Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chồng Con (Trần Tiêu)

Cứ kể xã Bổng cũng vào bậc khá trong xóm.

Hắn có một cái nhà “trên” hướng Nam, một cái nhà “ngang” hướng Đông, sát đầu nhà ngang một chuồng lợn; bên kia, đối diện với nhà ngang, một cái bếp và một cái chuồng trâu nối liền nhau. Tất cả những nhà ấy vây bọc lấy ba phía cái sân đất nện vuông vắn, nhẵn nhụi như chiếc chiếu rộng. Còn một phía trước mặt là bức tường đất gồ ghề, trên cắm xương rồng mặt nguyệt. Cổng ra vào mở ngay ở đầu chuồng lợn. Ở khoảng đầu nhà trên và nhà bếp là một màu đất vuông để đống rạ.

Vì hết chỗ, và vì tiện lợi nữa, bốn năm cái nồi “chân” và một cái vại mẻ đựng nước tiểu đặt thành rẫy (dãy) dài từ cổng đến tận cái tường hoa thấp xây chung quanh dải đất ăn lấn vào sân. Phần nhiều nhà chật hẹp đều thế cả, nên kể ra, người vào đã quen với mùi nước tiểu và mùi phân lợn. Vả lại những thứ ấy rất cần cho lúa má nên ai cũng quý và không ai kêu ca. Chả thế mà có người quá hà tiện, lúc đi đường cố nhịn để về giải vào vại nhà.

Chính giữa quay mặt vào nhà trên, một “cầy hương” xây gạch, cao như cái cột vuông, chia làm hai tăng. Tầng trên, hình cái đấu có hậu bành, hàng chục bát hương nhỏ bày la liệt chung quanh một bát hương lớn: chân hương đỏ cắm tua tủa, đã gần bạc hết màu vì dầm mưa dãi nắng. Những bát hương nhỏ là những vị hợp với số thờ của mẹ và vợ chồng Bổng. Tầng dưới có cái miếu con, trong xây bệ thờ trên đặt chiếc bát hương sứ, trước bức tranh hổ vẽ màu sặc sỡ. Một cái mành mành hoa che cửa, giữa đôi câu đối viết ngay vào tường vôi.

Trước mặt cây hương, một cái bể con chỉ đựng nổi chừng mươi thùng nước, chia rẻo đất và tường hoa ra hai phần đều nhau. Tìm mua: Chồng Con TiKi Lazada Shopee

Trong rẻo đất, một hàng sáu cây cau cao vút và hai cây chanh cỗi ở hai đầu bể.

Cây cối và cây hương, Bổng không biết có tự đời nào, nhưng thời còn ẵm nách, hắn đã trông thấy rồi. Cây hương khi ấy, đối với hắn, cao quá đến nỗi hắn phải trèo lên thành bể, nghển mãi cổ mới nhìn thấy bát hương.

Biết bao kỷ niệm: Từ đời nào không biết cho đến đời hắn, rồi đến đời con, đời cháu, đời chắt hắn, tháng Giêng mỗi năm lại có một ngày lễ dâng sao thường gọi là lễ năm mới.

Ngày ấy cây hương biến thành một cái đàn, một nơi tụ họp của bà con hàng xóm. Mặt bể ghép cánh cửa thành một cái bệ trên để rượu, gà, xôi, oản, chuối và những cổ mũ lóng lánh những mặt gương, những trang kim, lòe loẹt những đầu rồng, đầu phượng xanh, tím, đỏ, vàng. Một vị hòa thượng, vẻ mặt từ bi, trong chiếc áo cà sa, màu nâu thẫm, cùng các vãi đến niệm Phật cầu nguyện cho nhà hắn làm ăn thịnh vượng quanh năm. Rồi những ngày rằm, mồng một, những ngày ốm đau hay hoạn nạn, những ngày làm ăn thua lỗ đều nhắc hắn cầu khấn đến cây hương.

