Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tiền Của Thế Giới - Thế giới này tiêu tiền như thế nào và tại sao?

Tiền Của Thế Giới – Thế giới này tiêu tiền như thế nào và tại sao?

Chúng ta đều nhất trí Tất cả những ai dùng tiền – nói cách khác là tất cả chúng ta – đều đồng ý với nhau những điểm sau:

Tiền là đơn vị tính giá trị tài sản.

Tiền có thể dùng đổi lấy thứ khác. Bạn có thể mua bán bằng tiền.

Tiền cũng là hàng hóa. Bạn có thể mua bán đô la hay bảng Anh y như mua bán cà phê.

Bạn có thể dùng tiền để thưởng, để tặng cho người khác, hoặc làm gì mình muốn…… nhưng mọi người đều công nhận rằng tiền có giá trị Theo thời gian Mọi người đều đồng ý về giá trị của tiền khi đi mua đồ. Nhìn chung, giá trị – hay sức mua – của một đồng xu hay một tờ tiền không thay đổi quá nhiều theo thời gian. Một đô la là một đô la, lượng hàng mua được nói chung là giống nhau từ ngày này sang ngày khác.

Dĩ nhiên, nếu ở đất nước đó xảy ra một sự kiện chấn động như chiến tranh chẳng hạn, giá trị của tiền xu và tiền giấy có thể thay đổi bất ngờ. Chẳng hạn nếu thức ăn khan hiếm, bạn mua một bao gạo sẽ mất nhiều tiền hơn trước. Nhưng không phải chỉ có thảm họa mới gây ra chuyện như thế! Tin tưởng vào tiền Chúng ta ai cũng có đồng tiền của mình. Và ta tin tưởng nó, dùng nó cũng như chấp nhận rằng nó có giá trị nhất định. Nhưng ta có tin và dùng đến tiền của người khác không? Mà tại sao cần làm thế?

Đấy là vì chúng ta có thể ở xa nhau tới hàng ngàn cây số, nhưng khi mua bán, nói chung mua ở nước nào thì phải trả bằng tiền nước ấy.

Mọi loại tiền đều là tiền của thế giới.

6.000 năm Tiền của thế giới chẳng phải là chuyện mới. Bởi ngay cả thương mại cũng đã xưa như Trái Đất. Các nước đã buôn bán với nhau hàng ngàn năm, nghĩa là tiền đã được liên tục trao đổi khi các thương nhân đi khắp nơi mua bán hàng hóa.

Hàng đổi hàng Đổi chác hàng với hàng là cách rất hiệu quả để hai người cùng có thứ mình muốn. Thật ngạc nhiên là hình thức hàng đổi hàng vẫn còn tồn tại rất lâu trong rất nhiều cộng đồng.

Kể từ thời định cư tại một vùng đất và bắt tay vào trồng trọt, người tiền sử đã nhận ra những thứ mình trồng thì có quá nhiều mà thứ không trồng lại có quá ít. Người ấy cần đổi sản phẩm thừa lấy những thứ mình cần nhưng không có. Vậy là người ấy đi ra chợ để giao dịch.

Giao dịch thương mại ban đầu chỉ có thế – đổi món hàng này lấy món hàng khác. Dĩ nhiên, cả người mua và người bán đều phải đồng ý về giá trị sản phẩm mỗi bên, và cả hai đều phải muốn thứ người kia có – một điều không phải lúc nào cũng dễ gặp.

Rộng hơn làng Lúc đầu người ta chỉ trao đổi hàng với làng hay bộ lạc láng giềng, nhưng khi đồ làm ra nhiều hơn – cả hàng thiết yếu như đồ gốm hay vải vóc, và hàng xa xỉ như trang sức và rượu – thì các thương nhân đi mỗi lúc một xa hơn để trao đổi hàng hóa. Và khi thương mại phát triển và đổi chác dần trở nên phức tạp, người ta cần phải nghĩ ra cách nào hiệu quả hơn.

