Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Rằm Tháng Bảy Bất Ổn (Lê Ngọc Mai)

"Rằm Tháng Bảy Bất Ổn" là chuyện ma kể về Nam, trong thời gian chờ nhận bằng đại học, anh xin vào làm bảo vệ trong một khu chung cư. Tại đây Nam gặp được vô số chuyện kì bí quỷ dị và nguy hiểm, cũng đồng thời gặp được một cao nhân ẩn thân, đã nhiều lần ra tay giúp Nam thoát nạn.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Rằm Tháng Bảy Bất Ổn PDF của tác giả Lê Ngọc Mai nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đồng Thoại Đen (Otsuichi)
Có một con quạ làm tổ dưới mái rạp chiếu phim. Từ hồi còn là quạ non, nó đã vừa nhấm nháp sâu béo cha mẹ mang cho, vừa ngắm nhìn màn hình trong rạp qua lỗ thủng nhỏ trên tường. Ngày qua tháng lại, cứ thích thú nhẩm theo lời thoại, nó nói được tiếng người tự lúc nào chẳng biết. Một ngày nọ rạp chiếu phim bị phá dỡ, quạ bấy giờ đã đủ lông đủ cánh và trình độ ngôn ngữ cũng đã rất đáng kể, bèn nai nịt lên đường ngao du. Rồi nó quen cô bé ấy, cô bé thích được tặng quà là những nhãn cầu đẫm máu. Quạ quyết tâm làm vui lòng cô dù có phải dùng mỏ khoét mắt cả nhân loại. Dẫn nhập bằng một câu chuyện cổ tích tăm tối, xoáy sâu nỗi đau da thịt, cuốn tiểu thuyết hiếm hoi của nhà văn chuyên viết truyện ngắn Otsuichi dẫn người ta vào một thế giới ngoại cảm cô đơn, rùng rợn và u buồn.*** Otsuichi là bút danh của Hirotaka Adachi, sinh năm 1978. Ông là một nhà văn Nhật Bản, chủ yếu là truyện ngắn kinh dị, đồng thời là một nhà làm phim. Ông là thành viên của Mystery Writers of Japan và The Honkaku Mystery Writers Club of Japan. Tác phẩm đầu tay của Ông là Summer, Fireworks and My Corpse được viết khi còn học trung học. Tìm mua: Đồng Thoại Đen TiKi Lazada Shopee *** Lưu ý to đùng: 18+! Không dành cho các bạn yếu tim, yếu dạ hay yếu… ruột! Mình hạn chế spoil đến tối đa nên chỉ có xíu spoil thôi, yên tâm đọc nhé. Có thể nói Đồng thoại đen xếp trên Goth một bậc, mình hoàn toàn chắc chắn về điều đó. Tag Trinh thám và Kinh dị không phải để đùa, một quyển trinh thám ở mức khá cực kì xuất sắc về mảng kinh dị. Cái kinh dị của Otsuichi mang một màu sắc và dẫn người đọc vào một cảm giác khác biệt, không hề tìm thấy được ở bất cứ đâu. Đừng cố giải thích bất cứ gì trong quyển này nhé,vì đó là điều không thể! Bạn có đọc Đồng thoại không? Có đồng thoại kể rằng có một con quạ biết nói, vì quá thương cảm cô bé mù mà ngày ngày đi tìm “mắt” (vâng, là “mắt” theo nghĩa đen) cho cô bé làm quà. Cô bé ngây ngô tin lời “người bạn gì ấy” mà cô không thể thấy, lắp “món quà nhồi bông” ấy vào mắt. Cô nhìn thấy những gì mà chủ nhân con mắt ấy thấy… từ đótình thân thiết giữa cô và người bạn kia càng thắm thiết. Đồng thoại kia tưởng chừng như chỉ là hư cấu, nhưng cô bé Nami lại vô tình “thấy” được những “kí ức” của con mắt trái của cô sau khi cô phẫu thuật ghép mắt không lâu. Chuyện cũng không có gì quá đặc biệt vì đoạn đầu chỉ là “lót đường” cho mạch truyện chính, nhưng mình lại đặc biệt thích cách mà tác giả đặt tình huống và làm bật lên áp lực mà Nami phải gánh chịu. Mất kí ức quả là điều khó khăn nhưng việc bị so sánh với chính mình trước đó thì lại càng đau khổ hơn. Mình có chút gì đó đồng cảm với Nami, trong lúc mà ta cần những lời động viên nhất thì lại bị dìm xuống bởi dèm