Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Pháp Môn Hạnh Phúc (Tinh Vân)

Mục lục

Lời nói đầu

PHẦN 1: SỰ NGHIỆP

Bạn có thể thành công?

Cẩm nang về nghề nghiệp Tìm mua: Pháp Môn Hạnh Phúc TiKi Lazada Shopee

Học tập quản trị đời sống

Tiền được sử dụng mới là tiền của mình

PHẦN 2: SINH HOẠT

Tình yêu có thể hợp pháp và không hợp pháp

Chăm sóc “đóa hoa” hôn nhân

Vũ khí của người phụ nữ

Dấu ấn của sự trưởng thành

Thêm chất ngọt cho đời

Trí tuệ trong xử trí chuyện vặt ở đời

PHẦN 3: CUỘC SỐNG

Không thể không biết kinh nghiệm của cuộc sống

Ánh sáng của sự giao tế giữa người và người

Phương pháp chiến thắng trầm cảm

Dùng con mắt thiện cảm để nhìn thế giới

Trí huệ thấu suốt sinh tử

PHẦN 4: TINH THẦN

Lối vào Pháp môn bất nhị

Cuộc đời của đại ngã

Niềm vui ở cõi Niết bàn

Tâm sinh vạn pháp

LỜI NÓI ĐẦU

Đây là những bài nói của thầy Tinh Vân về vấn đề “Pháp môn hạnh phúc”, và cũng là nhan đề của tập sách mà bạn đọc đang có trong tay, một tập sách trình bày quan điểm của tác giả về những vấn đề quan trọng của cuộc sống thường ngày của kiếp người trong xã hội ngày nay. Tập sách có tên gốc là

Khoan tâm. Theo nghĩa thông thường, “khoan tâm” có nghĩa là giải bỏ những phiền muộn, buồn rầu ở trong lòng, một nghĩa khác là tâm tình thanh thỏa, thoải mái, một nghĩa nữa là yên tâm, không lo nghĩ.

Như vậy, “khoan tâm” chỉ trạng thái tâm tình khoan khoái, dễ chịu, không vướng bận. Những trạng thái ấy cộng lại chính là hạnh phúc của đời người vậy. Hạnh phúc ấy bao gồm nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất chính là giải trừ phiền não, dứt bỏ thị phi, tu tập hành thiện, phục vụ nhân sinh.

Sách viết về những sự việc đời thường, những sự việc tưởng chừng như ai cũng biết, cũng thấy, cũng hành xử, nhưng mấy ai thấu triệt tính chất quan trọng của nó đối với nhân sinh. Đọc tập sách này, bạn đọc sẽ thấy điều đó. Sách chia làm bốn phần: Phần thứ nhất trình bày về sự nghiệp, tức những gì liên quan đến đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội; phần thứ hai nói về sự sinh hoạt, tức những điều mà con người thường gặp phải trong cuộc sống hằng ngày; phần thứ ba bàn về cuộc đời, tức những việc liên quan đến sự giao tế, đối xử cùng những biện pháp giải quyết; phần thứ tư trình bày vấn đề tinh thần, đây là phần tương đối đi sâu vào triết lý Phật giáo, giúp người đọc bước đầu làm quen với những khái niệm về Phật pháp. Tất cả các nội dung trên được tác giả trình bày một cách mạch lạc, có lý luận, có thực tiễn, đặc biệt là những thực tiễn của chính cuộc đời tác giả, nên qua đó, người đọc phần nào cũng hiểu được hành trang của tác giả, một con người suốt đời cống hiến cho Phật pháp, tất cả vì hạnh phúc của nhân sinh.

Với tinh thần thực sự cầu thị, người dịch đã cố gắng chuyển tải các nội dung trên bằng ngôn ngữ tiếng Việt nhằm giúp bạn đọc hiểu biết thêm một số khía cạnh của hạnh phúc nhân sinh qua lời của một vị đại sư từng đi hoằng pháp nhiều nơi, từng tiếp xúc nhiều hạng người, từng thông hiểu sâu sắc Phật pháp, từng sống cuộc đời đạo hạnh, đặc biệt là từng trải qua những khó khăn vấp ngã, những chê trách phỉ báng trong cuộc đời tu hành của mình. Những trải nghiệm ấy đối với người tu hành, bằng sự nhẫn nhục, lòng từ bi và tinh thần vô úy họ đều có thể vượt qua, còn đối với chúng ta chưa hẳn đã khắc phục nổi. Vậy mời bạn hãy đọc tập sách nhỏ này để chia sẻ và thực hành.

