Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tự Truyện Benjamin Franklin (Benjamin Franklin)

Benjamin Franklin sinh tại đường Milk, Boston vào ngày 6 tháng 1 năm 1706. Cha của ông, Josiah Franklin, là một người thợ làm nến từng có hai đời vợ và Benjamin là con trai út trong gia đình gồm 17 người con. Ông nghỉ học khi lên 10 tuổi và ở tuổi 12, ông theo học nghề in từ người anh, James, người sau này xuất bản tạp chí New England Courant. Benjamin từng đóng góp bài và có thời gian làm biên tập danh dự cho tạp chí này. Tuy nhiên, hai anh em nảy sinh bất đồng và Benjamin bỏ đi, chuyển đến New York, sau đó đến Philadelphia vào tháng 10 năm 1723. Ông nhanh chóng tìm được công việc ở một nhà in, nhưng sau đó vài tháng, ông bị Thống đốc Keith thuyết phục đến London. Tuy nhiên sau đó Benjamin nhận ra những lời hứa của Thống đốc chỉ là hão huyền. Benjamin quay lại với công việc nhân viên sắp chữ in cho đến khi được một thương gia tên Denman đề nghị một vị trí trong công việc kinh doanh của ông này và cả hai quay trở lại Philadelphia. Sau khi Denman mất, Benjamin quay về nghề trước đây của mình và không lâu sau mở một xưởng in riêng, nơi ông xuất bản tạp chí The Pennsylvania Gazette, tạp chí mà ông đóng góp nhiều bài viết như một công cụ để khuấy động những phong trào cải cách địa phương. Năm 1732, để nâng cao sự phong phú, ông bắt đầu xuất bản cuốn sách nổi tiếng Poor Richard’s Almanac (Niên lịch của Richard Nghèo Khổ) ghi chép lại những câu châm ngôn súc tích về cuộc sống mà ông sáng tác hay sưu tầm. Đây là cuốn sách đóng góp một nền tảng lớn vào danh tiếng của ông. Năm 1758, Benjamin ngừng viết cuốn Niên lịch và cho ra đời Father Abraham’s Sermon (Những Bài Giảng Của Cha Abraham), tác phẩm được xem là nổi tiếng nhất trong nền văn học thuộc địa Mỹ.

Cùng lúc đó, Franklin cũng ngày càng quan tâm đến các vấn đề công vụ. Ông vạch ra kế hoạch xây dựng một học viện, sau này được tiếp nối và phát triển thành Đại học Pennsylvania và ông cũng sáng lập ra tổ chức “Hiệp hội Khoa học Mỹ” với mục đích giúp các nhà khoa học có cơ hội gặp gỡ, trao đổi và thảo luận những khám phá của mình. Bản thân ông cũng bắt đầu các thí nghiệm điện cùng một số nghiên cứu khoa học khác trong quãng thời gian hoạt động kinh doanh và chính trị cho đến cuối đời. Vào năm 1748, khi đã có cuộc sống vật chất khá sung túc, ông bán nhà in của mình để có thời gian dành cho việc học; vài năm sau, ông có một khám phá khiến tên tuổi của mình được biết đến trên toàn châu Âu. Trong lĩnh vực chính trị, ông chứng tỏ mình có khả năng trong cả vai trò điều hành lẫn tranh luận, nhưng lý lịch chính trị của ông đã dính nhiều vết nhơ khi dùng quyền lực để nâng đỡ những người họ hàng của mình. Thành tựu chính trị lớn nhất của ông chính là việc cải cách hệ thống bưu điện, nhưng tên tuổi của ông lại chủ yếu được nhắc đến với vai trò như một chính khách thông qua hoạt động ngoại giao giữa các thuộc địa với nước Anh và sau đó là nước Pháp. Năm 1757, ông được cử sang Anh để phản đối ảnh hưởng của gia tộc Penn trong Chính phủ thuộc địa và ông đã ở lại Anh 5 năm, cố gắng thuyết phục người dân và Chính phủ Anh chấp nhận các điều kiện đối với thuộc địa. Trong