Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Một Lương Tâm Nổi Loạn (Nguyễn Hiến Lê)

"Hạnh phúc chẳng ở đâu xa, hạnh phúc là khi ta biết ĐỦ."

Yêu thương quá sinh gò bó, quan tâm quá khiến mất tự do, ghen tuông quá mất vị tình yêu và cái gì cũng thế, chạm đến chữ ĐỦ sẽ chạm được hạnh phúc tròn vị.

Đừng chạy theo cái gì quá hoàn chỉnh và cũng chớ ép bản thân phải trở nên quá hoàn hảo. Yêu thương vừa đủ, ấm áp vừa đủ, quan tâm vừa đủ và bên nhau vừa đủ có lẽ sẽ hạnh phúc hơn.

Hãy dám sống cuộc đời chân chính với lương tri HENRY DAVID THOREAU đã chứng minh một cá nhân, nếu sống như một con người đích thực, sẽ có sức mạnh và sự tự do to lớn, bằng cả cuộc đời của ông.

Walden cùng Bất tuân chính quyền - hai tác phẩm được dẫn trong cuốn sách Một lương tâm nổi loạn - chính là bằng chứng cho điều ông tin tưởng và hành động: Sống một cuộc đời tự do và của chính mình toàn vẹn nhất. Đó chính là cuộc đời dám sống chân chính với lương tri. Tìm mua: Một Lương Tâm Nổi Loạn TiKi Lazada Shopee

“Tôi sinh ra không phải để chịu sự cưỡng bức. Tôi muốn sống theo ý tôi.” (Henry) Walden giải quyết cho con người khỏi cái ách về vật chất.

Đó là câu chuyện của chính ông sống bằng phương thức tự cung tự cấp suốt hai năm trời ở trong rừng. Ông tự xây nhà, làm vườn, làm thuê lặt vặt… để có tiền vừa đủ để trang trải nhu cầu sống của cá nhân. Ông chỉ mất chừng sáu tuần trong một năm để làm lụng lo cho nhu cầu ăn, ở. Thời gian còn lại ông dành cho suy tư, chiêm ngưỡng cuộc sống. Và bởi vậy ông đạt được những viên mãn trong tâm hồn mình, và cũng không cảm thấy sự thiếu thốn vật chất.

Walden là những lời tự sự, những tính toán chi li sáng suốt của chính Henry, để biết được một cách chân xác rằng con người ta không nhất thiết phải khốn đốn để kiếm cái ăn trong cuộc đời.

Mà họ có thể như con chim vừa kiếm ăn vừa hát ca được.

Còn Bất tuân chính quyền lại giải quyết cái ách về phẩm hạnh của một con người xã hội chân chính - Tác phẩm nói cho mỗi cá nhân phải sử dụng chính quyền như thế nào cho phải lẽ, cho đúng thực là con người có lương tâm và dám hành động cho những điều tốt đẹp nhất.

Một chính quyền tốt đẹp nhất theo ông chính là một chính quyền không can thiệp vào cuộc sống của mỗi cá nhân, miễn là cá nhân đó không tổn hại gì cho ai. Còn nếu chính quyền đó sai trái thì bổn phận của mỗi cá nhân phải là bày tỏ sự không tuân theo con đường sai trái đó. “Mọi người đều nhận cái quyền làm cách mạng; nghĩa là cái quyền từ chối sự trung thuận với chính phủ và chống lại chính phủ khi chính phủ tàn bạo quá hoặc bất lực quá, chịu không nổi.” Cách bày tỏ đơn giản chính là không ủng hộ cả về vật chất (đóng thuế) và con người (không hành động theo mệnh lệnh của chính quyền - đi lính). Và chỉ bằng cách như vậy, con người ta có thể làm thay đổi cả một chính quyền bất công, tàn bạo, bất hợp lý với những lẽ phải trong đời.

