Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hồi Ký Phạm Duy (Phạm Duy)

Kể lại chuyện mình xẩy ra từ sáu, bẩy mươi năm về trước là một việc làm không dễ. Tuy nghề nghiệp bắt buộc người nhạc sĩ phải có trí nhớ tốt để thuộc lầu hàng trăm, hàng ngàn bản nhạc, nhưng khi ngồi đào sâu ký ức để tìm về quá khứ thì tôi thấy những dữ kiện quá ư phức tạp, quá ư hỗn độn. Tôi lại không còn ở trong nước để kiểm chứng hàng chục, hàng trăm những nghi vấn về địa chí, về danh xưng và cũng không có trong tay những bản đồ với tên tỉnh, tên huyện, tên phố đã được thay đổi tới 4, 5 lần dưới nhiều chính thể... Do đó Hồi Ký Thời Thơ Â'u Vào Đời này có những khuyết điểm tuy không quan trọng nhưng tác giả cũng xin một sự độ lượng nào đó của người đọc.

Là con mồ côi cha quá sớm, tôi muốn dâng cuốn Hồi Ký này lên người bố mà tôi không được gần gũi, vì tôi tin ở huyết thống. Tôi mường tượng bố tôi sinh ra đã có người Pháp cai trị dân Việt Nam rồi. Bên cạnh những hành động của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cùng với các bạn "đồng chí hướng" như Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim... bố tôi đem uẩn ức của dân nô lệ vào đời và hoạt động trong nhiều địa hạt, khi làm công tác trong một Nghĩa Thục, khi dùng ngòi bút tả chân trong văn chương và báo chí, khi tranh thương với Hoa Kiều v.v... Tất cả cho mục đích thay đổi xã hội, thay đổi cuộc đời.

Nói như vậy vì tôi thèm được thấy bạn đọc nhìn nhận Hồi Ký này không khởi sự từ những năm 20 khi tôi vừa ra đời mà còn ôm đồm thêm những dữ kiện về thế hệ cha ông trong những năm đầu của thế kỷ. Nếu được như vậy, toàn bộ Hồi Ký của tôi sẽ bao trùm được đủ 100 năm của thế kỷ mà 50 năm đầu là sự đoàn kết của tất cả "người Việt nô lệ" -- trong đó có bố con tôi -- trong việc giành Độc Lập và Tự Do. Muốn biết rõ hơn cuộc đời của một "người Việt tự do" -- là tôi -- trong 50 năm sau của thế kỷ thứ 20, xin mời bạn đọc tiếp những cuốn Hồi Ký tiếp theo.

Thế hệ ông cha ta, với các phong trào Văn Thân, Đông Du và Đông Kinh Nghĩa Thục, thành công hay thất bại, ai cũng đều biết. Riêng tôi biết rõ bố tôi chết đi mà chưa thực hiện được những giấc mơ của mình. Những đứa con là nơi để bố trút bầu tâm sự. Bốn người con lớn không thừa hưởng vẹn toàn thông điệp của bố, có lẽ tại vì các anh các chị chưa phải là thứ "tinh trùng bất mãn" được bố cấy vào trong mẹ. Thằng con út, khởi sự là bào thai đã được bố gửi gấm những hoài bão vào lúc bố biết mình đã thất bại và sắp chết. Nó lớn lên, vì sự linh thiêng của huyết thống, nó thực hiện giấc mộng không thành của người cha?!

Hình như Goethe và Maxime Gorki đã coi những ngày thơ ấu của hai ngài là những ngày Đại Học. Vốn chẳng được theo đuổi việc học hành trong sách vở tại nhà trường, tôi cũng bắt chước hai vị để nói rằng trường Đại Học Âm Nhạc của tôi là kho tàng âm nhạc bình dân mà tôi hấp thụ trong quãng đời sớm lang bạt của tôi. Thuật sống của tôi học được ở mọi tầng lớp nhân dân mà tôi sớm được tiếp xúc. Lẽ dĩ nhiên sự giáo dục về cuộc đời cũng đến với tôi từ mẹ ruột, từ vú nuôi, từ mẹ nuôi, từ thầy giáo, từ bạn bè... đến cả từ những khắc nghiệt của người anh cũng như từ những ân sủng của người tình. Xin được tri ân tất cả! Tìm mua: Hồi Ký Phạm Duy TiKi Lazada Shopee

Tôi cũng cần phải cám ơn những người giúp tôi rất nhiều trong việc hoàn tất tập HỒI KÝ này: Bạn cùng học tại những ngôi trường cũ như Bác Sĩ Nguyễn Đình Thi (Trường Hàng Vôi), Cao Trung (Trường Bách Nghệ), Tạ Tỵ, Võ Lăng (Trường Mỹ Thuật). Bạn tâm giao cũ hay bạn mới làm quen là những người ở từng địa phương như Phạm Thanh Liêm, Lê Ninh (Hưng Yên), chị Lê Tôn Hy (YênThế-Bắc Giang), Nguyễn Sĩ Hưng (Thanh Hoá), Cao Xuân Vỹ, Nguyễn Đình Khuê (Nghệ An), Nguyễn Cúc (Huế), Hàn Vĩ, Lê Trọng Nguyễn (Hội An), Nguyễn Văn Sang (Quảng Ngãi), Lữ Liên (Dalat), Trần Văn Khê (Vĩnh Long). Bạn văn nghệ như Lê Văn-Vũ Bắc Tiến, Nguyễn Hiền. Tất cả đã nhắc lại tên các rạp hát và các điạ danh của tỉnh mình, hoặc kể lại vài mẩu chuyện cũ để cho cuốn Hồi Ký của tôi thêm mầu sắc và thêm xác thực.

Lẽ ra có hai tập: Hồi Ký Thời Thơ Â'u và Hồi Ký Thời Vào Đời. Nhưng để tiết kiệm thời giờ và tiền mua sách của bạn đọc, tôi thu gọn hai tập vào một cuốn sách. Do đó toàn bộ Hồi Ký chỉ còn 4 tập thay vì 5 tập như tôi đã rao. Vậy tôi xin rao lại, và xin trân trọng mời bạn đọc cùng tôi đi về dĩ vãng.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Phạm Duy PDF của tác giả Phạm Duy nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Trịnh Công Sơn Và Cây Đàn Lya Của Hoàng Tử Bé (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Trịnh Công Sơn Và Cây Đàn Lya Của Hoàng Tử Bé là cuốn sách viềt về Trịnh Công Sơn, do một người bạn từ thời thiếu niên của nhạc sĩ họ Trịnh viết. Thông qua tập sách, người đọc sẽ được biết về Trịnh Công Sơn tuổi ấu thơ, những tư tưởng ảnh hưởng đến quan niệm triết học của nhạc sĩ họ Trịnh, tuổi thanh niên với nghề gõ đầu trẻ ở Bảo Lộc và những năm tháng trốn lính lao đao hết Huế đến Sài Gòn, những nghi ngại đến từ hai phía và con người Trịnh Công Sơn trong những năm tháng hòa bình. Cuốn sách được viết dưới nhiều thể loại văn học như truyện ngắn, tản văn, hồi ức, chuyện kể… hình thành nên một tác phẩm về một con người - con người Trịnh Công Sơn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trịnh Công Sơn Và Cây Đàn Lya Của Hoàng Tử Bé PDF của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hơn Nửa Đời Hư (Vương Hồng Sển)
Hiểu theo trong Nam Hơn nửa đời hư, có nghĩa là hơn phân nửa đời người, chưa làm gì nên thân. Giọng hàng tôm, giặm mắm muối, rõ ràng hơn; đã quá nửa đời người, hổng nên thân gì ráo trọi! Hơn nửa đời, biết làm sao mà định? Bốn mươi năm mươi cũng được, quá sáu bảy mươi cũng biết đâu chừng? Thôi thì để đó, khi đập nắp quan sẽ hiểu. Chuyện tôi viết, bắt đầu từ năm sanh (1902) đến năm đi dạy học ở Huế về (1967), thấy nhộn quá nên ở nhà, chớ dư sức hoạt động. Con đường đã trải, cũng dài khá bộn, kể tuổi đầu cho đến nay đã trên bảy mươi, như vậy lẽ đáng nên gọi, nếu mai nầy chết, là “trọn một đời hư”, mới phải. Như con bạc trúng một canh bài về khuya, đủ gỡ vốn lời, vì “nên” được vào mấy ngày chót vậy xin cho tôi ghi “Hơn nửa đời hư” làm nhan sách. Tưởng “viết để lại cho con là Bảo” nhưng nay in thành sách có nhiều mắt cùng xem, như vậy “Hơn nửa đời hư” là phải. Tìm mua: Hơn Nửa Đời Hư TiKi Lazada Shopee Ngoài trời mưa, đêm vẫn lạnh. Gió mướt tỉ tê, mắt già mi ướt. Tôi chuốc đôi hài nhung, mặc thêm một lớp áo ấm, lại ngồi bàn viết: “Đêm nay gió bấc mưa dầm, Đèn khuya một bóng, bóng lầm với đêm” Dưới Mái Tây, ngọn đèn điện cứ reo vui với mấy con thiêu thân tự sát. Song cửa mở sương che mất khu phố mấy từng cao. Con mèo tam thể đi ăn vụng bị hàng xóm chém tét móng chân trước, đang nằm rên hì hì trên đầu tủ sách. Vừa viết đến đây, tôi đọc lớn. Con mèo nhướng mắt tưởng tôi ngỏ lời an ủi, nên hoà âm mấy tiếng hừ hừ, tợ chiếc ấm gần sôi. Bỗng tôi đổi sang giọng lớn, không mấy êm tai, tôi thấy vành tai con miêu đang xụ lại vành lên, trán con miêu nhăn nhăn, tam thể tựa hồ bụng bảo dạ: “Lão Vương nầy chướng, chúng cho về hưu cũng phải: Lão lai nhai những gì rỗng tuếch, chẳng bù má Năm, nói những lời đáng giá, hứa cho ăn thì no bụng đến phát ách, hăm đánh đòn thù nhừ tử nên thân; Bữa nay lão viết giống gì nữa đây, chỉ hại tốn giấy?” Ấy đó, trên bảy mươi mà còn bị chó mèo xài xể, hỏi phải hư chưa? Lúc nhỏ vì mê đọc văn Anatole France nên vướng cái nghiệp của lão già Ba Tri nầy. Tuy không hiểu hết những câu sâu sắc của lão, nhưng lại thích cái giọng trịch thượng nửa đùa nửa thật, hơi cay một tí thôi, vừa nhẹ vừa thâm, hiểu được mớ nào, thấm ý đánh đùi cái chát? Thú vị nhứt, đọc mãi không chán là bộ “Le crime de Sylvestre Bonnard”, và đoạn ly kỳ nhứt trong sách là chỗ diễn tả cách báo ân đáp nghĩa của chị ả huê khôi, nửa đời tài sắc trước nghèo xơ xác đến nỗi phải trú ngụ trên gác thượng của lão hàn lâm nầy, rồi sau đụng một ông hoàng giàu sang không mấy hồi, trực nhớ ơn xưa lão hàn tặng một chén xúp khi đói lạnh, nay biết lão ham sách bèn sai con ôm đến nhà đêm No-en dâng cho lão một cuốn sách quí đựng trong bộng một khúc gỗ củi chuyện đọc thật là khoái trá. Chương trong sách tựa là “La buche de Noel”, ai muốn thường thức hãy tìm mà đọc. Nay tôi mượn ý viết tập nầy mở đầu truyện “Anh Vương tự thuật”. “Dừng chén ngoảnh lại trời non nước, Một mảnh tình riêng: ta với ta”. (Thơ Bà huyện Thanh Quan “Qua Đèo Ngang”)Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vương Hồng Sển":Hơn Nửa Đời HưTự Vị Tiếng Nói Miền NamDỡ MắmChuyện Cười Cổ NhânSài Gòn Năm XưaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hơn Nửa Đời Hư PDF của tác giả Vương Hồng Sển nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hơn Nửa Đời Hư (Vương Hồng Sển)
