Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thuở Mơ Làm Văn Sĩ (Nguyễn Thụy Long)

Năm 1950. Ở Hà Nội, tôi 10 tuổi, mới dậu xong bằng tiểu học, sửa soạn thi vào lớp đệ thất ( lớp 6 bây giờ ) trường trung học Chu Văn An. Nghĩa là sẽ trở thành học sinh trường bưởi danh tiếng xưa kia đấy. Nhưng là tuổi ăn tuổi chơi. Ba tháng hè, tôi tham gia tất cả những trò chơi trẻ con ở Hà Nội. Đánh đinh, đánh đáo, sưu tầm programes ở những rạp chiếu phim, xem ciné và đọc truyện.

Có lẽ thứ mà tôi đam mê nhất là đọc truyện. Tôi đọc lung tung đủ thứ truyện, từ truyện kiếm hiệp đến mọi loại tiểu thuyết, in thành từng tập mỏng phát hành mỗi tuần mà cha tôi gọi là tiể thuyết ba xu. Gom góp từng tập mỏng ấy để đóng lại thành pho sách dầy. Những truyện đăng trên báo tôi cũng cắt đóng lại thành từng tập. Không kể việc sưu tầm từng cuốn tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn mà tôi rất ngưỡng mộ. Tất cả những cuốn sách cũ, đôi khi nát phải tự phục chế. Lý do đơn giản là tôi không có tiền để mua những cuốn tiểu thuyết tinh còn thơm mùi mực in.Tôi ngưỡng mộ biết bao nhiêu tác giả. Mơ ước ngaynào đó mình được như họ. Tôi mê đến độ, có thể đọc tiểu thuyết bất cứ lúc nào không phải chỉ ở những ngày rảnh rỗi. Thường xúc động về tình huống số phận của các nhân vật. Mùa rét nằm trogn chăn bông đọc tiểu thuyết. Tôi nhớ đọc cuốn " người anh cả " của Lê Văn Trương, tôi cũng là anh cả trong gia đình nhỏ bé của mình, thế là tôi xúc động. Chui vào torng chăn khóc thoả thích. Khóc sưng cả mắt, vì thương thân phận người anh cả trogn tiểu thuyết đó quá. Sau này, và đến bây giờ tôi vẫn thường mủi lòng trước những hoàn cảnh, có thể trong tiểu thuyết, đời thật hay phim ảnh. Nếu bạn bè tôi có nhận xét về tôi: Trông con người nó hung hãn như vậy, nhưng tâm hồn thì yếu đuối.Thuở bé xem phim Charlot. Phim The Kid ( dịch ra tiếng Việt là Gà trống nuôi con ) khi Charlot lạc mất đức con nuôi, Charlot buồn ngẩn người ra. Tôi cũng chảy nước mắt. Còn nhiều, rất nhiều tình huống khác, torng tiểu thuyết hay trong phim ảnh làm cho tôi mủi lòng, đến rơi lệ.Không biết đó có phải là con đường gai góc mà tôi đã chọn khi cầm bút không? Khi ở Hà Nội, tôi trao lại cho thằng em họ tủ sách. Ra đi nhưng vẫn thăm hỏi về những cuốn tiểu thuyết. Sau năm 1954 thì viết bưu thiếp, cho đến lúc bặt tin. Rồi nhiều chục năm qua.tôi trở thành nhà báo, nhà văn...Cũng là một đời lỡ mà thôi. Nhưng tôi hãnh diện làm sao khi chọn nghề cầm bút.Sau năm 1975. Miền Nam bại trận, người chiến thắng vào thành phố. Những cuốn sách in ấn phát hành ở miền Nam bị kết tội phản động, bèn được đem ra thiêu đốt. Tôi đứng nhìn tro tàn khói bay, cầu xin cho nó được phiêu diêu miền cực lạc. Tôi cũng đã chứng kiến nhiều tác giả khóc những cuốn sách trên đống tro tàn. Người buôn bán sách, nhưng suốt một đời yêu quý sách, nên làm sách, in ấn sách, đứng ngẩn như người mất hồn trước nhà sách, mà chính là kho sách vĩ đại của mình ở đại lộ Lê Lợi. Nhà sách Khai Trí nay đã đổi tên chủ.Tôi muốn nói ông Khai Trí, Nguyễn Hùng Trường. Một đời ông dành cho những cuốn sách, không phải mình là tác giả mà của nhiều người khác. Ông có cái đam mê của ông, đam mê đến cuối đời. Mấy ai đã được sống đến trăm tuổi, nay tuổi ông Khai Trí đã 80. Hơn nửa đời người kinh