Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hán Mạt Triệu Hổ (Thu Phong Tri Liễu)

Năm thứ 6 niên hiệu Trung Bình, Hán Linh Đế băng hà, Thiếu Đế kế vị, cũng là lúc bọn Thập thường thị tác oai tác quái. Đại tướng quân Hà Tiến bị bọn hoạn quan bắt giết. Từ Lương Châu, Đổng Trác tiến vào kinh thành, phế truất thiên tử. Bọn Viên Tào tháo chạy, dấy binh ở Quan Đông.

Có lẽ vì không cẩn thận mà anh chàng Trương Triệu Hổ đã phải hoá thân thành Trương Liêu, bỗng chốc bị đẩy vào bầy lang hang cọp, trà trộn vào đám quân dưới trướng Đổng Trác.

Xuất thân kém cỏi, danh tiếng lại xấu xa, vậy thì làm thế nào để mưu sĩ dũng tướng quy về? Chỉ có một cách: Cưỡng ép, lường gạt mà bắt về.

"Ta thà đánh người trong thiên hạ, chứ quyết không để người thiên hạ đánh ta".

Hắn đánh cho Viên Thuật phải căm phẫn đến nghiến răng bặm lợi, đánh cho Viên Thiệu phải nổi cơn tam bành, đánh cho Tào Đại phải kinh hoàng mà tháo chạy, đánh cho bọn chư hầu Quan Đông cùng chung chiến hào phải đến nỗi chia năm xẻ bảy. Tìm mua: Hán Mạt Triệu Hổ TiKi Lazada Shopee

Hắn bình định Khương tộc, mở hành lang Hà Tây, quét sạch lũ Hung Nô, đuổi xa rợ Tiên Ti, đánh đại bại bọn Ô Hoàn, mở mang đất, dựng phòng tuyến.

Nhưng Trương Liêu vẫn không kiềm nổi cái thở dài: "Cừu địch khắp thiên hạ, kiều thiếp chẳng một người".

Giả Hủ sắc diện chẳng lay động: "Đây là nàng kiều thiếp mà Đổng công ban tặng cho nhà ngươi!".

Vương Doãn thần sắc nghiêm nghị: "Khắp lộ chư tướng có thể bỏ, tuyệt không thể bỏ Trương Liêu!".***

Lúc này đêm đã rất khuya, vẻ tịch mịch chùm khắp nhân gian. Gió thanh chầm chậm thổi đến, tiếng lá nhè nhẹ vang lên. Tiết trời đêm tháng chín đã mang đôi phần lành lạnh, đám côn trùng núp đầy trong bụi cỏ, chẳng rõ là loài gì, lại cất tiếng kêu không ngớt. Trên không trung, một vầng trăng tròn tựa chiếc mâm bạc vẫn treo lơ lửng, vẩy những ánh quang trong thanh như hạt nước rơi nghiêng đầy mặt đất.

Bãi thao trường to rộng, bằng phẳng rải đầy những cát, những đá nhỏ vụn, dưới ánh trăng thuần khiết phủ trùm lại tựa như một miền tuyết trắng. Xung quanh thao trường là doanh trại và những giá xếp binh khí. Tiến ra xa xa thì liền thấy những hòn giả sơn chập chùng, những cây cổ thụ cùng toà cung điện và đoạn tường vây cao lớn. Rõ ràng nơi đây khi xưa từng là khu lâm viên của hoàng tộc, duy có khoảng giữa thao trường và doanh trại thì đích thị là về sau mới được xây lại.

Nơi đây chính là Tây Viên, vốn là vườn thượng uyển của hoàng tộc, rộng chừng hai mươi dặm, nằm ở mé Tây thành Lạc Dương. Năm thứ 5 niên hiệu Trung Bình, thái tử Lưu Hoằng hạ lệnh tu sửa Tây Viên, san dời giả sơn, chặt hạ cây cối, lấy đất xây dựng thao trường và doanh trại. Tháng tám năm ấy, vua bắt đầu dùng khu đất làm nơi chiêu mộ tráng đinh, lập nên Tây Viên Bát Quân, phong cho bọn Kiển Thạc, Viên Thiệu, Bào Hồng, Tào Tháo, Triệu Duy, Phùng Phương, Hạ Mâu, Thuần Vu Quỳnh làm thủ lĩnh, gọi là Tây Viên Bát hiệu uý. Lại phó cho tên hoạn quan Kiển Thạc dẫn đầu Bát hiệu uý, thống lĩnh Tây Viên binh mã, nhằm ngầm giám sát và hạn chế quyền hành của đại tướng quân Hà Tiến.

Nhưng qua năm sau, tức niên hiệu Trung Bình năm thứ 6, thiên tử Lưu Hoằng mới 33 tuổi chỉ vì phóng túng buông thả quá độ mà kiệt quệ, băng hà tại điện Gia Đức Nam cung, thuỵ hiệu là Hiếu Linh hoàng đế. Con trưởng Lưu Hoằng là Lưu Biện vì được sự bảo bọc của mẹ là Hà thái hậu và cậu là tướng quân Hà Tiến nên cứ thẳng băng một đường lên ngôi kế vị. Nhưng thượng quân hiệu uý Kiển Thạc lại muốn lập em của Lưu Biện là Lưu Hiệp làm vua, do vậy hắn bèn bí mật liên hợp với đám Thập thường thị bàn mưu tính kế hãm hại đại tướng quân Hà Tiến. Chẳng ngờ, lũ thập thường thị trở mặt, quay ra bán rẻ Kiển Thạc, ngầm tố giác hắn với Hà Tiến. Hà Tiến liền dùng Mệnh Hoàng môn lệnh đến bắt Kiển Thạc, ung dung đem hắn đi hành quyết. Sau khi Kiển Thạc chết, Hà Tiến lập tức nắm toàn quyền chỉ huy Tây Viên Bát Quân.

Lúc này đã sang giờ Dần, trong khu rừng phía sau doanh trại, nằm ở góc tây bắc Tây Viên, ánh trăng vẫn còn toả rạng, len lỏi qua những tán cây đủ loại sắc màu mà bám xuống mặt đất. Trương Triệu Hổ tóc tai rối bù, thần sắc mờ mịt, cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn mà ngồi đờ ra trên phiến đá dài.

Một canh giờ trôi qua, hắn vẫn tuyệt chẳng thay đổi thần sắc, dường như cả thân xác cũng đã chìm vào cảnh mộng. Trong suy nghĩ của hắn, bao dòng ký ức không ngừng lưu chuyển. Nhưng những ký ức này chẳng phải là của hắn, chúng vốn thuộc về chủ nhân thực sự của thân xác này, một người tên là Trương Liêu.

Đúng vậy, chính là tướng quân Trương Liêu, một trong Ngũ Hổ Tướng thời Tam Quốc.

Trương Triệu Hổ đưa tay dụi thật mạnh khuôn mặt hồi lâu, rồi hắn cất một tiếng thở dài. Hắn vốn là người của thế kỷ 21, là một công chức chính phủ. Hắn cảm mến một cô giáo dạy môn lịch sử cấp Trung học. Hôm đó, hắn lẻn vào sân trường chơi bóng rổ cùng cô ấy, đang lúc bay mình lên úp rổ, tay bám vào khung rổ, người lơ lửng trên không, vừa định quay người lại nở nụ cười với người tình trong mộng của mình thì không ngờ cột bóng đột nhiên gãy sập, cổ hắn liền bị vướng chặt vào khung rổ.

Lần thứ hai tỉnh dậy, hắn sửng sốt tột độ, không biết bằng cách nào mà hắn lại có thể xuất hiện tại một doanh trại binh lính cổ đại như thế này. Ngoài những dòng ký ức lạ lùng cứ liên tục dấy khởi trong đầu, hắn chẳng thể lý giải được thì ngay đến cả thân thể hiện tại, hắn cũng mờ mờ mịt mịt, hắn chỉ biết mình đã trẻ ra đến năm sáu tuổi. Những đoạn hồi ức cứ lởn vởn trong suy nghĩ đã cho hắn biết, hắn đang ở vào cuối thời Hán, tên hắn là Trương Liêu, 21 tuổi, xuất thân từ vùng Bính Châu.

Gặp phải cơ sự này, dù là một người tinh thần khoáng đạt vô tư như Trương Triệu Hổ thì thử hỏi liệu có vô tư nổi chăng? Vả lại, dù là kẻ một phân bẻ đôi lịch sử cũng chẳng tường như Trương Triệu Hổ cũng biết rõ rằng, những năm cuối đời Hán, phong ba cuồng nộ, khắp nơi đổ nát, phỉ tặc hoành hành, xương trắng ngổn ngang, thôn xóm hoang tàn, trống trận đua tiếng, khói lửa liên miên, quần hùng dương uy, chia ba thiên hạ.

Hôm nay là đúng vào rằm tháng 9 niên hiệu Trung Bình năm thứ 6, Trương Triệu Hổ ngày trước vì theo đuổi nàng "nữ thần lịch sử" trong mộng, nên cũng có gia công trau dồi chút ít kiến thức lịch sử, xem sơ lược qua thời Tam quốc thì hắn cũng biết được rằng năm Trung Bình thứ 6 này vừa là điểm chấm dứt của một thời kỳ và cũng vừa là điểm khởi phát của một thời kỳ mới. Hán Linh Đế băng hà, Thiếu Đế kế vị, bọn Thập thường thị tác loạn, đại tướng quân Hà Tiến đưa thân vào chỗ chết, Đổng Trác tiến kinh phế truất thiên tử, đám chư hầu Viên Thiệu, Tào Tháo chạy đi lánh nạn, không lâu sau lại đua nhau dấy binh, thời kỳ loạn lạc liên miên hơn mấy chục năm bắt đầu từ đây.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hán Mạt Triệu Hổ PDF của tác giả Thu Phong Tri Liễu nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Én Liệng Truông Mây - Tập 2 (Vũ Thanh)
"Vào gần cuối thế kỷ 18, cuộc khởi nghĩa của những người áo vải đất Tây Sơn chống đối thế lực cường quyền mới được chính sử Việt Nam ghi nhận, dù một thời các sử quan đã gọi họ là bọn dấy loạn. Được sử ghi chép là vì cuộc dấy nghĩa của ba anh em nhà Tây Sơn đã xóa tan cả một thể chế cầm quyền cung Vua phủ Chúa kéo dài trăm năm hơn. Với các trận chiến nổi tiếng đi vào lịch sử dân tộc như trận Rạch Gầm - Xoài Mút, trận Ngọc Hồi - Đống Đa… cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn đã lập nên một vương triều tuy ngắn ngủi nhưng mang một chính nghĩa sáng ngời với khẩu hiệu “Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo” và nhận được sự ủng hộ của đông đảo mọi tầng lớp..."...Ở Én Liệng Truông Mây chỉ có những nhân vật hiệp sĩ nghĩa khí luôn phóng tâm thực thi khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”. Hình mẫu hiệp sĩ này là sản phẩm của xã hội thời đó, một xã hội mà Phật giáo là Quốc giáo cùng với chủ trương Tam giáo đồng lưu của Chúa Nguyễn Phúc Chú đã làm bộ mặt xã hội Đàng Trong trở nên hoàn thiện hơn, thân thiết hơn và nhân bản hơn. Và hình mẫu này đã được tác giả Vũ Thanh gói gọn trong vài dòng ngắn gọn nhưng thật súc tích: “Người hiệp sĩ Việt có cái khí tiết quân tử và đức độ trung dung của Nho giáo, có tính ung dung tiêu sái của Lão giáo, có tâm từ bi của Phật giáo và tấm lòng nhân bản của Việt Nho nguyên thủy.” Với một xã hội đặt trên nền tảng đạo đức như vậy nên suốt chiều dài câu chuyện Én liệng Truông Mây luôn bàng bạc ánh sáng từ bi, điển hình là qua lời dạy ngắn gọn của một thiền sư: “Là họa là phúc đều đã có nhân duyên từ tiền kiếp. Việc các con nên làm bây giờ là phải trì chú tu tâm hành thiện, đem cái thiện nghiệp lực của mình làm nhẹ bớt đi hung nghiệp cho đứa con. Các con nên nhớ rằng để cải hóa những đứa trẻ ngỗ nghịch không gì bằng tình thương, nhất là tình thương của người mẹ”. Mẹ của chú Lía đã có thể thay đổi chàng từ một đứa trẻ ngỗ nghịch, hung dữ trở thành một người hiệp sĩ cứu khốn phò nguy, hết mực thương yêu bảo bọc cho những người cùng khổ. Và cũng chính nhờ tấm lòng đó mà Lía đã cảm hóa được vợ mình, một phụ nữ nhan sắc, lúc nào cũng rắp tâm báo thù cho chồng cũ và gia đình. Cũng từ cách xây dựng hình tượng người hiệp sĩ như thế, ta có thể nhận ra cuộc khởi nghĩa trong Én liệng Truông Mây không chỉ là cuộc đấu tranh của những người cùng khổ chống lại ách bạo quyền và bóc lột, thực thi câu tuyên ngôn trên mà nó còn là cuộc đấu tranh giữa lòng nhân đạo của những người hiệp sĩ chống lại dục vọng đời thường của những kẻ xấu xa, chỉ vì ham mê danh lợi, tiền tài và mỹ sắc đã đang tâm phản bạn đưa đến việc thành Truông Mây sụp đổ chôn vùi hàng ngàn nghĩa sĩ. Thất bại dẫn đến cái chết của những hiệp sĩ Truông Mây phản ánh một xã hội mà dục vọng và tà tâm đang hồi cực thịnh. Nhưng chính nghĩa rồi cũng sẽ thắng hung tàn, chí nhân rồi sẽ thay cường bạo. Thành Truông Mây tuy sụp đổ nhưng những mảnh vụn ấy đã nhào trộn với máu đỏ của những anh hùng, đúc thành một cái móng vững chắc cho thành Tây Sơn. Và hào khí tỏa ra từ những cái chết lẫm liệt của các hiệp sĩ Truông Mây đã nhóm lên một ngọn lửa đỏ trên lá cờ đào, hun đúc bầu nhiệt huyết trong lòng những người kế tục, để rồi với sự dẫn dắt tài tình của Tây Sơn tam kiệt, lá cờ đào kia đã nhanh chóng từ một nơi hẻo lánh, lan rộng và phủ trùm cả cõi bờ Đại Việt từ ải Nam Quan đến tận mũi Cà Mau, chói lọi khắp năm châu. Không những vậy, ở Én liệng Truông Mây chúng ta còn tìm thấy những tấm lòng yêu nước, tinh thần bất khuất, thượng võ của người hiệp sĩ Việt trong việc phát huy nền võ thuật cổ truyền dân tộc qua những trận so tài ngoạn mục với các võ sĩ Trung Hoa, Nhật bản, Xiêm La… Đồng thời, lẫn khuất đâu đó là những chuyện tình éo le thời loạn lạc, đẹp nhẹ nhàng nhưng rất mực mặn mà, thủy chung. Én liệng Truông Mây đã tái dựng nên một giai đoạn lịch sử thời Trịnh - Nguyễn đầy biến động. Và địa danh Truông Mây, nơi khơi mào tuyên ngôn của sự công bằng, nơi lóe lên tia chớp soi đường cho những nghĩa sĩ sẽ tụ nghĩa ở Tây Sơn cũng là nơi khởi đầu cho những địa danh lịch sử hừng hực lửa trong phần hai: Nhất Thống Sơn Hà của bộ trường thiên tiểu thuyết TÂY SƠN TAM KIỆT, bộ trường thiên đáng lưu tâm để mọi người cùng nhau ngẫm về quá khứ. Tìm mua: Én Liệng Truông Mây - Tập 2 TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vũ Thanh":Én Liệng Truông Mây - Tập 1Én Liệng Truông Mây - Tập 2Én Liệng Truông Mây - Tập 3Én Liệng Truông Mây - Tập 4Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Én Liệng Truông Mây - Tập 2 PDF của tác giả Vũ Thanh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Én Liệng Truông Mây - Tập 1 (Vũ Thanh)
"Vào gần cuối thế kỷ 18, cuộc khởi nghĩa của những người áo vải đất Tây Sơn chống đối thế lực cường quyền mới được chính sử Việt Nam ghi nhận, dù một thời các sử quan đã gọi họ là bọn dấy loạn. Được sử ghi chép là vì cuộc dấy nghĩa của ba anh em nhà Tây Sơn đã xóa tan cả một thể chế cầm quyền cung Vua phủ Chúa kéo dài trăm năm hơn. Với các trận chiến nổi tiếng đi vào lịch sử dân tộc như trận Rạch Gầm - Xoài Mút, trận Ngọc Hồi - Đống Đa… cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn đã lập nên một vương triều tuy ngắn ngủi nhưng mang một chính nghĩa sáng ngời với khẩu hiệu “Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo” và nhận được sự ủng hộ của đông đảo mọi tầng lớp..."...Ở Én Liệng Truông Mây chỉ có những nhân vật hiệp sĩ nghĩa khí luôn phóng tâm thực thi khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”. Hình mẫu hiệp sĩ này là sản phẩm của xã hội thời đó, một xã hội mà Phật giáo là Quốc giáo cùng với chủ trương Tam giáo đồng lưu của Chúa Nguyễn Phúc Chú đã làm bộ mặt xã hội Đàng Trong trở nên hoàn thiện hơn, thân thiết hơn và nhân bản hơn. Và hình mẫu này đã được tác giả Vũ Thanh gói gọn trong vài dòng ngắn gọn nhưng thật súc tích: “Người hiệp sĩ Việt có cái khí tiết quân tử và đức độ trung dung của Nho giáo, có tính ung dung tiêu sái của Lão giáo, có tâm từ bi của Phật giáo và tấm lòng nhân bản của Việt Nho nguyên thủy.” Với một xã hội đặt trên nền tảng đạo đức như vậy nên suốt chiều dài câu chuyện Én liệng Truông Mây luôn bàng bạc ánh sáng từ bi, điển hình là qua lời dạy ngắn gọn của một thiền sư: “Là họa là phúc đều đã có nhân duyên từ tiền kiếp. Việc các con nên làm bây giờ là phải trì chú tu tâm hành thiện, đem cái thiện nghiệp lực của mình làm nhẹ bớt đi hung nghiệp cho đứa con. Các con nên nhớ rằng để cải hóa những đứa trẻ ngỗ nghịch không gì bằng tình thương, nhất là tình thương của người mẹ”. Mẹ của chú Lía đã có thể thay đổi chàng từ một đứa trẻ ngỗ nghịch, hung dữ trở thành một người hiệp sĩ cứu khốn phò nguy, hết mực thương yêu bảo bọc cho những người cùng khổ. Và cũng chính nhờ tấm lòng đó mà Lía đã cảm hóa được vợ mình, một phụ nữ nhan sắc, lúc nào cũng rắp tâm báo thù cho chồng cũ và gia đình. Cũng từ cách xây dựng hình tượng người hiệp sĩ như thế, ta có thể nhận ra cuộc khởi nghĩa trong Én liệng Truông Mây không chỉ là cuộc đấu tranh của những người cùng khổ chống lại ách bạo quyền và bóc lột, thực thi câu tuyên ngôn trên mà nó còn là cuộc đấu tranh giữa lòng nhân đạo của những người hiệp sĩ chống lại dục vọng đời thường của những kẻ xấu xa, chỉ vì ham mê danh lợi, tiền tài và mỹ sắc đã đang tâm phản bạn đưa đến việc thành Truông Mây sụp đổ chôn vùi hàng ngàn nghĩa sĩ. Thất bại dẫn đến cái chết của những hiệp sĩ Truông Mây phản ánh một xã hội mà dục vọng và tà tâm đang hồi cực thịnh. Nhưng chính nghĩa rồi cũng sẽ thắng hung tàn, chí nhân rồi sẽ thay cường bạo. Thành