Trong khi thực hiện bản dịch này, dĩ nhiên có chỗ này, chỗ khác không được như ý, có từ ngữ này, từ ngữ khác không thể thấu triệt, nên không tránh khỏi những sai sót, những chỗ chưa đạt, rất mong các vị thiện tri thức góp ý, chỉ giáo để lần sau nếu được xuất bản lại sẽ hoàn thiện hơn. Người dịch xin chân thành cảm ơn.

Thuận Hóa, mùa Vu Lan 2016

Nguyễn Phố

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Pháp Môn Hạnh Phúc PDF của tác giả Tinh Vân nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Lịch sử giáo hội Công giáo
Hầu hết những gì xảy ra trong Kitô Giáo ở thế kỷ thứ nhất thì quen thuộc với chúng ta, nhờ kinh thánh Tân Ước. Trong sách Tông Ðồ Công Vụ, chúng ta biết công cuộc truyền giáo đã nới rộng giáo hội của Ðức Giêsu Kitô từ nguyên thủy ở Giêrusalem, gồm những người Do Thái tòng giáo theo Ðức Kitô, đến những người Dân Ngoại ở nhiều nơi trong Ðế Quốc La Mã và cho đến tận Rôma. Sự bình an tương đối trong thế kỷ này, cũng như hệ thống đường bộ và đường thủy của người La Mã, đã giúp Kitô Giáo có thể phát triển nhanh chóng. Nền văn hóa chung và một ngôn ngữ chung cũng giúp cho sự bành trướng. Tuy nhiên, động lực chính của sự phát triển Kitô Giáo là Chúa Thánh Thần, Ðấng đã làm nên các tông đồ vĩ đại như Thánh Phaolô và các vị tử đạo như Stêphanô, là vị tử đạo đầu tiên. Khi Phúc Âm được loan truyền cho đến tận cùng trái đất bởi những nhà thừa sai Công Giáo vào nửa đầu thế kỷ mười bảy, Âu Châu đã đắm chìm trong các cuộc chiến tôn giáo cay đắng giữa người Công Giáo và Tin Lành và giữa các quốc gia theo Tin Lành. Cuộc chiến sau cùng xảy ra ở nước Ðức. Cuộc chiến Ba Mươi Năm (1618-1648) được chấm dứt bằng Thỏa Ước Westphalia (1648), nó đã đem lại cho người Công Giáo, Luther và Calvin ở Ðức sự bình đẳng trước pháp luật. Trên thực tế, mỗi quốc gia hay mỗi vùng trong nước đều có một Giáo hội Kitô giáo riêng và tín đồ của các giáo phái khác sống tại lãnh thổ đó thường bị bách hại trực tiếp hay gián tiếp. Tuy nhiên, trong mỗi vùng của Giáo Hội phân ly, vẫn có nhiều nơi mà Tin Mừng của Ðức Giêsu Kitô bừng cháy một cách chói lọi. Chắc chắn rằng Giáo Hội Công Giáo vẫn mong tìm ra cách củng cố đời sống Công Giáo ở Âu Châu, cũng như để lan tràn đức tin Công Giáo trên toàn thế giới. Cho đến nay, Giáo Hội Công Giáo đã vượt qua được những thử thách lớn lao và tồn tại với một sinh lực được đổi mới.
Nguồn gốc của văn hóa và tôn giáo - Vật tổ và cấm kỵ
Văn hoá và tôn giáo là những vấn đề vô cùng phức tạp và rông lớn, tác động sâu xa tới toàn bộ đời sống xã hội, tới ý thức, lối sống và nhân cách cá nhân của mọi thành viên. Do vậy, chúng là đối tượng nghiên cứu có tính chất bao trùm lên toàn bộ các khoa học xã hội và nhân văn. Học thuyết Marx với phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đã có cống hiến to lớn trong giải quyết các vấn đề liên quan đến các khái niệm đó. Tính đúng đắn của học thuyết Marx, đặc biệt là các công trình của F. Engels, là chỉ ra một cách khoa học và thuyết phục những cơ sở lao động-kinh tế của việc hình thành ý thức xã hội, lâu đài văn hoá, tín ngưỡng, các phong tục tập quán và mối tương quan giữa ý thức xã hội với nhân cách cá nhân. Chủ nghĩa Marx nhìn nhận các hiện tương xã hội đó như là kết quả của hành động có ý thức của con người. Tuy nhiên, hành động của con người, đặc biệt là hành vi của các cá nhân, không phải chỉ được điều khiển bởi ý thức, mà có khi nó còn bị thúc đẩy bởi các động lực vô thức nằm sâu trong tận đáy tâm thức của con người, cái đôi khi được đồng nhất với bản năng. Văn hoá và tôn giáo là những vấn đề vô cùng phức tạp và rông lớn, tác động sâu xa tới toàn bộ đời sống xã hội, tới ý thức, lối sống và nhân cách cá nhân của mọi thành viên. Do vậy, chúng là đối tượng nghiên cứu có tính chất bao trùm lên toàn bộ các khoa học xã hội và nhân