Tuy nhiên, cái ý của Henry không chỉ dừng lại ở đó. Trong Bất tuân chính quyền ông vạch ra được:

Thứ nhất: Điều gì làm cản trở một công dân hành động theo lẽ phải mà đáng lẽ ra họ phải hành động khi cần thiết để phản đối một chính quyền không nhân đạo?

Câu trả lời chính là sự sở hữu vật chất và cả lòng sợ mất mát một cuộc đời không có lương tri - tức là sinh mạng. Và cả những hiểu lầm tai hại về sự phục tùng chính quyền cùng với lòng ái quốc.

Vật chất hay của cải chính là cái trói buộc sự tự do và cả sự cao thượng của con người nữa. Thường để có được của cải càng nhiều con người ta buộc phải gắn chặt với chính quyền, vì chính quyền bảo hộ cho những cuộc làm ăn, những sự vụ kinh tế của họ để tạo ra tài sản. Ngược lại, chỉ bằng với cách đe dọa tước đi của cải của một người cũng đủ để chính quyền bắt người đó suốt đời phục tòng như nô lệ mà không dám nói lên được điều bản thân cảm thấy đúng đắn, nếu mà người ấy sợ mất của cải. Và vì vậy, Henry chủ trương con người đừng bắt đầu mua dây buộc mình bằng cách tích trữ tài sản. Càng nghèo, anh càng ít bị đe dọa sự tự do hơn, bởi vì anh ít có cái để mất hơn và người ta không vin được vào đó mà đe dọa hay bắt ép anh được. Mà nghèo thì chẳng có gì đáng sợ, còn là hạnh phúc nữa, như cái cách mà

Henry đã nói trong Walden.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên Lý