Nhà trên của Bổng là một nếp nhà ba gian hai chái, bằng gỗ lợp ngói. Cái nhà ấy đến hắn là năm đời, nhưng so với những nhà mới dựng cũng không khác mấy. Có phần thấp hơn, nhiều cột và chạm trổ sơ sài hơn. Nếu không có màu mốc bạc và những vết tròn trắng như phân chim thì ít ai biết được nhà hắn đã có lâu đời.

Lịch sử nhà hắn, hắn thuộc rành rọt. Ai hỏi, hắn sẽ trả lời trôi chảy: “Thưa, cái nhà này làm từ đời cụ tuần (tuần tổng), cụ ngũ đại nhà tôi. Cụ giàu lắm; sân trước, sân sau, vườn, ao rộng rãi gấp ba gấp bốn bây giờ. Nhà này xưa kia lợp ngói cho mãi đến đời cụ tổng Cống là tam đại nhà tôi. Cụ này chơi bời hào phóng lừng lẫy một thời. Cụ chẳng để tâm gì đến việc cửa việc nhà. Vì thế, nhà dột nát, cụ cũng chẳng buồn chữa. Đến đời cụ Lý đẻ ra thầy tôi thì vườn, ao, và sân sau đã vào tay hàng xóm. Thầy tôi kể lại rằng cụ Lý tôi hà tiện lắm, không dám bỏ tiền ra lợp lại. Bao nhiêu ngói lành, cụ tôi cho lợp ra đằng mái trước, còn mái sau, cụ tôi lợp rạ. Thế mà lúc cụ Lý tôi mất, cụ cũng chẳng để lại cho thầy tôi được mấy tí, ngoài con trâu với vài mẫu ruộng”.

Đồ đạc, từ bàn thờ cho chí giường phản, đều cổ như cái nhà của hắn. Trong ấy có một cái hòm gian kê ngay trước mặt bàn thờ là đặc sắc hơn cả. Hắn coi như một gia bảo, ít người có: Hòm có tám chân và chắc chắn như tám cái cột, những khung, những ván dày dặn, ngoài mặt có những đồng trinh cổ to gần bằng đồng bạc đóng liền sít nhau như những tờ giấy tiền (giấy mã có in những đồng tiền) bận ở các hàng mã nhà quê. Cứ trông hình thù nó thì hai chục người vị tất đã khiêng nổi. Trong hòm đựng những gì, vợ chồng hắn giấu kín. Nhưng cả xóm, cả làng, ai cũng biết hắn có độ chục bát mẫu cổ của cụ Cống để lại, ba cái nam bạch định, một cái khay tre chạm khắc và một bộ đồ chè. Những thứ ấy đều cổ cả. Hắn chỉ đem ra bày trong những ngày Tết hay ngày kỵ. Cả đời, hắn chẳng dám sắm thêm thứ gì khác, nhưng hắn cũng chưa hề cầm cố, bán chác để đến nỗi mang tiếng mang tai.

Kê ở hai gian bên đối nhau một cái giường và một chiếc khung cửi (đồ hồi môn của vợ). Giường quang dầu, có lan can, đã trải qua một thời gian dài, đã từng biết bao nhiêu sự buồn, vui, tủi, nhục của bao cuộc đời bằng phẳng, tối tăm, không thay đổi. Cái giường quý ấy truyền từ đời ông cẫm bà cẫm, ông kỹ bà kỹ cho đến đời vợ chồng hắn mới gẫy có một chân. Hắn đã thay vào một thanh gỗ mộc. Nhiều người chê và bảo sao không quang dầu cho đẹp. Hắn cười, hứa sẽ làm theo chiều ý khách, nhưng hắn vẫn để nguyên như cũ. Hắn nghĩ bụng: “Cái giường chứ cái gì mà phải vẽ ra quang dầu quang diếc cho thêm phiền”.