lần trở về Mỹ, sự kiện Paxton mà ông đóng vai trò danh dự sau đó đã làm ông mất ghế trong Quốc Hội. Tuy nhiên, năm 1764, ông lại được cử đến Anh với tư cách một đại diện của Chính phủ thuộc địa để kiến nghị khôi phục Chính phủ từ tay các địa chủ tư sản. Tại London, ông tích cực phản đối Đạo Luật Tem. Tuy nhiên, ông đã mất rất nhiều lòng tin và sự tín nhiệm vì đã bảo vệ quyền lợi cho văn phòng đại diện một công ty sản xuất tem của người bạn mình tại Mỹ. Ngay cả những nỗ lực mang lại hiệu quả cao của ông nhằm bãi bỏ đạo luật trên cũng không giúp ông khỏi bị ngờ vực. Tuy nhiên ông vẫn tiếp tục những nỗ lực bảo vệ quyền lợi các quốc gia thuộc địa khi rắc rối ngày càng tăng do khủng hoảng từ Phong trào Cách Mạng. Năm 1767, ông đến Pháp và được chào đón long trọng. Nhưng trước khi trở về quê hương vào năm 1775, ông mất chức Bộ Trưởng Bộ Bưu Điện vì dính líu đến việc tiết lộ cho bang Massachusetts lá thư nổi tiếng của Hutchinson và Oliver. Trên đường trở về Philadelphia, ông được chọn làm thành viên Quốc hội Lục Địa và vào năm 1777 ông được cử đến Pháp dưới vai trò đại sứ của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ông ở lại Pháp tới năm 1785, như một nhân vật được cộng đồng Pháp yêu thích và với thành công trong những sứ mạng đại diện cho đất nước mình. Cuối cùng, ông trở về quê hương như một người hùng của nước Mỹ độc lập và nhận được vị trí cao chỉ sau Washington. Ông mất ngày 17 tháng 4 năm 1790.

Năm chương đầu của cuốn Tự truyện của Benjamin Frankalin được viết ở Anh vào năm 1771, được tiếp tục vào năm 1784-1785 và bắt đầu viết tiếp vào năm 1788, ông giảm xuống chỉ còn những sự kiện diễn ra tới năm 1757. Sau hàng loạt chuyến phiêu lưu phi thường, bản thảo đầu tiên cũng như cuối cùng được John Bigelow in ra và giờ đây được tái bản để ghi nhận giá trị của cuốn sách như một bức tranh về một trong những nhân vật đáng kính nhất thời thuộc địa và là một trong những cuốn tự truyện xuất sắc nhất thế giới.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tự Truyện Benjamin Franklin PDF của tác giả Benjamin Franklin nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Singapore Của Tôi: Câu Chuyện Của Một Phụ Nữ Khách Gia (Lý Vỹ Linh)
Singapore của tôi là tập hợp những bài viết của bà Lý Vỹ Linh, con gái duy nhất của cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu kiêm bác sĩ chỉ đạo chuyên môn cấp cao về thần kinh nhi tại Viện Khoa học Thần kinh Quốc gia Singapore, đăng trên các báo Straits Times và Sunday Times, gồm những chuyên mục đăng cách tuần trên tờ Sunday Times, những bài viết cho mục Think-Tank, một chuyên mục Op-ed (Ý kiến công luận) của tờ Straits Times, cùng những bài viết ngắn giải đáp về các sự kiện lớn. Độc giả cũng có thể tìm thấy trong sách nhiều bài viết kể những câu chuyện ít người biết về cuộc sống của gia đình danh giá nhất Singapore và những suy tư của Lý Vỹ Linh về giáo dục, y tế và phát triển của Singapore. *** Năm 2006, một phóng viên tờ phỏng vấn về cuộc đời tôi. Thay vì nhận lời, tôi đã Straits Times xin được đề nghị ngược lại, yêu cầu anh ta dành chỗ để tôi viết hai bài về những vấn đề tôi rất mực quan tâm. Thứ nhất, tôi muốn chính phủ cung cấp một nền