pha và chỉ trích. Mình thử nghĩ đây chính là cái điều mà Otsuichi muốn mọi người thấy?! Bạn hãy thử đọc để biết tại sao mình lại nghĩ như thế, bởi đây chính là đoạn mình cực-kì-thích ở quyển này. Mình sẽ không nói thêm bất cứ chi tiết nào nữa vì tất cả đều spoil nghiêm trọng cốt truyện và plot twist nên bây giờ mình sẽ đi vào nhận xét tổng thể thôi. Xét đến đầu tiên phải là điểm Kinh dị của Otsuichi trong quyển này. Lần này lối viết xen kẽ ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3 của ông thực sự rất rất hiệu quả khi mà vừa lột tả cảm xúc một cách chân thực nhất lại vừa viết nên những cảnh kinh dị lạnh lẽo nhất. Cái kinh dị của Otsuichi không chỉ nằm ở những cảnh chặt xác giết người, hay cảnh “lột ngược” cơ đúng nghĩa đen giống như cảnh bạn lột ngược một cái bao vậy. Cái kinh dị nhất chính là giọng văn lạnh của tác giả dù là cảnh đó có máu me hay tởm lợm đến mức nào đi nữa thì giọng văn đó vẫn như thế, đều đều và lạnh lẽo, không chút xúc cảm. Điều này làm người đọc cảm thấy ớn lạnh hơn cả những quyển kinh dị có giọng văn mang vẻ u ám hay hù dọa. Và bạn cũng không thể ngờ được sự thay đổi khó tin khi chính giọng văn đó lại mang đầy cảm xúc, đầy xúc cảm một cách ấm nồng. Và xếp trên thang 10 và lấy Đồng thoại đen làm mốc 8 thì kinh dị trong GOTH cũng chỉ ở mức 5-6, với Zoo là 10! Đủ để bạn thấy Đồng thoại đen ám ảnh và kinh dị cỡ nào, lúc đọc thật sự mình cảm thấy buồn nôn, lạnh sống lưng và ớn đến từng thứa thịt. Thế nên, nếu bạn quá yếu vía hay bạn không thể chịu nổi những cảnh tượng kinh tởm thì không nên đọc quyển này nhé. Và quay lại với trinh thám, mình công nhận đây là quyển trinh thám khá. Mình quay cuồng cùng những suy nghĩ, đúng hơn là quay cuồng với những hình ảnh kinh tởm nên không biết có ảnh hưởng đến suy luận hay không nhưng mình không thể đoán ra được hung thủ. Chính xác hơn là: Không thể đoán được hung thủ là ai! Với ngần ấy thông tin và sự chi phối bởi cách suy luận của nhân vật, thêm cả hàng tá chi tiết mập mờ thì mình kết luận đây không thích hợp để tự suy luận, hoàn toàn không đủ thông tin! Nhưng ít ra, nạc ra nạc mỡ ra mỡ, Đồng thoại đen không dở dở ương ương như GOTH, trinh thám lẫn kinh dị đều ở mức hay và xuất sắc. Tuy nhiên, trinh thám trong Đồng thoại đen không phải là quá xuất sắc nếu so với các quyển trinh thám cùng dung lượng. Ám ảnh cực kì ám ảnh, mình chỉ cần nghĩ đến thôi đã ớn lạnh, cảm xúc hệt như lúc đọc xong Zoo vậy, nó nhấn sâu vào tâm trí người đọc và khó mà dứt ra được. Otsuichi trong tưởng tượng của mình khá giống một tên bệnh hoạn chuyên viết lại những gì đã làm tiểu thuyết (hơi xa quá nhể) nhưng truyện mà ông sáng tác rất rất bệnh hoạn và độ kinh tởm đến level max rồi (với mình thì hơi hơi, vì cũng thấy quen quen sao đó:v túm lại thấy thường ). Lưu ý 2: Đừng đọc quyển này hay bất cứ quyển nào của Otsuichi kèm nhạc piano hay nhạc nhẹ không lời (dù có lời cũng đừng nên nhé)!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đồng Thoại Đen PDF của tác giả Otsuichi nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Dòng Thơ Thứ Chín (Thời Câm)