Hắn chỉ chăm nom, săn sóc riêng một cái bàn thờ. Ở đó mà khiếm khuyết thứ gì thì hắn băn khoăn, nghĩ ngợi cho tới khi bồi bổ xong mới yên tâm. Chả thế mà bộ thất sự lâu ngày tróc sơn, hắn thân hành cùng phó Vân lên tận tỉnh mua vàng son về tô lại. Việc trang hoàng bàn thờ là cái thú vào bậc nhất của hắn. Hắn sung sướng hay khổ sở cũng vì ở đó một vài phần.

Còn một vật nữa, hắn ham mê săn sóc đến luôn là cái diều, mười lăm thước - thước ta - phất cậy, gác trên xà nhà ngang suốt dọc gian giữa, một bộ sáo năm; một chiếc sáo cồng và một cuộn dây tre quấn vào cái vòng mây như chiếc vành bánh ô-tô.

Bắt đầu từ tháng Tư cho đến tháng Bảy, không mấy chiều có gió mà người ta không thấy hắn với một vài người anh em họ đem diều ra thả trên dọc đường cái quan. Thả xong mấy anh em dong về buộc gốc cây ngay đầu ngõ. Hắn ngồi ngây ra hằng giờ ở thềm nhà trên ngắm diều và nghe sáo, trong khi mẹ hắn cúi gập người làm đôi quét sân và vợ hắn hì hục thổi cơm, nấu nước, băm bèo, quấy cám cho lợn. Không ai trách được hắn. Hắn đã làm việc vất vả, nặng nhọc ở ngoài đồng từ tang tảng sáng cho đến xế chiều. Con trâu của hắn, đi làm về lúc nào cũng sạch sẽ bóng mượt. Lưỡi cày, răng bừa lau chùi không bao giờ để rỉ.

Vả lại, hắn lấy vợ đã bảy tám năm trời mà chưa có con. Vậy mà hắn không rượu chè, không cờ bạc, không mượn cớ lấy vợ lẽ thì hắn ham mê chơi diều là phải lắm. Vợ hắn cũng hiểu thế nên rất mực chiều chồng tuy không bao giờ để lộ ra nét mặt, sợ chồng biết mà kiêu hãnh chăng…