doanhsách, nhưng không thể gọi ông từ hạ đẳng là " đầu nậu sách. Như có lần sau khi nhà sách Khai Trí tịch biên, tôi đã nghe lời miệt thị ấy của một nhà văn muốn lập công. Ví như loài cỏ " đuôi chó " mà ông Phan Khôi đã viết hồi nào trong Nhân Văn Giai Phẩm. Tôi nói ít ai thọ được trăm tuổi. Học giả Vương Hồng Sển đã là thọ mà chỉ sống được 94 tuổi. Không như điều mơ ước của cụ, thọ tròn một thế kỷ để nhìn cho rõ hơn " nhân tình thế thái ". Năm ngoái, tôi gặp học giả Giản Chi. Cụ đã 94. Người yếu lắm rồi, cụ đi phải có người dìu. Nhưng tôi nghe nói cụ vẫn đọc sách, vẫn nghiên cứu. Cụ đọc sách bằng kính lúp soi trê ntrang giấy. Đáng quý lắm sao.Cách nay một năm tôi gặp ông Khai Trí trong bữa giỗ ông Chu Tử. Tôi hỏi ông rằng cái nhà sách Khia Trí của ông ở đường Lê Lơi ông đã xin lại được chưa? Sau khi ông từ Mỹ về và đã hòi tịch trở lại người Việt Nam. Ông cười và trả lời:- Sẽ xin lại được, thời hạn trả lại là năm 3000.Tôi chưa lẩm cẩm đến độ không hiểu nổi câu trả lời ấy là lời chua chát của một người kiên tâm với cái nghiệp của mình nay đã quá chán nản.Câu chuyện văn nghêvọng vòng, tôi nhắc đến một bài mới đây viết trên báo chi nhắc ông Khai Trí, có người nhà văn, cũng ông đó, đã hết lòng ca tụng sự hào sảng của ông chủ nhà sách danh tiếng. Ông Khai Trí đã chậm rãi trả lời:- Tôi biết anh đó, khi tôi ngồi ở Chí Hoà anh ta đi với phái đòan vào thăm từ. Anh từng biết tôi, nhưng hôm ấy anh ta nhìn tôi như nhìn những người tù khác chưa hề quen biết. Vì khi đó tất cả chúng ta đều là kẻ ngã ngựa, bị kết án.Tôi thoáng nhìn thấy nụ cười ruồi của ông Khai Trí:- Nhắc lại làm chi không biết nữa.Đúng vậy, nhắc lại làm ch, nói theo thổ ngữ Nam Kỳ.Tôi suy nghĩ hoài về câu nói ấy. Một câu nói thóang nghe thì tầm thường, nhưng suy nghĩ thì nó đòi hỏi ở người cầm bút thật nhiều đấy. Tuổi đời, kinh nghiệm đời không chưa đủ, còn đòi ngưòi cầm bút có một điều kiện khác. Có xứng đáng để cầm bút mà viết không?Đã rất nhiều đêm tôi ngồi trên căn gát bút suy nghĩ. Nên cầm lại cây bút hoặc không nên. Cuối cùng thì tôi đã có quyết định. bây giờ thì dĩ vãng dồn dậy trong tôi.Trước đây tôi đã viết dang dở tập hồi ký " thuở mơ làm văn sĩ " ở một tuần báo thiếu nhi trước năm 75. Sau đó tôi viết lại, những mong " đăng báo " được. Nhưng bị đánh giá thấp qua biên tập. Tập hồi ký chẳng ca tụng được caí gì. Chỉ ca tụng một giấc mơ, giấc mơ của một kẻ mơ làm văn sĩ. Tôi đành gác bút..Gần nửa đời người làm việc cầm bút. Đến nay không giữ được quyển sách nào của mình viết ra. Trận hoả tai năm 75, không phải riêng tôi bị thiệt hại mà nhiều bạn bè đồng nghiệp của tôi cũng cùng chung số phận và còn trở thành tội phạm, bị đem ra trưng bày tại phòng trưng bày " tội ác Mỹ Nguỵ " Nhiều năm dài những cuốn sách của tôi, của chúng tôi bị cầm tù. Tôi không có tiền, lộ phí, không có giấy tờ tuỳ thân đàng hoàng. Đến bây giờ tôi cũng không đi. Phải chăng tôi muốn giữ mãi hình ảnh của Hà Nội, của những con đường những tỉnh miền Bắc tôi đã đi qua nguyên vẹn như thuở nào? Tôi không trả lời của chính câu hỏi mình tự đặt ra.Tôi như nhìn thấy mình thuở mới bước qua tuổi trẻ thơ mang ước mơ mình trở thành văn sĩ. Ôi giấc mơ mới đẹp và ngọt ngào làm sao. Đến bây giờ cũng vậy, tôi không coi giấc mơ đó là oan nghiệt hay nghiệp chướng phủ phàng.Muỗi đêm nay sao ra nhiều thế, nó cắn tôi nhoi nhói. Không biết có con muỗi nào mang mầm bệnh không? Nếu có chắc chắn là nó truyền cho tôi căn bệnh nào đó ác tính chứ không phải mãn tính. Muỗi Sài Gòn từng có tiếng cắn đau từ xưa. Tôi nhớ thuở ở Hà Nội, có một ký giả chuyên viết film du jour trên nhật báo lấy bút hiệu là Muỗi Sài Gòn.Tôi sống với giấc mơ đẹp của tôi. Một đọan ngắn thôi " thuở mơ làm văn sĩ ". Xin mời bước vào tập hồi ký này.