Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Dựa Lưng Nỗi Chết (Phan Nhật Nam)

Dựa lưng nỗi chết là nhan đề một trường thiên tiểu thuyết do tác giả Phan Nhật Nam xuất bản tại Sài Gòn năm 1973.

Đây là thiên truyện thứ nhì sau Ải trần gian (1970), vẫn lấy đề tài quen thuộc với tác giả là chiến tranh. Tác phẩm gồm 7 chương và một đoạn kết nằm ngoài cấu trúc chung, những lần tái bản ở hải ngoại về sau còn thêm bài tựa của bạn văn Đào Vũ Anh Hùng.

Ở thời điểm Dựa lưng nỗi chết vừa công bố, tác giả Phan Nhật Nam đã được đánh giá là một trong những cây bút thượng hạng trong giới văn chương về đề tài chiến tranh. Vì trước hết trong khoảng 10 năm ông đã đi hết những chiến trường khốc liệt nhất Việt Nam với tư cách người lính, sau rốt, ông cũng là một cây bút có “chân tài” (chữ của Đào Vũ Anh Hùng). Trong tác phẩm này, quê hương Thừa Thiên hiện lên vừa bi tráng vừa khắc khoải, cũng là văn phẩm hiếm mà tác giả Phan Nhật Nam đề cập đến tình cảm lứa đôi.

Không khí trong truyện là cuộc Chiến tranh Việt Nam đang đà khốc liệt, thế giới trong truyện là thế giới của đàn ông: Người lính, người trí thức trong cơn lửa loạn, người thanh niên bất mãn, nhà tu hành. Cái chết bi thảm của những người bị hệ tư tưởng chia rẽ đưa đến những dấu hỏi về khái niệm thuận nghịch và anh hùng. Rồi trong cảnh chiến tranh tương tàn, đâu là chỗ đứng của một nhà chân tu. Truyện của Phan Nhật Nam được dựng lên trong một không gian gắn thiết thân với tâm trạng của mỗi nhân vật. Sau cùng, thế giới cảm tính của tác giả dần được biểu lộ.

Đào Vũ Anh Hùng (Tựa): “Lần cuối cùng, tôi gặp Phan Nhật Nam, vào một sáng Chủ Nhật, đâu khoảng hơn tháng trước ngày miền Nam rơi vào tay cộng sản. Nam đang đứng nói chuyện với nhà văn Vũ Bằng và nhà văn Mặc Thu trên lề đường trước nhà ông Chu Tử và vợ chồng Đằng Giao, 104 đường Công Lý. Thấy Nam trẻ trung tươi sáng trong bộ quân phục Nhảy Dù vải kaki vàng thẳng cứng nếp hồ với đầy đủ lon lá, huy chương và sợi giây Bảo Quốc rực rỡ, tôi thoáng ngạc nhiên vì lần gặp gỡ trước Nam đã nói với tôi rằng vừa giải ngũ. Tôi hỏi đùa: “Bạn tôi quân cách rềnh ràng đi lãnh thưởng?”. Tôi có ý trêu Nam về số tiền một triệu ông Chu Tử đề nghị báo Sóng Thần tặng Nam về tác phẩm Tù Binh Và Hòa Bình để bỉ thử giải Văn học Nghệ thuật bần tiện của [Nguyễn Văn] Thiệu. Nam cười lớn: “Cái giải thưởng của bố già cậu sài mẹ nó hết rồi, có cụ Vũ Bằng biết đấy”. Rồi Nam tự giải thích khi thấy tôi hóm hỉnh nhìn Nam với bộ quân phục: “Cậu Nam giải ngũ nhưng cậu Nam vẫn là lính Nhảy Dù hợp lệ. Nhưng mà giải ngũ rồi chán quá mi ơi, buồn cóc biết làm gì và thèm mặc lại quân phục”. Xong Nam dịu giọng nói như than thở: “Có lẽ tao lại phải làm đơn xin tái ngũ, giải ngũ mà tao có cảm tưởng xấu hổ như một thằng đào ngũ”. Tôi có chuyện cần, vội gặp ông Chu Tử nên không nán lại góp chuyện với ba người và tìm hiểu chuyện Nam giải ngũ là đùa hay thật. Tôi chào và leo lên gác. Lúc trở xuống thì Nam đã không còn đấy nữa, và đó là lần cuối cùng tôi gặp Phan Nhật Nam, cho đến ngày di tản và cho đến bây giờ là sáu năm chia biệt”. Tìm mua: Dựa Lưng Nỗi Chết TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Phan Nhật Nam":Mùa Hè Đỏ LửaDấu Binh LửaDựa Lưng Nỗi ChếtTù Binh Và Hoà Bình

