Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người (Leslie Stevenson)

Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người là một tác phẩm mong ước đưa lại một số thông tin, suy tư, biện luận, nghiệm sinh về các vấn đề thiết yếu của con người, thông qua các truyền thống tôn giáo từ cổ thời đến hiện đại (Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo), thông qua các tư tưởng và trào lưu triết học (Platon, Aristoteles, Kant, Marx, Sartre), tâm lý học (Freud), và Lý thuyết Tiến hóa (Darwin).

***

Đôi lời của người biên dịch

Những câu hỏi và tự vấn “Con người là gì?”, “Tôi là ai?”, “Từ đâu tới?”, “Đi về đâu?”, “Tôi có chỗ đứng nào trong trần gian này?”, “Tôi có cần thiết cho ai không?”... vẫn thường được mỗi người tự đặt ra cho chính mình, ngay từ thời còn thơ trẻ, lúc dậy thì, tuổi trưởng thành, và cả khi ốm đau, bệnh tật, bị áp bức, bất công, đau khổ, sắp lìa đời.

Các truyền thống tôn giáo, các nền văn minh nhân loại, và cả những nghiên cứu khoa học − từ ngành vật lý thiên văn, cơ học lượng tử, sinh học xã hội, đến khoa học bộ não − cũng đã từng đưa ra những lý giải cho những câu hỏi và tự vấn nói trên. Tìm mua: Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người TiKi Lazada Shopee

Tập sách “Mười hai học thuyết về Bản tính con người” mà bạn đọc đang cầm trên tay là một tác phẩm mong ước đưa lại một số thông tin, suy tư, biện luận, nghiệm sinh về các vấn đề thiết yếu của con người nói trên, thông qua các truyền thống tôn giáo từ cổ thời đến hiện đại (Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo), thông qua các tư tưởng và trào lưu triết học (Platon, Aristoteles, Kant, Marx, Sartre), tâm lý học (Freud), và Học thuyết Tiến hóa (Darwin).

Điều đặc sắc của tập sách này là cố gắng liên kết lý thuyết với thực hành, tránh bỏ đến mức có thể những suy biện thuần túy hàn lâm trừu tượng cũng như những kỹ năng hành động thuần túy máy móc thực dụng. Sơ đồ thông tin và suy tư cơ bản của mỗi chương, mỗi học thuyết là: Sau khi trình bày những Bối cảnh siêu hình của thực tại và những quan niệm về Bản tính con người, các tác giả đã đưa ra hai tiết mục thực hành quan trọng, đó là việc Chẩn bệnh và Kê toa thuốc chữa trị.

Điều đặc sắc thứ hai của tác phẩm là tính suy tư có phê phán, và phê phán trong thịnh tình, chính trực, nhưng khách quan, khoa học, không thiên vị, ngay cả đối với chính bản thân hoặc truyền thống tư tưởng hay tôn giáo ngàn đời của mình. Điều đặc sắc thứ hai này thật vô cùng quan trọng trong một thế giới cực đoan trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống cá nhân và xã hội hiện nay, thường bị chi phối bởi truyền thống, cơ chế, ý thức hệ, thiếu thông tin hay thông tin phiến diện, mặc cảm dồn nén chưa được tháo gỡ.

Tư tưởng của mỗi danh nhân, mỗi học thuyết là cả một thế giới tư duy rộng lớn. Nhưng tác phẩm “Mười hai học thuyết về Bản tính con người” có một giới hạn về độ dài của từng chương, từng học thuyết, với chừng 15-20 trang mỗi chương. Do đó mỗi chương, mỗi học thuyết phải cố gắng giới hạn lượng thông tin, tư liệu, suy biện, phân giải của mình, nhưng đồng thời lại cũng phải trình bày được ít nhất là những điều thật cơ bản của học thuyết. Và như thế, thí dụ chương về Khổng giáo được giới hạn vào sách Luận Ngữ, Ấn Độ giáo vào Áo nghĩa thư: Những giáo huấn lớn và nhiệm mầu trong rừng vắng, còn chương về Marx thì được giới hạn vào những tư tưởng về tư bản với những quan niệm về lịch sử và tính tha hóa. Sự kiện đó đòi hỏi nơi độc giả một kiến thức tổng quan lớn về lịch sử tư tưởng để không phê phán một cách giản lược bằng cách đồng hóa Khổng giáo duy nhân của Khổng Tử với Nho giáo từ chương, danh lợi, gia trưởng, ngu trung của các thời Hán, Đường, Thanh sau này; cũng như không đồng hóa những suy tư triết học mang tính nhân văn của Marx về lịch sử và tính tha hóa của xã hội tư bản thời bấy giờ với những chế độ của Lenin và Stalin sau này.