Năm thứ hai cao trung, trong lớp có một bạn học mới, dùng sắc để thả thính. Là hàng xóm, hàng tháng, Diệp Già Lam thay các bạn nữ trong trường chuyển thư tình, lần nào cũng bị trả lại thẳng thừng. Có bạn tốt đánh giá: Đường Ngộ là một đóa hoa lạnh lùng kiêu ngạo, đã đẹp trai lại học giỏi, trừ việc không thể cưa đổ thì điểm nào cũng tốt. Diệp Già Lam không có ý kiến gì. Sau đó trong một lần cả lớp tụ tập, mỗi người bị bắt phải viết ưu điểm của mình rồi chuyển cho người ngồi bên phải. Tìm mua: Dòng Thơ Thứ Chín TiKi Lazada Shopee Lúc này, bạn học Diệp đã say khướt, ngồi trong góc, trơ mắt nhìn người bên cạnh nhẹ giơ bàn tay đẹp đẽ cân đối, giữa hai ngón tay thon dài kẹp tờ giấy đưa qua. Tờ giấy viết ngắn ngọn năm chữ, cộng thêm hai dấu câu: Nghe lời, Đừng dính người. Nhắc nhở bạn đọc: Gương vỡ lại lành, giai đoạn trước nam chính hai nhân cách, chú ý cẩn thận.*** Câu chuyện bắt đầu khi nữ bác sĩ xinh đẹp khoa tâm thần bệnh viện Hoa Khê, Diệp Già Lam, bị bác sĩ nam tài năng bậc nhất lại điển trai mê hồn vừa chuyển đến khoa ngoại thần kinh, Đường Ngộ, say rượu làm loạn, đè lên cửa hôn đến thất hồn lạc phách. Mà câu đầu tiên anh hỏi cô sau 5 năm chia ly gặp lại lại là: "Nụ hôn đầu của em như thế nào, nhớ ra chưa?!" Đó dĩ nhiên chưa phải xuất phát điểm của toàn bộ câu chuyện. Bởi vì duyên nợ của họ, chân chính là đã bắt đầu vào 8 năm trước, khi Diệp Già Lam còn là lớp trưởng năm thứ 2 Cao trung, và Đường Ngộ là học sinh mới chuyển đến lớp cô, về sau lại làm hàng xóm đối diện nhà cô; hoặc cũng có thể là từ rất lâu rất lâu trước đó khi Diệp Già Lam vẫn còn là cô bé con 10 tuổi nghịch ngợm không sợ trời không sợ đất, ngay lần đầu gặp mặt đã đạp chân vào đôi giày trắng của tiểu tử đẹp trai con bạn thân của mẹ, hung dữ bắt nạt khiến cậu nhóc Đường Ngộ mới 9 tuổi phải khóc toáng lên. Có lẽ một sợi dây tơ của định mệnh, đã nhẹ nhàng mà bền chắc quấn quanh hai cô nhóc và cậu bé ngày đó, lúc gần lúc xa, khiến họ gặp gỡ rồi chia ly, chia ly lại gặp gỡ, cuối cùng vẫn là kết lại tại một nơi, không thể tách rời. Yêu một người, có thể yêu bao lâu?! Với Diệp Già Lam, đó là dành hết thời thanh xuân tươi đẹp nhất để rung động trước Đường Ngộ, không oán không hối trao cho anh những thứ quý giá nhất của một người con gái, lại dùng quãng thời gian 5 năm để tưởng nhớ anh, mà đến cuối cũng trái tim của người phụ nữ trưởng thành dù trải qua bao thăng trầm sóng gió, gặp thêm bao nhiêu người đàn ông xuất sắc khác (dù sao cũng không xuất sắc bằng anh), thì vẫn chỉ có thể chứa được một người duy nhất là anh. Bao lâu với cô, chính là vĩnh viễn. Vĩnh viễn yêu anh. Yêu một người, lại có thể yêu như thế nào? Với Đường Ngộ, chính là dùng ấm áp cả đời để yêu một người con gái khi cô ấy còn trẻ, dùng bao dung và nhẫn nại cả đời để chờ đợi cô ấy khi chia ly, lại dùng cố chấp cả đời để một lần nữa theo đuổi cô ấy khi gặp lại. Yêu là định mệnh. Là dùng tất cả trái tim và dục vọng chiếm hữu để yêu em. Chỉ có thể là em. Luôn luôn là em. Mãi mãi là em. Chuyện tình của Diệp Già Lam và Đường Ngộ, thật ra có một khởi đầu nhẹ nhàng dễ thương và đơn thuần như bao chuyện tình thanh xuân khác. Anh đẹp trai vô cùng, vẻ đẹp quyến rũ yêu mị người gặp người mê, vừa mới chuyển tới đã thu hút biết bao ong bướm lao đến đòi hút mật. Nhưng người con trai ấy quá mức lạnh lùng, lãnh đạm mà xa cách bằng lý do duy nhất "không yêu sớm" để từ chối hết thảy những đóa hoa xinh đẹp tình nguyện xin chết đó. Mà cô