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Lương Tâm Nổi Loạn PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tại Sao Mác Đúng (Terry Eagleton)
LỜI NÓI ĐẦU Điều đó không phải để nói rằng Các Mác không bao giờ sai lầm. Tôi không phải thuộc tuýp người cánh tả thường tuyên bố một cách cuồng tín rằng mọi việc đều cần được phê phán, để rồi khi được yêu cầu đưa ra ba phê bình quan trọng về Các Mác thì lại ậm ừ nín lặng. Việc bản thân tôi nghi ngờ một vài tư tưởng của ông sẽ được thấy rõ qua cuốn sách này. Nhưng Các Mác đã đúng thời đó về những vấn đề quan trọng khiến cho việc tự gọi mình là một người mác xít trở nên hợp lý. Không người nào theo học thuyết Freud hình dung rằng Freud không bao giờ sai lầm, cũng như không có người hâm mộ Alfred Hitchcock nào lại không bảo vệ mọi lời thoại trong kịch bản của vị đạo diễn bậc thầy đó. Tôi đang cố gắng diễn tả những tư tưởng của Các Mác không phải là hoàn hảo nhưng đáng tin cậy. Để chứng minh điều này, tôi nêu ra trong cuốn sách 10 phê phán phổ biến nhất về Các Mác, không sắp xếp theo thứ tự tầm quan trọng mà tôi chỉ cố gắng phản bác từng ý kiến phê phán một. Theo cách này tôi cũng mong muốn giới thiệu một cách rõ ràng và dễ tiếp cận tư tưởng của ông cho những ai chưa biết tác phẩm của ông. Cuốn sách này có căn nguyên từ một tư tưởng duy nhất và nổi bật: Sẽ ra sao nếu hầu hết những phản bác quen thuộc về tác phẩm của Các Mác là sai? Hay ít ra nếu không phải là hoàn toàn cố chấp thì cũng gần như là vậy? Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã được mô tả là “không nghi ngờ gì, đó là tác phẩm duy nhất có ảnh hưởng nhất được viết ra trong thế kỷ XIX”[1]. Tìm mua: Tại Sao Mác Đúng TiKi Lazada Shopee Hầu như không một nhà tư tưởng nào, không một nhà chính trị, khoa học, quân sự, truyền giáo… nào lại làm thay đổi được tiến trình lịch sử một cách rõ ràng như tác giả của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Không một chính phủ nào theo chủ thuyết Đề các, không có thủ lĩnh du kích nào theo chủ nghĩa Platon hay không công đoàn nào theo luận thuyết của Hê-ghen, thậm chí không một nhà phê bình Các Mác quyết liệt nhất nào lại phủ nhận rằng ông đã làm thay đổi hiểu biết của chúng ta về lịch sử loài người. Nhà tư tưởng chống chủ nghĩa xã hội Ludwig von Mises đã mô tả chủ nghĩa xã hội là “phong trào cải cách mạnh mẽ nhất mà lịch sử đã từng chứng kiến, khuynh hướng tư tưởng đầu tiên không chỉ bó hẹp trong một bộ phận nhân loại mà được ủng hộ bởi người dân đủ mọi sắc tộc, quốc gia, tín ngưỡng và nền văn minh”[2]. Thế nhưng có một quan niệm lạ kỳ được lưu truyền rộng rãi cho rằng Các Mác và lý thuyết của ông giờ đây đã được yên nghỉ - và điều này lại xuất hiện trước một trong những khủng hoảng mang tính hủy diệt nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa Mác, từ bao lâu nay vẫn là sự phê phán phong phú nhất về mặt lý luận, không khoan nhượng nhất về mặt chính trị đối với hệ thống tư bản chủ nghĩa, thì giờ đây bằng lòng trở về dĩ vãng. Cuộc khủng hoảng đó ít ra cũng có nghĩa rằng cụm từ chủ nghĩa tư bản thường được ngụy trang dưới những mĩ từ như “kỷ nguyên hiện đại”, “chủ nghĩa công nghiệp” hay “phương Tây”, lại một lần nữa trở nên thịnh hành. Bạn có thể nói hệ thống còn là điều tự nhiên như không khí chúng ta hít thở, mà thay vào đó có thể được coi là một hiện tượng khá mới về mặt lịch sử. Hơn nữa, bất cứ những gì được sinh ra cũng luôn có thể chết đi, đó là lý do tại sao các hệ thống xã hội luôn muốn thể hiện mình tồn tại bất diệt. Cũng giống như cơn sốt xuất huyết khiến bạn