Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Con Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho Giáo (Nguyễn Văn Thọ)

Hôm nay tôi rất vinh hạnh được trình bày cùng quý vị đề tài: QUI NGUYÊN PHẢN BẢN THEO NHO GIÁO.

Được làm công việc này để tấu khúc hoà ca cùng quý vị đại diện cho nhiều tôn giáo có mặt nơi đây, và cũng là để đóng góp trong muôn một vào công trình chung, đi tìm một chân lý đại đồng, tôi rất hứng khởi và liên tưởng đến mấy lời đức Khổng xưa đã nói trong Hệ từ hạ (chương 5).

Thiên hạ hà tư hà lự 天 下 何 思 何 慮

Thiên hạ đồng qui nhi thù đồ 天 下 同 歸 而 殊 途

Nhất trí, nhi bách lự 一 致 而 百 慮 Tìm mua: Con Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho Giáo TiKi Lazada Shopee

Thiên hạ hà tư hà lự! 天 下 何 思 何 慮

Tạm dịch:

Dạy rằng: muôn sự trên đời

Cần chi lo nghĩ rối bời mà chi

Muôn đường nhưng vẫn đồng qui

Trăm chiều lo lắng rút về một căn

Cần gì mà phải băn khoăn

Cần gì mà phải bận tâm lo lường.

Trong bài thuyết trình này, tôi sẽ lần lượt trình bày cùng quí vị những đóng góp của Tứ Thư, Ngũ Kinh vào công trình đi tìm Thượng Đế tiềm ẩn đáy lòng, tức là vào công trình xây đắp con đường Qui Nguyên Phản Bản, lý tưởng theo thánh hiền Nho giáo.

Trong bài thuyết trình này, tôi sẽ dùng TÂM ĐIỂM và vòng TRÒN bên ngoài với hai chiều thuận nghịch để trình bày những tư tưởng then chốt của Tứ Thư, Ngũ kinh, đồng thời cũng để minh định rằng con đường quy nguyên phản bản cuả Nho giáo chính là con đường hồi hướng, con đường quay về Tâm để mà tìm Đạo, tìm Trời hoặc quay về gốc, trở về nguồn.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn ThưDịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu ChỉDịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng KinhDịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ KinhHà Đồ Và Lạc ThưLão, Trang Giản LượcĐạo Đức Kinh Lão TửÂm Phù KinhPhật Học Chỉ NamTrung Dung Tân KhảoTìm Hiểu Kinh Hoa NghiêmKhổng Học Tinh HoaHướng Tinh ThầnĐường Vào Triết Học Và Đạo HọcChân Dung Khổng TửThiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất ThểTrời Chẳng Xa NgườiCon Đường Huyền Nhiệm Trung DungCon Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho GiáoĐịnh Luật Tiến HoáKhổng Giáo Vô Thần Hay Hữu ThầnKinh Dịch Với Đông YĐức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm LinhLecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn ĐíchLễ, Nghĩa, Liêm, SỉNê Hoàn - Nhâm - ĐốcQuan Niệm Tam Tài Với Con NgườiRa Đời, Vào ĐạoSẫm VioletThất Huyền Cầm