lúc đó còn đang bận crush một vị bạn học tài năng cùng trường. Chỉ là từ khi gặp anh, cô gái đã giã từ hình tượng bất hảo nổi loạn lúc bé, ngoan ngoãn và chỉ biết tập trung học hành khi đó, dường như mới bắt đầu hiểu được, thế nào mới là thật sự thích một người: Là cảm giác trái tim đập nhanh như vừa chạy xong tám trăm mét, như bị lắp thêm một cái mô tơ, rối loạn hết cả lên, không chịu nghe lời cũng chẳng thể tự chủ mỗi khi anh ở bên. Là cảm giác nhớ nhung mỗi khi anh đi vắng. Là cảm giác chờ mong mỗi lần gặp mặt. Mà Đường Ngộ, chàng trai từ lúc sinh ra đã có hết thảy mọi thứ: dáng dấp đẹp trai, khuôn mặt yêu mị, gia thế khủng, trí thông minh vượt bậc, nhưng lại có gia đình không hạnh phúc, mẹ mất từ nhỏ, bố trăng hoa, đã sớm sinh ra cảm giác lạnh nhạt, lãnh đạm với mọi người mọi việc, thế nhưng lại bất ngờ bị thu hút bởi Diệp Già Lam, cô gái nhỏ ngoan ngoãn thiện lương. Một người vô cùng ghét ngọt nhưng lại bị mê hoặc bởi vị ngọt tỏa ra từ cô. Từ khi nào bỗng thích bắt nạt cô, thích chọc cô bối rối, thích nhìn cô vì mình mà lúng túng đỏ mặt. Càng thích ở gần cô, chạm vào cô, cưng chiều nâng niu cô. Cách thức mà Đường Ngộ và Diệp Già Lam đến với nhau, tuyệt đối chính là kiểu tình yêu thanh xuân mà bất kì một bậc phụ huynh nào cũng nhiệt thành ủng hộ. Lấy việc học làm tiền đề, lấy vấn đề yêu sớm làm trách nhiệm. Dù đã nhận định tình cảm dành cho nhau nhưng nhất định đợi đến khi kết thúc kì thi cấp 3, nhất định đợi đến khi thành niên 18 tuổi, thì nụ hôn đầu tiên mới trao nhau, hoàn toàn xé vỡ bức tường mập mờ giữa hai người, cũng chính thức đánh dấu tình yêu của họ một cách công khai. Bởi vì Đường Ngộ của năm 17 tuổi đó thật sự rất có kiên nhẫn, càng có tự chủ và trên hết có lẽ là sự tự tin ngạo mạn của tuổi trẻ. Anh kiên nhẫn với tính chiếm hữu của bản thân và cũng kiên nhẫn với tình cảm của Diệp Già Lam. Nếu thả thính là một nghệ thuật vậy thì chỉ có thể khẳng định Đường Ngộ chắc chắn là bậc thầy trong lĩnh vực này. Khi gần, khi xa, khiến cho Diệp Già Lam bắt đầu biết nhớ thương, biết chờ mong mà lại không phản cảm sợ hãi (dù sao người ta vẫn còn là học sinh, trách nhiệm lớn nhất là còn phải học à nha). Cho đến cuối, chọn thời điểm thích hợp nhất, mới ra tay bắt trọn lấy trái tim cô gái ấy. Đọc đoạn thời gian hai người bắt đầu quen biết thật sự rất nhẹ nhàng, dễ thương, ngọt mà không hề ngấy chút nào. Giống như trái tim mình luôn tự nhận thấy nó đã già cỗi lắm rồi, đã quên mất cảm giác rung rinh là như thế nào rồi, vậy mà khi tưởng tượng khung cảnh Đường Ngộ ghé sát khuôn mặt yêu mị của cậu lại gần Diệp Già Lam, khi hai người lần đầu nắm tay, khi Diệp Già Lam bất tri bất giác viết xuống trang nhật kí của cô mấy chữ "nhớ Đường Ngộ", mà khi Đường Ngộ vừa hôn vừa thì thầm vào tai Diệp Già Lam câu "Anh cũng nhớ em", thì trái tim bỗng tự nhiên như nhảy lên một cái, trật một nhịp. Cái cảm giác rung động ngọt ngào như bay trên mây này, thật giống khi nghe một bài hát xưa cũ của Carpenter vậyĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dòng Thơ Thứ Chín PDF của tác giả Thời Câm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đong Tấm Lòng (Nguyễn Ngọc Tư)