văn. Học thuyết Marx với phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đã có cống hiến to lớn trong giải quyết các vấn đề liên quan đến các khái niệm đó. Tính đúng đắn của học thuyết Marx, đặc biệt là các công trình của F. Engels, là chỉ ra một cách khoa học và thuyết phục những cơ sở lao động-kinh tế của việc hình thành ý thức xã hội, lâu đài văn hoá, tín ngưỡng, các phong tục tập quán và mối tương quan giữa ý thức xã hội với nhân cách cá nhân. Chủ nghĩa Marx nhìn nhận các hiện tương xã hội đó như là kết quả của hành động có ý thức của con người. Tuy nhiên, hành động của con người, đặc biệt là hành vi của các cá nhân, không phải chỉ được điều khiển bởi ý thức, mà có khi nó còn bị thúc đẩy bởi các động lực vô thức nằm sâu trong tận đáy tâm thức của con người, cái đôi khi được đồng nhất với bản năng. Với tư cách một học thuyết duy vật biện chứng và lịch sử được xây dựng trên cơ sở các thành tựu mới nhất của các khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn đương thời, nó thừa nhận tiến hoá luận của Darwin, tiếp thu và kế thừa lí thuyết văn hoá - nhân học của nhà nhân học Mĩ H. Morgan, chủ nghĩa Marx không phủ nhận cơ sở vật chất sinh học của con người, như Marx đã từng chỉ dẫn: "Giải phẫu học về con người là cái chìa khoá cho giải phẫu học về con khỉ", cho nên nó cũng không coi thường bản năng và vô thức. Chỉ có điều, do một số nhà lí luận sau này bởi nhiều lí do khác nhau, đã tuyệt đối hoá mặt ý thức mà xem nhẹ việc nghiên cứu vô thức và tâm lí cá nhân. Mảnh đất quan trọng và thiết thân ấy, do vậy, trong một thời kì dài hàng thế kỉ đã là nơi tung hoành của các trường phái tâm lí học ở các nước tư bản chủ nghĩa Tây Âu và Bắc Mỹ, mà trung tâm của họ là phân tâm học (Psychanalyse) với đại biểu điển hình là Sigmund Freud được nhiều người xem là cha đẻ của phân tâm học, một người mà tác phẩm của mình từng được coi là "cấm kị", không được phổ biến ở một số nước trong thời kì chiến tranh lạnh. Trong lịch sử hình thành và phát triển của phân tâm học, người ta thấy nó quan tâm trước hết đến bệnh lí tâm thần và đời sống vô thức của cá nhân, rồi sau đó mới có bước chuyển di sang lĩnh vực đời sống xã hội. Thuật ngữ phân tâm học (Psychoanalyse) xuất hiện bằng tiếng pháp lần đầu tiên năm 1896 trong một báo cáo của Freud. Thời kì đó người ta hiểu nó như một liệu pháp y học gọi là "liên tưởng tự do" (freie assoziation). Rồi sau đó đã bành trướng thành một phương pháp thời thượng sang nhiều lĩnh vực khác của các khoa học tinh thần. Các hiện tượng xã hội được phân tích truy nguyên theo các yếu tố bản năng vô thức là những cái được di truyền từ loài thú đến loài người nguyên thuỷ và tồn tại mãi cho đến con người hiện đại. Tuy nhiên, trong quá trình tìm tòi nguyên uỷ của bệnh tâm thần cá nhân và những nỗi đau đớn của họ, phương pháp phân tâm học cũng quan tâm đến sự tác động của các bối cảnh xã hội thông qua các câu chuyện do người bệnh kể lại. Những nhân tố xã hội ấy do vậy cũng làm thành cơ sở của phân tâm học. Vấn đề cội nguồn của văn hoá và của tôn giáo hiển nhiên chỉ được đề cập đến trong các giai đoạn phát triển tương đối muộn của phân tâm học, một mặt phía chủ quan, khi mà nó tin rằng có thể vận dụng qui luật sinh lí - tâm thần cá nhân để giải thích được các hiện tượng xã hội quan trọng như vấn đề truyền thống, phong tục tập quán, tôn giáo và văn hoá của các dân tộc. Mặt khác, sự ra đời của các tác phẩm phân tâm học về xã hội cũng là sản phẩm bởi tác động của các bối cảnh lịch sử của xã hội đương thời. Các nguồn tư liệu gần đây cho thấy Freud, Adler cũng như nhiều nhà phân tâm học hàng đầu khác cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20 đã có những quan hệ chặt chẽ với phong trào công nhân châu Âu dưới sự lãnh đạo của những người xã hội dân chủ theo tư tưởng Mác-xít. