Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thiền Đạo - Alan Watts (Alan Watts)

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

PHẦN 1 - BỐI CẢNH VÀ LỊCH SỬ

Chương 1 - Triết lý về Đạo

Chương 2 - Khởi nguyên của Phật giáo Tìm mua: Thiền Đạo - Alan Watts TiKi Lazada Shopee

Chương 3 - Phật giáo Đại thừa

Chương 4 - Sự trỗi dậy và phát triển của Thiền

PHẦN 2- NGUYÊN LÝ VÀ HÀNH TRÌ

Chương 1 - “Không mà diệu”

Chương 2 - “Ngồi yên lặng, vô sự”

Chương 3 - Tọa thiền và công án

Chương 4 - Thiền trong nghệ thuật

THƯ MỤC SÁCH THAM KHẢO

PHỤ LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

Suốt hai mươi năm qua, mối lưu tâm dành cho Phật giáo Thiền đặc biệt gia tăng. Từ sau Thế chiến II, sự lưu tâm này tăng cao đến mức dường như nó đang trở thành một sức mạnh đáng kể trong giới trí thức và nghệ sĩ phương Tây. Điều này hiển nhiên liên quan đến sự hào hứng chung đối với nền văn hóa Nhật Bản - một trong những kết quả tích cực của cuộc chiến tranh vừa qua - nhưng đó có thể chẳng là gì hơn một trào lưu thời thượng thoáng qua. Lý do sâu xa hơn của sự lưu tâm này là thế giới quan Thiền rất gần gũi với đường biên đang dãn rộng của tư tưởng phương Tây.

Bất chấp những khía cạnh hủy hoại và đáng báo động hơn của nền văn minh phương Tây, chúng ta hẳn vẫn nhận ra thực tế rằng ngay thời điểm này, nó đang ở vào một trong những thời kỳ sáng tạo nhất. Trong một số lĩnh vực mới của khoa học phương Tây, như tâm lý học và tâm lý trị liệu, luận lý và triết học về khoa học, ngữ nghĩa học và lý thuyết truyền thông, đang xuất hiện những tư tưởng và nội kiến đặc biệt hấp dẫn. Có thể một số trong những thành tựu phát triển này chịu ảnh hưởng của triết học Á Đông, nhưng nhìn chung, tôi nghiêng về cảm giác rằng đây chủ yếu là sự phát triển song song mang nhiều tương đồng hơn là do ảnh hưởng trực tiếp. Tuy nhiên, chúng ta đang dần nhận thức được sự tương đồng ấy, và điều này hứa hẹn những trao đổi quan kiến hẳn vô cùng hấp dẫn.

Ở thế kỷ này, tư tưởng phương Tây đã thay đổi nhanh đến nỗi chúng ta rơi vào trạng thái khá bối rối. Không chỉ có những lệch pha nghiêm trọng về giao tiếp giữa giới trí thức và quần chúng, mà chiều hướng tư duy và chính chiều hướng lịch sử của chúng ta đã làm xói mòn nghiêm trọng những mặc định theo lẽ thường, vốn là cội rễ của các quy ước và thể chế xã hội. Những khái niệm quen thuộc về không gian, thời gian và vận động, về tự nhiên và quy luật tự nhiên, về lịch sử và biến đổi xã hội, và về chính nhân cách con người đã mất dần; chúng ta thấy mình trôi dạt vô định trong một vũ trụ ngày càng giống nguyên lý “Đại Không” của Phật giáo. Những truyền thống minh triết khác nhau của phương

Tây, dù là tôn giáo, triết học hay khoa học, cũng không cung cấp nhiều chỉ dẫn về nghệ thuật sống trong một vũ trụ như vậy, và chúng ta đứng trước viễn cảnh phải tự mở con đường của mình trong một đại dương mông lung khá đáng sợ của tính tương đối. Chúng ta thường quen với những gì tuyệt đối, với những nguyên lý và quy luật chính xác mà mình có thể nắm lấy để được an toàn về tâm lý và tinh thần.

