Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Bách Gia Chư Tử

Bách Gia Chư Tử (諸子百家; Bính âm: zhū zǐ bǎi jiā) là những triết lý và tư tưởng ở Trung Hoa cổ đại nở rộ vào giai đoạn từ thế kỷ thứ 6 đến năm 221 TCN trong thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc.

Bách Gia Chư Tử (諸子百家; Bính âm: zhū zǐ bǎi jiā) là những triết lý và tư tưởng ở Trung Hoa cổ đại nở rộ vào giai đoạn từ thế kỷ thứ 6 đến năm 221 TCN trong thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc.

Đây là thời kỳ hoàng kim của triết học Trung Quốc vì rất nhiều hệ thống triết lý và tư tưởng được phát triển và bàn luận một cách tự do. Hiện tượng này được gọi là trăm nhà tranh tiếng (百家爭鳴/百家争鸣 "bách gia tranh minh"; Bính âm: bǎijiā zhēngmíng). Nhiều hệ thống triết lý và tư tưởng Trung Quốc ở thời kỳ này đã có ảnh hưởng sâu rộng tới cách sống và ý thức xã hội của người dân các nước Đông Á cho đến tận ngày nay. Xã hội trí thức thời kỳ này có đặc trưng ở sự lưu động của những người trí thức, họ thường được nhiều nhà cai trị ở nhiều tiểu quốc mời làm cố vấn về các vấn đề của chính phủ, chiến tranh, và ngoại giao.

Đây là thời kỳ hoàng kim của triết học Trung Quốc vì rất nhiều hệ thống triết lý và tư tưởng được phát triển và bàn luận một cách tự do. Hiện tượng này được gọi là trăm nhà tranh tiếng (百家爭鳴/百家争鸣 "bách gia tranh minh"; Bính âm: bǎijiā zhēngmíng). Nhiều hệ thống triết lý và tư tưởng Trung Quốc ở thời kỳ này đã có ảnh hưởng sâu rộng tới cách sống và ý thức xã hội của người dân các nước Đông Á cho đến tận ngày nay. Xã hội trí thức thời kỳ này có đặc trưng ở sự lưu động của những người trí thức, họ thường được nhiều nhà cai trị ở nhiều tiểu quốc mời làm cố vấn về các vấn đề của chính phủ, chiến tranh, và ngoại giao.

Thời kỳ này kết thúc bởi sự nổi lên của nhà Tần và sự đàn áp các tư tưởng khác biệt sau đó. Vào những năm cuối thời nhà Chu, từ cuối thời Xuân Thu tới khi Trung Hoa được nhà Tần thống nhất, hệ thống tư tưởng ở Trung Hoa bước vào giai đoạn nở rộ nhất. Gương mặt quan trọng nhất trong thời kỳ này chính là Khổng Tử, người sáng lập Nho giáo. Ông đã lập ra một triết lý đạo đức chặt chẽ không sa đà vào những suy luận siêu hình. Mục đích của ông là cải tổ triều đình, nhờ thế có thể chăm sóc dân chúng tốt hơn.

Thời kỳ này kết thúc bởi sự nổi lên của nhà Tần và sự đàn áp các tư tưởng khác biệt sau đó.

Vào những năm cuối thời nhà Chu, từ cuối thời Xuân Thu tới khi Trung Hoa được nhà Tần thống nhất, hệ thống tư tưởng ở Trung Hoa bước vào giai đoạn nở rộ nhất. Gương mặt quan trọng nhất trong thời kỳ này chính là Khổng Tử, người sáng lập Nho giáo. Ông đã lập ra một triết lý đạo đức chặt chẽ không sa đà vào những suy luận siêu hình. Mục đích của ông là cải tổ triều đình, nhờ thế có thể chăm sóc dân chúng tốt hơn.