Tiền xu thế chỗ Cuối cùng, tiền dưới dạng tiền xu – và sau này là tiền giấy – đã được đưa vào làm phương tiện trao đổi. Có nghĩa là mọi người chấp nhận coi tiền làm vật thay thế cho hàng hóa, và có giá trị riêng. Nói cách khác, đến lúc này hàng hóa đã có thể được đổi lấy, hay bán lấy tiền.

Tiền xu mang lại hòa bình Thực ra, tiền xu đã được dùng đến từ lâu trước khi “hạ bệ” hàng đổi hàng. Tuy nhiên tiền ấy không được dùng để trao đổi buôn bán mà để xoa dịu kẻ thù. Động từ “trả tiền” trong nhiều thứ tiếng châu Âu (pay, payer, pagar, pagare v.v.) xuất phát từ tiếng Latinh pacare, có nghĩa gốc là bình định hay giảng hòa. Nếu một bộ lạc muốn dàn hòa với bộ lạc khác, họ phải “trả” cho hòa bình một đơn vị giá trị được cả hai bên chấp nhận.

Và những đồng xu đầu tiên là dùng cho mục đích này.

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Để Thành Công Trong Chứng Khoán
Để Thành Công Trong Chứng KhoánThị trường chứng khoán trên thế giới có lịch sử hình thành và phát triển cách đây hàng trăm năm, nhưng cho đến nay nó vẫn chưa mất đi tính huyền bí vốn có. Sự huyền bí đó chính là động lực thúc đẩy mạnh mẽ đối với sự lớn mạnh của nền kinh tế thị trường, nhưng đồng thời lại có khả năng gây ra những tác hại không nhỏ đối với nền kinh tế nói chung, và cho giới đầu tư chứng khoán nói riêng.Thị trường chứng khoán Việt Nam tuy còn hết sức non trẻ so với thị trường chứng khoán tại nhiều nước trên thế giới, song những gì đang diễn ra trong thời gian gần đây đã chứng minh cho tính hai mặt của thị trường: Chỉ số VN-Index trong thời gian ngắn đã lên đến đỉnh điểm, nhưng qua cơn “náo động”, chỉ số đó lại giảm một cách đáng kinh ngạc xuống dưới ngưỡng 1.000 điểm. Bức tranh giao dịch chứng khoán trong thời gian vừa qua rõ ràng đã đặt cho tất cả những người quản lý thị trường và các nhà đầu tư tài chính những cách xét đoán khác nhau.Một trong những điểm nhấn quan trọng mà nhiều người quan tâm khi phân tích tác dụng hai mặt của thị trường chứng khoán là hiệu ứng của yếu tố “giá trị ảo” chứng khoán. Đây không chỉ là đặc điểm nổi bật của thị trường non trẻ như ở nước ta mà còn là đặc điểm của các thị trường chứng khoán thế giới. “Giá trị ảo” chứng khoán thực chất là phần chênh lệch giữa thị giá và giá trị thực của chúng. Nhưng giá trị ảo trong thị trường chứng khoán mới chính là “chất kích thích” đầy đam mê đối với bất kỳ ai tham gia vào thị trường chứng khoán. Nói một cách hình tượng thì yếu tố “ảo” là chất bôi trơn cho hoạt động giao dịch chứng khoán, làm cho thị trường chứng khoán diễn ra liên tục. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là “giá trị ảo” của chứng khoán lại là số đo không giới hạn và luôn tăng giảm một cách bất thường làm cho giá chứng khoán có thể được đưa lên rất cao, tạo thành các “bong bóng tài chính”, nhưng rồi sau đó có thể sụt giảm đột ngột làm chao đảo thị trường, tạo ra vô số các rủi ro. Và các rủi ro đó thường mang tính dây chuyền.Thị trường chứng khoán Việt Nam diễn ra vô cùng sôi động trong thời gian qua. Nhiều người thành công và đã trở thành “hiện tượng” về việc làm giàu trong một ngành kinh doanh hết sức mới mẻ. Song, số người thất bại cũng khó có thể thống kê được. Sự thành công và thất bại của các nhà đầu tư trong thời gian qua có nhiều nguyên nhân xuất phát từ khả năng, động cơ và mức độ am hiểu của nhà đầu tư vào loại thị trường rất đặc trưng này.Để Thành Công Trong Chứng Khoán là công trình được tiến sĩ Lê Văn Tề biên soạn dựa trên hoạt động thực tế của thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua và tài liệu của các chuyên gia về chứng khoán nổi tiếng trong nước cũng như trên thế giới.Đầu tư chứng khoán, đặc biệt là đầu tư vào cổ phiếu, là một trò chơi trí tuệ đòi hỏi nhà đầu tư phải có óc phán đoán, khả năng xem xét và phân tích thị trường. Vì vậy, kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia phân tích đầu tư trong quyển sách này sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà đầu tư muốn thành công trong lĩnh vực mới mẻ và hấp dẫn này!
Giàu Từ Chứng Khoán
Giàu Từ Chứng KhoánNhững quy tắc vượt thời gian đã đạt được các giao dịch đem lại nhiều lợi nhuận nhưng ít rủi ro từ 5 huyền thoại về đầu tư chứng khoán.Sau một thế kỉ với sự tồn tại của mọi loại hình thị trường và mọi hình thái kinh tế, năm nhà kinh doanh chứng khoán đã xây dựng và hoàn thiện những quy tắc để thành công trên thị trường chứng khoán. Cuốn sách giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của năm nhà kinh doanh cổ phiếu để đạt được thành công rực rỡ trên thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng rất nhiều rủi ro này.Hãy đọc bí mật của những thiên tài kinh doanh chứng khoán này để khám phá:Jesse Livermore – Những thất bại của thị trường ban đầu đã dạy ông quy tắc số 1 để có được lợi nhuận: Hãy cắt giảm thua lỗ và tiến lênBernard Baruch – Những kỹ năng Baruch đã học được từ công việc lương 50USD/tuần trên thị trường chứng khoán và chúng đã giúp ông như thế nào để kiếm được gia sản lên tới hàng triệu đô-laNicolas darvas – Kẻ ngoại đạo này đã làm gì để trụ vững trong hàng ngũ những chuyên gia hàng đầu, thành công nhất trên thị trường chứng khoánGerald Loeb – Loeb đã nhìn ra những lỗi lầm mà rấ nhiều nhà kinh doanh chứng khoán đã mắc phải và nhờ vậy, ông tránh được cuộc khủng hoảng năm 1929William O’neil – Ông đã kế thừa và phát triển những quy luật tồn tại cùng với thời gian của những nhà kinh doanh đi trước để trở thành một huyền thoại kinh doanh chứng khoán thời đại.
Phương Pháp Đầu Tư Warren Buffett 
Phương Pháp Đầu Tư Warren Buffett Cuốn sách này sẽ :Trình bày ngắn gọn tiểu sử của Bufett,một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới hiện nay.Tiết lộ những yếu tố và sự kiện hình thành nên triết lý đầu tư của BuffettPhác họa các nguyên lý kinh doanh ,quản lý ,tài chính và giá trị hình thành nên phương pháp đầu tư BuffettPhân tích quá trình quản lý danh mục đầu tưThảo luận khái niệm tâm lý tiền bạc và cách Buffett sử dụng khái niệm này để tránh những sai lầm thông thường trong đầu tư.
Nhà đầu tư thành công – William J. O’Neil​
Nhà đầu tư thành công – William J. O’Neil​Trong cuốn “Nhà đầu tư thành công”, O’Neil tiết lộ những gì mà thị trường đã dạy cho ông trong hơn nửa thập kỷ qua và đưa ra một kế hoạch đầu tư kiên định, không để cảm xúc chi phối với mục đích bảo vệ các nhà đầu tư đang lúng túng và sợ hãi trước những quy luật khắt khe khi đầu tư vào thị trường chứng khoán.Cụ thể, cuốn “Nhà đầu tư thành công” sẽ giúp các bạn:Cuốn sách này được trình bày theo lối đơn giản với những vấn đề căn bản giúp người đọc dễ dàng nắm bắt bài học đầu tư trên TTCK và đặc biệt phù hợp với  những ai đang tìm hiểu trường phái phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản.Cùng theo dõi Investing.vn để tìm đọc thêm những cuốn sách thú vị và bổ ích khác về lĩnh vực đầu tư tài chính!