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dựa Lưng Nỗi Chết PDF của tác giả Phan Nhật Nam nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố - Tập 2 (Phạm Công Luận)
…Sau khi cuốn Sài Gòn, chuyện đời của phố phần 1 ra đời, thỉnh thoảng tôi lại nhận được email hoặc tin nhắn của độc giả. Có người hỏi về một khu dân cư, một nghệ sĩ, một ngôi chợ, một món ăn đã có từ lâu hoặc có khi là nơi bán áo thun Montagut mà đàn ông Sài Gòn trước kia thích mặc... Có vài điều tôi biết và trả lời được. Nhưng quả thật có quá nhiều điều tôi không biết về thành phố này. Chẳng ai thực sự biết hết mọi điều về thành phố mình đang sống cho dù đã ở đó cả đời. Điều đó thật dễ hiểu. Sài Gòn cách nay bốn mươi, năm mươi năm trước là một thành phố luôn sống phập phồng giữa không khí chiến tranh. Nhưng người dân bình thường vẫn họp chợ mỗi sáng, diện áo dài đi chúc nhau mỗi dịp Tết, đổ xô đi học Anh ngữ mỗi đêm, lên giảng đường đại học mỗi ngày nghe các giáo sư giảng bài. Người Sài Gòn gắng gỏi sống, sáng tác nhạc, viết sách giáo khoa dạy lũ học trò, làm báo thiếu nhi chống văn hóa suy đồi và đi làm từ thiện giúp đồng bào bão lụt hay chạy nạn... Điều này khiến tôi liên tưởng đến đoạn văn của hai vợ chồng nhà văn Will & Ariel Durant: “Lịch sử nhân loại như một dòng sông đôi khi đầy máu và xác của những người chém giết nhau, cướp bóc lẫn nhau, mà các sử gia chỉ thường chép những hành động đó thôi. Nhưng trên bờ còn có những người khác cất nhà, làm vườn, nuôi con, làm thơ”. Người dân Sài Gòn đã sống hết mình, trung thực và tận tụy, dạy dỗ con cái và xây dựng tương lai. Có như vậy, khi đã rời xa nơi từng sống, những cư dân Sài Gòn cũ mới giữ được những ký ức êm đềm về một thành phố không thực sự êm đềm trong thời buổi chiến tranh, bắt lính, nhiều lựu đạn cay và pháo kích từ xa... Sài Gòn đang thay đổi nhanh chóng. Đôi khi cần đánh đổi, phải chịu mất đi những hàng cây cổ thụ, công trình kiến trúc xưa... để phục vụ cuộc sống con người hiện đại được tiện nghi hơn (Không phải cứ ôm ấp quá khứ là tốt, nhưng nếu đối xử với quá khứ một cách trân trọng, thì sự đánh đổi sẽ dễ được chấp nhận hơn). Dù sao, chúng ta đang mất dần những di sản vật chất, không chỉ thế, những ký ức nhiều tầng thời gian về cuộc sống đã qua, với đầy ắp sự kiện sắc màu đang dần trôi tuột đi. Chúng không mấy khi được nhắc tới nữa, dù đó chỉ là một kiểu cách ẩm thực, một khu buôn bán sầm uất, một Hội quán