuyệt đối, tức chân như hay Niết bàn. Vì vậy trong khi đọc Trung Quán Luận, ta thấy có khi như Long Thọ đang phê bình các bộ phái Phật giáo đương thời như Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivāda) hay Độc Tử Bộ (Pudgalavāda) hay Kinh Lượng Bộ (Sautrāntika). Long Thọ không đứng về phía một bộ phái nào, không bênh vực một bộ phái nào, cũng không chỉ trích bài bác một bộ phái nào. Ông chỉ có ý nguyện trình bày Đệ Nhất Nghĩa Đế của đạo Bụt, thế thôi.
Tam Ngươn Giác Thế Kinh - Chiếu Minh Đàn (NXB An Hà 1932)
Trong Trời Đất có ba Ngươn: Thượng ngươn - Trung Ngươn - Hạ Ngươn. Ba Ngươn ấy là cái số cuối cùng của Trời Đất. Thượng Ngươn là: ngươn đã gây dựng CKVT. Nên còn gọi là Ngươn Tạo Hóa hay Ngươn Thượng Đức, con người lúc ấy tánh chất hiền lương chất phát. Thuận tùng Thiên Lý, trên hòa dưới hiệp bảo vệ thương yêu nâng đỡ nhau, cùng chung nhau hưởng đời an lạc, gọi là đời Thượng Lực. Đến đời trung Ngươn, thì con người bỏ mất tánh thiện lương, càng ngày càng học hỏi thu thập nhiều thói hư xấu, rồi nghĩ ra nhiều mưu lược tương tàn, tương sát giết hại lẫn nhau, mạnh đặng yếu thua, miễn sao mình vinh thân phì da, không kể gì đến tính đồng loại, nghĩa đồng bào, bởi vậy nên còn gọi là Ngươn tranh đấu. Hạ Ngươn còn gọi là đời mạt kiếp: sự đấu tranh càng ngày càng gay go hung tợn. Chế tạo ra nhiều vũ khí tối tân, giết người hàng loạt. Mưu quỉ kế là ác độc phi thường. Thậm chí còn bày ra hạt nhân nguyên tử. Nếu đấu tranh càng lắm, thì cũng phải tới thời kỳ tiêu diệt, bởi thế còn gọi là đời mạt kiếp hay ngươn điêu tàn. Tam Ngươn Giác Thế KinhNXB An Hà 1932Chiếu Minh Đàn213 TrangFile PDF-SCAN
Công Phu - Nguyễn Kim Muôn (NXB Xưa Nay 1935)
Cái công phu là cái phần việc của mổi người tu làm qua mổi ngày, ấy cũng cho là như làm việc vậy. Thế thì, cái sự công phu này chắc là của ai ai cũng không giống nhau được, vì hoặc công phu ngoại, hoặc công phu nội, rồi trong hai lẻ nội ngoại lại còn có nhiều thứ, nhiều lớp, nhiều bực khác nhau nữa. Đây tôi muốn nói về cái công phu nội, mà có một bức thôi. Công PhuNXB Xưa Nay 1935Nguyễn Kim Muôn16 TrangFile PDF-SCAN
Đạo Phật Và Hàm Oan (NXB Viên Đề 1940) - Nhiều Tác Giả
Đạo Phật là đạo từ bi, bác ái, đại đồng, thiết thiệt, còn Phật pháp thì cao siêu huyền diệu, lợi ích, tích tục, chẳng những gồm cả nhân luân, mỹ tục, đạo đức mà thôi, lại còn hàm xúc các môn triết học, khoa học, hóa học nữa. Bởi vậy, nên thập phương thế giới đều công nhận một cách quả quyết đạo Phật là đạo VÔ THƯỢNG từ vô thỉ đến nay. Đã dành đạo Thích có một không hai, sao lại suy bại điêu tàn ở giữa thế kỹ 20 này? Cao Miên Phật Giáo HộiĐạo Phật Và Hàm OanNXB Viên Đề 1940Nhiều Tác Giả22 TrangFile PDF-SCAN