giáo dục chất lượng cho tất cả trẻ em Singapore lứa tuổi mầm non. Cũng như bây giờ, tôi cảm thấy nếu chúng ta mong muốn giúp đỡ đồng bào thuộc tầng lớp kinh tế xã hội thấp hơn vươn lên, thì việc khởi đầu một nền giáo dục có chất lượng cho trẻ em là con đường hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu này. Thứ hai, tôi muốn chỉ ra sai lầm mà chính phủ và Ban Phát triển Kinh tế phạm phải trong việc khuyến khích nghiên cứu y sinh ở Singapore. Tìm mua: Singapore Của Tôi: Câu Chuyện Của Một Phụ Nữ Khách Gia TiKi Lazada Shopee Cuối cùng, tôi đã phải nói hết lời với ông Tổng biên tập Ban Báo chí tiếng Anh và Mã Lai của tập đoàn Singapore Press Holdings (SPD), nơi quản lý tờ Straits Times, mới được chấp thuận. Sau đó, tôi được mời gia nhập một nhóm cộng tác viên đa phần không phải nhà báo để thay phiên nhau viết cho một chuyên mục hàng tuần có tên gọi là Think-Tank trên trang Ý kiến công luận (Op-ed). Thú thật là lúc đó tôi rất thiếu tự tin và vô cùng bối rối. Tôi không có kinh nghiệm và hoàn toàn chưa sẵn sàng cho một nhiệm vụ công chúng như thế, nhất là khi tôi là tuýp người kín đáo, lặng lẽ. Hơn nữa, bên cạnh tôi lại toàn nhân tài lỗi lạc, những nhân vật có tiếng nói mạnh mẽ trong ngoại giao, tài chính, lịch sử, văn học, triết học, vv… Họ rất già dặn trong việc lấy lòng công chúng. Nhưng tôi cũng đã kiên nhẫn viết được 17 bài ngắn. Bảy năm trước, tờ Sunday Times có mời tôi viết cho một chuyên mục cá nhân và tôi nhận lời. Chuyên mục này xuất hiện hai tuần một lần. Tôi thích chuyên mục này hơn vì không bị kéo vào chung với những nhà tư tưởng và những người định hướng dư luận của chuyên mục Op-ed. Tôi thấy thoải mái dễ chịu hơn và có thể bày tỏ quan điểm của mình tự nhiên hơn, cũng có nghĩa là ít khoa trương hơn. Tôi thích sử dụng văn phong nhẹ nhàng, thỉnh thoảng xen vào bài học cuộc sống hay lời nhận xét. Bất luận thế nào thì tất cả các bài của tôi, dù là viết cho chuyên mục Think-Tank của tờ tuần báo hay cho tờ Sunday Times, cũng đều là trải nghiệm sống chân thực. Mục đích của tôi là thẳng thắn bày tỏ toàn bộ suy nghĩ và cảm tưởng của mình về những vấn đề đang xảy ra hoặc những vấn đề tôi thấy cần lưu ý công chúng. Tôi đã ngạc nhiên khi thấy bài viết của tôi thu hút được bạn đọc. Đầu tiên tôi nghĩ là có lẽ do chúng mang tính nhất quán. Tôi vẫn luôn là một nhà khoa học, tôi không có tài hùng biện và luôn thấy thoải mái nhất với những vấn đề logic và nguyên tắc khoa học. Tôi đồng ý viết chuyên mục cũng chỉ vì muốn tìm một diễn đàn có sẵn để đưa các đề xuất giúp phát triển con người và đất nước. Chính vì thế, tôi vô cùng sửng sốt khi thấy nhiều người thích đọc bài tôi viết, cho dù họ có đồng ý với quan điểm của tôi hay không. Cũng vì phần nào nghĩ thế nên tôi đã đồng ý cho xuất bản cuốn sách này. Tuyển tập này bao gồm tất cả những bài đã đăng trên báo, trừ một bài - điếu văn tưởng nhớ người bạn tốt, cũng là đồng đội của tôi, Tiến sĩ Balaji Sadasivan, một bác sĩ ngoại khoa thần kinh, cũng là Bộ trưởng đặc trách cấp cao phụ trách nhiều Bộ. Để khách quan hơn, tôi muốn một người có trình độ chuyên môn chọn lọc bài giúp tôi và đã hỏi nhờ ông Yap Koon Hong, biên tập viên của tờ báo, làm việc ấy sau khi Tập đoàn SPH đến gặp tôi để nói về dự án này hồi đầu năm nay. Ông ấy đồng ý và tôi rất vui khi ông không chỉ chọn lọc bài viết mà còn sắp xếp lại chủ đề cuốn sách, nghĩa là tập hợp các chuyên mục đã đăng theo chủ đề chứ không theo thứ tự thời gian.