lành mạnh dành riêng cho một giới nào đó. Và các thế hệ sinh sau, không biết những gì đã xảy ra trên mảnh đất mình đang sống, nơi cha mẹ ông bà họ đã nếm trải cả cuộc đời. Ký ức đáng quý, vì đó là điều còn lại sau bao nhiêu thay đổi không còn nhìn ra. Chúng ta cần vội vàng lên để ghi nhận lại những điều đáng quý như vậy, từ hoài niệm của những nhân vật lừng lẫy hay từ những người bình thường. Chúng ta cần và “hãy giữ gìn ký ức của mình, hãy bảo vệ chúng, vì chúng ta sẽ không bao giờ kể lại được điều mình đã quên đi” như lời của Louisa May Alcott, một tiểu thuyết gia người Mỹ. Tìm mua: Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố - Tập 2 TiKi Lazada Shopee Thực hiện cuốn sách này, tôi tiếp tục gặp được những nhân chứng của cuộc sống Sài Gòn cũ. Có người đã hơn bảy mươi, tám mươi, lứa tuổi mà cách nay nửa thế kỷ đã xông xáo trong lĩnh vực của mình, quen với nhiều giới và lui tới nhiều nơi. Tôi trân trọng những nhân chứng sống như vậy và kính chúc các cô bác được trường thọ an vui. Không có mấy ký ức về Sài Gòn xưa, nên tôi muốn góp sức nhỏ để tiếp tục lục lọi, ghi chép, lưu giữ phần nào ký ức của các bậc trưởng niên, và từ kho báo cũ chồng chất bụi thời gian. Đó là điều tôi muốn chia sẻ với độc giả khi viết cuốn Sài Gòn - chuyện đời của phố phần 2 này. Phạm Công Luận (Phú Nhuận 11/2014)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố - Tập 2 PDF của tác giả Phạm Công Luận nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố - Tập 1 (Phạm Công Luận)
Đôi khi tôi vẫn tự hỏi, mối tơ duyên giữa tôi và Sài Gòn bắt đầu từ khi nào? Từ cái Tết đầu tiên tôi theo ba mẹ vô Sài Gòn ăn Tết với gia đình bên nội, hay từ thuở ba tôi còn là một thiếu niên thường xuyên trốn học đi xem phim ở rạp Văn Cầm, Phú Nhuận. Hay xa xăm hơn nữa, từ năm 1941, khi chàng trai trẻ - là ông nội tôi - lặn lội từ Quảng Bình vô Sài Gòn làm cậu chạy việc cho các bà phước ở dòng tu kín sau Nhà Bưu điện Thành phố, ít lâu sau lại trở thành anh bồi của một gia đình người Pháp trên đường Catinat với mức lương 40 đồng bạc Đông Dương? Dù thế nào, tôi với Sài Gòn hẳn đã có duyên, trước khi tôi về làm dâu một gia đình miền Nam lâu đời. Nhưng có một điều lạ lùng, đó là càng ngày tôi lại càng cảm thấy mình không phải là “người Sài Gòn”. Đó là một cảm giác hơi khó lý giải, bởi đối với tôi, khái niệm “người Sài Gòn” không hề được đóng trong một cái khung nhỏ hẹp nào. Không cần bạn phải sinh ra ở Sài Gòn, chỉ cần bạn cảm thấy mình là người Sài Gòn thì bạn chính là người Sài Gòn. Thế thôi! Vậy thì tại sao sau nhiều năm sống trong lòng thành phố mà tôi vẫn chưa cảm thấy Sài Gòn thuộc về mình, và ngược lại? Tìm mua: Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố - Tập 1 TiKi Lazada Shopee Phạm Công Luận sinh năm 1961 tại Sài Gòn. Hiện làm việc tại báo Sinh Viên Việt Nam - Hoa Học Trò, cơ quan đại diện tại TP.HCM. Anh là tác giả của nhiều tựa sách best-seller, những trang viết của anh tìm được mối giao cảm với bạn đọc bằng chất suy tư của một người từng trải, và sự tinh tế, u hoài, tao nhã trong mỗi lời văn. Tác phẩm tiêu biểu: - Những sắc màu Nhật Bản, 1998 (viết chung với Asako Kato) - Nếu biết trăm năm là hữu hạn, 2011 (bút danh Phạm Lữ Ân, đồng tác giả với Đặng Nguyễn Đông Vy) - Những lối về ấu thơ, 2011 (bút danh Phạm Lữ Ân, đồng tác giả với Đặng Nguyễn Đông Vy) - Sài Gòn - Chuyện đời của phố, 2014 (NXB Hội Nhà Văn) - Trên đường rong ruổi, 2014 (NXB Hội Nhà Văn)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố - Tập 1 PDF của tác giả Phạm Công Luận nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Phúc Ông Tự Truyện (Fukuzawa Yukichi)
Cuốn tự truyện kể về những bước thăng trầm của cuộc đời Fukuzawa Yukichi từ khi sinh ra cho đến những năm tháng tuổi già. Qua từng chi tiết nhỏ, từng vấp váp trong đời sống thường nhật hiện lên chân dung một con người kiên nghị, quyết đoán, luôn độc lập trong suy nghĩ, sắc sảo trong phê phán nhưng về mặt tâm tư, tình cảm lại không kém phần trầm lắng, sâu sắc. Cuốn tự truyện còn tái hiện bối cảnh phức tạp của xã hội Nhật Bản với những chuyển biến dữ dội vào nửa cuối thế kỷ XIX qua những trải nghiệm thực tế và con mắt phân tích sắc sảo của một người đương thời. Con đường chông gai của Nhật Bản trong tiếp thu nền văn minh của phương Tây để tăng cường nội lực văn hóa đã và sẽ còn để lại nhiều bài học quý giá cho nhiều quốc gia có những điểm tương đồng, trong đó có Việt Nam. Có thể nói, chưa đọc Phúc ông tự truyện thì chưa thể hiểu nhân cách cũng như tư tưởng của Fukuzawa Yukichi. Cuốn tự truyện không chỉ là lời tự thuật chân thực về những thăng trầm trong cuộc đời của riêng Fukuzawa mà còn tái hiện được cả bối cảnh phức tạp của xã hội Nhật Bản trong thời kỳ chuyển biến dữ dội vào nửa cuối thế kỷ XIX. Và một điều cần nói thêm rằng, tất cả những biến động lớn lao đó của lịch sử Nhật Bản được phản ánh qua những trải nghiệm thực tế, sự phân tích sắc sảo với tư cách người đương thời và bằng giọng kể chân thành, ngôn ngữ giàu nhạc điệu của Fukuzawa, nghĩa là những gì được tái hiện lại trong cuốn tự truyện khác xa với sự tường thuật khuôn mẫu ở bất kỳ một cuốn sách về lịch sử nào khác.***Nói tới Fukuzawa Yukichi (福澤諭吉 Phúc Trạch Dụ Cát; 1834-1901), không người Nhật nào lại không biết. Họ nói về ông như một trong những bậc “khai quốc công thần” của nước Nhật hiện đại, hình ảnh của ông được in trên đồng tiền có mệnh giá cao nhất ở Nhật, tờ 10.000 yên. Fukuzawa Yukichi là nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với xã hội Nhật Bản thời cận đại. Người Nhật tôn vinh ông là “Voltaire của Nhật Bản”, không chỉ vì tính triệt để và tầm mức vượt trội trong tư tưởng của ông, mà còn