Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tư Duy Đột Phá (Shop Hibino)

Lời tựa

Có thể nói rằng, Tư duy Đột phá (Breakthrough Thinking) là “phần mềm dành cho trí não”, là những nguyên tắc và quy trình mới để hoạch định, thiết kế, tái cấu trúc, cải tiến và tìm giải pháp cho mọi vấn đề mà bạn gặp phải. Tư duy Đột phá khai mở tầm nhìn về mục tiêu và giúp bạn đạt được mục tiêu mà không phải mất quá nhiều thời gian và nguồn lực vào việc thu thập các dữ liệu.

Tư duy Đột phá mở rộng quá trình sáng tạo đến các hoạt động như xác định đúng các mục đích cần đạt được, đề xuất nhiều phương án độc đáo, sáng tạo, và triển khai các hệ thống cần thiết cho việc thực hiện giải pháp.

Với Tư duy Đột phá, bạn sẽ suy nghĩ thông minh hơn, mà không phải mất nhiều công sức.

Có lẽ đã có hàng trăm quyển sách giới thiệu những giải pháp tuyệt vời và những chương trình được xem là “chẩn đoán căn bản” mà các công ty được điều hành tốt nhất hay những người tỉnh thức nhất đã khám phá ra trong quá trình đi tìm câu trả lời cho các vấn đề của họ. Nhưng có bao giờ bạn thực sự học hỏi được từ đó, một cách chính xác, làm như thế nào để tới được “mỏ vàng của sự sáng tạo” như sự hứa hẹn chứa đầy ánh hào quang kia? Tìm mua: Tư Duy Đột Phá TiKi Lazada Shopee

Hàng triệu ấn bản sách loại này, mà sự phổ biến đi cùng với sự suy thoái của niềm tin Mỹ, đã được bán ra tại Hoa Kỳ và trên khắp thế giới. Tuy nhiên, những quyển sách được viết công phu như vậy cũng chỉ đưa ra những đáp án mà người khác đã tìm ra nhiều năm trước đó, và để lại cho bạn những giải pháp hời hợt mà chỉ nhìn qua đã thấy không thích hợp với hoàn cảnh của bạn.

Thật ra, tất cả những quyển sách đó chỉ tập trung vào việc mô tả mà không đưa ra được nguyên tắc giải quyết vấn đề hiệu quả. Người đọc chỉ thấy được những hình ảnh tốt đẹp của các công ty năng động và các cá nhân thành đạt với những sáng kiến vượt trội. Còn về cách họ làm, phương pháp tư duy và những kỹ năng gì cần có để đạt được thành công thì hầu như không được đề cập đến, hoặc nếu có cũng rất ít.

Hãn hữu, nếu có trình bày chút ít về cách tiến hành giải quyết vấn đề thì tất cả những quyển sách trên đều lao vào sử dụng tư duy phân tích được đưa ra cách đây 400 năm bởi René Descartes và Francis Bacon, cha đẻ của khoa học và phương pháp luận. Họ thường bắt đầu bằng câu hỏi: “Có điều gì sai lầm ở đây?” thay vào đó, không có ai hỏi:

“Chúng ta đang cố gắng để đạt được điều gì?”, và cũng không có ai cân nhắc xem các thông tin hay dữ kiện nào đang ảnh hưởng tới giải pháp của họ.

Khác với những cách suy nghĩ trước đây, Tư duy Đột phá sẽ cho bạn một phương pháp suy luận toàn cuộc, được đúc kết qua 30 năm nghiên cứu về các phương pháp sử dụng trực giác của những chuyên gia thành công nhất trong việc giải quyết và ngăn chặn vấn đề.