Một nhà triết học khác là Lão Tử, cũng tìm cách cải cách chính quyền, nhưng triết học của ông ít có tính ứng dụng hơn. Ông được cho là người sáng lập Đạo giáo, với giáo lý căn bản là tuân theo Đạo. Trong khi Khổng giáo chủ trương tuân theo đạo trời bằng cách phải sống tích cực nhưng có đức, Đạo giáo khuyên không nên can thiệp và phấn đấu. Người thứ hai góp phần phát triển Đạo giáo chính là Trang Tử. Ông cũng dạy một triết lý gần tương tự. Tuy nhiên, cả hai không tin rằng Đạo có thể giải thích được bằng lời, vì vậy sách của họ mâu thuẫn và thường rất khó hiểu. Trường phái lớn thứ ba là Mặc Tử, người cũng tìm cách cải cách triều đình để đảm bảo đời sống cho người dân. Tuy nhiên, ông tin rằng nguyên nhân căn bản của mọi tai họa và khốn cùng của con người là do yêu người này mà ghét người kia, và vì vậy ông giảng giải thuyết kiêm ái: Thông thường, người ta với những người có quan hệ gần gũi ta đối xử với họ khác hơn so với một người hoàn toàn xa lạ. Mặc Tử tin rằng chúng ta phải đối xử với tất cả mọi người như đối với người thân nhất của chúng ta vậy. Nếu tất cả chúng ta đều làm như thế, những thứ như chiến tranh và đói nghèo sẽ biến mất.

Một nhà triết học khác là Lão Tử, cũng tìm cách cải cách chính quyền, nhưng triết học của ông ít có tính ứng dụng hơn. Ông được cho là người sáng lập Đạo giáo, với giáo lý căn bản là tuân theo Đạo. Trong khi Khổng giáo chủ trương tuân theo đạo trời bằng cách phải sống tích cực nhưng có đức, Đạo giáo khuyên không nên can thiệp và phấn đấu. Người thứ hai góp phần phát triển Đạo giáo chính là Trang Tử. Ông cũng dạy một triết lý gần tương tự. Tuy nhiên, cả hai không tin rằng Đạo có thể giải thích được bằng lời, vì vậy sách của họ mâu thuẫn và thường rất khó hiểu.

Trường phái lớn thứ ba là Mặc Tử, người cũng tìm cách cải cách triều đình để đảm bảo đời sống cho người dân. Tuy nhiên, ông tin rằng nguyên nhân căn bản của mọi tai họa và khốn cùng của con người là do yêu người này mà ghét người kia, và vì vậy ông giảng giải thuyết kiêm ái: Thông thường, người ta với những người có quan hệ gần gũi ta đối xử với họ khác hơn so với một người hoàn toàn xa lạ. Mặc Tử tin rằng chúng ta phải đối xử với tất cả mọi người như đối với người thân nhất của chúng ta vậy. Nếu tất cả chúng ta đều làm như thế, những thứ như chiến tranh và đói nghèo sẽ biến mất.

Một trường phái lớn khác là Pháp gia. Xuất phát từ một nhánh của Khổng giáo, Pháp gia tin rằng con người vốn bản tính ác và chỉ vị kỷ. Kiểu triều đình tốt nhất và đóng góp nhiều nhất cho phúc lợi nhân dân sẽ là một triều đình kiểm soát chặt chẽ các bản năng của con người. Triều đình này sẽ cai trị bằng những pháp luật cứng rắn và chặt chẽ; sự trừng phạt sẽ nghiêm khắc và nhanh chóng. Lòng tin vào việc cai trị bằng pháp luật là lý do tại sao họ được gọi là Pháp gia.