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thuở Mơ Làm Văn Sĩ PDF của tác giả Nguyễn Thụy Long nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nhật Ký Anne Frank (Anne Frank)
Nhật Ký Anne Frank là một cuốn sách bao gồm các trích đọan từ một cuốn nhật ký do viết trong khi cô bé đang trốn cùng gia đình trong thời kỳ Đức Quốc Xã chiếm đóng Hà Lan. Gia đình cô bé đã bị bắt năm 1944 và Frank cuối cùng đã chết vì bệnh sốt phát ban ở trại tập trung Bergen-Belsen. Sau chiến tranh cuốn nhật ký đã được cha của Frank là Otto Frank tìm lại được. Xuất bản lần đầu với tựa Het Achterhuis: Dagboekbrieven van 12 Juni 1942 - 1 Augustus 1944 (The Annex: diary notes from 12 June 1942 - 1 August 1944) bởi NXB Contact ở Amsterdam năm 1947, cuốn sách đã nhận được sự chú ý của công chúng và bình phẩm rộng rãi khi có bản dịch tiếng Anh với tên: The Diary of a Young Girl bởi Doubleday & Company (Hoa Kỳ) và Vallentine Mitchell (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland) năm 1952. Sự phổ biến của nó đã truyền cảm hứng cho sự ra đời của vở kịch năm 1955 bởi nhà biên kịch Frances Goodrich và Albert Hackett, và sau đó họ đã chuyển thể thành phim năm 1959. Hơn 25 triệu bản Nhật Ký Anne Frank đã được bán ra và đã được dịch ra hơn 50 thứ tiếng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nhật Ký Anne Frank PDF của tác giả Anne Frank nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nhật Ký Anne Frank (Anne Frank)
Nhật Ký Anne Frank là một cuốn sách bao gồm các trích đọan từ một cuốn nhật ký do viết trong khi cô bé đang trốn cùng gia đình trong thời kỳ Đức Quốc Xã chiếm đóng Hà Lan. Gia đình cô bé đã bị bắt năm 1944 và Frank cuối cùng đã chết vì bệnh sốt phát ban ở trại tập trung Bergen-Belsen. Sau chiến tranh cuốn nhật ký đã được cha của Frank là Otto Frank tìm lại được. Xuất bản lần đầu với tựa Het Achterhuis: Dagboekbrieven van 12 Juni 1942 - 1 Augustus 1944 (The Annex: diary notes from 12 June 1942 - 1 August 1944) bởi NXB Contact ở Amsterdam năm 1947, cuốn sách đã nhận được sự chú ý của công chúng và bình phẩm rộng rãi khi có bản dịch tiếng Anh với tên: The Diary of a Young Girl bởi Doubleday & Company (Hoa Kỳ) và Vallentine Mitchell (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland) năm 1952. Sự phổ biến của nó đã truyền cảm hứng cho sự ra đời của vở kịch năm 1955 bởi nhà biên kịch Frances Goodrich và Albert Hackett, và sau đó họ đã chuyển thể thành phim năm 1959. Hơn 25 triệu bản Nhật Ký Anne Frank đã được bán ra và đã được dịch ra hơn 50 thứ tiếng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nhật Ký Anne Frank PDF của tác giả Anne Frank nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ký Ức Phiên Lãng (Tô Hoài)
Trong làng văn học Việt Nam rất hiếm có nhà văn nào nhận được sự yêu thương, mến mộ từ nhiều thế hệ độc giả khác nhau như nhà văn Tô Hoài. Nếu các bạn nhỏ biết đến ông như một người bạn dí dỏm, đáng yêu qua kiệt tác Dế mèn phiêu lưu ký và series truyện ngộ nghĩnh về loài vật, thì độc giả lớn tuổi biết đến ông như một cây đại thụ của làng văn với nhiều tác phẩm đã trở thành những tượng đài bất tử như Vợ chồng A Phủ, Cứu đất cứu mường, Chuyện đầm sen đền Đồng Cổ… Tưởng nhớ một năm ngày Cụ trở về với cát bụi, Công ty Sách Phương Nam đã cho xuất bản và tái bản những tuyệt phẩm để đời của nhà văn, như một lời tri ân sâu sắc kính dâng lên Cụ. Ký Ức Phiên Lãng ghi lại những hồi ức đẹp về con người, về những vùng đất khác nhau trong ký ức của nhà văn Tô Hoài. Ông có dịp đi qua nhiều nước, được gặp gỡ nhiều người và bằng ngòi bút chân thực của mình ông đã ghi lại những con người vừa chân chất, vừa mền khách, vừa anh dũng không chịu khuất phục trước gông xiềng nô lệ. Đó là đất nước Lào với những con người hiền hòa mến khách, là một Campuchia vừa thoát khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt đang từng bước xây dựng lại đất nước, là một Ê-ti-ô-pi-a dù đang đương đầu với chiến tranh nhưng vẫn luôn hiền hòa tràn đầy hi vọng… Với bút pháp miêu tả bậc thầy nhà văn Tô Hoài đã tái hiện lại mảng ký ức đẹp về con người và đất nước bạn. Giờ đây nó không chỉ là ký ức của riêng ông mà còn sống mãi trong lòng người đọc Việt. *** Tìm mua: Ký Ức Phiên Lãng TiKi Lazada Shopee Tô Hoài (tên khai sinh: Nguyễn Sen; 27 tháng 9 năm 1920 - 6 tháng 7 năm 2014) là một nhà văn Việt Nam. Một số tác phẩm đề tài thiếu nhi của ông được dịch ra ngoại ngữ. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật Đợt 1 (1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ. Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam. Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức. Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,… nhưng có những lúc thất nghiệp. Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc. Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi. *** HÀ NỘI - QUẢNG CHÂU, Air Việt Nam bay một tiếng ba mươi phút. Cất cánh bờ sông Hồng chân Tam Đảo, uống một lon bia thì trông thấy thành phố Quảng Châu bên sông Châu Giang với núi Bạch Vân mùa đông mù mịt. Trong các phương tiện đi lại ngày nay, con ngựa, con thuyền, tàu thủy, tàu hỏa, chiếc xe và đôi chân người thì cái tàu bay đã làm cho kẻ lữ hành nhãng mất cảm tưởng xa gần nơi đến nơi đi. Quảng Châu tôi chưa bao giờ được tới mà đã sẵn gần gũi rồi. Dẫu cho dọc đường dưới kia có nhọc nhằn ngày đi đêm nghỉ biết mấy thì phương trời này với tôi không phải từ hồng hoang. Khi mới biết mặt chữ, những trang vỡ lòng đã cho chúng tôi thuộc làu làu những Lĩnh Nam, những Ngũ Lĩnh, những Lĩnh Nam trích quái, những quân quan tuần thú phương nam trong sử sách mà bao nhiêu năm về sau còn cảm thấy trập trùng thiên sơn vạn thủy khi nghe bài hát Nhị Lang Sơn. Thành Phiên Ngung bây giờ là một thị trấn vệ tinh của Quảng Châu. Trên đại lộ giữa Quảng Châu hiện đại, năm 1983 mới phát hiện mộ Nam Việt Vương - mối tình bi thảm Mỵ Châu - Trọng Thủy xa gần nguồn gốc từ đây. Công viên đồi Hoàng Hoa, mộ liệt sĩ Phạm Hồng Thái (1904 - 1924), bia khắc năm ông hy sinh, tôi khi đó mới chập chững biết đi. Trước mặt, doi đất Sa Diện bờ Châu