Tập sách này là kết quả của nghiên cứu, suy tư, thực hành và giảng dạy của các giảng viên đại học từ những năm 1970 thế kỷ XX đến những tháng năm đương đại hiện nay. Các Lời tựa cho các lần xuất bản thứ tư (2004), thứ năm (2009) và thứ sáu (2013) có in lại trong tập sách này cho thấy những diễn tiến thú vị trong những nội dung, phương pháp và tinh thần của tác phẩm. Độc giả được nhắm đến là giới học sinh sinh viên nhiều ngành và mọi người với kiến thức tổng quát (xem Lời tựa lần xuất bản thứ sáu, 2013).

Trong nhiều thư văn tiếng Việt ngày nay, chúng tôi nhận thấy có một vài vấn đề về ngôn ngữ chưa được giải quyết một cách thỏa đáng. Đó là (a) vấn đề nhân danh, vật danh, địa danh nói chung, và (b) vấn đề tên gọi nói riêng về Thiên Chúa giáo. (a) Trong vấn đề thứ nhất: Chúng tôi đề nghị sử dụng tên gọi nguyên thủy về người, vật, nơi chốn; thí dụ: Sokrates, Platon, Aristoteles, Jesus, London, New York... thay vì Socrate, Plato, Aristotle, Giêsu, Luân Đôn, Nữu Ước... Trừ khi các tên gọi đã quá quen thuộc, như Anh quốc, Đức quốc... thay vì England, Deutschland. (b) Trong vấn đề thứ hai: Tiếng Việt ngày nay nói chung thường dùng từ “Thiên Chúa giáo” để chỉ Giáo hội Công giáo, cách dùng này đã không diễn tả trung thực nội hàm và lịch sử của tôn giáo này. Bởi Kitô giáo là Tổng thể giáo hội phân xuất từ Đấng Jesus Christ [Kitô] gồm các giáo phái Công giáo, Tin Lành và Chính thống giáo; và như thế Công giáo hay Giáo hội Công giáo là một trong ba nhánh của Kitô giáo, chứ không phải một đạo mà tên gọi phát xuất từ tiếng Trung Hoa với cụm từ Thiên Chủ giáo được các giáo sĩ phương Tây trong tinh thần tiếp biến văn hóa đã đặt ra vào thế kỷ XVI/XVII (Matteo Ricci, 1552 − 1610). Tôi đề nghị trả lại căn tính tôn giáo cho chủ thể của nó, bằng cách gọi Giáo hội Công giáo là Công giáo hay Giáo hội Công giáo thay vì Thiên Chúa giáo.

Còn từ “Nhà thờ” được dùng thay cho từ Giáo hội cũng không đúng nội hàm của nó. Những từ Church, Eglise, Kirche (tiếng Anh, Pháp, Đức) bắt nguồn từ nguyên tự Latinh và Hy Lạp ecclesia, ekklesia, ek-kaleo, ekklesia tou theou có nghĩa “Những kẻ được Thượng đế kêu gọi họp lại với nhau nên một Cộng đoàn tôn giáo”, tức Giáo hội. Từ ngữ “nhà thờ” để chỉ “ngôi nhà nơi nhóm họp” là một từ được “chuyển hoán” từ “người nhóm” thành “nơi nhóm”. Yếu tố quan trọng cơ bản và trước tiên nơi đây là “Những người tôn giáo nhóm họp” tức Giáo hội. Tôi đề nghị trả lại căn tính tôn giáo cho đúng từ ngữ được sử dụng, bằng cách gọi tổ chức tôn giáo này là “Giáo hội” thay vì “Nhà thờ”, còn ngôi nhà nơi nhóm họp và thờ phượng thì dĩ nhiên vẫn cứ sử dụng từ “nhà thờ”.