Đong tấm lòng là tập tản văn mới của Nguyễn Ngọc Tư, với những trang viết dung dị và nhiều ý nghĩa như Mua đi bán lại một đám đông; Chỗ nào cũng nắng; Cúi xuống che chung; Cách nào cũng nhớ; Giữa người với người; Gọi tên nỗi sợ... Vẫn là cách viết quen thuộc đã làm nên một tên tuổi Nguyễn Ngọc Tư: qua những chuyện bình thường hàng ngày để khái quát về thân phận con người, những chiêm nghiệm về cuộc đời... rất giản dị mà sâu lắng. Là một tập sách đáng đọc trong những ngày đầu năm để ta có thể "lập trình" bản thân cho một năm mới nhiều ý nghĩa hơn. Đặc biệt, tập sách có các bức ký họa do chính tác giả Nguyễn Ngọc Tư thể hiện.***Nguyễn Ngọc Tư viết nhiều, đến mức người đọc luôn có cảm giác chị ăn ngủ trong không khí văn chương. Dường như mọi con đường chị đi qua, sẽ có lúc nào đó hiện lên trong văn chị, mọi con người chị gặp sẽ có một ngày bước vào truyện của chị. Kiểu như nhân vật Mười - người đàn bà không chịu tự mình tỏa sáng mà cứ phải lệ thuộc vào tình yêu của Cao Bồi. Nhân vật nữ mà kiểu gì tác giả cũng sẽ bị càm ràm, cho dù người viết có chục lần dự định cho chị tách khỏi tình yêu của đời mình, cũng sẽ chục lần không thực hiện được, bởi vì Mười sẽ không làm như thế. Và chỉ cần đôi chữ bóng gió viết rằng Mười đã mỏi mòn, nhân vật cũng sẽ lập tức phản ứng, tỉnh rụi bảo: “Đâu có”. “Tui không nghĩ nhân vật của tui có bóng dáng của tui, mà rất nhiều người hơi biết tui một chút đều nói văn tui với người… trớt quớt” - Nguyễn Ngọc Tư tự sự. Chị cho biết: “Văn của tui hoàn toàn chẳng có trải nghiệm gì của cá nhân mình trong đó, chẳng hạn như khi viết về cảm giác lòng tự trọng bị thương tổn của một người đàn ông phải chịu nhục trước bạn gái mình, tui hình dung ra thôi”. Tìm mua: Đong Tấm Lòng TiKi Lazada Shopee *** Năm trước đưa thằng nhỏ đầu lòng thẳng vô lớp một chỉ tốn chai rượu tây xách tay, năm nay nhà trường nhận chuẩn quốc gia nên phải lót đường năm triệu cho con nhỏ em qua cổng. Nói gì xa, góp tiền cúng đình cũng phải tăng gấp đôi coi mới được. Thằng em học đại học Mỹ thuật xong, giờ ngồi vẽ bảng hiệu, bởi vì bán chữ nhiều tiền hơn, ai cũng muốn treo mấy chữ Tài Lộc trong nhà. Đá Đỏ bị đem bán cho tư nhân làm du lịch, họ sẽ san núi bạt rừng trồng mấy con rồng xi măng lên, sơn màu hàng mã cho coi. Vườn chùa ngoại thành đang bán mấy chỗ nằm đẹp, nhà có người già nên mua để sẵn, sau này biết đâu không còn đất. Những câu chuyện bán mua rời rạc này chúng ta vẫn thường nhặt nhạnh từ buổi ăn vặt, cuộc cà phê hay trong lúc chờ xe rời bến. Cái giọng điệu của người góp chuyện cũng bình thản như cảm giác của người nghe. Dù hàng hóa trong những cuộc mua đi bán lại đó không phải mấy món thông dụng kiểu như gạo, rau, hay nắm xôi, cái áo. Bất cứ gì cũng là hàng hóa, lạ chi. Sống trong tâm thế của một kẻ đi chợ, và cả nước là một cái chợ khổng lồ, hàng họ đa dạng đến mức mua gì cũng có, kể cả mua thần bán thánh, chức tước, trinh tiết, nội tạng người… chúng ta bớt bỡ ngỡ đi. Giống như câu mà trẻ con hay đùa, “trước còn mắc cỡ giờ đỡ nhiều rồi”. Người ta có thể mua dặm dài bờ biển để làm khu nghỉ dưỡng, mua một vùng đất để khai khoáng, mua cả dòng sông làm thủy điện, thậm chí biết đâu còn mua lại được mạng sống từ cái án tử hình. Dừng lại vài phút ở chương trình tiêu dùng chán ngắt của truyền hình tỉnh lẻ, thấy được lý do vì sao nó chán ngắt. Người xem bây giờ đâu chỉ quan tâm tới giá vàng thế