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chồng Con PDF của tác giả Trần Tiêu nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Cánh Cửa Mặt Trăng (Asami Ishimochi)
Vào ngày xảy ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần, khi mặt trăng bị che khuất hoàn toàn, cánh cửa dẫn tới một thế giới khác tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn sẽ mở ra. Ishimine Takashi muốn bước qua cánh cửa đó và sống mãi mãi hạnh phúc cùng những học trò của ông. Nhưng một rủi ro đáng tiếc đã xảy ra khiến ông bị bắt trước thời điểm quan trọng đó đúng ba ngày. Ba người học trò thân tín nhất của Ishimine lên một kế hoạch táo bạo - cướp máy bay - nhằm mục đích buộc Sở cảnh sát tỉnh Okinawa phải thả Ishimine vào đúng buổi tối diễn ra nguyệt thực toàn phần. Liệu kế hoạch của họ có thành công? Liệu Ishimine và những học trò của ông có kịp bước qua khi cánh cửa mặt trăng mở ra? Một câu chuyện mang nhiều tình tiết kỳ lạ và bí ẩn với cái kết đầy ly kỳ sẽ khiến bạn không thể rời mắt khỏi từng trang sách.***Cánh cửa mặt trăng - Asami Ishimochi Cảm nhận đầu tiên sau khi đọc xong: Tuyệt vời Tìm mua: Cánh Cửa Mặt Trăng TiKi Lazada Shopee Đọc những dòng đầu tiên tôi suýt nữa không nhận ra đây là truyện Nhật bởi lối viết rất lạ, nội dung hấp dẫn. Cuốn truyện kể về hành động táo bạo của ba người học trò của Ishimine Takashi, với ước nguyện "sư phụ" sẽ dẫn được mình và những người của hội trại mở ra cánh cửa mặt trăng vào ngày nguyệt thực toàn phần, tất cả sẽ tới một thế giới khác tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Có lẽ đây là một đề tài lạ. ( SPOIL: Ishimine Takashi là người tổ chức hội trại nhằm "hàn gắn tổn thương tâm lý của thiếu niên", ông đã cứu giúp được nhiều người nhưng vì một lý do ngoài ý muốn nên bị tạm giam trước ngày mở ra cánh cửa mặt trăng, cánh cửa đi tới cõi vĩnh hằng.) Cuốn truyện chỉ chia làm hai chương: chương mở đầu và chương kết thúc, một điểm lạ trong cách thể hiện truyện, nhưng có lẽ đã thực hiện được đúng "âm mưu" của tác giả và biên tập: mạch truyện cuốn người đọc. Đọc truyện như không thể dứt ra được để đi làm việc khác, đơn giản mà cuốn hút, tình tiết kỳ lạ và bí ẩn. Tác giả viết đan xen giữa thực tại và hồi tưởng, sự kỳ bí trong tâm lý nhân vật. Tôi không phải fan ruột của các tác phẩm trinh thám nên đánh giá yếu tố trinh thám của tác phẩm khá là ổn, lập luận logic. Kết thúc truyện khá bất ngờ, nhưng đủ làm độc giả thỏa mãn, có lẽ nếu còn gì tiếc nuối thì chỉ là gợi nhiều hơn đào sâu vào sư phụ Ishimine Takashi. Giấy ổn, cỡ chữ đủ to rõ ràng dễ đọc, bìa siêu đẹp Tôi là người tốt nên đánh giá 9/10:)) Review Linh Lee ***Định nghĩa hạnh phúc mà ta vẫn biết là định nghĩa của thế giới, ngay từ khi sinh ra ta đã bị áp đặt và mải miết chạy theo nó. Nhưng hạnh phúc có thực sự là “hạnh phúc”? Cánh cửa mặt trăng là câu chuyện lạ kỳ, khó có thể phân định rạch ròi đây là một tác phẩm trinh thám hay một cuốn tiểu thuyết giả tưởng đậm chất trinh thám. Chỉ có điều, một khi đã bắt đầu với câu chuyện này, thật khó để dứt ra khỏi những trang sách cho đến khi đọc dòng kết để trả lời cho câu hỏi “Liệu có thật hay không, một thế giới tái sinh - nơi con người ta sẽ vĩnh viễn hạnh phúc?” Nhân vật chính trong cuốn sách là cô gái 24 tuổi Satomi, người đàn ông Makabe 37 tuổi và Kakizaki 46 tuổi. Họ đều là tình nguyện viên trong một hội trại dành cho những em nhỏ không thể hòa nhập với xã hội. Nhiều năm trước, họ cũng nằm trong số những người đã tham gia hội trại này và được người thầy Ishimine Takeshi chữa lành tổn thương. Từ đó, họ vẫn luôn gọi người đàn ông có khả năng hàn gắn vết thương tâm hồn ấy là “sư phụ”. Cả ba người Satomi, Makabe và Kakizaki đều mong ước sẽ cùng với sư phụ của họ bước đến một thế giới khác thông qua cánh cửa mặt trăng. Họ đã tin rằng: “Vào ngày xảy ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần, khi mặt trăng bị che khuất hoàn toàn, cánh cửa dẫn tới một thế giới khác tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn sẽ mở ra”. Họ lấy đó làm mục tiêu sống của mình trong những ngày còn lại trước khi nguyệt thực diễn ra. Thế nhưng, chỉ 3 ngày trước ngày đã định, sư phụ Ishimine Takeshi đột nhiên bị cảnh sát bắt vì một tội mà ông không hề làm. Với khao khát từ bỏ thế giới này, ba con người đã lên kế hoạch tỉ mỉ về một vụ cướp máy bay, bắt các hành khách làm con tin để đe dọa cảnh sát phải đưa Ishimine Takeshi đến gặp họ. Kế hoạch tưởng như diễn ra đúng như dự đoán, nhưng không ngờ, cái chết đột ngột, không rõ ràng của một con tin trong số 240 hành khách trên máy bay đã làm mọi sự vượt cả tầm kiểm soát… Trong phòng vệ sinh của máy bay, một người phụ nữ nằm trong vũng máu. Tắc thở. Trong tất cả hành khách, phi hành đoàn đều đang ngồi yên trước sự chứng kiến của ba kẻ bắt cóc. Là chị ta đã tự sát? Có thể nào còn một kẻ khả nghi đã ẩn nấp trong máy bay từ trước? Hoặc tên giết người, thậm chí có thể ra tay ngay cả khi không cần trực tiếp đối mặt với nạn nhân? Và cái chết đột ngột của người đàn bà liệu có làm chùn chân những kẻ bắt cóc không-định-giết-người? Với cách kể xen kẽ giữa hiện tại và quá khứ, câu chuyện của nhà văn Ishimochi Asami dẫn dắt người đọc vào từng chi tiết diễn biến. Từ cách mà ba nhân vật chính chuẩn bị cho cuộc “không tặc” của họ. Họ mang theo vũ khí đi qua được cửa kiểm soát, phương án dự phòng không kẽ hở để bắt con tin, gửi tin cho báo chí để tạo sức ép dư luận lên phía cảnh sát... cho đến cách các nhân vật suy luận để lật từng lớp từng lớp bí ẩn của vụ án bất ngờ trên máy bay. Tất cả vụ việc hé mở từng chút một, bao gồm cả diễn biến của cuộc không tặc lẫn nguyên nhân cội nguồn của tất cả. Cùng với diễn biến của sự việc, cảm xúc và tâm lý của từng nhân vật cũng dần bộc lộ. Trong đó, quan điểm về thế giới hạnh phúc vĩnh hằng được đưa ra cũng khiến người đọc phải suy nghĩ: “Mọi người đã sinh ra trong cuộc đời này, phải đuổi theo niềm hạnh phúc theo cách của thế giới này”. Định nghĩa về hạnh phúc mà chúng ta vẫn biết là định nghĩa của thế giới, của đám đông, ngay từ khi sinh ra ta đã bị áp đặt những định nghĩa đó lên mình và mải miết chạy theo nó. Nhưng hạnh phúc có thực sự là “hạnh phúc”? Với những người như Satomi, Makabe và Kakizaki, hạnh phúc vĩnh hằng là “có thể đi đến được “phía bên kia’”, là “rời khỏi thế giới với vô số những thứ dơ bẩn đang tích tụ, để đến một thế giới tĩnh lặng”- một “thế giới hòa bình nơi chỉ có sự trong sạch”. Cánh cửa mặt trăng đã được xuất bản tại Nhật vào năm 2003. Tác phẩm được đề cử giải thưởng của Hội Nhà văn Trinh thám Nhật Bản. Đây cũng là tác phẩm thứ hai của tác giả Ishimochi Asami sau truyện dài Đóa hồng Ireland được đề cử giải KAPPA-ONE của Nhà xuất bản Kobunsha.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cánh Cửa Mặt Trăng PDF của tác giả Asami Ishimochi nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cánh Cửa (Chu Đức Đông)
Cánh cửa được xem là cuốn tiểu thuyết xuất sắc của Szabó Magda, đã được dịch sang tiếng Việt. Tác phẩm này đã tạo nên một nhân vật nữ đặc biệt cá tính, bà già Emerenc. Hình tượng Emerenc chính là hình tượng đã làm nổi bật tư tưởng sâu kín trong những sáng tác của Szabo về tâm lý và thân phận của những nhân vật phụ nữ trong hầu hết các tiểu thuyết của bà. Mối quan hệ giữa con người với con người quả thật đáng sợ hơn rất nhiều những gì mà chúng ta có thể tưởng tượng. Niềm tin rồi sẽ bị bủa vây bằng lòng phản bội, dù đặt vào tình huống ra sao, sự phản bội ấy cũng xuất hiện như một thứ thuốc phiện khiến ma quỷ trỗi dậy xui khiến. Có lẽ nữ nhà văn sẽ không bao giờ nghĩ về, hay thử đối diện với cảm giác sự phản bội của chính mình, dù có dằn vặt, Szabo cũng không thể thấu suốt được cảm giác bị phản bội mà bà già Emerenc bị nhấn chìm vào đó. Cánh cửa đã đưa người đọc đến gần với một vùng văn học còn ít nhiều chưa gần gũi ở Việt Nam. Nó không chỉ khiến chúng ta nắm bắt được những bí ẩn trong mối quan hệ giữa con người với con người, nó còn là sự hiện diện về một mảnh đất Hungary xa xôi, đã từng oằn mình vì nhiều biến động trong lịch sự. Với biệt tài kể chuyện, và giải phẫu tâm lý con người bằng ngòi bút vừa sắc sảo vừa bao dung, Szabo Magda đã khiến Cánh cửa trở thành kiệt tác, tự bản thân nó đã toát nên một bầu không khí bí ẩn và mê dụ. Szabó Magda được xem là “người đàn bà viết” của văn học Hungary.***Szabo Magda là nhà thơ, nhà viết kịch, nhà viết tiểu luận và nhà văn, sinh ra tại Debrecen Hungary năm 1917. Tìm mua: Cánh Cửa TiKi Lazada Shopee Nhà văn Stuber Andrea từng viết về Szabo: “Bà là chứng nhân cho thấy dù sao vẫn có thể gìn giữ cho tới cuối đời sự kiên nhẫn, niềm tin, sự cởi mở, sự nồng hậu tâm hồn, những hồi ức tốt đẹp, nhân cách nhà văn và con người." Magda là một trong những người khổng lồ của văn học đương đại Hungary. Văn chương của bà thường tập trung vào khám phá những chủ đề phổ quát của con người và các hiện thực chính trị hiện đại thông qua các chân dung quan sát được trong cuộc sống riêng tư. Bằng một sự nghiệp văn chương đồ sộ, lưu tâm đến những bí ẩn sâu kín của con người, bà là nhà văn nhận được nhiều giải thưởng văn học uy tín trên khắp thế giới. Năm 1959 và 1972 bà được trao Giải thưởng József Attila, năm 1978 nhận Giải Kossuth, năm 2001 được trao Dây chuyền Corvin và năm 2003 bà nhận Giải thưởng Femina (của Pháp) dành cho các tác phẩm văn học nước ngoài, cho tác phẩm Cánh cửa (Az ajtó) dịch ra tiếng Pháp, sau đó bà đoạt Giải Prima Primissima. Năm 2007, nhân kỷ niêm 90 năm ngày sinh của bà, tổng thống Solyom László đã trao tặng bà Huân Chương Đại Thập (ngạch dân sự) của Cộng hòa Hungary (đây là huân chương cao quý nhất của Nhà nước Hungary). Mới trước đây ít ngày bà được trao tặng Giải thưởng Tổ Quốc tôi (Hazám-díj) Bà đã hai lần được Viện Hàn lâm Nghệ thuật Széchényi đề cử lên Ủy ban Nobel đưa vào danh sách xét tặng Giải Nobel Văn chương. Szabó Magda là công dân danh dự của thủ đô Budapest và thành phố quê hương bà là Debrecen. Szabó Magda mất năm 2007, tại quê nhà, thanh thản trong chiếc ghế bành, khi trong tay vẫn cầm một cuốn sách.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cánh Cửa PDF của tác giả Chu Đức Đông nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cần Vương, Đông Du (Bút Ngữ)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cần Vương, Đông Du PDF của tác giả Bút Ngữ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Căn Phòng Rực Lửa (J. Dickson Carr)