Frankfurt, CHLB Đức

Lưu Hồng Khanh

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người PDF của tác giả Leslie Stevenson nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hào Quang Con Người (Dora Van Gelder Kunz)
Mục Lục Mục Lục...5 1. Bối cảnh của cuốn sách...8 I. Cấu trúc và Động lực của các Trường Năng Lượng của Con người.. 14 2. Các Chiều của Tâm thức. 15 Tìm mua: Hào Quang Con Người TiKi Lazada Shopee 3.Trường cảm xúc... 24 4. Giải phẫu Hào quang (The Anatomy of the Aura)... 33 Kích thước... 33 Kết cấu và các hình thái (Texture and Patterns)... 38 Màu sắc của Hào quang. 39 Màu sắc của Các Cảm xúc. 39 Dải màu xanh. 41 Bán cầu trên và dưới của Hào quang... 42 Các hình thái cảm xúc. 43 Bạo lực. 44 Các cơ quan của việc trao đổi năng lượng cảm xúc.. 44 Sẹo cảm xúc. 46 Các Luân xa. 51 Các luân xa Cao hơn.. 53 Kundalini. 55 Sự Tích hợp cá nhân. 56 II. Chu Kỳ của Đời Sống. 58 5. Sự phát triển của cá nhân.. 59 Các Uẩn.. 59 Các Chỉ báo Nghiệp Quả. 60 Các Uẩn.. 61 “Tàng thức”. 62 Tiềm năng... 63 Dễ Bị Tổn thương cảm xúc.. 64 1. Một bà mẹ và đứa trẻ chưa sinh. 65 2. Một đứa trẻ bảy tháng tuổi... 71 3. Một bé gái bốn tuổi.. 76 4. Một cậu bé bảy tuổi. 81 5. Một thiếu nữ. 85 Trưởng thành... 89 6. Một nghệ sĩ ở độ tuổi ba mươi. 89 7. Một người đàn ông ở độ tuổi bốn mươi... 93 8. Tuổi già: Một phụ nữ ở độ tuổi chín mươi.. 99 6. Cuộc Sống đầy Cống Hiến... 104 9. Nghệ sĩ Piano/Nhà soạn nhạc.. 105 10. Nghệ sĩ Dương cầm (Piano). 110 11. Nhà Hoạt động Xã hội/Môi trường... 113 12. Một Họa sĩ. 120 13. Nhà thiết kế/ Kiến trúc sư... 125 14. Nhà lý tưởng trẻ tuổi... 129 Năm mươi sáu năm sau.. 134 7. Tác động của Bệnh tật... 138 15. Hậu quả của Bệnh Sốt Bại liệt... 138 16. Một Đứa trẻ sinh ra Bị hội chứng Down.. 143 17. Tình trạng lo âu thái quá.. 147 18. Tác động của Tham Thiền đối với Bệnh nhân Bệnh Tim Mãn tính151 8. Chữa bệnh và Thực hành kỹ thuật hình dung. 156 9. Thay đổi Hình Thái Cảm Xúc.. 163 Sự Cần thiết của Tính kỷ luật. 165 Ý thức về Mục đích. 166 Nhận thức về Bản thân... 167 Hình thái thói quen.. 169 Cội nguồn của sự thiếu tự tin.. 170 Xử lý các cơn Giận dữ... 170 Phá vỡ Các Hình thái Tiêu cực... 172 Chỗ đứng của Chủ nghĩa lý tưởng. 173 Lòng vị tha.. 174 10. Tham thiền và Sự Phát triển Trực giác.. 176 Chuyển hướng Tập trung.. 177 Mối lo về tự ảo tưởng... 178 Kích thích Các Năng lượng Cao hơn... 179 Các Kỹ thuật Tham thiền.. 180 Tham thiền trong Trái Tim.. 181 Buông Xả.. 181 Phóng chiếu Tình thương.. 182 Trực giác.. 183 Kinh nghiệm Hợp nhất... 185 Sự Hòa hợp của Tất cả các Cấp độ... 186Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hào Quang Con Người PDF của tác giả Dora Van Gelder Kunz nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đức Phật Thích Ca - Phần 3 (Hải Đảo)