giới, và mặt hàng thiết yếu đâu chỉ gạo với xăng. Họ rất muốn biết giá của bằng tiến sĩ, vị trí kế toán của một sở cấp tỉnh hay phó phòng cấp huyện, để mà nuôi nấng những giấc mơ, thứ giấc mơ chỉ cần đủ tiền sẽ thành sự thật. Sống chết cùng cái chợ hình chữ S này, ít nhiều chúng ta cũng thắc mắc giá thành thật sự của một công trình xây dựng trụ sở sau những rơi rụng, cuộc mặc cả nhập nhoạng trên đường về thành phố của một cô giáo vùng sâu, hay cánh cửa phía sau của cuộc đề bạt cán bộ.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Ngọc Tư":Hành Lý Hư VôCánh Đồng Bất TậnĐong Tấm LòngKhói Trời Lộng LẫyNgọn Đèn Không TắtTập Truyện Ngắn ĐảoXa Xóm MũiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đong Tấm Lòng PDF của tác giả Nguyễn Ngọc Tư nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Dòng Sông Ly Biệt (Quỳnh Dao)
Có nhiều người thắc mắc tại sao tôi lại thích truyện của văn sĩ Quỳnh Dao, một thể loại truyện bi lụy về tình yêu. Thích thì có cần giải thích lý do không? ^^ Nhưng chính xác thì tôi không thích, mà là “cảm” nội dung về thời cuộc và niềm đa cảm trong cốt truyện nhiều dư vị cổ điển đó. Tôi đồng ý truyện của Quỳnh Dao đa cảm, nhưng đa cảm lại là dấu ấn hiện thực lớn nhất mà cuộc đời mang tặng đến ngòi bút một thời vang bóng của văn đàn Đài Loan. Những bộ truyện đi vào lòng khán giả cũng chính bằng niềm đa cảm mà một thời người ta rung động trong nó. Những truyện đó không phải để đời, nó đi ngang vào thế hệ nào đó và có lẽ dứt ở những thế hệ đó, nhưng mãi là một thoáng quá khứ lất phất nếu người đọc ngã đúng điểm rơi để hiểu về một thời đại nhiều biến động trong bước giao thời của lịch sử. Truyện mang trong nó hơi thở hiện đại-thời bấy giờ với những cách tân và dấu ấn của những tâm tư ngổn ngang của thế hệ đã trãi qua. Yên Vũ Mông Mông (hay khán giả Việt thường gọi là Dòng sông ly biệt, và sau đây tôi sẽ gọi theo tên đó) là tác phẩm tôi nhớ nhất của Quỳnh Dao, một phần vì truyện có một đoạn kết đáng nhớ nhất, một phần vì nó được dựng thành phim vài lần và đều tạo được hiệu ứng đáng kể đối với khán giả. Tôi xem hai bản dựng 86 và 2001, nhưng chưa được xem bản dựng năm 75 và bản movie năm 65. Bản 86 khá trung thành với nguyên tác, trừ đoạn kết, bản 2001 thay đổi nhiều để tấu hài và biểu diễn nhằm chiều lòng khán giả. Như tôi đã nói, tôi “cảm” cốt truyện được đặt đúng thời điểm tạo dấu ấn tư tưởng nên cũng “cảm” bộ phim phả được làn hơi đó. Khi bản 2001 thay đổi nhiều tư tưởng cũ thì tác phẩm không còn “hồn” để “cảm” nữa, riêng bản 86 làm được nên bài viết này sẽ nói nhiều hơn một chút về truyện và bản dựng 86 với sự tham gia của Tần Hán, Lưu Tuyết Hoa và đặc biệt là nữ diễn viên có vẻ đẹp nhu mì thục nữ Triệu Vĩnh Hinh, ngọc nữ của văn sĩ Quỳnh Dao. Câu chuyện kể về nhà họ Lục với cảnh gia đình-giao thời nhiều biến động vần vũ tâm tư của nhân vật. Cảnh đa thế tứ thiếp còn sót lại từ thời phong kiến, cảnh con riêng và những khoảng cách lẫn bất đồng giữa hai thế hệ khơi mào cho mâu thuẩn nung nấu trực trào gợi nên những rạn nứt tình cảm giữa các nhân vật. Để đánh đổ và xây đắp lại thế giới quan, để thông cảm và thấu hiểu lẫn nhau mà bước đi tiếp trong cuộc đời. Tôi thường thích câu chuyện rạn nứt rồi hàn gắn hơn nguyên vẹn lành lặn, vì lành lặn thì xem