Tác phẩm của ông hoàng mật thất. Ông Miles Despard bị đầu độc chết trong một căn phòng khóa kín. Người ta tìm thấy trong tay có một sợi dây thừng chín gút. Bà phục vụ bếp khai rằng trong đêm ông chết, bà nhìn vào khe cửa thấy trong phòng ông có một người phụ nữ ăn mặc theo lối cổ điển đưa cho ông một cái tách và sau đó biến mất qua... tường. Sau khi chôn cất, người cháu là Mark Despard nghi ngờ ông bác mình bị đầu độc nên tiến hành mở quan tài để kiểm tra. Sau khi hầm mộ đóng kín được cạy lên, quan tài mở nắp mới biết bên trong rỗng không và lại có thêm một sợi dây chín gút.. Vậy là cả 2 sự kiện liên quan đến vụ án đều xảy ra trong phòng kín. Hung thủ là ai khi mà tất cả những người trong nhà đều có chứng cớ ngoại phạm rõ ràng? Huyền thoại kể rằng có những phù thủy chuyên đầu độc người khác để mua vui, họ dù có bị giết chết nhưng sau đó vẫn sống lại. Và một sợi thừng thắt chín gút sẽ khiến cho nạn nhân hoàn toàn tuân theo sự sai khiến của phù thủy. Tìm mua: Căn Phòng Rực Lửa TiKi Lazada Shopee Án mạng lần này, cũng từ bàn tay của một phù thủy tái sinh ư? ***Ngày xưa, có một người đàn ông sống cạnh nghĩa trang... Là phần mở đầu thích hợp cho một câu chuyện. Điều này kể ra cũng phù hợp với Edward Stevens. Dẫu sao, ở kế cận nhà anh ta cũng có một nghĩa trang nho nhỏ và Despard Park thì luôn bị người ta xì xầm về những chuyện ma quái rùng rợn, nhưng điều này chỉ là một khía cạnh không đáng kể của câu chuyện. Trên chuyến tàu sẽ ghé lại ga Broad Street vào lúc 18 giờ 48, Edward Stevens đang ngồi trong toa dành cho những người hút thuốc. Anh ba mươi hai tuổi và giữ một chức vụ khá quan trọng trong công ty Herald and Son, những nhà xuất bản nổi tiếng. Anh mướn một căn hộ ở thành phố và đồng thời là chủ một biệt thự nhỏ ở Crispen, ngưỡng cửa của thành phố Philadelphia, nơi anh về sống hầu hết những ngày nghỉ cuối tuần vì vợ chồng anh rất thích vùng thôn dã. Chính vì thế mà chiều thứ sáu hôm nay, anh đã trở về đó để gặp Marie và mang theo trong chiếc cặp da của anh tập bản thảo mới nhất của Gaudan Cross viết về những vụ án mạng nổi tiếng. Đây là những sự kiện trung thực nhất của chúng. Chẳng một hiện tượng bất thường nào xảy ra trong ngày và Stevens chỉ đơn giản là đang trên đường về nhà, như bất cứ một người hạnh phúc nào, có nghề nghiệp, một người vợ và một lối sống thích hợp. Chuyến xe lửa dừng lại thật đúng giờ ở Broad Street và Stevens chợt nhớ ra rằng mình phải đánh một bức điện khi tàu dừng lại ở Crispen trong bảy phút nữa. Chẳng ai có thể hiểu tại sao Crispen lại không được sáp nhập vào Haverford hay Bryn Mawr, hai thị trấn kề cận với nó. Crispen gồm khoảng nửa chục nóc gia rải rác trên một sườn đồi, nhưng dẫu sao chăng nữa, trong một nghĩa nào đó, đấy cũng là một cộng đồng nho nhỏ. Thật vậy, ở đây có một bưu điện, một hiệu thuốc và có cả một phòng trà - tiệm bánh ngọt, lấp ló sau đám cây phong hùng vĩ, nơi đại lộ King chạy dọc theo Despard Park. Nơi đây cũng còn có một cửa hàng phục vụ mai táng nữa.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Căn Phòng Rực Lửa PDF của tác giả J. Dickson Carr nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.