Theo tôi, đây là lý do tại sao lại có nhiều lưu tâm đến vậy đối với một lối sống hữu ích về văn hóa khiến qua suốt một thiên niên kỷ rưỡi người ta cảm thấy hoàn toàn an nhiên trong cái “Không”, và không những không cảm thấy sợ cái “Không” ấy, mà còn an lạc tích cực. Nói theo ngôn ngữ đặc thù của Thiền thì Thiền luôn là:

Trên không miếng ngói che, Dưới không đất cắm dùi. (1)

Loại ngôn ngữ này hẳn không quá xa lạ với chúng ta, một khi chúng ta thực sự sẵn sàng chấp nhận ý nghĩa của “con chồn có hang, chim trời có tổ; nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (2).

Nhìn chung, tôi không ủng hộ “nhập khẩu” Thiền từ Viễn Đông, vì Thiền gắn kết sâu sắc với các định chế văn hóa khá xa lạ với chúng ta.

Nhưng rõ ràng Thiền có những thứ chúng ta có thể học hỏi, hay loại trừ, và áp dụng theo cách riêng của mình. Giá trị đặc biệt của Thiền là nó có cách tự biểu đạt dễ hiểu - hoặc có thể gây bối rối - cho giới học thức cũng như người bình thường, cung cấp những khả năng truyền đạt mà chúng ta chưa từng trải nghiệm. Thiền có tính trực tiếp, nên thơ và hài hước, một cảm giác vừa đẹp đẽ vừa vô nghĩa, do vậy vừa gây bực tức vừa làm say mê. Và trên hết, Thiền có một khả năng lột trần tâm trí người ta, khiến những vấn đề dường như bức bách nhất của con người tan rã vào những câu hỏi như “Vì sao là một con chuột khi nó xoay?” (3)

Ở cốt lõi của Thiền là lòng từ bi mãnh liệt nhưng hoàn toàn không ủy mị đối với chúng sinh đang đau khổ và rã rượi vì chính những nỗ lực tự cứu mình của họ