Truông Mây tuy sụp đổ nhưng những mảnh vụn ấy đã nhào trộn với máu đỏ của những anh hùng, đúc thành một cái móng vững chắc cho thành Tây Sơn. Và hào khí tỏa ra từ những cái chết lẫm liệt của các hiệp sĩ Truông Mây đã nhóm lên một ngọn lửa đỏ trên lá cờ đào, hun đúc bầu nhiệt huyết trong lòng những người kế tục, để rồi với sự dẫn dắt tài tình của Tây Sơn tam kiệt, lá cờ đào kia đã nhanh chóng từ một nơi hẻo lánh, lan rộng và phủ trùm cả cõi bờ Đại Việt từ ải Nam Quan đến tận mũi Cà Mau, chói lọi khắp năm châu. Không những vậy, ở Én liệng Truông Mây chúng ta còn tìm thấy những tấm lòng yêu nước, tinh thần bất khuất, thượng võ của người hiệp sĩ Việt trong việc phát huy nền võ thuật cổ truyền dân tộc qua những trận so tài ngoạn mục với các võ sĩ Trung Hoa, Nhật bản, Xiêm La… Đồng thời, lẫn khuất đâu đó là những chuyện tình éo le thời loạn lạc, đẹp nhẹ nhàng nhưng rất mực mặn mà, thủy chung. Én liệng Truông Mây đã tái dựng nên một giai đoạn lịch sử thời Trịnh - Nguyễn đầy biến động. Và địa danh Truông Mây, nơi khơi mào tuyên ngôn của sự công bằng, nơi lóe lên tia chớp soi đường cho những nghĩa sĩ sẽ tụ nghĩa ở Tây Sơn cũng là nơi khởi đầu cho những địa danh lịch sử hừng hực lửa trong phần hai: Nhất Thống Sơn Hà của bộ trường thiên tiểu thuyết TÂY SƠN TAM KIỆT, bộ trường thiên đáng lưu tâm để mọi người cùng nhau ngẫm về quá khứ. Tìm mua: Én Liệng Truông Mây - Tập 1 TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vũ Thanh":Én Liệng Truông Mây - Tập 1Én Liệng Truông Mây - Tập 2Én Liệng Truông Mây - Tập 3Én Liệng Truông Mây - Tập 4Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Én Liệng Truông Mây - Tập 1 PDF của tác giả Vũ Thanh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Dương Gia Tướng Diễn Nghĩa (Hùng Đại Mộc)
Văn học cổ điển Trung Quốc có nguồn gốc lâu đời với nhiều thể loại phong phú, đa dạng, từ từ phú, thi ca, đến tiểu thuyết lịch sử. Người đọc Việt Nam qua nhiều thời đại đã từng biết đến các danh tác Trung Quốc như: “Tam quốc diễn nghĩa”, “Thuỷ hử truyện”, “Tây du ký” và hầu như hầu hết nhân dân Việt Nam cũng từng thuộc lòng nhiều hành vi hiệp nghĩa của các anh hùng lịch sử Trung Quốc như Quan Vân Trường, Gia Cát Khổng Minh, Nhạc Phi, v.v… Thế nhưng, vào đời triều đại Tống ở Trung Quốc có một gia tộc họ Dương đã cống hiến cho Tổ Quốc hầu hết các thanh viên của gia đình mình cho công cuộc bảo vệ đất nước (Trung Quốc lúc ấy đang bị đe doạ bởi sức mạnh ngoại xâm của các dân tộc Mông, Kim…) mà ở Việt Nam còn khá ít người biết đến. Những tấm gương trung dũng anh hùng của gia tộc họ Dương được kể lại khá hấp dẫn trong tiểu thuyết lịch sử truyền kỳ “Dương gia tướng diễn nghĩa” rất nổi tiếng trong lịch sử văn hoá cổ điển Trung Quốc. Với mong mỏi được cung cấp cho bạn đọc một món ăn tinh thần mới mẻ, trước hết vì đây là bản dịch chữ Việt đầu tiên của tác phẩm này; thứ hai, vì tấm gương anh hùng sáng rực của họ Dương, có lẽ, vẫn còn nguyên giá trị về lòng yêu nước nồng nàn của họ.