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho Giáo PDF của tác giả Nguyễn Văn Thọ nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Vô Thường (Nguyễn Bảo Trung)
Lời giới thiệu Công việc làm báo Y tế giúp tôi có cơ duyên được tiếp xúc với các cây bút bác sĩ. Trong những hạnh ngộ ấy, tôi may mắn gặp được Bảo Trung, với tên khác là Vô Thường. Tôi nhớ dịp đó vào tầm năm 2013, khi làn sóng hiểu lầm về nghề bác sĩ tràn lan trên mạng xã hội, thì mỗi sáng dậy, không riêng tôi, mà rất nhiều bạn đọc, thấy lòng chùng lại khi gặp được những dòng chữ như thủ thỉ, như sẻ chia về những nỗi đau của người thầy thuốc bất lực trước sự nghiệt ngã của cái chết. Mỗi câu chuyện được thể hiện một cách giản dị, nhưng đều ẩn những tầng ý nghĩa vô cùng sâu sắc mà người đọc như thấy chính mình trong đó, cũng mải miết với cơm áo gạo tiền nên chót vô tâm với cha với mẹ, với người thân của mình. Có bạn đọc nhắn rằng, đọc chuyện của Vô Thường xong, e phải thu xếp ngay về thăm ba mẹ, bởi không biết còn gặp song thân được bao lần… Phải là một người ngấm triết lý Phật giáo lắm, phải có một trái tim đa cảm lắm, yêu thương con người, yêu thương cuộc đời lắm mới viết được những dòng trắc ẩn, lay động người đọc đến vậy. Có lẽ, công việc của một bác sĩ cấp cứu, ngày qua ngày trực tiếp đối diện với tận cùng nỗi thống khổ của kiếp người, tật bệnh, đói nghèo, chết chóc… nên trong anh luôn nặng nỗi niềm ẩm ỉ, đau đớn về thân phận con người. Mỗi câu chuyện Vô Thường đưa lên đều khiến nhiều, rất nhiều bạn đọc rơm rớm nước mắt, nhưng sau những lay động ấy, là sự thức tỉnh, khiến mọi người tu thân tu tâm một cách vô thức và tự nguyện. Đó là thành công lớn của tác giả Bs. Bảo Trung - Vô Thường mà không phải cây bút nào cũng làm được. Những dòng như lời tâm sự, như là kể chuyện của Bs. Bảo Trung luôn đánh thức cái thiện, cái tình vốn ẩn trong sâu thẳm mỗi người mà vì bon chen cuộc sống, đôi khi nó bị lu mờ bị chìm đi. Những dòng viết của Bs. Bảo Trung khiến người ta thấy buồn, nhưng trong nỗi buồn vẫn lóe lên sự ấm áp tin cậy vào trái tim nhân hậu, giàu lòng trắc ẩn của người bác sĩ, lóe lên niềm tin vào những điều tử tế vẫn hiện diện trên cõi đời này, ở cả những nơi tận cùng đau khổ chốn nhân gian. Có cảm giác mỗi khi đọc chuyện của Vô Thường xong, bạn đọc sẽ ngộ ra rằng “Đời ngắn lắm thương nhau còn chưa đủ. Nói làm chi lời chia cách vực sâu...” như lời thơ của nhà sư Thích Tánh Tuệ trong bài “Cho bõ lúc trăm năm”. Nhận được tin Vô Thường ra sách, tôi mừng lắm, bởi giữa những hỗn mang trong dòng đời, tập sách này thực sự là một món quà, giúp người người đang ngày ngày phải mang vác những nặng nề, mệt mỏi của số phận trên lưng, tự tìm được con đường giải thoát. Giải thoát khỏi những đau khổ do chính mình chưa ngộ ra mà vướng phải, từ đó biết đem đến thương yêu đúng cách cho cuộc đời và cho bản thân mình. Tìm mua: Vô Thường TiKi Lazada Shopee Những câu chuyện có thật ghi ở phòng cấp cứu trong cuốn sách này giúp người biết thương người hơn, giúp cuộc sống bớt đi những khổ đau, những nuối tiếc, những ân hận vốn vẫn ẩn sau hai chữ “giá