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiền Đạo - Alan Watts PDF của tác giả Alan Watts nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 3 (Nguyên Phong)
Nối tiếp câu chuyện và tinh thần của tập 1 và tập 2, “Muôn Kiếp Nhân Sinh - Phần 3” tiếp tục đưa bạn đọc đi qua hành trình thức tỉnh tâm linh của nhân vật chính Thomas. Không chỉ là hồi tiếp theo trong chuyến phiêu lưu của linh hồn, tập mới nhất và cũng là tập cuối cùng của bộ sách sẽ bàn luận sâu hơn về hiện tại và tương lai của nhân loại, đồng thời nhẹ nhàng khép lại câu chuyện tiền kiếp nhiều trăn trở, nhiều bài học của Thomas và giải đáp những câu hỏi còn bỏ ngỏ từ hai tập trước. Nếu tập 1 và tập 2 tập trung lý giải hai quy luật vũ trụ là Nhân quả và Luân hồi, thì tập 3 bàn về khía cạnh đạo đức của con người, đặc biệt là lòng tham và cực đối lập của nó - thái độ sống cho đi. Qua đó, tác giả cùng nhân vật chính Thomas và bậc thầy giác ngộ Kris đã gửi gắm vào quyển sách những thông điệp mạnh mẽ về tương lai nhân loại. Nếu con người muốn thay đổi tương lai, trước hết phải bắt đầu bằng thay đổi tâm thức. Thay đổi tâm thức bắt nguồn từ việc hiểu rằng, tự do ý chí của con người là một phép thử, cho phép chúng ta lựa chọn cái tốt hoặc cái xấu. Và việc lựa chọn cái tốt mới là nền tảng cho mọi sự thay đổi trong tương lai. Mấu chốt của cuộc cách mạng chuyển đổi tâm thức là để ánh sáng tâm linh trong mỗi người có cơ hội phát triển. Khi ánh sáng khoa học và tâm linh kết hợp sẽ có thể dẫn đường cho nhân loại đi đến nền tảng trí tuệ cao hơn. Trong một chiêm nghiệm khác, nhân vật của chúng ta được khai ngộ về các giác quan tinh thần, hay giác quan linh hồn, qua đó trả lời cho câu hỏi lớn của cuộc đời - “Ta là ai?”, đồng thời hiểu được rằng, con người càng chú trọng nhu cầu thân xác bao nhiêu thì nhu cầu tâm linh càng bị hạn chế bấy nhiêu. Do đó, muốn phát triển giác quan linh hồn thì ta phải biết giới hạn hoạt động của giác quan thân xác. Thiền định hay các hình thức tu tập tĩnh tâm khác chính là phương pháp giúp khai mở các giác quan này, từ đó đưa con người đến với trí tuệ thật sự. Vẫn bằng giọng văn giản dị và chừng mực, tác giả Nguyên Phong một lần nữa đưa độc giả đi qua các kiếp sống khác nhau, từ Hy Lạp, La Mã, đến Pháp thời trung cổ, rồi quay về nước Mỹ hiện đại. Ở đó, ta được trải nghiệm những hoàn cảnh khác nhau, đồng cảm với nỗi đau của nhân vật và chứng kiến sự trưởng thành của trí tuệ, để lần nữa khẳng định được rằng chính ý nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta ở kiếp này sẽ dẫn dắt chúng ta đi về đâu ở kiếp sau. Chẳng có thần linh hay thế lực nào quyết định, chúng ta hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc đời mình. Tìm mua: Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 3 TiKi Lazada Shopee Những cuộc đối thoại dài chứa đầy kiến thức, chiêm nghiệm cùng các câu hỏi gợi mở đã luôn là đặc tính của bộ sách “Muôn Kiếp Nhân Sinh”, và sự trở lại lần này với tác phẩm mới nhất cũng không đánh mất bản sắc ấy. Với vai trò khép lại câu chuyện, “Muôn Kiếp Nhân Sinh - Phần 3” đã xâu chuỗi lại những mối liên hệ tiền kiếp, vừa làm sáng tỏ cách vận hành của luật Nhân quả và Luân hồi vừa giúp chúng ta thấu hiểu và trân trọng những nhân duyên gặp gỡ của mình trong hiện tại. Thông qua 10 chương sách đan xen giữa quá khứ và hiện tại, giữa kể chuyện và lý luận, giữa hiện thực và huyền ảo, cuốn sách gợi ra những suy tư về vị thế và vai trò của con người nhỏ bé giữa vũ trụ bao la. Sau cùng, bảo toàn và phát huy tinh thần của hai