Giang, địa phận tô giới Pháp - Anh ngày trước, khách sạn Victoria vẫn như xưa. Phạm Hồng Thái ném bom định giết Mec-lanh toàn quyền Đông Dương rồi băng ra sông Châu - chỗ ấy ngã ba kênh đào, liệt sĩ đã bỏ mình giữa nơi sông nước mênh mang này. Đến đây, hôm nay mới thấy, nhưng chúng tôi đã nghe được kỳ tích anh hùng Phạm Hồng Thái từ tuổi thanh niên. Lịch sử thế nào, con người và thời gian thì vừa ngắn ngủi vừa lâu dài. Nơi Bác Hồ đã sáng lập và làm báo Việt Nam Thanh niên Cách mệnh Đồng chí Hội ở phố Văn Minh, một phố cũ như Hàng Đường, Hàng Giấy Hà Nội. Nhà ở và cửa hàng chen khít, một cổng ngách sâu vào nhà trong. Nghĩ về hang đá Pác Bó ở rừng Hà Quảng Cao Bằng hơn hai mươi năm sau. Thì đây đã là một hang Pác Bó giữa nơi phồn hoa, Người vì lý tưởng, sá gì ở chỗ nào, thế nào.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tô Hoài":Dế Mèn Phiêu Lưu KýCát Bụi Chân AiGiữ Gìn 36 Phố PhườngKý Ức Phiên LãngChuyện Cũ Hà Nội - Tập 1Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2Tuổi Trẻ Hoàng Văn ThụBa Người KhácChiếc Áo Xường Xám Màu Hoa ĐàoChuyện Để QuênKhách NợKí Ức Đông DươngKý Ức Phiêu LãngNhà ChửNhững Ngõ PhốTrạng HítMười NămQuê NhàMiền TâyMẹ Mìn Bố MìnKẻ Cướp Bến BỏiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ký Ức Phiên Lãng PDF của tác giả Tô Hoài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Châu Chấu Đỏ (Mạc Ngôn)
7 tác phẩm mới của Mạc Ngôn được dịch sang tiếng Việt Bộ tác phẩm của nhà văn Mạc Ngôn gồm: - Châu Chấu Đỏ, - Bạch Miên Hoa, - Trâu Thiến, Tìm mua: Châu Chấu Đỏ TiKi Lazada Shopee - Con Đường Nước Mắt, - Ma Chiến Hữu, - Hoan Lạc, - Người tỉnh nói chuyện mộng du 6 cuốn truyện vừa pha bút ký của Mạc Ngôn có số trang không nhiều, nhưng cho thấy bút lực dồi dào và tài năng của nhà văn Trung Quốc này khi khai thác tối đa từng mảng nhỏ của đời sống. Trong số đó, cuốn Châu chấu đỏ nằm trong bộ ba tác phẩm đã làm nên "hiện tượng Mạc Ngôn" tức "Mạc Ngôn tam hồng" (Cao lương đỏ, Củ cải đỏ trong suốt, Châu Chấu Đỏ). Hoan Lạc, từ câu chuyện một thanh niên rời nhà ra thành phố, nhà văn đã miêu tả một cách say sưa những niềm hoan lạc điên cuồng của thời mở cửa và cả những suy ngẫm của thân phận con người. Trâu thiến là thiên truyện về nông thôn. Bạch Miên Hoa là thiên sử thi về cây bông và những thân phận con người gắn bó với cây bông, vẫn trên vùng đất Cao Mật, miền quê đã tạo cảm hứng ra đời những tác phẩm lớn nhất của Mạc Ngôn. Châu Chấu Đỏ là một câu chuyện kỳ lạ và táo bạo về tính dục. Ma Chiến Hữu là cuộc đối thoại giữa âm dương trên những chiêm nghiệm về cuộc chiến đã qua và những điều trớ trêu nhất giữa những sự tích anh hùng sinh ra trong mỗi cuộc chiến tranh; Con Đường Nước Mắt là một tập hợp những bộn bề đời thường, dục vọng, sống chết được miêu tả tinh tế và trào phúng chỉ với cái “cớ” là việc xây dựng một con đường; Người tỉnh nói chuyện mộng du là tập tạp văn qua đó Mạc Ngôn chia sẻ những tâm niệm về nghề văn và xã hội.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Mạc Ngôn":Châu Chấu ĐỏBáu Vật Của ĐờiCao Lương ĐỏĐàn Hương HìnhẾchNgười Tỉnh Nói Chuyện Mộng DuSống Đọa Thác ĐàyTrâu ThiếnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Châu Chấu Đỏ PDF của tác giả Mạc Ngôn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.