có được nhận biết mới về cơ thể của mình, thì một dạng thức của đời sống xã hội có thể được nhận biết nó như thế nào khi nó bắt đầu đổ vỡ. Các Mác là người đầu tiên nhận biết được đối tượng lịch sử được biết đến là chủ nghĩa tư bản - chứng minh nó xuất hiện như thế nào, hoạt động theo quy luật nào và có thể đi đến chỗ kết thúc ra sao. Cũng giống như Newton đã phát hiện ra những sức mạnh vô hình được biết đến là luật vạn vật hấp dẫn, hay Freud đã chỉ ra hoạt động của một hiện tượng vô hình được gọi là vô thức, Các Mác đã khám phá cuộc sống hàng ngày của chúng ta để phát hiện một thực thể chưa từng được nhận biết gọi là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong cuốn sách này, tôi không nói về chủ nghĩa Mác với tư cách là sự phê phán văn hóa hay đạo đức. Bởi vì nói chung điều đó không đặt ra sự phản bác đối với chủ nghĩa Mác và do đó nó cũng không phù hợp với dự định của tôi. Tuy nhiên, theo tôi, kho tàng những tác phẩm đồ sộ và phong phú một cách phi thường của Các Mác theo nghĩa này bản thân nó đã đủ là lý do để gắn bó với di sản của Các Mác. Sự xa lánh, “hàng hóa hóa” đời sống xã hội, một văn hóa tham lam, xâm lược, chủ nghĩa khoái lạc vô tâm và thuyết hư vô ngày càng phát triển, sự chảy máu không ngừng về ý nghĩa và giá trị từ sự tồn tại của con người: rất khó có thể tìm thấy sự thảo luận thông minh về những vấn đề này mà không mang ơn sâu sắc truyền thống mác xít. Trong buổi đầu của chủ nghĩa nam nữ bình quyền, một số người trở nên vụng về nếu những tác giả nam giới có thiện chí trước đây thường viết: “Khi tôi nói “đàn ông” (men) dĩ nhiên tôi muốn nói “đàn ông và đàn bà” (men and women). Vậy tôi cũng muốn nói một cách tương tự là khi tôi nói Các Mác, tôi cũng thường muốn nói tới Các Mác và Ph.Ăng-ghen. Nhưng mối quan hệ giữa hai ông là một câu chuyện khác. Tôi rất biết ơn Alex Callinicos, Philip Carpenter và Ellen Meiksins Wood, những người đã đọc bản thảo cuốn sách này và đã có những phê bình và gợi ý vô giá. Đinh Xuân Hà và Phương Sơn dịchĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tại Sao Mác Đúng PDF của tác giả Terry Eagleton nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Tư Tưởng Lớn Từ Những Tác Phẩm Vĩ Đại (Phạm Viêm Phương)
Cuốn sách các bạn đang cầm trên tay là một tập hợp những câu hỏi và trả lời. Những câu hỏi này được đặt ra cho tác giả, một chuyên gia về lịch sử tư tưởng phương Tây, từ những độc giả thuộc đủ mọi tầng lớp xã hội Mỹ muốn tìm hiểu về đủ loại vấn đề. Nhìn chung, đông đảo độc giả đều muốn biết các nhà tư tưởng trong quá khứ suy nghĩ và lý giải thế nào về những vấn đề mà con người hôm nay đang phải đối mặt. Họ không mưu tìm một câu trả lời dứt khoát, một giải pháp rốt ráo, mà thường họ muốn hiểu rõ vấn đề và muốn rút được bài học từ các nhà tư tưởng lớn trong truyền thống triết học phương Tây. Những câu hỏi này được tác giả trả lời trong một chuyên mục của ông, ban đầu chỉ được đăng tải trên tờ Chicago Sun-Times và Chicago Daily News. Trong vòng một năm sau khi ra đời, đã có tới 28 tờ báo mua bản quyền để đăng tải chuyên mục này (trong đó có tờ Kenkyu Sha ở Tokyo). Sự thành công của chuyên mục đã đưa tới việc tập hợp những câu hỏi và trả lời thành một cuốn sách. Đó là hoàn cảnh hình thành tác phẩm này trong lòng xã hội Mỹ. Dĩ nhiên đối với người Việt, văn minh phương Tây nói chung, và triết học của nó nói riêng, không phải là đề tài học tập bắt buộc, và cũng không phải là nguồn cội tư tưởng giúp chúng ta định hướng cuộc sống và giải quyết những vấn đề của mình. Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận sự kiện rằng truyền thống triết học phương Tây đã có ảnh hưởng quyết định đối với nền văn minh phương Tây vốn đã đạt nhiều giá trị mà hiện đã trở thành phổ quát đối với phần còn lại của thế giới, nên triết học phương Tây thực sự xứng đáng được chúng ta quan tâm đúng mức. Như đã nói trên, khi trả lời các câu hỏi, tác giả không đưa ra, hay áp đặt, một câu trả lời dứt khoát hay một giải pháp tối hậu. Ông chỉ trình bày các nhà tư tưởng lớn đã nói gì trong các tác phẩm của họ về các vấn đề được độc giả nêu ra. Các nhà tư tưởng này thường có những ý kiến khác nhau, thậm chí xung khắc nhau, tuy họ đều dựa trên cơ sở lý luận nào đó, và ý kiến của họ luôn là thành quả của nhiều năm tháng suy nghĩ và chiêm nghiệm. Cách trình bày này giúp độc giả có cơ hội nhìn và mổ xẻ vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau, tự rút ra bài học cho mình và đưa ra quyết định cuối cùng. Đây cũng chính là cốt tủy của cái mà tác giả trình bày như một “nền giáo dục khai phóng”, một nền giáo dục - hình thành từ thời cổ đại ở Hy Lạp và La Mã - nhằm vào việc đào tạo những con người tự do, hiểu theo nghĩa là một con người biết tư duy rốt ráo về từng vấn đề, biết tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm cho quyết định của mình. Mẫu người tự do này khác hẳn mẫu người nô lệ, chỉ trông cậy vào tư duy và quyết định của người khác, và dĩ nhiên, họ không hề muốn chịu trách nhiệm về những quyết định đó tuy rằng họ đã hành động theo những quyết định đó. Một quan điểm đáng lưu ý nữa của tác giả là ở chỗ ông luôn trích dẫn ý kiến của những tác gia kinh điển của từng lãnh vực, ngay cả khi lý thuyết của những tác gia này đã bị vượt qua, hay thậm chí bị phi bác, bởi những nhà tư tưởng và thành quả khoa học của thời hiện đại. Ông biện minh rằng chúng ta không học tập hay tiếp nhận những tri thức của các nhà tư tưởng đó, vì có thể nó đã bị vượt qua hoặc không còn đúng nữa dưới ánh sáng của khoa học ngày nay, mà chúng ta học tập phương pháp tư duy của họ, hiểu ra con đường và cách đi của họ để tiếp cận với chân lý, tuy họ sống trong những thời kỳ mà khoa học và kinh tế còn phôi thai, chưa phát triển. Đó mới thực sự là điều mà triết học mang lại cho con người và cũng là điều bổ ích của tác phẩm này. Như các bạn sẽ thấy, các câu hỏi trong sách này trải rộng trên nhiều lãnh vực, từ đạo đức, chính trị, xã hội đến kinh tế và nhiều vấn đề thiết thực trong đời sống (như mỹ học, nghệ thuật, giáo dục, quan hệ nhân sinh…). Như thế không có nghĩa rằng các nhà tư tưởng phương Tây chỉ bàn về những chuyện ấy, mà chẳng qua là vì câu hỏi từ các độc giả thường chỉ xoay quanh những vấn đề gần gũi ấy và ít có người quan tâm đến những lý thuyết phức tạp hơn vốn để lý giải bản chất của hữu thể và cấu trúc của thực tại. Chúng tôi muốn nói rõ điều này để các bạn hiểu sách này không bao quát toàn bộ triết học phương Tây, mà chỉ xoay quanh những vấn đề được nhiều con người bình thường quan tâm. Cũng chính vì thế mà chúng tôi tin tác phẩm này bổ ích cho tuyệt đại đa số chúng ta - những người không chuyên nghiên cứu triết học. Điều cuối cùng mà chúng tôi muốn thưa cùng bạn đọc là, do tác phẩm này bao trùm nhiều lãnh vực học thuật khác nhau, đòi hỏi người dịch phải có một kiến thức cơ bản nào đó ở mọi lãnh vực, mà điều đó chúng tôi tự xét là mình chưa đạt được, nên việc dịch và chú giải sách này - tuy chúng tôi đã làm hết sức trong khả năng có hạn của mình - chắc chắn vẫn còn nhiều sai sót. Chúng tôi thực sự rất mong nhận được ý kiến chỉ giáo của bạn đọc.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Tư Tưởng Lớn Từ Những Tác Phẩm Vĩ Đại PDF của tác giả Phạm Viêm Phương nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ngẫu Nhiên Và Tất Yếu (Jacques Monod)