tập trước, “Muôn Kiếp Nhân Sinh - Phần 3” tiếp tục là một nỗ lực góp phần đưa con người về nẻo thiện, hướng đến một nhân loại hòa bình, bác ái, vị tha, bất kể màu da, quốc tịch và tôn giáo. Thông tin tác giả Nguyên Phong Giáo sư John Vũ tên thật là Vũ Văn Du, sinh năm 1950 tại Hà Nội. Ông rời Việt Nam du học ở Hoa Kỳ từ năm 1968 và tốt nghiệp cao học ở hai ngành Sinh vật học và Điện toán. Ngoài công việc chính là một kỹ sư cao cấp tại Boeing trong hơn 20 năm, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu trong vai trò nhà khoa học tại Đại học Carnergie Mellon và Đại học Seattle. Ông còn giảng dạy tại một số trường đại học quốc tế tại Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản... về lĩnh vực công nghệ phần mềm. Song song với vai trò một nhà khoa học, Nguyên Phong còn là dịch giả nổi tiếng của loạt sách về văn hóa và tâm linh phương Đông, chuyển thể từ nhiều tác phẩm của các học giả phương Tây sau quá trình tìm hiểu và khám phá các giá trị tinh thần từ phương Đông. Trong số đó, có thể kể: Hành Trình về phương Đông, Ngọc sáng trong hoa sen, Bên rặng Tuyết sơn, Hoa sen trên tuyết, Huyền thuật và đạo sĩ Tây Tạng, Minh Triết trong đời sống, Đường mây qua xứ tuyết… Đam mê thiền học, nghiên cứu sâu sắc các vấn đề tâm linh dưới góc nhìn của khoa học, những tác phẩm của ông, phần lớn là phóng tác, giúp người đọc tiếp cận các tác phẩm gốc thuận lợi hơn, lý giải được những vấn đề còn nhiều ẩn số bằng cái nhìn minh triết.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyên Phong":Bên Rặng Tuyết SơnĐường Mây Qua Xứ TuyếtHoa Trôi Trên Sóng NướcMinh Triết Trong Đời SốngNgọc Sáng Trong Hoa SenHành Trình Về Phương ĐôngTrở Về Từ Cõi SángTử Thư Tây TạngMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 1Dấu Chân Trên CátHoa Sen Trên TuyếtMột Làn Gió Tinh KhôiMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 2Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 3Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 3 PDF của tác giả Nguyên Phong nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 3 (Nguyên Phong)
Nối tiếp câu chuyện và tinh thần của tập 1 và tập 2, “Muôn Kiếp Nhân Sinh - Phần 3” tiếp tục đưa bạn đọc đi qua hành trình thức tỉnh tâm linh của nhân vật chính Thomas. Không chỉ là hồi tiếp theo trong chuyến phiêu lưu của linh hồn, tập mới nhất và cũng là tập cuối cùng của bộ sách sẽ bàn luận sâu hơn về hiện tại và tương lai của nhân loại, đồng thời nhẹ nhàng khép lại câu chuyện tiền kiếp nhiều trăn trở, nhiều bài học của Thomas và giải đáp những câu hỏi còn bỏ ngỏ từ hai tập trước. Nếu tập 1 và tập 2 tập trung lý giải hai quy luật vũ trụ là Nhân quả và Luân hồi, thì tập 3 bàn về khía cạnh đạo đức của con người, đặc biệt là lòng tham và cực đối lập của nó - thái độ sống cho đi. Qua đó, tác giả cùng nhân vật chính Thomas và bậc thầy giác ngộ Kris đã gửi gắm vào quyển sách những thông điệp mạnh mẽ về tương lai nhân loại. Nếu con người muốn thay đổi tương lai, trước hết phải bắt đầu bằng thay đổi tâm thức. Thay đổi tâm thức bắt nguồn từ việc hiểu rằng, tự do ý chí của con người là một phép thử, cho phép chúng ta lựa chọn cái tốt hoặc cái xấu. Và việc lựa chọn cái tốt mới là nền tảng cho mọi sự thay đổi trong tương lai. Mấu chốt của cuộc cách mạng chuyển đổi tâm thức là để ánh sáng tâm linh trong mỗi người có cơ hội phát triển. Khi ánh sáng khoa học và tâm linh kết hợp sẽ có thể dẫn đường cho nhân loại đi đến nền tảng trí tuệ cao hơn. Trong một chiêm nghiệm khác, nhân vật của chúng ta được khai ngộ về các giác quan tinh thần, hay giác quan linh hồn, qua đó trả lời cho câu hỏi lớn của cuộc đời - “Ta là ai?”, đồng thời hiểu được rằng, con người càng chú trọng nhu cầu thân xác bao nhiêu thì nhu cầu tâm linh càng bị hạn chế bấy nhiêu. Do đó, muốn phát triển giác quan linh hồn thì ta phải biết giới hạn hoạt động của giác quan thân xác. Thiền định hay các hình thức tu tập tĩnh tâm khác chính là phương pháp giúp khai mở các giác quan này, từ đó đưa con người đến với trí tuệ thật sự. Vẫn bằng giọng văn giản dị và chừng mực, tác giả Nguyên Phong một lần nữa đưa độc giả đi qua các kiếp sống khác nhau, từ Hy Lạp, La Mã, đến Pháp thời trung cổ, rồi quay về nước Mỹ hiện đại. Ở đó, ta được trải nghiệm những hoàn cảnh khác nhau, đồng cảm với nỗi đau của nhân vật và chứng kiến sự trưởng thành của trí tuệ, để lần nữa khẳng định được rằng chính ý nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta ở kiếp này sẽ dẫn dắt chúng ta đi về đâu ở kiếp sau. Chẳng có thần linh hay thế lực nào quyết định, chúng ta hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc đời mình. Tìm mua: Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 3 TiKi Lazada Shopee Những cuộc đối thoại dài chứa đầy kiến thức, chiêm nghiệm cùng các câu hỏi gợi mở đã luôn là đặc tính của bộ sách “Muôn Kiếp Nhân Sinh”, và sự trở lại lần này với tác phẩm mới nhất cũng không đánh mất bản sắc ấy. Với vai trò khép lại câu chuyện, “Muôn Kiếp Nhân Sinh - Phần 3” đã xâu chuỗi lại những mối liên hệ tiền kiếp, vừa làm sáng tỏ cách vận hành của luật Nhân quả và Luân hồi vừa giúp chúng ta thấu hiểu và trân trọng những nhân duyên gặp gỡ của mình trong hiện tại. Thông qua 10 chương sách đan xen giữa quá khứ và hiện tại, giữa kể chuyện và lý luận, giữa hiện thực và huyền ảo, cuốn sách gợi ra những suy tư về vị thế và vai trò của con người nhỏ bé giữa vũ trụ bao la. Sau cùng, bảo toàn và phát huy tinh thần của hai tập trước, “Muôn Kiếp Nhân Sinh - Phần 3” tiếp tục là một nỗ lực góp phần đưa con người về nẻo thiện, hướng đến một nhân loại hòa bình, bác ái, vị tha, bất kể màu da, quốc tịch và tôn giáo. Thông tin tác giả Nguyên Phong Giáo sư John Vũ tên thật là Vũ Văn Du, sinh năm 1950 tại Hà Nội. Ông rời Việt Nam du học ở Hoa Kỳ từ năm 1968 và tốt nghiệp cao học ở hai ngành Sinh vật học và Điện toán. Ngoài công việc chính là một kỹ sư cao cấp tại Boeing trong hơn 20 năm, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu trong vai trò nhà khoa học tại Đại học Carnergie Mellon và Đại học Seattle. Ông còn giảng dạy tại một số trường đại học quốc tế tại Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản... về lĩnh vực công nghệ phần mềm. Song song với vai trò một nhà khoa học, Nguyên Phong còn là dịch giả nổi tiếng của loạt sách về văn hóa và tâm linh phương Đông, chuyển thể từ nhiều tác phẩm của các học giả phương Tây sau quá trình tìm hiểu và khám phá các giá trị tinh thần từ phương Đông. Trong số đó, có thể kể: Hành Trình về phương Đông, Ngọc sáng trong hoa sen, Bên rặng Tuyết sơn, Hoa sen trên tuyết, Huyền thuật và đạo sĩ Tây Tạng, Minh Triết trong đời sống, Đường mây qua xứ tuyết… Đam mê thiền học, nghiên cứu sâu sắc các vấn đề tâm linh dưới góc nhìn của khoa học, những tác phẩm của ông, phần lớn là phóng tác, giúp người đọc tiếp cận các tác phẩm gốc thuận lợi hơn, lý giải được những vấn đề còn nhiều ẩn số bằng cái nhìn minh triết.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyên Phong":Bên Rặng Tuyết SơnĐường Mây Qua Xứ TuyếtHoa Trôi Trên Sóng NướcMinh Triết Trong Đời SốngNgọc Sáng Trong Hoa SenHành Trình Về Phương ĐôngTrở Về Từ Cõi SángTử Thư Tây TạngMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 1Dấu Chân Trên CátHoa Sen Trên TuyếtMột Làn Gió Tinh KhôiMuôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 2Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 3Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Muôn Kiếp Nhân Sinh - Tập 3 PDF của tác giả Nguyên Phong nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Muôn Dặm Không Mây (Tôn Thư Vân)
Giống như những tác phẩm thành công khác,"Muôn dặm không mây" là một tác phẩm đa tầng mức, đa góc độ. Đây là bộ du ký ghi lại cuộc hành trình gian nan khiến người đọc hồi hộp, miêu tả ngài Huyền Trang một cách sinh động cũng như những nguy hiểm gian khổ trong hành trình theo gót chân ngài của chính tác giả "Muôn dặm không mây" đầy ắp những câu chuyện lôi cuốn, khiến ta phải kinh ngạc... Cũng là một tuyệt phẩm về nhân văn, địa lí, lịch sử, văn hóa rất sâu sắc, là bức tranh sinh động về nền giao lưu văn hóa Đông Tây. "Muôn dặm không mây" khiến người đọc cảm động, khó quên...Đây là một tác phẩm hay, không thể không đọc. Amartya Sen - Nobel Kinh tế học *** Tìm mua: Muôn Dặm Không Mây TiKi Lazada Shopee Lời giới thiệuHuyền Trang là một nhân vật lịch sử lỗi lạc của lịch sử Phật giáo Trung Quốc, đặc biệt hành trình một mình đi Ấn Độ thỉnh kinh của ngài, với bao nhiêu gian khổ và hiểm nguy, sau này đã gợi hứng cho người Trung Quốc viết nên bộ tiểu thuyết nổi tiếng Tây Du Ký. Và từ đó không chỉ người Trung Quốc mà cả thế giới biết đến nhân vật lịch sử Tam Tạng Huyền Trang qua hình ảnh hư cấu Đường Tăng. Trong thực tế, quả đã tồn tại một nhân vật lịch sử như thế. Và trong những năm vừa qua, có một số người đã muốn tái tạo hành trình thỉnh kinh của ngài. Cô Tôn Thư Vân, là một trong những người đó, đã ghi lại hành trình của mình cùng những cảm xúc trong tác phẩm Muôn Dặm Không Mây. Nay cô Tâm Hiếu phát tâm dịch những ghi chép này của Tôn Thư Vân ra tiếng việt, để cho không chỉ những người con Phật chúng ta đọc mà còn để cho mọi người biết hành trình gian khổ ngài Huyền Trang đã trải qua bằng những ghi chép của chính người hôm nay. Tôi viết mấy lời này để xin giới thiệu cùng bạn đọc Việt Nam về cuốn sách đầy hứng thú này. Đầu xuân năm Bính Tuất 2006 Thượng tọa Thích Trí Siêu (Giáo sư Tiến sĩ Lê Mạnh Thát) *** Lời dịch giảVào năm 646, ngài Huyền Trang, vị cao tăng đời Đường, đã căn cứ theo lộ trình Tây du của mình, viết nên quyển Đại Đường Tây Vực ký..., đến đời Minh, Ngô Thừa Ân đã chuyển thể từ Đại Đường Tây Vực ký thành Tây Du ký. Từ đó, những câu chuyện liên quan về Đường Tăng được lưu truyền rộng rãi ở nhân gian. Thời gian cứ thế trôi qua, đến nay cũng hơn 1.000 năm, một nữ sĩ Trung Quốc đã độc hành lại con đường của ngài Huyền Trang, đồng thời đem những điều trải qua viết nên quyển Ten thousand Miles without a cloud (Muôn dặm không mây) bằng tiếng Anh. Mùa hè năm 2004, tác giả đã chuyển dịch thành tác phẩm “Vạn lý vô vân” và xuất bản tại Trung Quốc. Tác giả tên thật là Tôn Thư Vân, sinh năm 1963 tại tỉnh Hà Bắc. Năm 1982, cô thi đậu khoa ngoại ngữ trường đại học Bắc Kinh, sau đó du học nghiên cứu sinh ngành lịch sử cận đại tại đại học Oxford ở Anh. Trong thời gian học tập ở Oxford, cô có dịp giao lưu với các học giả Ấn Độ. Các học giả này đánh giá cao về ngài Huyền Trang, xem Ngài như một anh hùng, trong khi đó cô là người sinh trưởng và được giáo dục tại Trung Quốc, nhưng nhận thức về lịch sử nước nhà, cũng như sự hiểu biết về ngài Huyền Trang rất ít, cô cảm thấy hổ thẹn, bèn quyết tâm tây hành theo dấu chân của ngài Huyền Trang khi xưa, thể nghiệm tất cả mọi nguy hiểm và gian khổ trên đường cầu pháp của Ngài, tái hiện nhận thức văn hóa Phật giáo và cuộc sống của Ngài trong thời kỳ thịnh Đường. Ngài Huyền Trang đến Ấn Độ cầu học Phật pháp khoảng 19 năm; sau khi về nước, ngài dốc toàn lực cho sự nghiệp phiên dịch, hoằng pháp. Hơn 1300 năm trở lại đây, kinh văn đọc tụng đa phần do Ngài phiên dịch. Ngài không chỉ là một vị cao tăng, mà còn là sứ giả văn hóa, nhà du hành vĩ đại. Lỗ Tấn, tác giả nổi tiếng của Trung Quốc đầu thế kỷ XX, xưng tụng Ngài là “Bậc đống lương của dân tộc”..., Lương Khải Siêu cũng tôn Ngài là “Thiên cổ nhất nhân”, từ đó có thể thấy địa vị quan trọng của Ngài trong lịch sử Trung Quốc. Bản thảo của tác phẩm Ten thousand miles without a cloudmới viết được một chương, lập tức được công ty Harper Collins thuộc tập đoàn Murdock nổi tiếng ở Anh Quốc mua ngay bản quyền. Ấn bản tiếng Anh, với bìa thiết kế mang đậm nét thiền, sau khi xuất bản ở London vào tháng 7 -2003 đã gây sóng gió trong giới độc giả Anh Quốc và nhận được vô số lời đánh giá cao. Ngoài nước Anh và vùng lân cận, tác phẩm Ten thousand miles without a cloud được dịch ra rất nhiều thứ tiếng như Pháp, Ý, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc... Một phụ nữ Trung Quốc, cô thân vạn lý tìm hiểu hành trình của bậc cao tăng cách nay hơn 1000 năm. Quyển sách đã làm chấn động giới học giả năm châu, đây cũng là đề tài gây chú ý cho các nhà xuất bản tại Trung Quốc. Tiến sĩ Amartya Sen - người từng được giải thưởng Nobel về kinh tế học, trong lời đề tựa cho bản dịch Trung Quốc của mình nói: “Đây là quyển sách đa tầng mức, đa góc độ, cũng là một tuyệt phẩm bao hàm văn hóa, lịch sử, địa lý và nhân văn...” Đây là bộ sách dùng tâm để thể nghiệm. Tác giả đã dùng lối diễn đạt chân thật, sinh động, tư tưởng sâu sắc, kết hợp với rất nhiều hình ảnh đẹp trong lộ trình của mình, nhận thức nền văn minh tiên tiến và cổ xưa, nâng cao vị trí văn hóa Trung Quốc trong con mắt của mọi người trên thế giới, thẳng tiến vào thế giới tinh thần uyên bác của ngài Huyền Trang, lãnh ngộ được chân đế Phật giáo. Cảm nhận được giá trị của tác phẩm, tuy bận học nhưng chúng tôi vẫn tranh thủ thời gian dịch sang tiếng Việt. Vì bất đồng ngôn ngữ, văn hóa, thêm vào người dịch theo sát bản văn nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mong quý vị góp ý. Hy vọng quyển sách này sẽ mang nhiều lợi ích đến các độc giả nước nhà. Phúc Châu, ngày 20/12/2005 Tâm HiếuĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Muôn Dặm Không Mây PDF của tác giả Tôn Thư Vân nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lược Sử Tôn Giáo (Richard Holloway)
Hơn bảy tỷ người trên thế giới có thể viết một thứ gì đó khác chữ “Không” vào mục Tôn giáo trong hồ sơ của mình. Một số sinh ra đã theo một tôn giáo được chọn sẵn; số khác có thể tự lựa chọn theo sở thích, theo định hướng, theo đám đô Thế rồi họ thực hành đức tin của mình hằng ngày, tự hào về nó và muốn truyền bá nó cho nhiều người khác nữa. Đó là con đường phát triển hết sức tự nhiên của tôn giáo suốt hàng nghìn năm qua, kết quả là vô số tín ngưỡng với cành nhánh xum xuê mà chúng ta thấy ngày nay. Nhiều tôn giáo ra đời cách đây hàng nghìn năm với số lượng tín đồ hùng hậu, một số khác non trẻ hơn nhưng không kém phần đình đám vì những tín đồ ít ỏi nhưng nổi tiếng của mình. Thế nhưng, ai trong số họ dám chắc những gì mình đang làm là đúng