vì cũng như danh nhân người Pháp, Fukuzawa Yukichi cùng những người đồng chí của mình là những người khai sáng tinh thần quốc dân Nhật Bản, đem lại linh hồn, động lực và sự hậu thuẫn tinh thần cho công cuộc Duy Tân của chính phủ Minh Trị. Những tác phẩm của ông dù viết từ hơn một thế kỷ trước, nhưng vẫn được người Nhật Bản ngày nay hết lòng ngưỡng mộ.Fukuzawa Yukichi sinh năm 1834 trong một gia đình võ sĩ cấp thấp ở Nakatsu, nay thuộc tỉnh Oita, Kyushu, Nhật Bản. Cha ông - một viên chức tài chính của tỉnh - mất sớm, khiến gia đình lâm vào cảnh khốn quẫn. Năm 4 tuổi, ông được gửi sang nhà chú ruột làm con nuôi. Ngay từ thuở niên thiếu, ông đã cảm nhận sâu sắc nỗi tủi nhục do chế độ đẳng cấp và nỗi khổ do tình cảnh khốn quẫn của gia đình. Tìm mua: Phúc Ông Tự Truyện TiKi Lazada Shopee “Ở Nakatsu quê tôi, chế độ quyền thế gia truyền giữa các sĩ tộc được quy định nghiêm ngặt. Không chỉ trong chốn công đường mà nguyên tắc đó còn thể hiện trong cuộc sống hàng ngày, ngay cả trong quan hệ giữa đám trẻ con trong làng. Con cái của các Võ sĩ cấp thấp như tôi phải thưa gửi, lễ phép khi nói chuyện với con cái của các Võ sĩ cấp cao. Ngược lại, con cái của các Võ sĩ cấp cao luôn cao giọng, khiếm nhã đối với tôi. Sự phân biệt, chia rẽ trên dưới, sang hèn còn thể hiện trong cả lúc chơi đùa chạy nhảy. Con cái nhà quyền thế chỉ chơi với con cái nhà quyền thế. Trong lớp học, tôi học giỏi hơn. Vật tay, tôi cũng không bao giờ thua. Vậy mà lúc nào chúng cũng tỏ thái độ kiêu căng, ngạo mạn với tôi. Tôi bất bình đến mức không sao chịu nổi.” (Fukuzawa - Tự truyện). Mãi tới năm 14, 15 tuổi ông mới được đi học ở trường làng và ông thấy “học vấn ở đâu cũng chỉ toàn là Hán học”. Mặc dù học Nho học, nhưng Fukuzawa Yukichi không lấy đó làm “khuôn vàng, thước ngọc”. Ngược lại, ông càng nhận thấy sự bất công trong xã hội phong kiến: “Nakatsu quê tôi, chế độ phong kiến đã áp đặt trật tự xã hội từ hàng trăm năm trước thế nào thì nay vẫn thế nấy. Mọi thứ cứ như bị nhồi chặt cứng trong hộp. Kẻ sinh ra trong nhà quản gia thì sau này cũng trở thành quản gia. Người sinh ra trong gia đình thấp cổ bé họng thì sau này cũng vẫn thấp cổ bé họng. Tổ tiên là quyền quý thì đời đời là quyền quý. Tổ tiên nghèo hèn thì từ đời này sang đời khác vẫn cứ nghèo hèn.” (Fukuzawa - Tự truyện). Năm 19 tuổi, ông theo ngành Hà Lan học (ngành học ngôn ngữ Hà Lan, ngành nghiên cứu y học và các môn khoa học phương Tây như toán, vật lý, hóa học, sinh học… qua các sách viết bằng tiếng Hà Lan) tại Nagasaki và Osaka. Năm 25 tuổi, Fukuzawa Yukichi lên Tokyo, ông đến thăm cảng Yokohama - được chính quyền Mạc phủ mở cho tàu bè phương Tây ra vào buôn bán. Tại đây, “chỗ nào cũng gặp người phương Tây. Nhà cửa, quán xá mọc lên khắp nơi. Họ vào đó và buôn bán. Tôi dùng tiếng Hà Lan để trao đổi. Họ không hiểu. Nghe họ nói, tôi cũng không hiểu. Nhìn vào hàng chữ quảng cáo, các tờ cáo thị, tôi không đọc được. Không biết đó là tiếng gì, tiếng Anh hay tiếng Pháp?” (Fukuzawa - Tự truyện). Nhận thấy “Hà Lan học” đã trở nên lạc hậu với thời đại, ông quyết chí bắt tay vào học tiếng Anh. Không có người dạy và nơi học, ông đã dựa vào tự điển để tự học. Năm 1860, tình cờ ông được cử làm thông dịch viên, theo phái đoàn của chính quyền Mạc phủ sang Hoa Kỳ, và ông đã đặt chân lên San Francisco và Hawaii. Hai năm sau, năm 1862, ông lại được tháp tùng phái đoàn Mạc phủ sang châu Âu. Và năm 1867, ông đặt chân tới các thành phố phía đông Hoa Kỳ trong chuyến tháp tùng phái đoàn của chính quyền Mạc phủ đi mua tàu. Qua ba chuyến đi trên, Fukuzawa Yukichi đã tiếp cận với thế giới văn vật của các quốc gia phát triển phương Tây, đồng thời mở ra những hướng mới trong nhận thức về thế giới và làm ông ý thức rõ hơn vị trí Nhật Bản trên trường quốc tế. Có thể nói chuyến đi sang các nước phương Tây là bước ngoặc mang tính quyết định vai trò của Fukuzawa Yukichi đối với lịch sử Nhật Bản trong thời kỳ chuyển mình từ cuối thời Mạc phủ sang thời kỳ Minh Trị. Trong suốt cuộc đời, Fukuzawa Yukichi dịch sách, viết sách và xuất bản nhiều tác phẩm có ảnh hưởng to lớn trong việc khai sáng xã hội Nhật Bản. Bằng trực quan sắc bén, ông nắm bắt được nỗi bức xúc của dân chúng, nên các tác phẩm của ông với cách viết giản dị, dễ hiểu, lời văn thống thiết, đã được mọi tầng lớp độc giả Nhật Bản đón nhận như “đang khát gặp nước”. Tác phẩm Sự tình phương Tây 10 tập, viết từ năm 1866-1870 trên cơ sở những điều “mắt thấy tai nghe” trong thời gian ở phương Tây, số lượng phát hành lên tới 25 vạn bản. Tác phẩm giới thiệu thế giới văn vật, quan niệm về quyền lợi và nghĩa vụ, chế độ chính trị, cơ cấu xã hội, nền giáo dục, học thuật, luật pháp, lịch sử, nền công nghiệp, quân sự… của các quốc gia Âu - Mĩ. Tác phẩm này được người Nhật Bản coi là “cẩm nang” của chính phủ Minh Trị trong việc xây dựng xã hội Nhật Bản theo mô hình phương Tây. Trong tác phẩm Khái lược về văn minh xuất bản năm 1875 và Đổi mới lòng dân xuất bản năm 1879, Fukuzawa Yukichi khảo sát về lịch sử và nguyên nhân phát triển của các nền văn minh cổ kim đông tây. Ông đã bàn về con đường hưng thịnh, suy vong của Nhật Bản, về cuộc sống của nhân dân Nhật Bản khi tiến lên văn minh trong tương lai. Tư tưởng, triết học, quan điểm lịch sử, quan điểm quốc gia của Fukuzawa Yukichi được biểu lộ qua hai tác phẩm này.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phúc Ông Tự Truyện PDF của tác giả Fukuzawa Yukichi nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Phú Hộ Lừng Danh Nam Kỳ (Hứa Hoành)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Phú Hộ Lừng Danh Nam Kỳ PDF của tác giả Hứa Hoành nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.