Hiểu theo trong Nam Hơn nửa đời hư, có nghĩa là hơn phân nửa đời người, chưa làm gì nên thân. Giọng hàng tôm, giặm mắm muối, rõ ràng hơn; đã quá nửa đời người, hổng nên thân gì ráo trọi! Hơn nửa đời, biết làm sao mà định? Bốn mươi năm mươi cũng được, quá sáu bảy mươi cũng biết đâu chừng? Thôi thì để đó, khi đập nắp quan sẽ hiểu. Chuyện tôi viết, bắt đầu từ năm sanh (1902) đến năm đi dạy học ở Huế về (1967), thấy nhộn quá nên ở nhà, chớ dư sức hoạt động. Con đường đã trải, cũng dài khá bộn, kể tuổi đầu cho đến nay đã trên bảy mươi, như vậy lẽ đáng nên gọi, nếu mai nầy chết, là “trọn một đời hư”, mới phải. Như con bạc trúng một canh bài về khuya, đủ gỡ vốn lời, vì “nên” được vào mấy ngày chót vậy xin cho tôi ghi “Hơn nửa đời hư” làm nhan sách. Tưởng “viết để lại cho con là Bảo” nhưng nay in thành sách có nhiều mắt cùng xem, như vậy “Hơn nửa đời hư” là phải. Tìm mua: Hơn Nửa Đời Hư TiKi Lazada Shopee Ngoài trời mưa, đêm vẫn lạnh. Gió mướt tỉ tê, mắt già mi ướt. Tôi chuốc đôi hài nhung, mặc thêm một lớp áo ấm, lại ngồi bàn viết: “Đêm nay gió bấc mưa dầm, Đèn khuya một bóng, bóng lầm với đêm” Dưới Mái Tây, ngọn đèn điện cứ reo vui với mấy con thiêu thân tự sát. Song cửa mở sương che mất khu phố mấy từng cao. Con mèo tam thể đi ăn vụng bị hàng xóm chém tét móng chân trước, đang nằm rên hì hì trên đầu tủ sách. Vừa viết đến đây, tôi đọc lớn. Con mèo nhướng mắt tưởng tôi ngỏ lời an ủi, nên hoà âm mấy tiếng hừ hừ, tợ chiếc ấm gần sôi. Bỗng tôi đổi sang giọng lớn, không mấy êm tai, tôi thấy vành tai con miêu đang xụ lại vành lên, trán con miêu nhăn nhăn, tam thể tựa hồ bụng bảo dạ: “Lão Vương nầy chướng, chúng cho về hưu cũng phải: Lão lai nhai những gì rỗng tuếch, chẳng bù má Năm, nói những lời đáng giá, hứa cho ăn thì no bụng đến phát ách, hăm đánh đòn thù nhừ tử nên thân; Bữa nay lão viết giống gì nữa đây, chỉ hại tốn giấy?” Ấy đó, trên bảy mươi mà còn bị chó mèo xài xể, hỏi phải hư chưa? Lúc nhỏ vì mê đọc văn Anatole France nên vướng cái nghiệp của lão già Ba Tri nầy. Tuy không hiểu hết những câu sâu sắc của lão, nhưng lại thích cái giọng trịch thượng nửa đùa nửa thật, hơi cay một tí thôi, vừa nhẹ vừa thâm, hiểu được mớ nào, thấm ý đánh đùi cái chát? Thú vị nhứt, đọc mãi không chán là bộ “Le crime de Sylvestre Bonnard”, và đoạn ly kỳ nhứt trong sách là chỗ diễn tả cách báo ân đáp nghĩa của chị ả huê khôi, nửa đời tài sắc trước nghèo xơ xác đến nỗi phải trú ngụ trên gác thượng của lão hàn lâm nầy, rồi sau đụng một ông hoàng giàu sang không mấy hồi, trực nhớ ơn xưa lão hàn tặng một chén xúp khi đói lạnh, nay biết lão ham sách bèn sai con ôm đến nhà đêm No-en dâng cho lão một cuốn sách quí đựng trong bộng một khúc gỗ củi chuyện đọc thật là khoái trá. Chương trong sách tựa là “La buche de Noel”, ai muốn thường thức hãy tìm mà đọc. Nay tôi mượn ý viết tập nầy mở đầu truyện “Anh Vương tự thuật”. “Dừng chén ngoảnh lại trời non nước, Một mảnh tình riêng: ta với ta”. (Thơ Bà huyện Thanh Quan “Qua Đèo Ngang”)Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vương Hồng Sển":Hơn Nửa Đời HưTự Vị Tiếng Nói Miền NamDỡ MắmChuyện Cười Cổ NhânSài Gòn Năm XưaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hơn Nửa Đời Hư PDF của tác giả Vương Hồng Sển nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Án Lạ Phương Nam (Vũ Đức Sao Biển)
Án lạ phương Nam của tác giả Vũ Đức Sao Biển là tuyển tập những vụ án oái ăm, lạ lùng được tác giả tận mắt chứng kiến hoặc bỏ công đi tìm hiểu để lấy tư liệu viết báo. Tác giả là nhà văn, nhà báo, đã đi nhiều nơi, thăm thú nhiều vùng tổ quốc, ông đã tuyển chọn những chuyện lạ nhất, thú vị nhất từng gặp phải ở miền Nam - “vùng đất phương Nam với con người chân tình, giản dị”, để lại cho tác giả nhiều tình cảm đẹp và những điều thú vị khi làm báo. Những vụ án này mang đến nụ cười thoải mái cho người đọc, và đằng sau nụ cười, ta bắt gặp tấm lòng chân thành, đầy tình đầy lý của người dân trời Nam. Nói là án lạ vì dù là án hình sự nhưng trường hợp dẫn đến phạm tội cũng rất hy hữu, ngộ nghĩnh, như chuyện chú bé 14 tuổi trộm 180 triệu đồng nhưng sau lại trúng số tới 380 triệu đồng nên về quê trả lại tiền ăn trộm, hay chuyện anh Bính nhận tội cướp giật trước toà nhưng thực tế lúc vụ án xảy ra thì anh đang… ngủ v.v… Những nhân vật dưới ngòi bút của tác giả hiện ra thực giản dị, chân chất, họ phạm tội có thể do ít học hay suy nghĩ nông cạn nhưng lương tâm họ vẫn rực rỡ, nguyên vẹn. Cùng với Thâm sơn kỳ cục án, tập sách này là những phóng sự tiêu biểu cho bút pháp phóng sự của tác giả - một cách viết nhiều nụ cười hơn nước mắt. *** Vũ Đức Sao Biển tên thật là Vũ Hợi, sinh ngày 12 tháng 2 năm 1948, tại Tam Kỳ, Quảng Nam. Nguyên quán ông tại Duy Vinh, Duy Xuyên, Quảng Nam. Tìm mua: Án Lạ Phương Nam TiKi Lazada Shopee Năm 18 tuổi, ông vào Sài Gòn học Đại học Sư phạm (ban Việt - Hán) và Đại học Văn khoa (ban Triết học phương Đông). Tháng 10 năm 1970, ông tốt nghiệp rồi xuống Bạc Liêu dạy học các môn Văn và Triết học bậc trung học tại Trường Công lập Bạc Liêu cho đến năm 1975. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông trở về Thành phố Hồ Chí Minh dạy học, có một thời gian làm tại phòng Giáo dục huyện Nhà Bè; Để rồi bắt đầu cộng tác với các báo: Tuổi Trẻ Cười, Thanh Niên, Kiến Thức Ngày Nay, Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh,... Mười năm sau đó, ông trở lại Bạc Liêu và sáng tác loạt ca khúc về Bạc Liêu và miền đất phương Nam. Những bài như Điệu buồn Phương Nam, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, Đau xót lý chim quyên, Trở lại Bạc Liêu, Trên sóng Cửu Long... là những tác phẩm được rất nhiều người yêu thích. Giai đoạn sau thập niên 2010, một số đài truyền hình trung ương và địa phương mời ông thực hiện phim tư liệu về tác giả và tác phẩm nhạc vàng. Ngoài sáng tác nhạc, ông còn viết báo, tiểu thuyết, tiểu phẩm trào phúng và đặc biệt là phiếm luận về truyện kiếm hiệp Kim Dung (Kim Dung giữa đời tôi). Ông là thành viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam. Năm 1999, theo gợi ý của Bí thư tỉnh ủy Bạc Liêu Nguyễn Văn Út, ông tiến hành phục dựng lại bài Dạ Cổ Hoài Lang đem cho nhạc sĩ Quốc Dũng hòa âm và ca sĩ Hương Lan, Hạnh Nguyên trình diễn lần đầu tiên trên sóng VTV1. Năm 2013, ông lại cùng ba nhà báo Anh Đức, Liêu Phúc Minh, Tố Loan dịch tiếp bản Dạ Cổ Hoài Lang ra ba thứ tiếng Anh, Pháp và Quan thoại. Năm 2009, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh mời ông thỉnh giảng hai môn “Tạp văn và tiểu phẩm” và "Tường thuật chuyên ngành văn hóa - nghệ thuật" cho Khoa Báo chí - Truyền thông của trường này. Hiện ông đang điều trị ung thư vòm họng tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Án Lạ Phương Nam PDF của tác giả Vũ Đức Sao Biển nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.