mấy diễn viên quấn nhau như sam hết ôm lại hôn, hết hôn lại quờ chân chọt tay như phim dạo này xem phải khiến tôi thấy mình thật rỗi hơi, mấy vụ đó để dành thực hành riêng tư chứ xem thì chẳng xi-nhê gì, mà chỉ phí thời giờ:d. Dòng sông ly biệt chuyên chở những con sóng mênh mang về cuộc đời, bao hàm trong đó là tình cha con, mẹ con, anh chị em và tình yêu, tình bạn. Trọng tâm câu chuyện kể về ba thanh niên Lục Y Bình, Lục Như Bình và Hà Thư Hoàn. Với diễn xuất đặc sắc của cặp đôi vàng thời đó Tần Hán-Lưu Tuyết Hoa cùng Triệu Vĩnh Hinh đã tạo nên nên “hồn” nhân vật mang nhân sinh quan sống, tâm tư, trăn trở khiến khán giả liên hệ và ghi nhớ. Lưu Tuyết Hoa vẫn mang ánh mắt cương nghị ngang ngạnh rất thật của cô vào nhân vật Lục Y Bình, Tần Hán thì vẫn hào hoa trong dáng vẻ hiền lành của mình, nhưng ấn tượng nhất đối với tôi là “hồn” nhân vật Như Bình thông qua cách đặc tả của Triệu Vĩnh Hinh, đây là lần thứ 3 tôi nhắc đến tên diễn viên trong một bài viết, một điều rất ít khi xảy ra, vì khi ngồi viết bài này thì dáng vẻ nhu mì mơ hồ của Như Bình hiện lên rất đậm, bàng bạc nhưng lại khó quên trong điệu cười cũng như cách khóc xen trong hạnh phúc cũng như niềm bất lực của cô gái-vừa tròn đôi mươi, khi cô lạc lõng-nhu mì trong một gia đình ai cũng nóng nảy và cương quyết đến ương bướng. Như Bình lạc lõng ngay từ đầu trong chiếc tổ của chính mình khi sức đề kháng của cô đối với cuộc đời yếu ớt, cô như nàng công chúa yên phận công chúa, nhưng thời cuộc biến động nên chẳng thể yên phận dài lâu. Như Bình như dấu ấn còn sót lại của quá khứ, trầm lặng và thụ động đón chờ định mệnh, không giành giật với cuộc đời và chỉ nhận những gì mình sẽ có thể có. Như Bình thiếu đi bản lĩnh nắm lấy tham vọng, cô đẹp người đẹp nết nhưng là vẻ đẹp thụ động cần có một hoàng tử mới tạo thành câu chuyện hạnh phúc, chứ không thể tự thân tìm kiếm hạnh phúc. Và rất tiếc người cô trao trọn tình yêu là Hà Thư Hoàn lại không phải hoàng tử của cô nên cô như nàng tiên cá đứng lặng thinh chấp nhận chìm vào niềm cô độc mà sống. Hà Thư Hoàn là chàng trai đi tìm nhịp đập con tim mình chứ không phải đi tìm điểm dừng bình yên nên người anh chọn không phải là một hình bóng lặng thầm, mà là một cô gái sống động như Y Bình khiến anh được “điên” lên. Tình yêu mà Hà Thư Hoàn chọn đầy cảm tính, anh chưa từng trãi, anh như một chàng công tử bị cuốn vào hơi thở tình yêu nên đâu biết đeo đẳng theo anh là một người con gái do anh cứ lằng nhằng, để người con gái đó cứ chập chờn hy vọng-làm người đứng bên cạnh anh những lúc anh mỏi mệt tìm chỗ trốn chạy. Như Bình là người đến trước nhưng chậm chân nên lại trở nên kẻ đến sau đứng bên nhịp trái tim Thư Hoàn, để mãi mãi vấn vương. Tìm mua: Dòng Sông Ly Biệt TiKi Lazada Shopee Như Bình chưa bao giờ tranh giành tình yêu, cô yên phận và chấp nhận số phận một cách dễ dàng vì tự ti về bản thân do mọi người thân không hiểu để cổ vũ mà toàn nhiếc móc và “muốn” sống thay cô. Vòng tham vọng của người thân ám vào số phận Như Bình như tơ rối khiến cô không thể thoát khỏi hệ lụy để trôi vào sự bình lặng của cuộc đời như cô muốn, vì bản năng của cô không sống để tranh giành. Như Bình thiếu đi một luồng ánh sáng dẫn đường đi về tương lai, khi giá trị gia đình là thứ cô bám víu vào để lay lắt