Một trường phái lớn khác là Pháp gia. Xuất phát từ một nhánh của Khổng giáo, Pháp gia tin rằng con người vốn bản tính ác và chỉ vị kỷ. Kiểu triều đình tốt nhất và đóng góp nhiều nhất cho phúc lợi nhân dân sẽ là một triều đình kiểm soát chặt chẽ các bản năng của con người. Triều đình này sẽ cai trị bằng những pháp luật cứng rắn và chặt chẽ; sự trừng phạt sẽ nghiêm khắc và nhanh chóng. Lòng tin vào việc cai trị bằng pháp luật là lý do tại sao họ được gọi là Pháp gia.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Chắp Tay Lạy Người (Nguyên Minh)
Đây là tập sách đầu tiên đề cập đến chủ đề vô ngã trong Phật giáo theo một cách có thể xem là đơn giản, dễ hiểu nhất nhưng vẫn hoàn toàn không đi lệch với những lời dạy trong kinh điển. Bằng những miêu tả sinh động, những lập luận sắc bén, tác giả đã dẫn dắt người đọc đi từ những nhận thức sai lầm thông thường nhất để bước dần vào phạm trù của những nhận thức chân thật và sâu sắc mà chỉ có trí tuệ giác ngộ của Đức Phật mới có thể nhận ra và chỉ dạy. Người đọc sẽ hết sức bất ngờ khi nhận ra rằng giáo pháp Vô ngã thực ra không chỉ thuộc về những phạm vi cao siêu vượt ngoài tầm với của những tâm hồn phàm tục, mà ngược lại nó còn chính là phương thức duy nhất có thể giúp chúng ta nhanh chóng vượt thoát vô vàn trói buộc của cuộc đời, sớm đạt được một trạng thái an vui thanh thản vì không còn phụ thuộc quá nhiều vào ngoại cảnh. Mời các bạn đón đọc!Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyên Minh":Vào ThiềnAi Vào Địa Ngục?Vì Sao Tôi KhổChắp Tay Lạy NgườiNhững Tâm Tình Cô ĐơnSống ThiềnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chắp Tay Lạy Người PDF của tác giả Nguyên Minh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lăng Kính Của Lyra (Lyssa Royal)
Bản thảo này xuất hiện chủ yếu bởi vì đó là loại sách mà chúng tôi đã tìm kiếm. Vì không có, nên chúng tôi đã viết nó! Chúng tôi cảm ơn tất cả những người cũng đã tìm kiếm và sau đó đã yêu thương truyền cảm hứng cho chúng tôi để tạo ra nó. Chúng tôi cảm ơn kênh Darryl Anka (và Bashar) đã cung cấp cảm hứng ban đầu vào năm 1985 để bắt đầu tìm kiếm thông tin phức tạp nhưng hấp dẫn này. Tính toàn vẹn mà ông ấy sở hữu cùng chất lượng kênh dẫn của ông truyền sự tự tin cho chúng tôi rằng thông tin này có thể đã thu được một cách đáng tin cậy. Chúng tôi cảm ơn kênh Robert Shapiro đã cung cấp một số thông tin độc đáo và khó nắm bắt về Zeta Reticuli và các Sirius tiêu cực. Robert có can đảm để giải quyết các khu vực như là một kênh mà nhiều cá nhân không sẵn sàng tiếp cận. Chúng tôi cảm ơn tác giả Barbara Hand Clow đã đưa ra phản hồi có giá trị và động viên trong quá trình sửa đổi bản thảo. Những phản ứng nhiệt tình từ cô ấy đối với công việc của chúng tôi đã giúp chúng tôi duy trì động lực và tập trung chúng tôi vào những khoảnh khắc mà chúng tôi đánh giá cao nhất. Chúng tôi cảm ơn Michael Z. Tyree vì tinh thần trực giác nhạy bén của ông trong việc tạo ra các tác phẩm nghệ thuật thể hiện biểu tượng sâu sắc của thông tin này. Chúng tôi gửi