nguyên bản và không khiến các vị khai sinh ra tôn giáo ấy lắc đầu, thất vọng? *** (Review) Lược Sử Tôn Giáo của Richard Holloway - Góc nhìn đa chiều về khái niệm "Tôn giáo" Đã bao giờ bạn thắc mắc rằng bản chất của Tôn Giáo là tốt hay xấu? hay Chúa có thật sự tồn tại? Tôi cũng vậy, chí ít là đã từng; ấy là khi tôi chưa hiểu biết gì về tôn giáo. Bản thân tôi là người có xu hướng vô thần nên tôi cũng không quan tâm lắm về những khái niệm này. Cho đến khi, tôi có cơ hội đọc cuốn Lược Sử Tôn Giáo của ông Richard Holloway. Dường như mọi tư tưởng về tôn giáo xưa nay của tôi đã thay đổi khá nhiều và có vài sự ngộ nhận lớn trong quá trình đọc. Cuốn sách này là tổng hợp các tôn giáo thiết yếu trên toàn thế giới, kèm theo đó là bối cảnh khái quát, những câu chuyện mang tính biểu tượng của tôn giáo như Paul trên con đường tới Damascus, Tất-đạt-đa Cồ-đàm trải qua sự kiện Tứ Cảnh,... Nếu bạn là một sinh viên bình thường, chưa từng có những khái niệm rõ ràng về tôn giáo như tôi thì cuốn sách này là một sự bổ sung kiến thức đáng kể về phạm vi kiến thức "Tôn giáo". Và trong trường hợp, bạn đang để ý một cô nào đó cũng thuộc các đạo của Thiên Chúa, tôi nghĩ cuốn này cũng giúp ích ít nhiều trong việc hiểu hơn về đức tin của cổ và sẽ tạo ấn tượng tốt với cổ vì cổ sẽ nghĩ rằng bạn cũng có quan tâm nhiều đến tín ngưỡng của cổ. ^^ Tìm mua: Lược Sử Tôn Giáo TiKi Lazada Shopee Để cho rõ ràng, tôi sẽ liệt kê điểm Thích và Chưa Thích của cuốn sách: Điểm Thích: - Lối văn gảy gọn, xúc tích, khách quan hơi hướng "vô thần" - và đây cũng là điểm tôi thích nhất vì tôi không muốn phải đọc cuốn sách mà viết bởi một con chiên sùng đạo nào đó đâu. - Cung cấp các kiến thức nền tảng theo thứ tự, không bị lúng túng, mất thời gian để tìm hiểu kiến thức bên ngoài cuốn sách. - Phân bố các chương dễ theo dõi (Tuy cuốn này chỉ có 300 trang nhưng được chia những 40 chương, phù hợp cho những bạn đọc kiểu "nhỏ giọt" và tất nhiên nếu bạn thuộc tuýp đọc marathon thì vẫn cảm giác được sự liền mạch giữa các chương.). - Bìa đẹp. Điểm chưa Thích: - Dần về các chương sau, lối viết "vô thần" càng rõ, tôi không biết đây có phải là ý đồ của tác giả hay không. Nhưng với cách viết có hơi mỉa mai, thì những bạn theo Đạo Thiên Chúa có thể sẽ thấy bị đụng chạm. - Về các nhánh của Đạo Thiên Chúa được viết chi tiết, nhưng những đạo khác như Thần Đạo, Đạo Nho,... thì viết hơi vắn tắt, có lẽ một phần là vì sức ảnh hưởng của các Đạo Thiên Chúa lớn nhất nên tác giả hơi thiên vị về nó. Thông qua Lược Sử Tôn Giáo, Richard Holloway đã cho tôi thấy góc nhìn của ông về thế giới Tôn giáo đa màu: bạo lực, chính trị, sự khao khát và niềm tin mãnh liệt. Quay trở lại hai câu hỏi đầu, vậy tôi có nhận được câu trả lời sau khi đọc xong cuốn sách? Thật ra thì nó còn hơn cả thế, đó chính là điều tôi ấn tượng nhất về cuốn sách. Nó thay đổi cách mà tôi nhìn nhận về tôn giáo, sự khác nhau giữa những ngày đầu và thời điểm hiện tại. Sau khi đọc xong, tôi, từ một thằng "vô thần" đã thành một người "vô thần biết điều hơn"... "Bản chất của Tôn Giáo là tốt hay xấu?" "Chúa có thật sự tồn tại?" Tóm lại, cuốn sách chứa đựng kiến thức nền tảng về các tôn giáo tồn tại trên thế giới và góc nhìn đa chiều của Richard Holloway về sự thay đổi tôn giáo của từ xưa cho đến thời điểm hiện tại. Sẽ là một cuốn sách bổ ích cho những bạn muốn bắt đầu tìm hiểu về Tôn Giáo.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lược Sử Tôn Giáo PDF của tác giả Richard Holloway nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.