tồn tại sau lúc buông xuôi tương lai, tình cảm của mình thì nó cũng bung rễ khiến Như Bình đã cô độc trở nên ngập ngụa trong niềm cô độc đó. Đã sẵn tự ti nay cuộc đời bế tắc nối tiếp ngõ cụt khiến cô tự nhận đời là một chuỗi thất bại, là gánh nặng chuôi cô kẹt vào lưỡi dao kép trong tư tưởng. Như Bình bịt bùng sau khi mẹ bỏ đi theo nhân tình và khoắn hết tiền cha cô để dành, bà đi để lại mặc cảm tội lỗi nhuốm vào tư tưởng cô con gái-đã giải thoát cho bà trước cửa tử, khiến người con gái ấy bơ vơ giữa cuộc đời đã chẳng còn ham muốn sống nay cũng chẳng còn gì níu kéo, cuộc đời tăm tối và thay đổi choáng ngợp vượt quá khả năng kiểm soát nên Như Bình tự tìm lối thoát cho mình bằng cách buông thõng sự sống. Cô đã thôi chấp nhận và thôi chịu đựng nên can đảm tìm một lối thoát, dù là trốn tránh đương đầu số phận. Với tôi ít nhất Như Bình đã tự quyết định đời mình, đã biết mặc kệ những người ở lại để thôi nghĩ về họ nữa, thôi quan tâm đến họ nghĩ gì mà chỉ cần biết riêng mình thôi. Cô ra đi trong đau lòng nhưng đã dám cắt đứt sự sống đã bị buông thõng từ lâu, mà nếu cô không ra đi thì sự sống đó có lẽ đã thui chột lại càng thui chột mà thôi, chỉ là sớm hay muộn. Quyết định trốn tránh ấy không đáng ca ngợi, nhưng ít nhất cần được tôn trọng về một đời người đã biết tự mình nắm lấy số phận, dù là trốn tránh số phận ấy. Bởi Như Bình như mưa lất phất lại cuộc đời thôi, nhẹ nhàng, hắt hiu chẳng thể thay đổi được ai nhưng để lại một góc quá khứ lất phất rơi, u sầu rớt lại rồi nhẹ nhàng tan đi…*** Quỳnh Dao (sinh ngày 20 tháng 4 năm 1938) là nữ nhà văn, biên kịch, nhà sản xuất người Đài Loan chuyên về tiểu thuyết lãng mạn dành cho độc giả nữ. Tập truyện ngắn đầu tay của bà mang tên Ngoài khung cửa sổ ra đời trong khoảng thời gian bà tốt nghiệp trung học và dự thi vào đại học nhưng không thành công. Các tác phẩm của bà được dịch ra và xuất bản rộng rãi ở Việt Nam từ cuối thập niên 1960. Ngoài ra, bà còn là một nhà sản xuất phim với những bộ phim truyền hình dựa theo chính nội dung các cuốn tiểu thuyết của bà. Tác phẩm: Song Ngoại (1963) Hạnh Vận Thảo (1964) Lục Cá Mộng (1964) Thố Ty Hoa (1964) Dòng sông ly biệt (Yên Vũ Mông Mông - 1964) Triều Thanh (1964) Kỷ Độ Tịch Dương Hồng (1964) Thuyền (1965) Nguyệt Mãn Tây Lâu (1966) Hàn Yên Thúy (1966) Tử Bối Xác (1966) Tiễn Tiễn Phong (1967) Thái Vân Phi (1968) Xóm vắng hay Vườn rộng sân sâu (Đình Viện Thâm Thâm - 1969) Tinh Hà (1969) Thủy Linh (1971) Hồ ly trắng (Bạch Hồ - 1971) Hải Âu Phi Xứ (1972) Băng Nhi (1985) Tuyết Kha (1990) Hoàn Châu cát cát (1999) Đoạn Cuối Cuộc Tình (tháng 8/2006) Không phải hoa chẳng phải sương (2013) Thủy Vân Gian Cỏ Xanh Bên Hồ Giấc Mộng Sau Rèm Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Quỳnh Dao":Hồi Ký Quỳnh Dao - Chuyện Đời TôiMùa Thu Lá BayÁi Quả Tình HoaCánh Chim Bạt GióDòng Sông Ly BiệtĐừng Quên Đêm NayGiấc Mộng Sau RèmHãy Hiểu Tình EmHoàn Châu Cát CátHỏi Áng Mây ChiềuHương Cỏ DạiMây Trắng Vẫn BayMùa Thu Quen NhauThủy Vân GianTình BuồnTình LoạnTrời Xanh Đổ LệHư Ảo Một Cuộc TìnhChớp Bể Mưa NguồnBuổi Sáng Bóng Tối Cô ĐơnKhói Lam Cuộc TìnhTrăm Mối Tơ LòngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dòng Sông Ly Biệt PDF của tác giả Quỳnh Dao nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.