như” khi mọi chuyện không còn cứu vãn được nữa. Từng câu từng chữ của Vô Thường như một liệu pháp thiền định trị liệu, hàn gắn những vết thương mà mỗi người đều không thoát khỏi trong hành trình mưu sinh của mình. Tự đáy lòng, tôi thầm cảm ơn chữ duyên cho tôi được đọc những câu chuyện của Vô Thường mỗi khi lòng hoang mang buồn bã, cảm ơn chữ duyên cho tôi có được hạnh ngộ gặp gỡ một tấm lòng nhân hậu, trí tuệ, đẫm triết lý đạo Phật của Bs. Bảo Trung. Những câu chuyện của anh, từng ngày từng ngày giúp tôi cũng như nhiều bạn đọc biết buông bỏ những phù du thường nhật để cảm nhận được cái đẹp vốn vẫn hiện hữu trong đời. Trần Yến Châu Trưởng ban Báo Điện tử Báo Sức khỏe và Đời sống Bộ Y tếĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vô Thường PDF của tác giả Nguyễn Bảo Trung nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đức Phật Trong Ba Lô (Daisaku Ikeda)
LỜI TỰA Mười chín tuổi, hết sức thất vọng vì nhận thấy mình không có khả năng chèo lái cuộc sống và hoang mang trước chiều hướng mà thế giới hiện đại dường như đang lao theo, tôi bắt đầu thực hành Đạo Phật. Đó dường như là triết lý duy nhất thừa nhận sự thần bí và kỳ diệu của vũ trụ mà không hề mâu thuẫn với quan điểm có tính khoa học, lý trí của tôi. Đạo Phật nhuộm cả vũ trụ bao la và thế giới loài người trong giá trị đích thực và tự do cao cả. Trong mười năm kể từ ngày đó, lòng yêu kính Đạo Phật của tôi ngày một sâu sắc. Có lẽ quan trọng hơn, việc thực hành Đạo Phật của cá nhân tôi đã khuấy động cuộc sống của tôi theo những cách mà trước đây tôi chẳng bao giờ có thể nghĩ tới. Theo nhiều cách, chính nhờ ơn Daisaku Ikeda mà tôi có được những tình cảm yêu kính này. Là người đứng đầu tổ chức Soka Gakkai International, tổ chức Phật Giáo của các phật tử tại gia mà tôi là thành viên, ông đã làm việc không mệt mỏi để khích lệ, khai sáng hàng triệu người trên thế giới. Tôi cùng những người bạn cư sĩ của mình niệm Nam mô Diệu pháp Liên hoa mỗi sáng và mỗi tối như một phần việc thực hành hàng ngày. Trong khi tôi chân thành khuyến khích tất cả mọi người thử cách thực hành này vì sự phát triển và lợi lạc của họ, giáo lý Đạo Phật, đặc biệt là qua sự dẫn giải của Daisaku Ikeda, bao hàm cả một thế giới những ý tưởng có thể đem lại phúc lạc to lớn cho các Phật tử cũng như những người không theo Đạo Phật nói chung. Nói cách khác, không phải vì bạn không thực hành Đạo Phật mà bạn sẽ không học được nhiều điều từ cuốn sách này. Đó là bởi, ở mức độ thực tế, Đạo Phật rất hợp lý, không hề khác biệt so với những tư duy thông thường. Tìm mua: Đức Phật Trong Ba Lô TiKi Lazada Shopee Tất nhiên, phần đông chúng ta đều biết rằng chúng ta không thường xuyên dùng đến tư duy thông thường của mình, rằng chúng ta không phải bao giờ cũng thấy mọi chuyện là hợp lý. Nhà khoa học tiên tiến nghiên cứu về máy tính, Marvin Minsky, có một cách giải thích rất hay về điều này. Ông nói: “Tư duy thông thường không phải là một thứ đơn giản. Thay vào đó, nó là một tập hợp khổng lồ các ý tưởng thực tế đã qua tôi luyện - của vô số những điều học được qua cuộc sống: luật lệ và ngoại lệ, sắp đặt và xu hướng, cân bằng và trở ngại. Điều đó tình cờ cũng là một cách miêu tả khá đúng về Đạo Phật.” Trong những trang tiếp theo, bạn sẽ được đọc những câu hỏi và băn khoăn của các bạn trẻ gửi đến Daisku Ikeda. Dù có những câu hỏi có vẻ đơn giản, chúng ta sẽ luôn thấy sự thông tuệ trong cách trả lời thẳng thắn của ông. Lời khuyên của ông tràn đầy sự cảm thông, khích lệ. Khi làm theo lời khuyên ấy, chúng ta sẽ dần nhận ra khả năng kiểm soát định mệnh của riêng mình. Về phần mình, tôi thấy ông đưa ra những lời khuyên thật sâu sắc về tình yêu và các mối quan hệ, điều này đã cứu tôi thoát khỏi rất nhiều điều mà 10 năm trước tôi coi đó là sự đau khổ. Một điểm thực sự quan trọng mà Ikeda liên tục nhấn mạnh là việc định hướng những thay đổi và tạo ra thế giới mới này hoàn toàn phụ thuộc vào thế hệ trẻ chúng ta. Tất cả chúng ta không chỉ vốn đã có khả năng tác động lên những thay đổi đó mà chúng ta còn có trách nhiệm phải làm điều đó một cách hiểu biết, đầy yêu thương. Nhờ có Daisaku Ikeda, tôi đã biết rằng cuộc sống được dẫn dắt theo cách nhìn của Phật Giáo có thể là một cuộc sống giàu có, thú vị và luôn luôn hạnh phúc. Và tôi nghĩ rằng đó là tất cả, sống hạnh phúc, sáng tạo và tràn đầy lòng biết ơn cuộc sống với mọi hình thức biểu hiện tuyệt vời của nó. Duncan Sheik Ca sĩ, nhạc sĩ người MỹĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đức Phật Trong Ba Lô PDF của tác giả Daisaku Ikeda nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đức Phật Trong Ba Lô (Daisaku Ikeda)
LỜI TỰA Mười chín tuổi, hết sức thất vọng vì nhận thấy mình không có khả năng chèo lái cuộc sống và hoang mang trước chiều hướng mà thế giới hiện đại dường như đang lao theo, tôi bắt đầu thực hành Đạo Phật. Đó dường như là triết lý duy nhất thừa nhận sự thần bí và kỳ diệu của vũ trụ mà không hề mâu thuẫn với quan điểm có tính khoa học, lý trí của tôi. Đạo Phật nhuộm cả vũ trụ bao la và thế giới loài người trong giá trị đích thực và tự do cao cả. Trong mười năm kể từ ngày đó, lòng yêu kính Đạo Phật của tôi ngày một sâu sắc. Có lẽ quan trọng hơn, việc thực hành Đạo Phật của cá nhân tôi đã khuấy động cuộc sống của tôi theo những cách mà trước đây tôi chẳng bao giờ có thể nghĩ tới. Theo nhiều cách, chính nhờ ơn Daisaku Ikeda mà tôi có được những tình cảm yêu kính này. Là người đứng đầu tổ chức Soka Gakkai International, tổ chức Phật Giáo của các phật tử tại gia mà tôi là thành viên, ông đã làm việc không mệt mỏi để khích lệ, khai sáng hàng triệu người trên thế giới. Tôi cùng những người bạn cư sĩ của mình niệm Nam mô Diệu pháp Liên hoa mỗi sáng và mỗi tối như một phần việc thực hành hàng ngày. Trong khi tôi chân thành khuyến khích tất cả mọi người thử cách thực hành này vì sự phát triển và lợi lạc của họ, giáo lý Đạo Phật, đặc biệt là qua sự dẫn giải của Daisaku Ikeda, bao hàm cả một thế giới những ý tưởng có thể đem lại phúc lạc to lớn cho các Phật tử cũng như những người không theo Đạo Phật nói chung. Nói cách khác, không phải vì bạn không thực hành Đạo Phật mà bạn sẽ không học được nhiều điều từ cuốn sách này. Đó là bởi, ở mức độ thực tế, Đạo Phật rất hợp lý, không hề khác biệt so với những tư duy thông thường. Tìm mua: Đức Phật Trong Ba Lô TiKi Lazada Shopee Tất nhiên, phần đông chúng ta đều biết rằng chúng ta không thường xuyên dùng đến tư duy thông thường của mình, rằng chúng ta không phải bao giờ cũng thấy mọi chuyện là hợp lý. Nhà khoa học tiên tiến nghiên cứu về máy tính, Marvin Minsky, có một cách giải thích rất hay về điều này. Ông nói: “Tư duy thông thường không phải là một thứ đơn giản. Thay vào đó, nó là một tập hợp khổng lồ các ý tưởng thực tế đã qua tôi luyện - của vô số những điều học được qua cuộc sống: luật lệ và ngoại lệ, sắp đặt và xu hướng, cân bằng và trở ngại. Điều đó tình cờ cũng là một cách miêu tả khá đúng về Đạo Phật.” Trong những trang tiếp theo, bạn sẽ được đọc những câu hỏi và băn khoăn của các bạn trẻ gửi đến Daisku Ikeda. Dù có những câu hỏi có vẻ đơn giản, chúng ta sẽ luôn thấy sự thông tuệ trong cách trả lời thẳng thắn của ông. Lời khuyên của ông tràn đầy sự cảm thông, khích lệ. Khi làm theo lời khuyên ấy, chúng ta sẽ dần nhận ra khả năng kiểm soát định mệnh của riêng mình. Về phần mình, tôi thấy ông đưa ra những lời khuyên thật sâu sắc về tình yêu và các mối quan hệ, điều này đã cứu tôi thoát khỏi rất nhiều điều mà 10 năm trước tôi coi đó là sự đau khổ. Một điểm thực sự quan trọng mà Ikeda liên tục nhấn mạnh là việc định hướng những thay đổi và tạo ra thế giới mới này hoàn toàn phụ thuộc vào thế hệ trẻ chúng ta. Tất cả chúng ta không chỉ vốn đã có khả năng tác động lên những thay đổi đó mà chúng ta còn có trách nhiệm phải làm điều đó một cách hiểu biết, đầy yêu thương. Nhờ có Daisaku Ikeda, tôi đã biết rằng cuộc sống được dẫn dắt theo cách nhìn của Phật Giáo có thể là một cuộc sống giàu có, thú vị và luôn luôn hạnh phúc. Và tôi nghĩ rằng đó là tất cả, sống hạnh phúc, sáng tạo và tràn đầy lòng biết ơn cuộc sống với mọi hình thức biểu hiện tuyệt vời của nó. Duncan Sheik Ca sĩ, nhạc sĩ người MỹĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đức Phật Trong Ba Lô PDF của tác giả Daisaku Ikeda nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tóm Lược Cấp Bậc Của Các Vị Bồ Tát (Dương Đình Hỷ)
Tóm lược cấp bậc của các vị Bồ tát Dương Đình Hỷ Bồ tát là những vị tu hành đã giác ngộ và không còn bị luật sinh tử luân hồi chi phối. Các Ngài có thể tái sinh ở những thế giới như thế giới Ta bà để cứu độ chúng sinh và tiếp tục tu các hạnh thuộc Bồ tát đạo Các vị Bồ tát có 52 cấp bậc: từ Thập Tín là các Bồ tát ngoại phàm, Thập Trú, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng đắc Tu Dà Hoàn (nhập lưu) là các Bồ tát nội phàm, còn Thập Địa (Phật địa) là Bồ tát thánh vị. Bồ tát thứ 51 là Diệu giác và Bồ tát thứ 52 là Đẳng giác. I- Thập Tín: 10 tâm tin tưởng gồm có: Tìm mua: Tóm Lược Cấp Bậc Của Các Vị Bồ Tát TiKi Lazada Shopee 1/ Tín tâm: tâm tin tưởng là mình sẽ thành Phật. 2/ Niệm tâm: tâm niệm gồm 6 niệm là: Phật, pháp, tăng, giới, thí, thiên. 3/ Tinh tiến tâm: tâm luôn nghe Bồ tát tạng, không gián đoạn. 4/ Định tâm: tâm buộc vào một chỗ, không bị tà kiến lung lay. 5/ Huệ tâm: tâm phát huệ, biết các pháp không có tự tánh. 6/ Giới tâm: tâm thanh tịnh các nghiệp: thân, khẩu, ý. 7/ Hồi hướng tâm: tâm hồi hướng về chúng sinh những gì mình có, kể cả thân. 8/ Hộ pháp tâm: hộ pháp cho mình cũng như cho người. 9/ Xả tâm: tâm xả bỏ tiền tài cũng như thân. 10/ Nguyện tâm: nguyện chúng sinh đều có tịnh nghiệp. II- Thập Trụ: nơi trú ẩn của tâm. 1/ Sơ phát tâm trú: tâm trú ở tánh không, không phạm ngũ nghịch, tám đảo và 10 ác. 2/ Trì địa trú: du hành 10 phương không chướng ngại gì. 3/ Sinh quý trú: trong thân trung ấm tự chọn cha mẹ. 4/ Phương tiện cụ túc trú: nhiều phương tiện lợi mình, lợi người. 5/ Chính tâm trú: thành tựu Bát nhã trí. 7/ Bất thối trú: trú ở nơi vô sinh. 8/ Đồng chân trú: trú ở nơi đầu, cuối không thay đổi. 9/ Pháp vương tử trú: trú ở thánh thai. 10/ Quán đảnh trú: làm nhiều Phật sự khiến Phật lấy nước quán đỉnh. Có 3 tướng: 1/Độ chúng sinh; thành tựu 10 chủng trí. 2/Đắc cảnh giới cao đến cảnh giới pháp vương tử cũng không biết. 3/ Biết tất cả các pháp. III- Thập Hạnh: có 10 đức tính. 1/ Hạnh hoan hỷ: tùy thuận 10 phương. 2/ Nhiêu ích hạnh: có ích cho chúng sinh. 3/ Hạnh vô sân hận: tu nhẫn nhục, đối oán có thể nhẫn. 4/ Vô tận hạnh: độ khắp chúng sinh. 5/ Lìa sinh loạn hạnh: giữ chính niệm, không tán loạn. 6/ Thiện hiện hạnh: các nghiệp thân, khẩu, ý đều tịnh. 7/ Vô chấp hạnh: thấy các pháp không có áp lực gì. 8/ Tôn trọng hạnh: tôn trọng những người có thiện căn. 9/ Thiện pháp hạnh: được bốn vô ngại trí. 10/ Chân thật hạnh: thành tựu đệ nhất nghĩa đế. IV- Thập Hồi hướng: 10 hồi hướng về các chúng sinh. 1/ Cứu hộ hồi hướng: cứu hộ tất cả chúng sinh, thân cũng như oán. Thực hành bốn nhiếp (bố thí nhiếp, ngôn ngữ nhiếp, lợi hành nhiếp, đồng dự nhiếp), sáu độ. 2/ Bất hoại hồi hướng: tin Tam bảo bất hoại. 3/ Làm Phật sự trong 3 đời, chẳng lìa Bồ đề. 4/ Hồi hướng khắp nơi: hồi hướng thiện căn đến mọi nơi. 5/ Vô tận công đức tạng hồi hướng: hồi hướng về tất cả thiện căn nên được công đức vô tận. 6/ Tùy thuận bình đẳng thiện căn hồi hướng: hồi hướng về tất cả thiện căn. 7/ Tùy thuận đẳng quán hồi hướng: tăng trưởng thiện căn. 8/ Như tướng hồi hướng: hồi hướng những thiện căn mà tướng đã thành tựu. 9/ Vô phược vô trước hồi hướng: không bị trói buộc vào đâu, không chấp vào cái gì cả. 10/ Pháp giới vô lượng hồi hướng: tu tập tất cả các pháp thiện. V- Thập Địa: Nếu nói về bản thể, những gì Bồ tát Thập Địa chứng được thì không có gì là sai biệt cả, nhưng nói về tầng thứ thì có khác nhau, do các Ba La Mật khác nhau ta phân làm 10 địa vị do đắc các Ba La Mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã, phương tiện, nguyện, lực, trí. Phải có 3 điều kiện sau mới bước vào địa vị của Bồ tát Thập Địa: 1- Tâm đại bi. 2- Tâm Bồ đề. 3-Trí tuệ bất nhị. 1/ Bồ tát Hoan hỷ địa. Vì chứng các pháp chưa từng đắc nên tâm sinh ra hoan hỷ, lúc đó tâm Bồ đề chuyển thành tâm Bồ đề thắng nghĩa, chặt đứt: nghi kết, thân kiến kết, giới cấm thủ kiến kết; không còn sợ sống, sợ chết, sợ rơi vào 3 đường ác, tâm ác, sợ đại chúng ác. Đã viên mãn bố thí Ba La Mật, không còn sinh vào các đường ác nữa. Theo Duy thức thì Nhị thừa chỉ chứng nhân không, không chứng pháp không, còn Bồ tát thì chứng cả 2 và trí tuệ, huệ vượt qua nhị thừa. Còn Trung quán cho rằng Bồ tát từ bậc thứ 7, trí tuệ mới hơn nhị thừa. 2/ Bồ tát Ly cấu địa. Nằm mộng cũng không phạm giới. Đã viên mãn trì giới Ba La Mật. Bồ tát trong giới này tích cực tu thiện nghiệp đạo. Chúng ta đã biết nghiệp do thân, khẩu, ý tạo ra mà ý nghiệp là chính. Thiện nghiệp đạo chỉ ý nghiệp. 