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Singapore Của Tôi: Câu Chuyện Của Một Phụ Nữ Khách Gia PDF của tác giả Lý Vỹ Linh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyện Tình Không Tên (Vũ Thành An)
Vũ Thành An nổi tiếng với 50 Bài không tên, được sáng tác từ năm 1965. Người hâm mộ thường đặt câu hỏi về những "bóng hồng" trong các bài hát của ông, tuy nhiên, nhạc sĩ luôn né tránh. Ở tuổi ngoài 70, nhạc sĩ quyết định chia sẻ câu chuyện phía sau từng ca khúc dưới hình thức thư tình. Lý do, theo ông: “Bây giờ An đã hơn 70 tuổi, cho nên tập sách như quà tặng cuối đời của An gửi đến quý vị yêu nhạc”. Hơn nữa, ông cho rằng thời gian qua có nhiều lời đồn hay giai thoại về mình, có nhiều điều hay và cũng có điều không đúng, vì thế quyển sách này sẽ mang đến “sự thật về con người bình thường của An”. Qua Chuyện tình không tên, người say mê âm nhạc Vũ Thành An sẽ biết được Tình khúc thứ nhất ra đời như thế nào, vì sao ông phổ tiếp bài thơ Em đến thăm anh đêm ba mươi của nhà thơ Nguyễn Đình Toàn - người cùng làm ở Đài phát thanh Sài Gòn với nhạc sĩ lúc bấy giờ..., và nguyên cớ nào mà một loạt 50 bài hát được yêu thích lại lấy tên là Bài không tên.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Tình Không Tên PDF của tác giả Vũ Thành An nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lý Quang Diệu Bàn Về Trung Quốc, Hoa Kỳ Và Thế Giới (Allison Graham)
Lý Quang Diệu cuốn sách gồm 10 chương trình bày những viễn kiến thấu đáo của Bộ trưởng Cao cấp Lý Quang Diệu về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới. Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) là một chính khách đặc biệt, độc nhất vô nhị trong nửa thế kỷ qua. Là “cha đẻ” và là nhân vật rất có ảnh hưởng ở Singapore trong hơn năm thập kỷ, ông tiếp quản một thành bang nghèo nàn, tham nhũng để xây dựng thành một quốc gia hiện đại nơi người dân hiện có thu nhập cao hơn cả phần lớn người dân Mỹ. Không chỉ với vai trò một nhà tư tưởng mà còn là người tiên phong hành động, ông rất hiểu vấn đề chuyển đổi. Trong các vấn đề quốc tế, không có bất kỳ nhân vật nào được cả một thế hệ các nhà lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc và thế giới háo hức “săn lùng”, thường xuyên tham khảo ý kiến, và chăm chú lắng nghe bằng “nhà hiền triết” của Singapore. Không chỉ có các cường quốc mà cả những nước nhỏ hơn như Israel, quốc gia luôn phải chú ý tới những xu hướng ở bên ngoài biên giới của mình để bảo đảm sự tồn tại, cũng tìm thấy ở Lý Quang Diệu cả một nguồn viễn kiến và cảm hứng. Từ Nursultan Nazarbayev của Kazakhstan, khi trở thành người đứng đầu của một đất nước mới độc lập vốn chưa từng tồn tại, đến Sheikh Khalifa bin Zayed của các Tiểu vương quốc Ả-rập, đến Paul Kagame của Rwanda, và rất nhiều nhà lãnh đạo khác khi gặp thách thức lớn cũng đã tìm thấy ở Lý Quang Diệu sự hợp tác chiến lược giúp họ tìm cách vượt qua những thách thức quốc tế đó.Mục