tình yêu và cảm ơn Nhóm Tối Thứ Năm đã ngồi trong tám tuần nóng kỷ lục ở Sedona để nghiên cứu kỹ hơn vấn đề ngoài hành tinh bằng cách sử dụng quá trình dẫn kênh của Lyssa Royal. Tìm mua: Lăng Kính Của Lyra TiKi Lazada Shopee Chúng tôi cảm ơn Jeannine Calaba đã phê bình chi tiết và sâu sắc về bản thảo đầu tiên. Tình yêu, tình bạn và sự hỗ trợ của cô ấy là vô giá đối với dự án này. Chúng tôi cảm ơn Beth Pierson đã rà soát tỉ mỉ và phản hồi có giá trị về tài liệu. Cô ấy đã gửi tất cả những gì chúng tôi đã và không yêu cầu! Chúng tôi cảm ơn Margaret Pinyan đã biên tập và hiệu chỉnh chuyên nghiệp. Chúng tôi cảm ơn Stacey Vornbrock đã chỉ ra sự lủng củng và đưa ra đề xuất về phần khó nhất của cuốn sách… và bánh kem dừa nữa. Sự đánh giá cao đến với Julie Rapkin khi nói rằng “Thật tuyệt vời!”Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lăng Kính Của Lyra PDF của tác giả Lyssa Royal nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Luật Nhân Quả (Douglas Baker)
Karma của Bệnh tật - Thế Giới của Các Nguyên Nhân Là các nhà triết học, chúng ta nói rằng không có nỗ lực nào, dù đúng hay sai được thực hiện trong cuộc sống, dù tiến hóa hay thụt lùi- lại có thể biến mất khỏi thế giới của nguyên nhân. Mỗi cuộc đời là một kết quả của một tập hợp các nguyên nhân và kết quả riêng biệt. Một loại bệnh tật có thể phát ra ở một số cá nhân, nhưng mỗi cá nhân lại phát loại bệnh đó từ tập hợp các nguyên nhân riêng biệt của y và tất cả đều khác nhau ở khía cạnh này. Một trong những ảo tưởng sai lầm của y học phương Tây là mọi người được điều trị theo các tác động bề ngoài của bệnh mà không quan tâm đến sự không hài hòa cơ bản hay sự mất cân bằng đã gây ra căn bệnh đó. Mỗi một cá nhân chịu trách nhiệm cho cơ thể mà y có và y, với tư cách là Linh hồn, là nguyên nhân của điều đó. Về mặt cấu trúc, nó là sự cô đọng lại của các hành động đã diễn ra trong quá khứ. Con người gặt hái ngày hôm nay những gì y đã gieo trồng trong quá khứ. Hơn thế nữa, con người là người tạo dựng tương lai của chính mình thông qua các nguyên nhân được hình thành trong quá khứ. Và khi nói các hành động trong quá khứ, chúng ta không chỉ có ý rằng đó là quá khứ vừa mới xảy ra như là sự thèm ăn của tuần trước hay sự nhịn ăn của tuần này-mà là các nguyên nhân đã xuất hiện từ quá khứ có thể của rất nhiều các kiếp sống đã qua. Các cơ thể của chúng ta, cả bên trong và bên ngoài, là nơi tiếp nhận sự biểu hiện của các năng lượng, cả sáng tạo lẫn hủy hoại. Chúng là kết quả của các luật Nhân Quả mà các nhà huyền bí học gọi là KARMA. Có hẳn một nhánh của y học dựa trên luật bí truyền này chỉ ra rằng sự mất cân bằng tâm sinh lý trong nhiều trường hợp bắt nguồn từ các nguyên nhân từ xa xưa. Các tập hồ sơ về Edgar Cayce, một nhà thông nhãn nổi tiếng người Mỹ, cung cấp những bằng chứng về Luật Karma và cho thấy kiến thức về những nguyên nhân thật sự ẩn phía dưới của bệnh tật hoặc tình trạng bệnh trên khía cạnh Karma có thể chữa được các chứng bệnh bệnh kinh niên ngoan cố nhất như thế nào. Điều này giải thích tại sao một số người trở thành bệnh nhân trong một trận đại dịch trong khi những người khác lại thoát khỏi nó, và tại sao trong rất nhiều trường hợp người có cơ thể vật lý khỏe nhất lại rơi vào trạng thái stress trong khi những người anh em “yếu hơn” của họ lại sống sót. Cayce nói về Karma như sau: Tìm mua: Luật Nhân Quả TiKi Lazada Shopee Trong tất cả trường hợp mà chúng tôi nghiên cứu, dù người đó đẹp hay xấu, họ có phải trả giá, bị trừng phạt hay tưởng thưởng, thì đều có một điểm chung. Trong tất cả, thái độ và hành động của Linh hồn trong quá khứ dẫn đến các đặc điểm được biểu hiện bởi cơ thể mà hiện giờ Linh hồn bị hấp dẫn từ tính, một cơ thể không chỉ là một công cụ phù hợp một cách mơ hồ của ý thức. Nó chắc chắn là một khí cụ - một công cụ vận động theo ý nghĩa rất thật. Nó không phải là một thứ tách rời, riêng biệt và không nhất thiết liên quan tới con người cư ngụ bên trong theo kiểu mà một chiếc taxi thì riêng biệt và không liên quan đến hành khách thuê nó trong một chuyến hành trình qua thị trấn. Nó đúng là một công cụ, tự nó là một sản phẩm trực tiếp, là sự kiến tạo của con tằm đã nhả tơ ra. Đồng thời, cơ thể cũng là một tấm gương chính xác, mật thiết và vô cùng vi tế. Nó phản chiếu cả quá khứ và hiện tại - trong các chuyển động của nó và sự biểu hiện thay đổi liên tục phản ánh các thái độ hiện tại, đạo đức và cách hành xử của linh hồn hiện tại và của linh hồn qua nhiều kiếp sống trong quá khứ. Bà Blavatsky đã nói điều sau về Karma như sau khi viết cuốn Giáo lý Bí truyền: Những người tin tưởng vào KARMA phải tin vào ĐỊNH MỆNH, theo đó từ khi sinh ra cho đến khi chết, mỗi người đang dệt nên những sợi chỉ xung quanh y, như một con nhện đang miệt mài giăng tơ; và định mệnh này được hướng dẫn bởi tiếng nói thiên đường của nguyên mẫu nội tại (hay Chân Ngã)… hoặc bởi thể tình cảm hay thể CẢM DỤC mật thiết hơn của của chúng ta.. cái mà rất thường xuyên là những thói xấu của một thực thể biểu lộ được gọi là con người. Cả hai cái này đều ở trong con người, nhưng một trong hai sẽ chiến thắng, và từ thời kỳ ban sơ của sự tranh đấu, LUẬT HOÀN TRẢ nghiêm khắc không khoan nhượng đã ở đó và và kiên định giữ vững vai trò của mình qua những biến động. Khi viền cuối cùng của cái kén trần gian được hoàn tất, và con người dường như được bọc trong mạng lưới của chính những hành động của y, thì y thấy mình hoàn toàn dưới đế chế của định mệnh TỰ TẠO này. Điều này một là sẽ gắn liền với y y giống như chiếc vỏ sò bám trên tảng đá không gì lay chuyển nổi, hoăc sẽ cuốn y bay đi như chiếc lông vũ bay theo cơn gió tạo ra bởi chính các hành động của y…và đó là KARMA” (Giáo Lý Bí Truyền, quyển I, trang 639) Con người, nhân vật chính trong bất cứ chuỗi sự kiện nào, là người phải gánh trách nhiệm và karma, có thể tốt và có thể xấu. Tự nhiên sẽ buộc người đó trả giá chính xác cho hành động đã được thực hiện và sẽ tưởng thưởng và bù đắp theo cùng một phương cách. Tất cả những huấn sư vĩ đại - H.P Blavatsky, Alice Bailey, Edgar Cayce, và các chân sư - đều chịu sự chi phối của luật này Karma KHÔNG PHẢI thuyết Định Mệnh, nó không phải Số Phận…hay sự báo oán. Hành động của nó phụ thuộc vào chúng ta. Mỗi người đều tự tạo ra nó, mỗi người là một nhà lập pháp hoàn toàn của chính mình: “ Mỗi người là một nhà lập pháp của chính mình, người tạo ra vinh quang hay tủi hổ cho chính y, là người phán quyết cuộc đời mình, với phần thưởng hoặc hình phạt” (From The Idyll of the White Lotus)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Luật Nhân Quả PDF của tác giả Douglas Baker nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Giảng Lý Ánh Sáng Trên Đường Đạo (C. W. Leadbeater)
Trong quyển sách nầy sưu tập những bài bình giảng của Ông C. W. Leadbeater hiện giờ là Giám Mục - và của tôi về ba tác phẩm nổi tiếng, khuôn khổ tuy nhỏ bé, nhưng nội dung thật quan trọng. Cả hai chúng tôi ước mong nó sẽ hữu ích cho những người chí nguyện và ngay cả những người đã vượt qua giai đoạn đó, vì người diễn giảng cao niên hơn thính giả và do kinh nghiệm, hiểu biết nhiều hơn về đời sống của người đệ tử. Những cuộc đàm luận nầy chẳng phải chỉ diễn ra ở tại một chỗ mà thôi. Chúng tôi đã nói chuyện với các bạn chúng tôi trong nhiều lúc, và nhiều nơi khác nhau, nhất là ở Adyar, Luân Ðôn (London) và Sydney. Rất nhiều chú thích đã được thính giả ghi lại. Tất cả những lời ghi chú có giá trị đều được sưu tập, và sắp xếp thứ tự rồi tập trung lại sau khi loại bỏ những phần trùng hợp với nhau. Rủi thay, vì chỉ còn có một số rất ít những chú giải thuộc phần I của quyển Tiếng Nói Vô Thinh, cho nên chúng tôi lấy những chú giải của một vị Thân hữu, bạn đồng nghiệp của chúng tôi, là Ông Ernest Wood đã dùng trong một khóa học ở Sydney. Những chú giải nầy nhập với những lời bình giảng của Giám Mục Leadbeater về đoạn đó. Không tìm lại được một ghi chú nào về những lời bình giảng của tôi, mặc dù tôi đã nói nhiều về quyển Tiếng Nói Vô Thinh song những lời diễn giảng đó không còn lưu lại. Tất cả những lời diễn giảng nầy đều chưa xuất bản, chỉ trừ vài bài diễn văn ngắn của Giám Mục Leadbeater nói với các sinh viên đã được chọn lựa về quyển Dưới Chơn Thầy. Một tác phẩm nhan đề "Những lời bình giảng Dưới Chơn Thầy" đã được xuất bản vài năm qua: Trong đó những lời chú thích của ông không được đúng như lời ông đã nói. Quyển nầy sẽ không in lại. Phần cốt yếu của quyển đó vẫn có trong quyển nầy, tất cả đều thu gọn lại rồi đem in. Cầu xin những trang sách nầy giúp cho vài huynh đệ trẻ tuổi của chúng ta hiểu biết rành rẽ những bài học vô giá nầy. Càng nghiên cứu, càng thực hành chúng nó thì càng nhận thức được nhiều hơn.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "C. W. Leadbeater":Đời Sống Sau Khi ChếtBổn Phận Của Chúng Ta Đối Với Thú VậtChân Sư Và Thánh ĐạoCõi Trời Chân PhúcNhãn ThôngNhững Vị Cứu Trợ Vô HìnhCõi Trung GiớiGiảng Lý Ánh Sáng Trên Đường ĐạoThông Thiên Học Khái LượcĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giảng Lý Ánh Sáng Trên Đường Đạo PDF của tác giả C. W. Leadbeater nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.