Có thể thấy rằng, gánh nặng về sự tự nhận thức dưới góc độ con người cũng chính là điểm mạnh nhất của chúng ta. Chúng ta có thể phải chịu đựng sự thống khổ trong sợ hãi - khi nhận thức được sự thay đổi thường xuyên mà cuối cùng sẽ đưa đến cái chết của chính mình. Mặc dù vậy, ít nhất con người cũng được ơn phước tương đương khi có “ý thức” cao hơn mọi giống loài khác. Hiển nhiên, “ý thức” đó đã cho chúng ta khả năng suy nghĩ để thích nghi một cách chủ động thông qua những ứng dụng trực tiếp năng lực của bản thân để giải quyết vấn đề.

7 Nguyên tắc Tư duy Đột phá sẽ được lần lượt trình bày cặn kẽ trong quyển sách này. Bạn hãy sẵn sàng để phát triển và áp dụng chúng cho những thay đổi khả thi nhất ngay từ hôm nay.

Bạn không cần ứng dụng cả 7 nguyên tắc cùng một lúc mới có thể trở thành người có tư duy đột phá. Tuy nhiên, bạn phải thấm nhuần toàn bộ 7 nguyên tắc và luôn áp dụng ít nhất hai nguyên tắc cơ bản của Tư duy Đột phá vào việc giải quyết mọi vấn đề: đó là nguyên tắc về Sự Khác nhau Độc đáo và nguyên tắc Triển khai Mục đích. Nếu bạn không chấp nhận sự thật rằng mỗi vấn đề đều khác nhau và tiếp cận vấn đề theo tinh thần đó bằng cách luôn luôn đặt câu hỏi về mục đích cần đạt được của giải pháp, bạn sẽ bị bó buộc, thậm chí hoàn toàn đánh mất khả năng đột phá.

Nhiều nhà lãnh đạo tại Mỹ đang lao vào tiếp nhận và ứng dụng các triết lý kinh doanh của người Nhật. Trong khi đó, người Nhật lại tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề của chính họ qua các mô hình hoạt động của người Mỹ và các quốc gia khác. Tuy nhiên, ít ai nhận ra rằng việc đơn giản áp dụng cách thức giải quyết vấn đề của người khác vào vấn đề của mình là tự làm hại chính mình.

Sao chép mô hình của người khác chắc chắn sẽ khiến chúng ta tụt hậu thêm. Vì khi chúng ta đang lao vào áp dụng thì đối thủ của chúng ta đã có những thay đổi và cải tiến xa hơn, giúp họ đi trước chúng ta một lần nữa. Điều bạn cần thực hiện không chỉ là đủ sức để cạnh tranh mà còn phải vượt trội - để làm được điều đó, bạn phải áp dụng Tư duy Đột phá.

Giới lãnh đạo Nhật Bản và quan sát viên các nước đều cho rằng nước Nhật đang bước vào một giai đoạn mang tính bước ngoặt:

Suốt thập niên 70 của thế kỷ 20 là thời đại của 3C: Sao chép, Kiểm soát và Rượt đuổi (Copy, Control and Chase).

Người Nhật đã sao chép và ứng dụng công nghệ từ các nơi khác, kiểm soát chất lượng để sản xuất sản phẩm tốt hơn và rẻ hơn, đuổi kịp và vượt qua các công ty và quốc gia phát triển bằng các sản phẩm chất lượng cao.

Bước vào những năm 80, tình hình thay đổi nhanh chóng. Người Nhật đối mặt với thực tế rằng họ phải sáng tạo ra những mô hình mới ngoài việc kiểm soát chất lượng gắt gao. Đây là thời đại của 3I “Bản sắc, Sáng tạo và Cải tiến” (Identity, Imagination and Innovation). Các nhà quản trị Nhật Bản đòi hỏi từng bộ phận phải xây dựng và phát triển một bản sắc riêng trong chính công ty của mình, được đánh giá qua những sản phẩm độc đáo mà họ tạo ra.

Những năm 80 quả là thời đại của sáng tạo. Bước vào thế kỷ 21 với tình hình cạnh tranh quốc tế diễn ra mạnh mẽ hơn, Tư duy Đột phá càng trở nên quan trọng. Cả hôm nay và trong tương lai, chúng ta sẽ không có được sự đột phá nào trừ phi chúng ta biết tìm chúng ở đâu và biết suy nghĩ một cách khác biệt khi tiếp cận từng vấn đề cụ thể.

Nhiều người lao vào thu thập hàng núi thông tin và nhận ra quá trễ sự vô dụng của những dữ liệu thừa trong quá trình đi tìm giải pháp cho vấn đề. Hoặc, họ áp dụng các giải pháp mà người khác đã phát minh ra và từng áp dụng thành công trong những tình huống hay vấn đề hoàn toàn khác với của họ.

Từ những thực tế này, chúng tôi có những lý do cấp bách và thuyết phục để giới thiệu với bạn Tư duy Đột phá.

Tất cả chúng ta đều có thể sử dụng Tư duy Đột phá để tìm giải pháp tối ưu cho các vấn đề của cá nhân hay tổ chức của mình.

Tư duy Đột phá mang lại những lợi ích sau:

- Nhận diện đúng vấn đề và xác định phương cách thực hiện.

- Tập trung vào các giải pháp trong tương lai, không phải vấn đề hiện tại.

- Tháo dỡ những rào cản để tiếp cận những giải pháp đơn giản.

- Yêu cầu thu thập dữ liệu ít nhất, vì thế chữa trị được căn bệnh “phân tích và mổ xẻ”.

- Đưa ra những giải đáp mang lại lợi ích lớn hơn về chất lượng, lợi nhuận kinh tế và quỹ thời gian.

- Đòi hỏi ít thời gian và chi phí hơn để tạo ra những lợi ích đó.

- Thúc đẩy tư duy sáng tạo và những thay đổi chính yếu.

- Cung cấp những giải pháp dài hạn.

- Tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp.

- Xây dựng những nhóm làm việc tự nhiên, lâu dài và các mối quan hệ cá nhân.

- Giúp bạn có cái nhìn toàn diện, chính xác trong việc giải quyết và phòng ngừa các vấn đề phát sinh.

Hơn thế nữa, Tư duy Đột phá còn giúp bạn tránh được tám sai lầm cơ bản thường gặp trong quá trình giải quyết vấn đề:

1. Đưa ra những nhận định chủ quan.

2. Áp dụng cách tiếp cận vấn đề không phù hợp.

3. Mời người cộng tác không cần thiết.

4. Lao vào giải quyết những vấn đề không phải là trọng tâm.

5. Tính toán sai lầm về mặt thời gian.

6. Áp dụng chế độ kiểm soát không thích hợp trong quá trình tìm kiếm giải pháp.

7. Cho rằng mình đúng trong khi chấp nhận một giải pháp sai.

8. Sai lầm bác bỏ một giải pháp đúng.

Những lợi ích này sẽ đến khi bạn áp dụng 7 Nguyên tắc và bắt đầu đạt được những kết quả đột phá. Nhưng “đột phá” có nghĩa là gì?

Thứ nhất, đó là một sáng kiến bất ngờ, một khoảnh khắc bừng sáng của trí tuệ hoặc sự vỡ ra một điều gì đó thật thú vị. Đây là cách hiểu thông thường nhất về “đột phá”.

Thứ hai, đó là một giải pháp mang lại những kết quả lớn hơn, ý nghĩa hơn. Nếu bạn có thể đạt được chất lượng và lợi nhuận kinh tế lớn hơn từ cùng một số tiền và thời gian, đó là một sự đột phá.

Cuối cùng, và thường bị bỏ qua nhiều nhất, đột phá là hành động biến sáng kiến thành thực tế, là việc thực hiện một hệ thống hoặc một giải pháp vượt trội. Thậm chí, sáng kiến tuyệt vời nhất cũng sẽ vô ích nếu nó không được nhận thức, không được triển khai thực hiện qua một giải pháp hiệu quả để tạo ra những kết quả vượt trội.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, 5-8% trong số chúng ta sinh ra đã có tài năng về mặt này; có nghĩa là, không gì có thể ràng buộc tư duy đột phá, một trong những tài năng thiên phú của chúng ta. Còn lại hơn 90% chúng ta là những người “chưa có” tư duy đột phá, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể học hỏi để trở thành những người có khả năng giải quyết vấn đề xuất sắc.

Hãy tư duy thông minh hơn, mà không phải mất nhiều công sức!

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tư Duy Đột Phá PDF của tác giả Shop Hibino nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Trí Tuệ Do Thái - Eran Katz
Trí Tuệ Do Thái – Eran KatzTrí tuệ Do Thái là một cuốn sách tư duy đầy tham vọng trong việc nâng cao khả năng tự học tập, ghi nhớ và phân tích – những điều đã khiến người Do Thái vượt trội lên, chiếm lĩnh những vị trí quan trọng trong ngành truyền thông, ngân hàng và những giải thưởng sáng tạo trên thế giới.  Tuy là một cuốn sách nhỏ nhưng Trí Tuệ Do Thái lại mang trong mình tri thức về một dân tộc có thể nhỏ về số lượng nhưng vĩ đại về trí tuệ và tài năng. Cuốn sách không chỉ lý giải lý do vì sao những người Do Thái trên thế giới lại thông minh và giàu có, mà còn đặc tả con đường thành công của một người Do Thái – Jerome cùng những triết lý được đúc kết đầy giá trị.Trí Tuệ Do Thái không dừng lại ở giới hạn của một cuốn sách triết lý hay kỹ năng. Thông qua Jerome, một kẻ lông bông thích la cà, tác giả đưa người đọc vào một chuyến khám phá về trí tuệ của người Do Thái, từ đó khơi ra những giới hạn để người đọc có thể tự khai phá trí tuệ bản thân với “Năm nguyên tắc” và “Mười lăm gợi ý”. Đây sẽ là những bài học quý giá dành cho những ai muốn tồn tại và phát triển mạnh mẽ, không chỉ với con đường thành công của riêng mình.Không được viết như một cuốn sách kỹ năng khô khan, Trí Tuệ Do Thái được dựng lên bằng một câu chuyện và rồi cũng khép lại với một cái kết mở, nơi những người Do Thái đang không ngừng đối mặt với cuộc sống và chinh phục nó.
Thế Giới Phẳng - Thomas L. Friedman
Thế Giới Phẳng – Thomas L. FriedmanCuốn sách “Thế giới phẳng” có tên tiếng anh là (The world is flat) là một tác phẩm của Thomas L.Friedman – một biên tập viên chuyên mục ngoại giao và kinh tế của tạp chí New York Times có những tác phẩm và công trình nghiên cứu về vấn đề toàn cầu hoá rất thành công: Nóng, Phẳng, Chật,Từ Beirut đến Jerusalem, Chiếc Lexus và cây ôliu, Từng là bá chủ.Năm 2005, thế giới phẳng trở thành một hiện tượng và được trao giải thưởng CUỐN SÁCH HAY NHẤT trong năm do Financial Times và Goldman Business bình chọn. Tác giả Thomas L.Friedman cũng được bình chọn là một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất Hoa Kỳ.Hiện nay “thế giới phẳng” đã trở thành thuật ngữ quen thuộc chỉ sự phát triển toàn cầu hóa từ những năm đầu của thế kỷ XXI khi mười nhân tố lớn liên quan đến kinh tế và khoa học kỹ thuật trên thế giới cùng nhau tác động, khiến cho các mô hình xã hội, chính trị và xã hội đã bị thay đổi và thế giới trở nên phẳng hơn bao giờ hết khi sự tiếp xúc giữa các cá nhân trở nên dễ dàng và chặt chẽ hơn trước.Vậy ý nghĩa của cuốn sách thế giới phẳng là gì?Cuốn sách đáng đọc với những ai quan tâm đến vấn đề toàn cầu hóa, hay giản dị hơn là những tác động của internet đến cuộc sống thực của mỗi chúng ta. Theo Thomas Friedman thì “Toàn cầu hóa có mặt trái. Khi bạn không là kẻ mạnh hoặc không sẵn sàng là kẻ mạnh, bạn sẽ bị nuốt chửng không thương tiếc hoặc chỉ còn lại những vụn bánh nhỏ bé trong miếng bánh lợi ích thương mại toàn cầu”.1. Ba giai đoạn của toàn cầu hóa “Thế giới phẳng” là một ẩn dụ hàm chứa cả cơ hội lẫn lo âu do toàn cầu hóa đưa lại. Friedman tóm gọn lịch sử thế giới vào ba giai đoạn: 2. Thế nào là “thế giới phẳng” Tác giả cuốn sách ‘Thế giới Phẳng’, Ông là ai:Thomas Loren Friedman là một người Do Thái, sinh ngày 20/7/1953, ông là một nhà báo Mỹ, một nhà bình luận và là tác giả viết sách. Ông giữ chuyên mục bình luận của tờ The New York Times, chuyên về các vấn đề đối ngoại, mậu dịch quốc tế, Trung Đông, toàn cầu hóa, các vấn đề về môi trường… Friedman từng 3 lần đoạt giải Pulitzer. Nhiều đầu sách nổi tiếng của ông được dịch sang tiếng Việt và được bạn đọc yêu thích như: Thế giới phẳng, Chiếc Lexus và cây ô liu, Nóng, phẳng, chật, Từ Beirut đến Jerusalem.10 phát ngôn không thể không suy ngẫm của tác giả Thế giới phẳng tại Việt Nam:1. “Đáng ra tôi phải trung thực hơn khi viết Thế giới phẳng. Đúng ra là “Thế giới đang bị san phẳng” chứ không phải “Thế giới đã phẳng rồi” (tính khẳng định của động từ “is” trong The World is Flat). Nhưng nếu đặt tên là “Thế giới đang bị san phẳng” thì làm sao bán sách được?”2.“Trong thế giới phẳng, thật tuyệt vời khi làm một người tiêu dùng vì bạn có thể mua bất cứ thứ gì qua Amazon, nhưng thật kinh khủng nếu làm một nhà lãnh đạo vì bạn buộc phải đối thoại với đối tượng mà mình lãnh đạo, kiểu lãnh đạo nói chuyện một chiều từ trên xuống dưới không còn nữa. Ngày trước, khi cấp trên nói, cấp dưới nghe và vâng dạ. Ngày nay, cấp trên nói, cấp dưới ngồi “tweet” (đăng tin nhắn lên Twitter)”.3.“Tôi khẳng định với các bạn, 10 năm nữa, các chênh lệch về trình độ công nghệ và Internet trên thế giới hiện nay sẽ bị san phẳng. Khi đó, con người phải trông cậy vào động lực bên trong và khả năng làm chủ công nghệ của mình để phát triển”.4.“Một công ty lớn của Mỹ hiện nay chỉ cần 2 nhân viên: một con người và một con chó. Con người có nhiệm vụ cho chó ăn và con chó có nhiệm vụ giữ con người tránh xa các cỗ máy đang vận hành. Tôi nói phóng đại thôi nhưng ý của tôi là: trong tương lai, máy móc sẽ thay thế con người trong rất nhiều công việc, và con người buộc phải có năng lực cao mới làm chủ được những loại máy móc đó”.5.“Cách đây vài chục năm, giới trung lưu Mỹ có trình độ trung bình vẫn kiếm được công việc tốt, lương cao. Nay điều đó không còn nữa. Họ bắt buộc phải có trình độ năng lực cao mới kiếm được nhiều tiền. Đó cũng sẽ là xu hướng chung của thế giới sắp tới”.6.“Thách thức của Việt Nam hiện nay là các bạn phải giàu trước khi già. Các bạn mong những đứa con sẽ trả tiền cho cuộc sống của mình ở viện dưỡng lão”.7.“Các bạn Việt Nam chạy 500 dặm/giờ cũng được, 5 dặm/giờ cũng được, nhưng điều quan trọng là các bạn phải chạy. Nếu các bạn đứng yên, thế giới sẽ bỏ qua các bạn (trả lời các nhà kinh tế về tiềm năng phát triển của Viêt Nam trong “thế giới phẳng”).8.“Những nhà sáng tạo như Steve Jobs là thách thức đối với mọi nhà cầm quyền vì họ quá cấp tiến. Nhưng nếu tôi là nhà cầm quyền, tôi sẽ tưởng thưởng xứng đáng cho các nhà sáng tạo, tôi sẽ khuyến khích học sinh, sinh viên, giáo viên, các nghiên cứu sinh… sáng tạo. Cần phải khích lệ trí tưởng tượng của con người vì đó là điều giúp nhân loại phát triển”.9.“Nên nhớ là trong thế giới phẳng, khi tất cả đều phụ thuộc lẫn nhau, thì việc kẻ thù của bạn sụp đổ còn nguy hiểm hơn là kẻ thù của bạn trỗi dậy”.10.“Khi còn là vợ Thái tử Charles, Công nương Diana một lần trả lời trong một cuộc phỏng vấn: “Điều đáng tiếc là trong cuộc hôn nhân của chúng tôi có đến 3 người” (ý chỉ Charles ngoại tình với Camilla). Chính trị cũng vậy, vấn đề là trong các mối quan hệ chính trị cũng không nên có 3 người”.
Cẩm Nang Tư Duy Ngụy Biện - Richard Paul - Linda Elder
“The Foundation for Critical Thinking” (Quỹ Tư duy Phản biện) là một tổ chức học thuật, cung cấp nhiều “cẩm nang về tư duy khoa học được biên soạn chặt chẽ, chắt lọc, ngắn gọn và thiết thực, đúc kết nhiều thành tựu về phương pháp trên “mẫu số chung” là khuyến khích tư duy phân tích và phản biện, cùng với các kỹ năng nghe, nói đọc, viết, học tập và nghiên cứu một cách có thực chất, có chiều sau và dễ dàng áp dụng vào cuộc sốngCẩm Nang Tư Duy Ngụy Biện dành cho mọi độc giả, từ học sinh, sinh viên đến các giảng viên, các nhà nghiên cứu, doanh nhân, người đã đi làm cũng như quý phụ muốn nâng cao năng lực tư duy của mình. Học sinh, sinh viên có thể đọc cẩm nang như tài liệu tham khảo để học tốt các bộ môn; quý phụ huynh có thể sử dụng cẩm nang để vừa nâng cao năng lực tư duy của mình vừa giúp con em mình phát triển các kỹ năng tư duy cần thiết để học tốt; các giảng viên, nhà nghiên cứu có thể sử dụng cẩm nang để xây dựng tốt các chủ đề của mình; ngươi đã đi làm, doanh nhâ có thể áp dụng các kỹ năng, ý tưởng của cẩm nang vào công việc và cuộc sống.
Cẩm Nang Tư Duy Kĩ Thuật - Richard Paul - Linda Elder
Cẩm Nang Tư Duy Kĩ Thuật“Sau khi lang thang một đoạn đường giữa những tảng đá ảm đạm, tôi đã đến được lối vào một chiếc hang rất lớn… Hai cảm xúc trái ngược trào dâng trong tôi: sợ hãi và khao khát – sợ cái hang tối tăm đầy đe dọa và khao khát muốn nhìn xem liệu có thứ gì tuyệt vời trong đó hay không”.– Leonardo Da Vinci –