đích của cuốn sách mỏng này không phải để nhìn lại 50 năm qua với những đóng góp nổi bật của Lý Quang Diệu. Mười chương sách bắt đầu với sự trỗi dậy của Trung Quốc, vấn đề mà chắc chắn Lý Quang Diệu hiểu rõ hơn bất kỳ nhà quan sát hay nhà phân tích nào ở bên ngoài Trung Quốc. Liệu Trung Quốc có thách thức vị thế của Hoa Kỳ là cường quốc đứng đầu ở châu Á và trên toàn thế giới hay không? Hầu hết các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia đều trả lời câu hỏi trọng tâm này một cách hoang mang và trừu tượng. Bỏ qua những từ ngữ hoa mỹ và thận trọng, Lý Quang Diệu trả lời: “Tất nhiên, nhận thức của người Trung Quốc về vận mệnh là một sức mạnh không cưỡng lại được. Ý định của Trung Quốc là trở thành cường quốc mạnh nhất thế gới - và phải được công nhận với tư cách Trung Quốc, chứ không phải là một thành viên danh dự của phương Tây.” Tiếp đến, là cuộc phỏng vấn về Hoa Kỳ và mối quan hệ Mỹ-Trung, mối quan hệ sẽ định hình chính trị quốc tế trong thế kỷ 21. Giữa hai cường quốc này, ông Lý nhận thấy có sự đối đầu: “Sẽ có sự tranh giành ảnh hưởng. Sự cạnh tranh giữa hai cường quốc là điều không thể tránh khỏi.” Tuy nhiên, ngược với những nhà duy thực bi quan, ông không đánh giá xung đột là điều không thể tránh khỏi nếu các nhà lãnh đạo của hai nước có các quyết định hợp lý. Các chương sách tiếp theo nói đến Ấn Độ, chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, địa chính trị, toàn cầu hóa, dân chủ, và các chủ đề khác. Mỗi chương đều mở đầu với các câu hỏi then chốt và sau đó đưa ra một tóm tắt ngắn gọn các câu trả lời của Lý Quang Diệu. Nhiều câu trả lời trong số này sẽ gây tranh cãi vì bẩm sinh Lý Quang Diệu luôn thúc đẩy thực hiện “sự chính xác chính trị” và không bao giờ e ngại tranh luận. Tìm mua: Lý Quang Diệu Bàn Về Trung Quốc, Hoa Kỳ Và Thế Giới TiKi Lazada Shopee Cuốn sách để lại cho người đọc nhiều suy nghỉ, những ai hy vọng nhanh chóng bứt phá thông qua quyển sách này sẽ nhận thấy chính họ phải bỏ ra nhiều thời gian hơn họ mong đợi. Những lời nói của Lý Quang Diệu buộc họ phải dừng lại và suy nghĩ về những nhận định của ông ấy, nhưng điều họ thấy kinh ngạc, thậm chí gây nhiễu loạn, nhưng lại luôn có khả năng soi rọi.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lý Quang Diệu Bàn Về Trung Quốc, Hoa Kỳ Và Thế Giới PDF của tác giả Allison Graham nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lý Quang Diệu Bàn Về Trung Quốc, Hoa Kỳ Và Thế Giới (Allison Graham)
Lý Quang Diệu cuốn sách gồm 10 chương trình bày những viễn kiến thấu đáo của Bộ trưởng Cao cấp Lý Quang Diệu về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới. Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) là một chính khách đặc biệt, độc nhất vô nhị trong nửa thế kỷ qua. Là “cha đẻ” và là nhân vật rất có ảnh hưởng ở Singapore trong hơn năm thập kỷ, ông tiếp quản một thành bang nghèo nàn, tham nhũng để xây dựng thành một quốc gia hiện đại nơi người dân hiện có thu nhập cao hơn cả phần lớn người dân Mỹ. Không chỉ với vai trò một nhà tư tưởng mà còn là người tiên phong hành động, ông rất hiểu vấn đề chuyển đổi. Trong các vấn đề quốc tế, không có bất kỳ nhân vật nào được cả một thế hệ các nhà lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc và thế giới háo hức “săn lùng”, thường xuyên tham khảo ý kiến, và chăm chú lắng nghe bằng “nhà hiền triết” của Singapore. Không chỉ có các cường quốc mà cả những nước nhỏ hơn như Israel, quốc gia luôn phải chú ý tới những xu hướng ở bên ngoài biên giới của mình để bảo đảm sự tồn tại, cũng tìm thấy ở Lý Quang Diệu cả một nguồn viễn kiến và cảm hứng. Từ Nursultan Nazarbayev của Kazakhstan, khi trở thành người đứng đầu của một đất nước mới độc lập vốn chưa từng tồn tại, đến Sheikh Khalifa bin Zayed của các Tiểu vương quốc Ả-rập, đến Paul Kagame của Rwanda, và rất nhiều nhà lãnh đạo khác khi gặp thách thức lớn cũng đã tìm thấy ở Lý Quang Diệu sự hợp tác chiến lược giúp họ tìm cách vượt qua những thách thức quốc tế đó.Mục đích của cuốn sách mỏng này không phải để nhìn lại 50 năm qua với những đóng góp nổi bật của Lý Quang Diệu. Mười chương sách bắt đầu với sự trỗi dậy của Trung Quốc, vấn đề mà chắc chắn Lý Quang Diệu hiểu rõ hơn bất kỳ nhà quan sát hay nhà phân tích nào ở bên ngoài Trung Quốc. Liệu Trung Quốc có thách thức vị thế của Hoa Kỳ là cường quốc đứng đầu ở châu Á và trên toàn thế giới hay không? Hầu hết các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia đều trả lời câu hỏi trọng tâm này một cách hoang mang và trừu tượng. Bỏ qua những từ ngữ hoa mỹ và thận trọng, Lý Quang Diệu trả lời: “Tất nhiên, nhận thức của người Trung Quốc về vận mệnh là một sức mạnh không cưỡng lại được. Ý định của Trung Quốc là trở thành cường quốc mạnh nhất thế gới - và phải được công nhận với tư cách Trung Quốc, chứ không phải là một thành viên danh dự của phương Tây.” Tiếp đến, là cuộc phỏng vấn về Hoa Kỳ và mối quan hệ Mỹ-Trung, mối quan hệ sẽ định hình chính trị quốc tế trong thế kỷ 21. Giữa hai cường quốc này, ông Lý nhận thấy có sự đối đầu: “Sẽ có sự tranh giành ảnh hưởng. Sự cạnh tranh giữa hai cường quốc là điều không thể tránh khỏi.” Tuy nhiên, ngược với những nhà duy thực bi quan, ông không đánh giá xung đột là điều không thể tránh khỏi nếu các nhà lãnh đạo của hai nước có các quyết định hợp lý. Các chương sách tiếp theo nói đến Ấn Độ, chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, địa chính trị, toàn cầu hóa, dân chủ, và các chủ đề khác. Mỗi chương đều mở đầu với các câu hỏi then chốt và sau đó đưa ra một tóm tắt ngắn gọn các câu trả lời của Lý Quang Diệu. Nhiều câu trả lời trong số này sẽ gây tranh cãi vì bẩm sinh Lý Quang Diệu luôn thúc đẩy thực hiện “sự chính xác chính trị” và không bao giờ e ngại tranh luận. Tìm mua: Lý Quang Diệu Bàn Về Trung Quốc, Hoa Kỳ Và Thế Giới TiKi Lazada Shopee Cuốn sách để lại cho người đọc nhiều suy nghỉ, những ai hy vọng nhanh chóng bứt phá thông qua quyển sách này sẽ nhận thấy chính họ phải bỏ ra nhiều thời gian hơn họ mong đợi. Những lời nói của Lý Quang Diệu buộc họ phải dừng lại và suy nghĩ về những nhận định của ông ấy, nhưng điều họ thấy kinh ngạc, thậm chí gây nhiễu loạn, nhưng lại luôn có khả năng soi rọi.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lý Quang Diệu Bàn Về Trung Quốc, Hoa Kỳ Và Thế Giới PDF của tác giả Allison Graham nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.