Tất cả những gì hiện hữu trong vũ trụ đều là kết quả của ngẫu nhiên và tất yếu. Démocrite Ở thời điểm tế nhị khi con người quay đầu nhìn lại cuộc đời mình, trở về núi đá cố hữu, Sisyphe ngẫm lại chuỗi hành động tản mát đã trở thành định mệnh của hắn, do chính hắn tạo ra, kết hợp lại trong cảnh tượng của kí ức và không lâu nữa sẽ được cái chết của hắn niêm phong. Như thế đó, tin chắc rằng mọi chuyện của con người đều do con người tạo tác, kẻ mù loà muốn nhìn rõ và vẫn biết rằng đêm dài vô tận, vẫn cứ đi. Hòn đá vẫn lăn. Tôi để Sisyphe đó dưới chân núi đá! Ai rồi cũng sẽ nhận được gánh nặng của mình. Nhưng Sisyphe dạy ta sự trung kiên cao cả đã phủ nhận thần linh và dời được núi. Sisyphe cũng thấy rằng mọi chuyện đều ổn. Cái vũ trụ từ nay không ai ngự trị, hắn không thấy là vô nghĩa hay vớ vẩn. Mỗi một thớ nhỏ của tảng đá này, mỗi mảnh vỡ của hòn núi đầy bóng tối này, chỉ riêng nó đã làm nên một thế giới. Sự cố gắng vất vả để trèo lên đỉnh núi, tự nó đủ để thoả mãn một con người. Phải nghĩ rằng Sisyphe hạnh phúc. Albert Camus, Huyền thoại Sisyphe Tìm mua: Ngẫu Nhiên Và Tất Yếu TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ngẫu Nhiên Và Tất Yếu PDF của tác giả Jacques Monod nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hố Thẳm Của Tư Tưởng (Phạm Công Thiện)
Hố thẳm của tư tưởng Mở đầu Đặt lại căn nguyên tư tưởng hôm nay Chương nhất - Triết và tính Chương hai - Tượng và tính Chương ba - Ái và tính Tìm mua: Hố Thẳm Của Tư Tưởng TiKi Lazada Shopee Chương tư - Thơ và tính Chương năm - Hoạ và tính Kết luận - Mở ra sứ mệnh của hố thẳm Phụ lục Đi vòng quanh Hố thẳm I. Dịch hoá pháp về hố thẳm Trong tư tưởng Trung Quán Luận II. Hố thẳm của ý thức mới III. Biểu tượng về hố thẳm trong tư tưởng Nâgârjuna IV. Bóng tối của hố thẳm V. Hố thẳm của chiến tranh quê hương VI. Hố thẳm của chân lý VII. Henry Miller Hố thẳm siêu hình học Phá hủy tư tưởng Heidegger[2] Phần mở đầu A. Hố thẳm siêu hình học B. Chính nghĩa của sự phá hủy LỜI MỞ ĐẦU VỀ LẦN TÁI BẢN THỨ BA Quyển Hố thẳm của tư tưởng này đã đánh dấu một giai đoạn của người viết, một giai đoạn phủ nhận triệt để. Sau sự phủ nhận triệt để này là Sự im lặng của Hố thẳm. Không thể nào đọc Hố thẳm của tư tưởng mà không đọc Im lặng hố thẳm mà không thấy Hố thẳm của tư tưởng. Lần tái bản thứ ba này, người viết đã tự tiện xoá bỏ bài viết về luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Trung vì bài ấy chỉ có tính cách giai đoạn và nhất là chỉ có tính cách tượng trưng. Sau sự tượng trưng là Thực Tại viết hoa và Thực Tại bắt chéo. Vỗ cánh bay chín từng trời cao ngất. (Hàn Mặc Tử) Tôi mở đầu Hố thẳm của tư tưởng với Hàn Mặc Tử. Đáng lẽ Hàn Mặc Tử viết quyển này, vì Hàn Mặc Tử là người duy nhất đã sống trong Hố thẳm của Tư tưởng bằng chính hơi thở, máu, nước mắt, thân thể và linh hồn. Thơ của Hàn Mặc Tử là Tư tưởng của Hố thẳm; thi ca và tư tưởng đều bắt đầu và chấm dứt nơi Hố thẳm; thi ca bay về Hố thẳm bằng cánh phượng hoàng; Tư tưởng bay về Hố thẳm bằng cánh chim ưng. Chim ưng và chim phượng hoàng bay lượn vòng nhau, giao cấu nhau giữa mống cầu vồng bảy sắc và khai sinh ra một bồ câu màu đen chưa từng xuất hiện trên đời. Phạm Công Thiện Paris, ngày 22/VI/1966Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hố Thẳm Của Tư Tưởng PDF của tác giả Phạm Công Thiện nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.