Đức Phật Thích Ca - Phần 3 - Từ Thành Đạo Đến Nhập Niết Bàn Đức phật Thích ca một trong vài bậc vĩ nhân của loài người, đã nhập diệt hơn 25 thế kỷ, nhưng vẫn ảnh hương mạnh mẽ đến cuộc sống của khoảng một phần tư dân số toàn cầu. Trong khi Hán tự xây dựng chữ Phật bằng bộ phận Nhân (người) thêm chữ Phất (phủi); ngầm ý rằng "Phật phủi bỏ, giải thoát khỏi những đau khổ của con người". Phật hoàn toàn thoát khỏi những đau khổ của con người là do giải thoát, hiểu được "các khổ đau, nguyên nhân của khổ đau, kết quả an lạc khi giải thoát, con đường thực hành để giải thoát".Giải được thì thoát! Bốn sự thật diệu kỳ đã được dãi bày, bốn chân lý tuyệt đối có công năng kỳ diệu có thể giúp mọi người thoát khỏi khổ đau. Tìm mua: Đức Phật Thích Ca - Phần 3 TiKi Lazada Shopee Truyện tranh "Đức phật Thích ca từ sơ sanh đến xuất gia" sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về Bậc thầy vĩ đại Thích ca Mâu ni. Bạn cũng sẽ thành Phật, chúng ta sẽ thành Phật. Bây giờ chúng ta hãy lật từng trang sách để tìm hiểu hành trình của Đức phật Thích ca.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đức Phật Thích Ca - Phần 3 PDF của tác giả Hải Đảo nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đức Phật Thích Ca - Phần 2 (Hải Đảo)
Đức Phật Thích Ca - Phần 2 - Từ Xuất Gia Đến Thành Đạo Đức phật Thích ca một trong vài bậc vĩ nhân của loài người, đã nhập diệt hơn 25 thế kỷ, nhưng vẫn ảnh hương mạnh mẽ đến cuộc sống của khoảng một phần tư dân số toàn cầu. Trong khi Hán tự xây dựng chữ Phật bằng bộ phận Nhân (người) thêm chữ Phất (phủi); ngầm ý rằng "Phật phủi bỏ, giải thoát khỏi những đau khổ của con người". Phật hoàn toàn thoát khỏi những đau khổ của con người là do giải thoát, hiểu được "các khổ đau, nguyên nhân của khổ đau, kết quả an lạc khi giải thoát, con đường thực hành để giải thoát".Giải được thì thoát! Bốn sự thật diệu kỳ đã được dãi bày, bốn chân lý tuyệt đối có công năng kỳ diệu có thể giúp mọi người thoát khỏi khổ đau. Tìm mua: Đức Phật Thích Ca - Phần 2 TiKi Lazada Shopee Truyện tranh "Đức phật Thích ca từ sơ sanh đến xuất gia" sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về Bậc thầy vĩ đại Thích ca Mâu ni. Bạn cũng sẽ thành Phật, chúng ta sẽ thành Phật. Bây giờ chúng ta hãy lật từng trang sách để tìm hiểu hành trình của Đức phật Thích ca.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đức Phật Thích Ca - Phần 2 PDF của tác giả Hải Đảo nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đức Phật Thích Ca - Phần 1 (Hải Đảo)
Đức Phật Thích Ca - Phần 1 -Từ Sơ Sanh Đến Xuất Gia Đức phật Thích ca một trong vài bậc vĩ nhân của loài người, đã nhập diệt hơn 25 thế kỷ, nhưng vẫn ảnh hương mạnh mẽ đến cuộc sống của khoảng một phần tư dân số toàn cầu. Trong khi Hán tự xây dựng chữ Phật bằng bộ phận Nhân (người) thêm chữ Phất (phủi); ngầm ý rằng "Phật phủi bỏ, giải thoát khỏi những đau khổ của con người". Phật hoàn toàn thoát khỏi những đau khổ của con người là do giải thoát, hiểu được "các khổ đau, nguyên nhân của khổ đau, kết quả an lạc khi giải thoát, con đường thực hành để giải thoát".Giải được thì thoát! Bốn sự thật diệu kỳ đã được dãi bày, bốn chân lý tuyệt đối có công năng kỳ diệu có thể giúp mọi người thoát khỏi khổ đau. Tìm mua: Đức Phật Thích Ca - Phần 1 TiKi Lazada Shopee Truyện tranh "Đức phật Thích ca từ sơ sanh đến xuất gia" sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về Bậc thầy vĩ đại Thích ca Mâu ni. Bạn cũng sẽ thành Phật, chúng ta sẽ thành Phật. Bây giờ chúng ta hãy lật từng trang sách để tìm hiểu hành trình của Đức phật Thích ca.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đức Phật Thích Ca - Phần 1 PDF của tác giả Hải Đảo nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.