Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Thực Vật (Nguyễn Văn Mậu)

Cuốn sách “Mười vạn câu hỏi vì sao - thực vật” (bộ mới) nằm trong bộ sách gồm 12 quyển về Mười vạn câu hỏi vì sao của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam sẽ giúp các em giải đáp một cách khoa học về thế giới thực vật, tại sao lại có cây rỗng thân, tại sao thực vật cũng phải thở…

“10 vạn câu hỏi Vì sao” đưa ra những chủ đề gần gũi và dễ gây hứng thú đối với trẻ…Qua các mẩu chuyện của những nhân vật đáng yêu rút ra từ tình huống thực tế, trẻ sẽ được giải đáp thỏa đáng những thắc mắc thường gặp trong các lĩnh vực quen thuộc của cuộc sống hằng ngày từ Cơ thể và Cuộc sống, Thế giới tự nhiên, Thế giới động vật cho đến Vũ trụ và Trái đất..

Mười vạn câu hỏi vì sao là bộ sách phổ cập khoa học dành cho lứa tuổi thanh, thiếu niên. Bộ sách này dùng hình thức trả lời hàng loạt câu hỏi “Thế nào?”, “Tại sao?” để trình bày một cách đơn giản, dễ hiểu một khối lượng lớn các khái niệm, các phạm trù khoa học, các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và con người, giúp cho người đọc hiểu được các lí lẽ khoa học tiềm ẩn trong các hiện tượng, quá trình quen thuộc trong đời sống thường nhật, tưởng như ai cũng đã biết nhưng không phải người nào cũng giải thích được.

Bộ sách Mười vạn câu hỏi vì sao có 12 tập, trong đó 11 tập trình bày các khái niệm và các hiện tượng thuộc 11 lĩnh vực hay bộ môn tương ứng: Toán học, Vật lí, Hoá học, Tin học, Khoa học môi trường, Khoa học công trình, Trái Đất, Cơ thể người, Khoa học vũ trụ, Động vật, Thực vật; ở mỗi lĩnh vực các tác giả vừa chú ý cung cấp các tri thức khoa học cơ bản, vừa chú trọng phản ánh những thành quả và những ứng dụng mới nhất của lĩnh vực khoa học kĩ thuật đó; Các tập sách đều được viết với lời văn dễ hiểu, sinh động, hấp dẫn, hình vẽ minh hoạ chuẩn xác, tinh tế, rất phù hợp với độc giả trẻ tuổi và mục đích phổ cập khoa học của bộ sách.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Mậu":10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Khoa Học Công Trình10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Toán Học10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Hóa Học10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Động Vật10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Khoa Học Môi Trường10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Thực Vật10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Trái Đất10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Khoa Học Vũ Trụ10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Tin Học

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Thực Vật PDF của tác giả Nguyễn Văn Mậu nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Con Người Cất Cánh (Vũ Thế Hưng)
Sách viết về lịch sử phát minh ra máy bay, về nguyên lý của sự bay, về cấu tạo của máy bay, các loại máy bay cũng như vai trò của ngành hàng không đối với cuộc sống, với nền kinh tế cũng như tương lai của ngành này.***Ngày xưa Đê-đan và I-ca mơ ước có đôi cánh như chim để thoát khỏi tù ngục. Ngày nay con người đã thực sự có đôi cánh với sức mạnh gấp hàng triệu lần cánh chim và thực hiện những ước mơ to lớn hơn nhiều, thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian... làm cho con người dù là dân tộc, màu da có khác nhau, nhưng luôn luôn gần gũi nhau. Máy bay ra đời và có những ứng dụng vô cùng rộng lớn, đã nâng tầm vóc con người lên tới đỉnh cao. Hàng không quả là một kỳ tích của thế kỷ XX. Chúng ta đang sống trong thời đại của tốc độ nhanh, đang sống trong cuộc thi đua gay gắt với thời gian, không phải là giành giật từng ngày, từng giờ mà là từng phút từng giây. Trên thế giới này, cứ mỗi một giây rưỡi thì có một chiếc ô tô ra đời, 4 giây thì thêm một chiếc máy kéo, 6 phút thì một chiếc máy bay ra lò và cứ mỗi một giờ rưỡi thì lại mọc lên một nhà máy. Tìm mua: Con Người Cất Cánh TiKi Lazada Shopee Ngành hàng không ngày nay quan trọng như thế đấy. Một điều chắc chắn là trong số các bạn đây, sẽ có những người trở thành công trình sư thiết kế máy bay phi công, kỹ sư và công nhân chế tạo máy bay. Mà ngành hàng không lại không thể tách rời các ngành khoa học, kỹ thuật khác như: luyện kim, chế tạo máy, điện, toán học, vật lý học, hóa học, thiên văn học, khí hậu học, y học... cho nên nếu muốn sau này trở thành những người có cống hiến cho ngành hàng không thì ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường các bạn phải học thật giỏi, nắm vững các môn khoa học, nhất là khoa học tự nhiên. Mặc dù cho tới ngày nay trong lĩnh vực hàng không, con người đã đạt tới những đỉnh cao mà trước đây ba mươi năm ít người hình dung nổi, con người vẫn không bao giờ bằng lòng với thực tại mà luôn luôn mơ ước và tin chắc rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn hôm nay. Đó chính là động lực làm cho khoa học, kỹ thuật nói chung trong đó có ngành hàng không phát triển không ngừng. Ở nước ta ngày nay, số người được đi máy bay còn ít, số hàng được chuyên chở bằng máy bay cũng chưa nhiều. Mà nhu cầu về ngành hàng không ở nước ta thật vô cùng lớn lao. Mong rằng các bạn sẽ là người thực hiện ước mơ và lòng mong mỏi đó. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 - Nhiều tác giả. Hãy làm quen với máy bay. Nhà xuất bản Quân đội Liên Xô, Mát-xcơ-va - 1965. 2 - Ghin-din. 33 bước lên trời. Nhà xuất bản thiếu nhi Liên Xô. Mát-xcơ-va - 1963 3 - Ghin-be. Chinh phục bầu trời. Nhà xuất bản Quân đội Liên Xô. Mát-xcơ-va - 1972. 4 - Ê-phi-mốp. Mạnh hơn gió, nhanh hơn tiếng động. Nhà xuất bản Thiếu nhi Liên Xô - Mát-xcơ-va - 1972 5 - Săm-bơ Lịch sử hàng không. Pa-ri - 1973 *** Ước mơ bay của con người có từ buổi hoang sơ. Khi nhìn cánh chim liệng giữa khoảng trời xanh bao la, con người tiền sử đã biết mơ ước có một đôi cánh như vậy để vượt qua sông sâu, thác xiết, vượt qua dốc đá cheo leo, để thoát khỏi nanh vuốt của bầy mãnh thú, để thu vào tầm mắt muôn trùng nước non, để thỏa lòng ham thấy, ham biết... Ước mơ đó lớn lên cùng với sự phát triển của lịch sử loài người. Ước mơ đó để lại dấu vết trong trăm ngàn truyền thuyết của các dân tộc trên thế giới, trong những bức tranh đơn sơ trên vách hang đá... Nhưng con người không chỉ biết ước mơ, họ còn biết thực hiện mơ ước. Từ thế hệ này qua thế hệ khác, những con người thông minh nhất, dũng cảm nhất đã tìm đủ mọi cách để chắp cánh cho loài người. Nhiều người với những đôi cánh giả nhảy từ tháp cao, đã hy sinh dũng cảm. Họ chết, nhưng sự nghiệp của họ không chết. 0001 Trong cuốn “Lịch sử khí cầu ở nước Nga” của Xu-lu-ca-dép có kể lại một câu chuyện sau: “Một buổi chiều cuối hè năm 1731, dân chúng tỉnh lỵ Ri-a-dan của nước Nga Xa hoàng sửng sốt nhìn thấy một quả bóng lớn đang lơ lửng trên không trung. Dưới quả bóng treo một chiếc sọt nan lớn và trong sọt, một người đàn ông đang ung dung nhìn xuống. Dân phố đổ ra xem ngày càng đông. Trẻ em thích thú reo hò. Các cụ già sợ sệt làm dấu thánh và lẩm nhẩm cầu kinh. Họ băn khoăn không biết đó là quỷ sứ hay thiên thần. Quả bóng theo gió lướt phía trên những cây phong và những ngôi nhà mái nhọn, bay về phía nhà thờ. Bỗng một cơn gió nổi lên, quả bóng va mạnh vào nóc gác chuông nhà thờ và nổ “bùm” một tiếng. Khói từ trong quả bóng bốc lên, quả bóng xẹp hẳn xuống. May thay, dây dợ như một tấm lưới bọc quả bóng mắc vào đỉnh tháp. Người đàn ông đu mình dưới chiếc sọt rồi chộp được sợi dây giật chuông mà tụt xuống.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Người Cất Cánh PDF của tác giả Vũ Thế Hưng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tương Lai Hậu Nhân Loại - Hậu Quả Của Cách Mạng Công Nghệ Sinh Học (Francis Fukuyama)
Tương Lai Hậu Nhân Loại là một phân tích đầy đam mê về những vấn đề chính trị và đạo đức lớn nhất mà có lúc loài người phải đối mặt. Our Post Human Future - Tương lai hậu nhân loại đề cập đến những hậu quả của cách mạng sinh học: biến đổi gene trong nông nghiệp, sinh sản vô tính, dược học thần kinh, công nghệ di truyền con người… dẫn đến những biến đổi khôn lường cho xã hội loài người. Lập luận rằng những tiến bộ vĩ đại nhất sẽ tiếp tục xuất hiện trong khoa học về sự sống, Francis Fukuyama đặt câu hỏi về việc khả năng chỉnh sửa hành vi con người sẽ ảnh hưởng thế nào đến nền dân chủ tự do. Thành công tột đỉnh của cách mạng công nghệ sinh học - sự can thiệp vào dòng mầm, khả năng thao túng ADN của tất cả thế hệ hậu duệ của con người - sẽ có những hậu quả sâu sắc, tiềm ẩn tồi tệ, cho trật tự chính trị của chúng ta, dù được tiến hành bởi những bậc cha mẹ bình thường mong muốn tìm cách cải thiện cho con cái của họ. Những tiến bộ thần kỳ trong công nghệ ADN những năm vừa qua không còn là chuyện khoa học giả tưởng. Giờ đây không chỉ nhân bản vô tính con người có thể xảy ra. Lần đầu tiên kể từ khi trái đất hình thành cách đây bốn tỉ năm, hay sự xuất hiện của con người cách đây 10 triệu năm, người ta sẽ có thể chọn lựa giới tính, chiều cao, màu mắt, tính cách và trí thông minh cho con cái. Thậm chí còn có thể tạo ra 'siêu con người' bằng cách kết hợp gene người với gene của những động vật khác để tăng cường sức mạnh hay tuổi thọ. Nhưng điều này có đáng khao khát không? Sẽ có những hậu quả chính trị và đạo đức gì? Có phải sẽ chẳng còn gì để nói nữa về 'bản chất con người'? Đây có phải là sự kết thúc của nhân loại?***"Tương Lai Hậu Nhân Loại là một tác phẩm quan trọng và uyên thâm, cảnh báo rằng thuốc Ritalin dành cho các cậu trai hung hăng của hôm nay có thể trở thành 'sự hủy diệt' bản tính con người ở ngày mai. Chắp nối hiểm họa sinh học với việc hạ thấp nhân phẩm, lời giải đáp của Fukuyama đối với tình thế lưỡng nan về đạo đức trong kỷ nguyên công nghệ sinh học của chúng ta là một đạo lý ăn sâu cắm rễ trong nhu cầu và tiềm năng của giống loài chúng ta." Tìm mua: Tương Lai Hậu Nhân Loại - Hậu Quả Của Cách Mạng Công Nghệ Sinh Học TiKi Lazada Shopee - FRANS de WAAL, tác giả cuốn The Ape and the Sushi Master "Một trong những cách để chúng ta hiểu được sự thay đổi xã hội sâu sắc... đó là Francis Fukuyama có mặt để chỉ cho chúng ta thấy thay đổi đang xảy ra... Ông đặt ra những câu hỏi rộng; ông phát triển những câu trả lời mạch lạc; và ông làm thay đổi chương trình nghị sự của cuộc tranh luận công khai." - ALAN EHRENHALT, The Wall Street Journal "Francis Fukuyama là một nhà phân tích, mà nói về mặt trí tuệ thì, chỉ giật thột lên trước một khả năng lớn lao bao trùm nào đó của lịch sử có thể xảy ra." - ANTHONY GOTTLIEB, The New York Times Book Review "Fukuyama là một trong số ít trí thức Hoa Kỳ... có năng lực truyền dạy kiến thức vể lịch sử thế giới và sự thấu hiểu về học thuyết xã hội trên những đề tài có tầm quan trọng đương thời không thể phủ nhận." - MICHAEL KAZIN, The Washington Post Book World***Our Post Human Future - Tương lai hậu nhân loại đề cập đến những hậu quả của cách mạng sinh học: biến đổi gene trong nông nghiệp, sinh sản vô tính, dược học thần kinh, công nghệ di truyền con người… dẫn đến những biến đổi khôn lường cho xã hội loài người. Nói về cuốn sách thì nguyên nhân thức hai hồi đó không mua vì chán đọc mấy tranh luận về bio-ethic quá. Trong vấn đề này trong sách cũng chán, nhưng phần 2 thì thì Francis Fukuyama viết về con người rất hay. Hơn nữa ông dùng nhãn quan của triết học chính trị để phân tích bản chất con người(human nature) và sự thay đổi các trật tự chính trị thế nào nếu một số bản chất của con người thay đổi. Với mình thì đọc chủ đề này khá nhiều rồi nhưng đọc những điều do Francis Fukuyama viết vẫn thấy hay nên mình đánh giá nó cho phần này 5 sao.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tương Lai Hậu Nhân Loại - Hậu Quả Của Cách Mạng Công Nghệ Sinh Học PDF của tác giả Francis Fukuyama nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sự Thống Trị Của Nam Giới (Pierre Bourdieu)
Sự thống trị của nam giới xuất bản năm 1998. Trong cuốn sách này, Bourdieu đã phân tích các mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới, xuất phát từ việc nghiên cứu dân tộc học xã hội của người Berbères tại Kabylie, và tìm hiểu những cấu trúc tượng trưng của vô thức lấy nam giới làm trung tâm, hiện vẫn tồn tại ở nam giới và nữ giới ngày nay. Là một trong những cuốn sách ngắn nhất và thú vị nhất của Pierre Bourdie, Sự thống trị của nam giới là sự hòa quyện của khả năng phân tích khoa học và một thứ văn phong cuốn hút, tạo được một sự chú ý đặc biệt đối với giới nghiên cứu xã hội học.***Đôi dòng về dịch giả: Dịch giả Lê Hồng Sâm sinh năm 1930, từng dạy tại khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp, Chủ nhiệm bộ môn văn học Pháp. Bà đã tham gia vào nhiều hoạt động nghiên cứu và dịch thuật các tác phẩm của Pháp, chẳng hạn như là đồng chủ biên Tuyển văn học Pháp thế kỷ XIX, NXB Thế giới, 1997 (sách song ngữ); chủ biên dịch và giới thiệu Tấn trò đời (Balzac), 16 tập, NXB Thế giới, 1999-1001. Riêng về sách dịch, bà đã dịch và giới thiệu trên dưới 20 tác phẩm văn học Pháp tới bạn đọc Việt Nam, mà gần đây nhất là các cuốn Balzac và cô bé thợ may Trung Hoa (Đới Tư Kiệt), NXB Văn học, 2003; Nữ hoàng (Sơn Táp), NXB Hội nhà văn, 2007; Bản mệnh của lý thuyết (Antoine Compagnon), NXB Đại học Sư phạm, 2006. Tháng 3/2007, cùng dịch giả Trần Quốc Dương, bà nhận Giải “Tinh hoa Giáo dục Quốc tế” năm 2008 của Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh với bản dịch Émile hay là về giáo dục, J.J.Rousseau, NXB Tri thức 2008. Có thể nói, bà đã có nhiều đóng góp nghiêm túc trong việc trao đổi văn hoá giữa hai nước Pháp Việt.*** Tìm mua: Sự Thống Trị Của Nam Giới TiKi Lazada Shopee Pierre Bourdieu (1930-2002) là nhà xã hội học, nhà nhân học và triết học nổi tiếng người Pháp, sinh tại Denguin, thuộc hạt Béarn miền nam nước Pháp, gần rặng núi Pyrénées phía Ðại Tây Dương. Xuất thân từ trường Ecole Normale Supérieure - Cao Ðẳng Sư Phạm của Pháp, thạc sĩ triết học, Pierre Bourdieu được bầu vào giảng đàn Xã hội học tại Collège de France từ năm 1985.***Cuốn sách này, trong đó tôi đã có thể dựa vào rất nhiều công trình dành cho quan hệ giữa các giới để xác định, củng cố và đính chính những phân tích trước đây của tôi về cùng một chủ đề, đặt ra rõ ràng để bàn cãi vấn đề được đa số các nhà phân tích (và những người phê phán tôi) nhắc nhở một cách ám ảnh, vấn đề tính vĩnh cửu hay sự thay đổi (được ghi nhận hoặc được mong ước) của trật tự giới. Quả thực, chính sự du nhập và sự áp đặt thế đôi ngả (alternative) vừa ngờ nghệch vừa mang tính quy phạm một cách ngờ nghệch này dẫn đến chỗ cảm nhận, ngược với điều hiển nhiên rành rành, rằng sự kiểm chứng tính hằng cửu tương đối của các cấu trúc giới và của những dạng thức qua đó các cấu trúc này được nhận biết, như là một cách phủ định và kết án những thay đổi trong tình thế của phụ nữ, cái cách đáng bị kết án và lập tức bị kết án, cái cách sai lầm và lập tức bị bác bỏ do việc nhắc nhở lại mọi biến đổi của tình thế trên. Với vấn đề này, cần phải đem một vấn đề khác ra để đối lập, một vấn đề thích đáng hơn về phương diện khoa học, và theo tôi, chắc hẳn cũng cấp thiết hơn về phương diện chính trị: nếu quả thật quan hệ giữa các giới ít biến đổi hơn là một quan sát phiến diện có thể khiến ta tưởng như vậy, và nếu quả thật việc hiểu biết các cấu trúc khách quan cùng các cấu trúc nhận thức của một xã hội coi nam giới là trung tâm và được bảo toàn đặc biệt nguyên vẹn (ví dụ xã hội của người Kabylie, như tôi từng quan sát được vào đầu những năm sáu mươi) cung cấp những phương tiện cho phép thấu hiểu một số phương diện được che giấu kĩ hơn cả về những gì là các quan hệ đó trong những xã hội đương đại tiên tiến nhất về kinh tế, thì lúc ấy cần phải tự hỏi xem những cơ chế lịch sử nào chịu trách nhiệm về việc phi lịch sử hóa và vĩnh viễn hóa một cách tương đối những cấu trúc phân chia giới và những nguyên tắc nhìn tương ứng. Đặt vấn đề như vậy, là đánh dấu một bước tiến bộ trong phạm trù nhận thức có thể thuộc căn nguyên của một bước tiến bộ quyết định trong phạm trù hành động. Nhắc lại rằng những gì, trong lịch sử, xuất hiện như vĩnh viễn chỉ là sản phẩm của một công việc vĩnh viễn hóa thuộc phận sự của những thể chế (kết nối với nhau) như gia đình, Giáo hội, Nhà nước, trường học, và ở một phạm trù khác, cả thể thao và báo chí (những khái niệm trừu tượng này là những định danh đơn giản mang tính tốc kí của những cơ chế phức tạp, ở mỗi trường hợp cần được phân tích trong tính đặc thù lịch sử của chúng), đó là đặt trở lại vào lịch sử, vậy là trả lại cho hành động lịch sử, mối quan hệ giữa các giới bị cách nhìn theo tự nhiên luận và bản thể luận giật ra khỏi lịch sử - chứ không phải, như người ta từng muốn gán cho tôi nói như thế, là định ngăn chặn lịch sử và tước đi của phụ nữ vai trò tác nhân lịch sử. Chống lại các lực lượng lịch sử thực hiện việc phi lịch sử hóa này chính là điều mà một cuộc động viên nhằm tái khởi động lịch sử bằng cách vô hiệu hóa các cơ chế vô hiệu hóa lịch sử cần phải ưu tiên hướng tới. Cuộc động viên đúng là chính trị này sẽ mở ra cho phụ nữ khả năng có một hoạt động kháng cự tập thể, hướng về những cải cách thuộc pháp luật và chính trị, cuộc động viên ấy phản đối cả sự cam chịu được khuyến khích bởi mọi cách nhìn bản thể luận (sinh học và phân tâm học) về sự khác biệt giữa các giới và cũng phản đối cả sự kháng cự thu hẹp vào những hành vi cá nhân hoặc những “sự kiện” diễn từ luôn luôn bắt đầu lại và được cổ vũ bởi một số nhà lí luận nữ quyền: những sự đoạn tuyệt anh dũng như vậy với đường mòn lối cũ thường ngày, như những “thực hành mô phỏng (parodic performances)” mà Judith Butler2 yêu mến, có lẽ đòi hỏi quá nhiều cho một kết quả quá ít và quá bấp bênh. Kêu gọi phụ nữ tham gia một hoạt động chính trị đoạn tuyệt với ý đồ phản kháng hướng nội (révolte introvertie3) của những nhóm nhỏ đoàn kết và ủng hộ lẫn nhau, dù những nhóm này hết sức cần thiết trong những thăng trầm của các cuộc đấu tranh hằng ngày, ở nhà, ở nhà máy hoặc ở văn phòng, đó không phải, như mọi người có thể tưởng, và lo sợ, là xúi giục phụ nữ tán thành một cách không đấu tranh các hình thức và các chuẩn mực thông thường của cuộc đấu tranh chính trị, với nguy cơ bị sáp nhập hoặc bị chìm ngợp trong những phong trào xa lạ với các mối bận tâm và các lợi ích của chính họ. Đó là mong cho họ biết dụng công để - ngay giữa lòng phong trào xã hội, và bằng cách dựa vào những tổ chức sinh ra từ cuộc phản kháng chống lại sự phân biệt tượng trưng mà họ, cùng những người tình dục đồng giới (nam và nữ) là một trong những mục tiêu ưa thích - phát minh và áp đặt được những hình thức tổ chức và hoạt động tập thể cùng những vũ khí hiệu nghiệm, nhất là những vũ khí tượng trưng, có khả năng làm rung chuyển những thể chế góp phần vĩnh viễn hóa tình trạng phụ thuộc của họ. 1Bài tựa này được viết năm 1998 cho các bản tiếng Anh và tiếng Đức (Các chú thích không ghi thêm “N.D” đều là của tác giả).2Judith Butler (sinh năm 1956 tại Cleveland): triết gia nữ quyền người Mĩ (N.D.)3Introverti - tính từ - và introversion - danh từ - (hướng nội hay hướng ngã), trong tâm lí học, chí khuynh hướng coi trọng chủ thể hơn thế giới bên ngoài. (N.D.)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sự Thống Trị Của Nam Giới PDF của tác giả Pierre Bourdieu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Câu Chuyện Về Phương Trình Thâu Tóm Cả Vũ Trụ (Amir D. Aczel)
Với những giai thoại dí dỏm và ly kỳ, vừa giàu chất chuyện kể vừa mang tính hàn lâm. " Câu chuyện về phương trình thâu tóm cả vũ trụ" đã làm sống lại lịch sử đặc biệt là những sự kiện nóng bỏng vừa xảy ra cách đây 1-2 năm làm thay đổi hẳn cách nhìn về vũ trụ. Qua đó không những giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lai lịch, nguồn gốc của Thuyết tương đối tổng quát - một sản phẩm nhận thức đến nay đã được coi là cổ điển nhưng vẫn là trụ cột của tòa nhà vật lý, mà còn có cái nhìn tổng quan về vật lý và vũ trụ học. *** "Con người là một cây sậy yếu ớt nhưng có tư tưởng", đó là một nhận định của Blaise Pascal. Nhờ có tư tưởng loài người trở thành một thực thể đặc biệt trong vũ trụ, ít nhất đến khi chúng ta chưa phát hiện được một thực thể nào khác cũng có tư tưởng như chúng ta. Cái tư tưởng ấy làm cho con người luôn luôn phải lục vấn. Một trong những lục vấn sâu xa nhất là câu hỏi: Vũ trụ từ đâu mà ra? Câu hỏi này đã có từ hàng ngàn đời nay, nhưng mãi đến thế kỷ 20 mới có câu trả lời: Lý thuyết Big Bang. Đó là một sự kiện vĩ đại của nhận thức. Lý thuyết này ra đời khi các nhà khoa học truy ngược hiện tượng vũ trụ giãn nở về quá khứ Nhưng xuôi theo chiều thời gian, vũ trụ học phải đối mặt với một trong những câu hỏi khoa học và triết học lớn nhất thế kỷ 20: Số phận tương lai của vũ trụ sẽ ra sao? Nhiều kịch bản đã được thiết kế, đôi khi mâu thuẫn đối chọi nhau: vũ trụ tinh, vũ trụ co, vũ trụ đàn hồi, vũ trụ tuần hoàn, v.v. Và phải đợi đến thời điểm bản lề chuyển sang thế kỷ mới và thiên niên kỷ mới, khoa học mới tìm thấy một kịch bản sát với hiện thực: Vũ trụ sẽ giãn nở mãi mãi! Đây cũng là một sự kiện vĩ đại của nhận thức. Tìm mua: Câu Chuyện Về Phương Trình Thâu Tóm Cả Vũ Trụ TiKi Lazada Shopee Với những thắng lợi lớn lao của vũ trụ học như hiện nay, nhà vũ trụ học Micheal Turnur tại Fermilab phải thốt lên rằng chúng ta đang sống trong "Thế kỷ vàng của vũ trụ hạch” (The Golden Age of Cosmology!). Nhưng cái gì đã giúp cho loài người làm nên "Thế kỷ vàng" đó? Câu trả lời: Phương trình của Chúa! Đó là phương trình trường trong Thuyết tương đối tổng quát của Albert Einstein. Cuốn sách Câu chuyên về phương trình thâu tóm cả vũ trụ (dịch từ cuốn God's Equation) của Amir Aczel là câu chuyện về phương trình kỳ lạ đó, về lịch sử và ảnh hưởng sâu xa của nó đối với nhận thức của nhân loại, về ý nghĩa nền tảng của nó đối với khoa học hiện tại và tương lai. Nếu không dẫn giải quá trình lịch sử và diễn biến logic trong tư duy, cộng với thiên tài bấm sinh của một con người kỳ lạ như Einstein sẽ rất khó để hiểu được làm sao mà một phương trình có thể thâu tóm được cả vũ trụ như thế. Thật vậy hằng số vũ trụ, một sáng tạo vừa quái dị vừa phi thường của Einstein và chỉ của Einstein mà thôi, tưởng là một số hạng dư thừa trong phương trình trường, hóa ra lại chứa đựng toàn bộ bí mật của vũ trụ trong nó. Nó không những giúp giải thích những hiện tượng vũ trụ học đã biết, mà còn cho phép tiên đoán hàng loạt bí mật của vũ trụ. Một trong những bí mật lớn nhất đã trở thành chủ đề trung tâm của vật lý và vũ trụ học thể kỷ 21 là năng lượng tối - nguyên nhân gây nên lực phản hấp dẫn làm vũ trụ giãn nở gia tốc như hiện nay. Hoàn toàn không ngoa ngoắt để nói rằng nếu nhận thức của loài người có cái gì kỳ lạ nhất, và nếu bản thân vũ trụ có gì kỳ lạ nhất thì đó là hằng số vũ trụ của Einstein! Với những giai thoại thú vị, dí dỏm, "ly kỳ", vừa giàu chất chuyện kể, vừa thấm đậm chất nhân văn, vừa mang tính hàn lâm, Câu chuyện về phương trình thâu tóm cả vũ trụ đă làm sống lại lịch sử, đặc biệt là những sự kiện sôi động đầu thế kỷ 20, và những sự kiện nóng bỏng mới xảy ra cách đây một - hai năm làm thay đổi hàn cách nhìn về vũ trụ. Qua đó không những độc giả có thể hiểu rõ hơn lai lịch, nguồn gốc của Thuyết tương đối tổng quát - một sản phẩm nhận thức đến nay đã được coi là cổ điển nhưng vẫn là trụ cột của tòa nhà vật lý - mà còn có một cái nhìn tổng quan về vật lý và vũ trụ học hiện đại. Vì là chuyện kể về một phương trình nên không thể tránh đề cập đến một số chi tiết kỹ thuật, một số ký hiệu và công thức toán lý đôi khi khó hiểu, bởi lẽ tác giả không thể trình bày kỹ hơn. Nhưng điều đó không hề làm mất đi cái thần hấp dẫn của câu chuyện. *** Nếu bạn có một tủ sách trông ra vườn thì bạn còn thiếu gì nữa đâu?(Blaise Pascal) “Con người là một cây sậy, một thứ yếu ớt nhất trong tự nhiên, nhưng có tư tưởng”, đó là lời của Blaise Pascal. Nhờ có tư tưởng, loài người trở nên một thực thể đặc biệt trong vũ trụ, ít nhất đến khi chúng ta chưa phát hiện được một thực thể nào khác cũng có tư tưởng như chúng ta. Cái tư tưởng ấy làm cho con người luôn luôn lục vấn. Một trong những lục vấn sâu xa nhất là câu hỏi “Vũ trụ từ đâu mà ra?”. Câu hỏi này đã có từ hàng ngàn đời nay, nhưng mãi đến thế kỷ 20 mới có câu trả lời: Lý thuyết big bang. Đó là một sự kiện vĩ đại của nhận thức. Lý thuyết này ra đời khi các nhà khoa học truy ngược hiện tượng vũ trụ giãn nở về quá khứ. Nhưng xuôi theo chiều thời gian, vũ trụ học phải đối mặt với một trong những câu hỏi khoa học và triết học lớn nhất thế kỷ 20: số phận tương lai của vũ trụ sẽ ra sao? Nhiều kịch bản đã được thiết kế, đôi khi mâu thuẫn đối lập nhau: vũ trụ tĩnh, vũ trụ co, vũ trụ giãn, vũ trụ đàn hồi, vũ trụ tuần hoàn, v.v. và phải đợi đến đến thời điểm bản lề chuyển sang thế kỷ mới và thiên niên kỷ mới, khoa học mới tìm thấy một kịch bản sát với hiện thực: vũ trụ sẽ giãn nở mãi mãi! Đây cũng là một sự kiện vĩ đại của nhận thức. Với những thắng lợi lớn lao của vũ trụ học như hiện nay, nhà vũ trụ học Micheal Turner tại Fermilab phải thốt lên rằng chúng ta đang sống trong “thế kỷ vàng của vũ trụ học” (the golden age of cosmology)! Nhưng cái gì đã giúp cho loài người làm nên “thế kỷ vàng” đó? Câu trả lời: Phương trình của Chúa! Đó là phương trình trường trong Thuyết Tương đối Tổng quát của Albert Einstein. Cuốn sách God’s Equation (Phương trình của Chúa) của Amir Aczel là câu chuyện về phương trình kỳ lạ đó, về lịch sử và ảnh hưởng sâu xa của nó đối với nhận thức của nhân loại, về ý nghĩa nền tảng của nó đối với khoa học hiện tại và tương lai. Nếu không dẫn giải quá trình lịch sử và diễn biễn logic trong tư duy, cộng với thiên tài bẩm sinh của một con người kỳ lạ như Einstein, sẽ rất khó để hiểu được làm sao mà một phương trình có thể thâu tóm được cả vũ trụ như thế. Thật vậy, cái gọi là hằng số vũ trụ, một sáng tạo vừa quái dị vừa phi thường của Einstein và chỉ của Einstein mà thôi, tưởng là một số hạng dư thừa trong phương trình trường, hoá ra lại chứa đựng toàn bộ bí mật của vũ trụ trong nó. Nó không những giúp giải thích những hiện tưọng vũ trụ học đã biết, mà còn cho phép tiên đoán hàng loạt bí mật của vũ trụ. Một trong những bí mật lớn nhất đã trở thành chủ đề trung tâm của vật lý và vũ trụ học thế kỷ 21 là năng lượng tối (dark energy), cái được coi là nguyên nhân gây nên lực phản hấp dẫn làm vũ trụ giãn nở gia tốc như hiện nay. Hoàn toàn không ngoa ngoắt để nói rằng nếu nhận thức của loài người có cái gì kỳ lạ nhất, và nếu bản thân vũ trụ có gì kỳ lạ nhất, thì đó là hằng số vũ trụ của Einstein! Với những giai thoại thú vị, dí dỏm, “ly kì”, vừa giầu chất truyện kể, vừa thấm đậm chất nhân văn, vừa mang tính hàn lâm, Phương trình của Chúa đã làm sống lại lịch sử, đặc biệt là những sự kiện sôi động đầu thế kỷ 20, và những sự kiện nóng bỏng mới xẩy ra cách đây một, hai năm làm thay đổi hẳn cách nhìn về vũ trụ. Qua đó không những độc giả có thể hiểu rõ hơn lai lịch, nguồn gốc của Thuyết Tương đối Tổng quát - một sản phẩm nhận thức đến nay đã được coi là cổ điển nhưng vẫn là trụ cột của toà nhà vật lý - mà còn có một cái nhìn tổng quan về vật lý và vũ trụ học hiện đại. Vì nó là truyện kể về một phương trình, nên không thể tránh đề cập đến một số chi tiết kỹ thuật, một số ký hiệu và công thức toán lý đôi khi khó hiểu, bởi lẽ tác giả không thể trình bầy kỹ hơn. Nhưng điều đó không hề làm mất đi cái thần hấp dẫn của câu chuyện. Trong khi dịch, chúng tôi cố gắng theo đuổi cái thần đó, vì thế nhiều khi phải dịch ý, thay vì dò từng câu đếm từng chữ. Tuy nhiên, do lực bất tòng tâm, kiến thức còn hạn hẹp, bản dịch chắc còn nhiều thiếu sót. Mong độc giả lượng thứ và mong nhận được sự góp ý để sửa chữa trong những dịp tái bản sau này. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc độc giả có thêm một cuốn sách bổ ích trong tủ sách của mình (Phạm Việt Hưng và Nguyễn Thế Trung)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Câu Chuyện Về Phương Trình Thâu Tóm Cả Vũ Trụ PDF của tác giả Amir D. Aczel nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.