*** Nói về chúa Bắc Hán là Lưu Quân nghe tin Trung Quốc bình định các trấn, bèn triệu quần thần bàn rằng: "Tiên quân và nhà Chu có mối thù truyền kiếp, nay vua Tống có chí không nhỏ, giờ đã dẹp yên các nước, làm sao có thể để trẫm đây xưng bá một phương"". Gián nghị đại phu Hô Diên Đình xuất ban tâu rằng: "Thần nghe vua Tống là chúa anh võ, các nước đều đã quy hàng. Nay bệ hạ chỉ có một góc đất nhỏ, huống chi binh yếu tướng ít, làm sao có thể chống cự, chi bằng viết biểu xin nạp cống, mới tránh được họa lớn cho nhân dân và có thể bảo vệ không phải lo lắng cho đất Hà Đông nữa". Lưu Quân do dự chưa quyết, chợt khu mật phó sứ Âu Dương Phảng tâu lên: "Hô Diên Đình thông mưu với Trung Quốc, mới xin bệ hạ đầu hàng. Nay Tấn Dương có địa thế nổi trội, đế vương do đây mà được nổi lên, vô sự thì lấy dân mà thủ, gặp biến thì cầm giáo mà đánh, ta có thế như vậy sao lại phải nương nhờ kẻ khác? Nay nên chém Hô Diên Đình để chính quốc pháp”. Quân chuẩn tấu, ra lệnh lôi Hô Diên Đình chém đầu. Quốc cữu Triệu Toại vội can: "Lời của Hô Diên Đình là lời trung nghĩa, sao có thể là thông mưu với Trung Quốc. Nếu chúa công đem chém, vua Tống nghe được, sẽ có cớ mà đánh ta. Nếu thật sự là không dùng, chỉ nên bãi chức đuổi đi đó là cách chu toàn nghĩa vua tôi đó". Lưu Khôn nghe theo lời đó, ra lệnh cách hết quan tước, đuổi về quê ở. Hô Diên Đình tạ ơn lui ra, ngay hôm đó thu thập hành trang, đem gia đình đi về phía Tương Châu. Âu Dương Phảng vẫn chưa vừa ý, căm hận Hô Diên Đình, nên âm mưu giết hại, sai gia nhân là Trương Thanh, Lí Đắc đến mà nói rằng: "Hai ngươi dẫn vài trăm tên quân khỏe mạnh, bí mật đuổi theo đến nơi ở của Hô Diên Đình, giết hết cho ta, khi về ta sẽ trọng thưởng”. Trương, Lí hai người lĩnh mệnh, lập tức dẫn quân đuổi theo Hô Diên Đình. Tìm mua: Dương Gia Tướng Diễn Nghĩa TiKi Lazada Shopee Lại nói về Hô Diên Đình và mọi người đi đến dịch quán ở Thạch Sơn thì trời đã tối, bèn tháo yên nghỉ ngơi. Đêm đó bày tiệc cùng phu nhân đối ẩm, kể lại chuyện bất hạnh đã qua. Khi gần đến canh hai, chợt nghe có tiếng ồn ào ngoài quán, lửa bốc ngút trời, có người báo là có giặc cướp đến. Hô Diên Đình hoảng sợ, kêu người nhà mau chạy. Bọn người Trương Thanh, Lí Đắc ùa vào trong quán, giết sạch già trẻ cả nhà Hô Diên Đình; cướp cả châu báu rồi đi. Lúc đó các người tùy tùng mỗi người đều lo chạy trốn, chỉ có người tiểu thiếp là Lưu Thị bế người con nhỏ chạy vào trong nhà xí, giữ được mạng sống. Tới canh tư, Lưu Thị than rằng: "Ai ngờ nhà ta lại gặp kiếp nạn này, khiến mẹ con ta mất cả nơi nương tựa" và khóc lớn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dương Gia Tướng Diễn Nghĩa PDF của tác giả Hùng Đại Mộc nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đường Bác Hồ Đi Cứu Nước (Chua Xac Dinh)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đường Bác Hồ Đi Cứu Nước PDF của tác giả Chua Xac Dinh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.