3/ Bồ tát Phát quang địa. Trí tuệ Bồ tát phát ra ánh sáng đỏ, vì Bồ tát tu tuệ, định lực thâm hậu nên được văn trì Đà la ni phát khởi: văn, tư, tu. Trừ được tham, si. Các Bồ tát đắc thần thông trong đó có: Lậu tận thông của riêng Phật giáo. Các Bồ tát này đã viên mãn nhẫn nhục Ba La Mật. 4/ Bồ tát Diễm huệ địa. Ngọn lửa đốt sạch phiền não: trừ được ngã chấp và pháp chấp. Các Bồ tát này đã viên mãn tinh tiến Ba La Mật. 5/ Bồ tát nan thắng địa. Các Bồ tát dưới ngũ địa đối với Thiên ma, Ấm ma, Tử ma, Phiền não ma khó mà thắng được nếu không nhờ Phật lực, nhưng các Bồ tát ở Ngũ địa giới thì ma nào cũng thắng được, vì đã viên mãn tĩnh lự Ba La Mật, thông đạt Tứ diệu đế: khổ, tập, diệt, Đạo. Trong đó diệt đế là Thắng nghĩa đế. 6/ Bồ tát hiện tiền địa. Các Bồ tát này viên mãn Bát nhã Ba La Mật vào được Diệt tâm định. Định này nếu không có tâm từ bi và đại trí tuệ thì không vào được. Tiểu thừa cho rằng vào định này là trừ được 6 thức đầu, Đại thừa cho rằng trừ được 7 thức, Duy thức thì cho rằng là Vô vi, Hữu bộ cho rằng Diệt tâm Định có thực thể, còn Kinh bộ lại cho là không. 7/ Bồ tát Viễn hành địa. Các Bồ tát ở địa này đã cách xa phàm phu lắm rồi. Các bồ tát đã đắc phương tiện Ba La Mật, có thể trong một sát na vào Diệt tận định, một sát na khác lại ra khỏi Diệt tận định. Mục đích là giáo hóa chúng sinh. 8/ Bồ tát Bất động địa. Các Bồ tát ở địa này không còn phiền não nữa. Hoàn cảnh bên ngoài không gì có thể làm động tâm. Phiền não phân làm Phiền não chướng và Sở chi chướng, Tiểu thừa diệt được Phiền não chướng, còn Đại thừa diệt được cả hai. Trung quán thì cho rằng từ Sơ địa đến Bát địa diệt được Phiền não chướng, nhưng từ Bát địa trở lên chỉ trừ được tập khí của của phiền não thôi. Bát địa cũng có tính bất thối, nhưng ở Sơ địa các Bồ tát chỉ thấy tánh của Pháp, còn ở Bát địa thì các niệm tan vào bể khổ. Các Bồ tát đắc nguyện Ba La Mật. 9/ Bồ tát Thiện huệ địa. Các Bồ tát viên mãn lực Ba La Mật. Lực có hai dạng Lý giải và Thực tế, hợp cả 2 lại thì ta có Giải hạnh tương ứng. Giải được bốn Vô ngại: pháp, nghĩa, từ, biện. 1-Pháp: biết được nhân và quả của pháp. 2-Nghĩa: biết tất cả nghĩa của pháp. 3-Từ: đủ chữ nghĩa để giảng Đạo. 4-Biện: biện luận mà người nghe không chán. 10/ Bồ tát Pháp vân địa. Các Bồ tát viên mãn trí Ba La Mật. Chư Phật đều quán đỉnh và dự chúc sẽ vào Phật vị, vì vậy còn gọi là Địa này là Quán đỉnh vị. VI- Diệu giác: giai đoạn cuối của Bồ tát. VII- Đẳng giác: đắc đệ nhất nghĩa đế.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tóm Lược Cấp Bậc Của Các Vị Bồ Tát PDF của tác giả Dương Đình Hỷ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.