Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Phật Giáo (Trần Trọng Kim)

LỜI NÓI ĐẦU

Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo là ba nguồn gốc văn hóa của dân tộc Việt nam ta từ xưa.

Nho giáo dạy ta biết cách xử kỷ tiếp vật, khiến ta biết đường ăn ở cho phải đạo làm người. Đạo giáo lấy đạo làm chủ tể cả vũ trụ và dạy ta nên lấy thanh tĩnh vô vi nơi yên lặng. Phật giáo dạy ta biết cuộc đời là khổ não, đưa ta đi vào con đường giải thoát, ra ngoài cuộc ảo hóa điên đảo mà vào chốn Niết-bàn yên vui.

Ba học thuyết ấy thành ra ba tôn giáo, người ta thường gọi là Tam giáo, đều có ảnh hưởng rất sâu về tín ngưỡng và hành vi trong sinh hoạt của dân ta ngày xưa. Đến nay cuộc đời thay đổi, người ta theo khuynh hướng vật chất, coi rẻ những điều đạo lý nhân nghĩa.

Đó cũng là sự dời đổi biến hóa trong cuộc đời. Tìm mua: Phật Giáo TiKi Lazada Shopee

Đời là biến hóa không có gì là thường định. Mỗi một cuộc biến hóa lại giống một mắt xích trong cái dây xích, rồi cái nọ tiếp giáp cái kia, thành cái dây dài không biết đâu là cùng tận. Sự biến hóa tuần hoàn ấy, kể thực ra không có gì là chuẩn đích nhất định, chẳng qua là nó theo thời mà luân chuyển. Cái trước ta cho là tốt, thì bây giờ ta cho là xấu; cái bây giờ ta cho là LỜI NÓI ĐẦU hay, sau này người ta lại cho là dở. Dở dở, hay hay vô thường vô định, thành ra như cái trò quỉ thuật làm cho người ta mê hoặc.

Các bậc thánh hiền đời trước, biết rõ những điều ấy, muốn tìm ra một con đường mà đi trong chỗ tối tăm mờ mịt, nên mới lập ra học thuyết nọ, tôn giáo kia để đưa người ta đi cho khỏi mắc phải chông gai nguy hiểm. Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo đều có một quan niệm như thế cả. Song mỗi một học thuyết có một tôn chỉ và một phương pháp riêng để học đạo tu thân, cho nên cách luận lý, cách lập giáo và sự hành đạo có nhiều chỗ khác nhau.

Bàn về căn nguyên của vũ trụ, thì học thuyết nào trong Tam giáo cũng lấy cái lý tuyệt đối làm căn bản, cho vạn vật sinh hóa đều gốc ở cái một. Gọi cái một là thái cực, là đạo, là chân như hay là thái hư,1 danh hiệu tuy khác, nhưng vẫn là một lý. Chia ra thì thành trăm đường nghìn lối, mà thu lại chỉ có một. Đó là cái ý của Khổng Tử nói ở thiên Hệ từ trong Kinh Dịch rằng:

“Thiên hạ đồng quy nhi thù đồ, nhất trí nhi bách lự.”

Có vẻ như tương đồng với Tánh Không (Sunyatā) trong Phật giáo Đại thừa.

天下同歸而殊塗,一致而百慮 - Thiên hạ tuy có nhiều đường khác nhau, nhưng cùng về một chỗ; trăm lo, nhưng về một mối.

LỜI NÓI ĐẦU

Cái một ấy mới thật là cái có tuyệt đối thường định tự tại. Còn vạn vật là sự biến hóa của cái một ấy, thì chỉ là những cái có tỷ lệ tương đối, tức là những ảo tưởng vô thường mà thôi.

Vạn vật đã là ảo tưởng, thì cuộc đời có khác chi những vở tuồng ở trên sân khấu, bày ra đủ mọi trò rồi lại biến mất. Cho nên xét đến cùng thì Nho, Đạo và Phật đối với cuộc đời đều có cái tư tưởng như thế cả.

Song Nho giáo thì cho rằng dù thế nào cũng là bởi cái lý tự nhiên, mà đã sinh ra làm người để diễn các trò tuồng, thì ta hãy cứ đóng các vai trò cho khéo, cho giỏi, khỏi phụ cái tiếng ra đóng trò. Đạo giáo thì cho rằng đã là trò tuồng, ta nên tìm chỗ yên lặng để ngồi mà xem, tội gì ra nhảy múa cho nhọc mệt. Phật giáo thì cho rằng các trò tuồng là nguồn gốc sự đau buồn khổ não, lăn lộn vào đó làm gì cho thêm buồn thêm khổ, chi bằng tìm lối ra ngoài những cuộc múa rối ấy, đến nơi yên vui thảnh thơi, khỏi phải ở những chỗ ô trọc xấu xa.

Cái ví dụ giản dị ấy có thể biểu lộ được những khác biệt về thái độ và nền tư tưởng của Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Nho giáo thì hướng về đạo xử thế, Đạo giáo và Phật giáo thì hướng về đạo xuất thế. Song Đạo giáo vẫn ở trong sự biến hóa càn khôn, mà Phật giáo thì ra hẳn bên ngoài càn khôn.

Đó là nói cái đại thể, chứ tựu trung ba học thuyết ấy, học thuyết nào cũng có chỗ nhập thế gian và xuất thế gian. Ngay cái học thiết thực như Nho giáo mà cũng có người như Nguyên Hiến chịu an bần lạc đạo,1 không thèm ganh đua danh lợi ở đời; mà trong những người tin theo Đạo giáo hay Phật giáo, thường cũng thấy có người cúc cung tận tụy với việc đời để cứu nhân độ thế. Vậy thì Tam giáo tuy có khác nhau ở chỗ lập giáo và hành đạo, nhưng lên đến chỗ cùng tột tuyệt đối thì cùng gặp nhau ở chỗ lý tưởng, cho nên vẫn dung nạp được nhau. Đó là cái đặc sắc của các tôn giáo ở Á Đông.

Nhân khi Hội Phật giáo ở Bắc Việt thành lập, tôi có đọc mấy bài diễn văn nói về Phật giáo. Sau vì loạn lạc, sách vở bị đốt cháy, tôi về Sài Gòn nhặt được ba bài, xếp thành một tập, mong có ngày in ra được để tín đồ nhà Phật có thể xem mà suy xét thêm về cái đạo rất mầu nhiệm ở trong thế gian này.

TRẦN TRỌNG KIMDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Trần Trọng Kim":Phật GiáoPhật LụcViệt Nam Sử LượcMột Cơn Gió BụiNho GiáoSự Tích Khổng Phu Tử

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phật Giáo PDF của tác giả Trần Trọng Kim nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Khuyên Người Niệm Phật - Tập 3 (Diệu Âm)
Ta cùng chúng sanh nhiều kiếp đến nay hằng ở trong vòng sanh tử, chưa từng được thoát ly. Khi ở cõi này, lúc thế giới khác. Khi sanh thiên cảnh lúc sống dưới nhân gian. Siêu đọa trong phút giây, xuống lên ngàn muôn nẻo! Cửa quỷ sớm đi rồi chiều lại, âm ty nay thoát bỗng mai vào. Lên non đao rừng kiếm, thân thể đứt lìa. Nuốt sắt nóng dầu sôi, ruột gan rã cháy. Khóc than trong lửa, rên xiết trong băng. Muôn lần sống chết nội ngày đêm, giây phút khổ đau trong thế kỷ. Lúc ấy dù biết tội khổ, nhưng ăn năn sao kịp! Đến khi ra khỏi, vội liền quên mất, vẫn tạo tội như thường. Tâm không hằng như lữ khách ruổi giong, thân chẳng định dường cửa nhà thay đổi. Cát bụi cõi đại thiên không tính nổi số thân luân chuyển. Nước đầy trong bốn biển chẳng nhiều bằng giọt lệ biệt ly! Nếu không có lời Phật nói, thì việc này ai thấy ai nghe? Ví như chẳng xem kinh, lý ấy đâu hay đâu biết? Thảng hoặc luyến mê như trước, chỉnh e y cũ luân hồi. Rồi ra trăm kiếp nghìn sanh, khó hồi một lầm trăm lẫn. Giờ tốt vội qua mà chẳng lại, thân người dễ mất nhưng khó tìm. Âm cảnh mịt mờ, Xót nỗi biệt ly dài đặt. Tìm mua: Khuyên Người Niệm Phật - Tập 3 TiKi Lazada Shopee Tam đồ ác báo, Thương cho thống khổ ai thay! Vậy nên phải: Dứt nguồn sanh tử, Cạn bể dục si, Độ thoát mình người, Đồng lên giác ngạn, Muôn đời siêu, đọa Duy ở kiếp này Không bê trễ được. “Giác nhi bất mê Chánh nhi bất tà Tịnh nhi bất nhiễm”Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Diệu Âm":Khuyên Người Niệm Phật - Tập 1Khuyên Người Niệm Phật - Tập 2Khuyên Người Niệm Phật - Tập 3Khuyên Người Niệm Phật - Tập 448 Tọa Đàm Khế Lý - Khế CơĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khuyên Người Niệm Phật - Tập 3 PDF của tác giả Diệu Âm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Khuyên Người Niệm Phật - Tập 2 (Diệu Âm)
Pháp môn niệm Phật tối vi diệu! Bất khả tư nghị! Ngài Quán-Thế-Âm Bồ-tát dạy: “Pháp môn Tịnh-độ hơn hết tất cả các hạnh khác”. Ngài Đại-Thế-Chí Bồ-tát dạy: “Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật niệm Phật, thì đời này hoặc đời sau nhất định thấy Phật, cách Phật không xa, chẳng cần đến pháp phương tiện nào khác mà cũng khai ngộ được tâm của mình”. Đức Bổn-Sư Thích-ca-Mâu-ni Phật dạy: “Thiện nam, tín nữ nào chấp trì niệm danh hiệu A-di-đà Phật từ một ngày cho đến bảy ngày, nhất tâm bất loạn, thì người đó khi mạng chung sẽ được đức Phật A-di-đà và chư vị Thánh Chúng hiện thân tiếp dẫn. Người đó khi lâm chung, tâm trí không điên đảo và quyết định được vãng sanh về thế giới Cực-lạc của Phật A-di-đà”. Đức Phật A-di-đà phát nguyện: “…chúng sanh nào trong mười phương nghe đến danh hiệu của Ta, chí tâm tin kính, ai có căn lành, thành tâm hồi hướng, nguyện sanh về nước Ta, cho đến mười niệm, nếu không được vãng sanh Ta thề không thành Phật. Duy trừ kẻ phạm tội ngũ nghịch và phỉ báng chánh pháp”. Pháp môn niệm Phật tối vi diệu! Bất khả tư nghị! Tôi ngộ nhập vào Phật đạo bằng câu “A-di-đà Phật”. Đây là một duyên lành, thật tình cờ, giúp tôi thấy rõ chân lý giải thoát. Tôi bắt đầu tu học Phật từ đó và bắt đầu khuyên người niệm Phật cũng từ đó. Gặp người, tôi khuyên người niệm Phật. Cách xa, tôi viết thư khuyên người niệm Phật. Những lời khuyên đầu tiên tôi viết cho cha mẹ tôi, vô tình những lời này cảm hóa được song thân, anh chị em, bà con trong dòng họ, rồi truyền ra đến đại chúng… May mắn hơn, có người nghe những lời khuyên, niệm Phật và đã vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc. Tìm mua: Khuyên Người Niệm Phật - Tập 2 TiKi Lazada Shopee Thấy vậy, có người phát tâm muốn ấn tống những lời thư này. Tôi thu thập những lời khuyên song thân, sửa chữa vài điểm sơ suất, cho in vào tập 1, phần còn lại, chúng tôi sẽ cho in vào tập 2. Đây là những lời thư thực tế, tôi viết cho song thân, anh chị em, bà con, bạn bè… cho nên có một số chuyện có nét đặc thù cá nhân. Những tựa đề của những lời khuyên có tính tóm lược nội dung và để tiện cho việc sắp xếp mục lục hơn là đề tài diễn thuyết. Vì là những lá thư thực, cho nên không thể tránh được một số tên cũng đã xuất hiện song song, tất cả chỉ cùng một mục đích “Khuyên người niệm Phật”. Danh tánh mông mênh trong vòng chúng sanh vô lượng vô biên, thành tâm cầu xin quý vị hoan hỷ để cho công đức này được tròn đầy viên mãn. Còn duyên, tôi còn tiếp tục khuyên người niệm Phật, tôi chân thành làm như vậy. Nếu hết duyên, tôi niệm Phật nhiều hơn, cố công lão thật niệm Phật để cầu sanh Tịnh-độ. Hy vọng những lời khuyên chí tâm thành ý này có thể giúp ích được cho những vị hữu duyên thức ngộ chân tướng của vũ trụ nhân sinh, sớm khởi phát Tâm Đại-Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm Nam-mô A-di-đà Phật…Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Diệu Âm":Khuyên Người Niệm Phật - Tập 1Khuyên Người Niệm Phật - Tập 2Khuyên Người Niệm Phật - Tập 3Khuyên Người Niệm Phật - Tập 448 Tọa Đàm Khế Lý - Khế CơĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khuyên Người Niệm Phật - Tập 2 PDF của tác giả Diệu Âm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Khuyên Người Niệm Phật - Tập 2 (Diệu Âm)
Pháp môn niệm Phật tối vi diệu! Bất khả tư nghị! Ngài Quán-Thế-Âm Bồ-tát dạy: “Pháp môn Tịnh-độ hơn hết tất cả các hạnh khác”. Ngài Đại-Thế-Chí Bồ-tát dạy: “Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật niệm Phật, thì đời này hoặc đời sau nhất định thấy Phật, cách Phật không xa, chẳng cần đến pháp phương tiện nào khác mà cũng khai ngộ được tâm của mình”. Đức Bổn-Sư Thích-ca-Mâu-ni Phật dạy: “Thiện nam, tín nữ nào chấp trì niệm danh hiệu A-di-đà Phật từ một ngày cho đến bảy ngày, nhất tâm bất loạn, thì người đó khi mạng chung sẽ được đức Phật A-di-đà và chư vị Thánh Chúng hiện thân tiếp dẫn. Người đó khi lâm chung, tâm trí không điên đảo và quyết định được vãng sanh về thế giới Cực-lạc của Phật A-di-đà”. Đức Phật A-di-đà phát nguyện: “…chúng sanh nào trong mười phương nghe đến danh hiệu của Ta, chí tâm tin kính, ai có căn lành, thành tâm hồi hướng, nguyện sanh về nước Ta, cho đến mười niệm, nếu không được vãng sanh Ta thề không thành Phật. Duy trừ kẻ phạm tội ngũ nghịch và phỉ báng chánh pháp”. Pháp môn niệm Phật tối vi diệu! Bất khả tư nghị! Tôi ngộ nhập vào Phật đạo bằng câu “A-di-đà Phật”. Đây là một duyên lành, thật tình cờ, giúp tôi thấy rõ chân lý giải thoát. Tôi bắt đầu tu học Phật từ đó và bắt đầu khuyên người niệm Phật cũng từ đó. Gặp người, tôi khuyên người niệm Phật. Cách xa, tôi viết thư khuyên người niệm Phật. Những lời khuyên đầu tiên tôi viết cho cha mẹ tôi, vô tình những lời này cảm hóa được song thân, anh chị em, bà con trong dòng họ, rồi truyền ra đến đại chúng… May mắn hơn, có người nghe những lời khuyên, niệm Phật và đã vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc. Tìm mua: Khuyên Người Niệm Phật - Tập 2 TiKi Lazada Shopee Thấy vậy, có người phát tâm muốn ấn tống những lời thư này. Tôi thu thập những lời khuyên song thân, sửa chữa vài điểm sơ suất, cho in vào tập 1, phần còn lại, chúng tôi sẽ cho in vào tập 2. Đây là những lời thư thực tế, tôi viết cho song thân, anh chị em, bà con, bạn bè… cho nên có một số chuyện có nét đặc thù cá nhân. Những tựa đề của những lời khuyên có tính tóm lược nội dung và để tiện cho việc sắp xếp mục lục hơn là đề tài diễn thuyết. Vì là những lá thư thực, cho nên không thể tránh được một số tên cũng đã xuất hiện song song, tất cả chỉ cùng một mục đích “Khuyên người niệm Phật”. Danh tánh mông mênh trong vòng chúng sanh vô lượng vô biên, thành tâm cầu xin quý vị hoan hỷ để cho công đức này được tròn đầy viên mãn. Còn duyên, tôi còn tiếp tục khuyên người niệm Phật, tôi chân thành làm như vậy. Nếu hết duyên, tôi niệm Phật nhiều hơn, cố công lão thật niệm Phật để cầu sanh Tịnh-độ. Hy vọng những lời khuyên chí tâm thành ý này có thể giúp ích được cho những vị hữu duyên thức ngộ chân tướng của vũ trụ nhân sinh, sớm khởi phát Tâm Đại-Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm Nam-mô A-di-đà Phật…Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Diệu Âm":Khuyên Người Niệm Phật - Tập 1Khuyên Người Niệm Phật - Tập 2Khuyên Người Niệm Phật - Tập 3Khuyên Người Niệm Phật - Tập 448 Tọa Đàm Khế Lý - Khế CơĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khuyên Người Niệm Phật - Tập 2 PDF của tác giả Diệu Âm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Khuyên Người Niệm Phật - Tập 1 (Diệu Âm)
Tôi hân hạnh nhận được một xấp thư của Phật tử Diệu Âm viết, những lá thư gửi cho gia đình, bà con, bạn bè…Tôi đã đọc và phát hiện ra những điều hay; sau cùng tôi vô cùng hoan hỉ nhận xét rằng đây không phải là những lá thư thường tình mà là những lời pháp rất hay, thích hợp, linh động, thực tế!… Theo tôi thì những “lời thư pháp” này có thể giúp cho người phá mê khai ngộ, chuyển phàm thành Thánh. Tôi xin trang trọng giới thiệu cùng quý vị và mong tất cả quý vị hãy đọc kỹ những lời thư, đọc từng bài một, rất lợi ích cho chính mình, cho cha mẹ, cho gia đình … Hy vọng những lời thư đượm nhuần pháp Phật này có thể giúp cho quý vị thấy được phương cách để trở thành người con chí hiếu khi cha mẹ còn tại tiền; nếu song thân đã quá vãng, quý vị sẽ là người đại hiếu như Đại Mục-Kiền-Liên; gia đình của quý vị sẽ trở thành gương mẫu của đạo đức và hiếu hạnh, góp phần xây dựng xã hội an lạc, thái bình, thịnh vượng … Niệm Phật vãng sanh Tây-phương Cực-lạc là con đường cứu cánh viên mãn, thành toàn hạnh nguyện cứu độ chúng sanh của chư Phật vậy. Tìm mua: Khuyên Người Niệm Phật - Tập 1 TiKi Lazada Shopee Nam-mô A-di-đà Phật. Thích Thiện Huệ.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Diệu Âm":Khuyên Người Niệm Phật - Tập 1Khuyên Người Niệm Phật - Tập 2Khuyên Người Niệm Phật - Tập 3Khuyên Người Niệm Phật - Tập 448 Tọa Đàm Khế Lý - Khế CơĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khuyên Người Niệm Phật - Tập 1 PDF của tác giả Diệu Âm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.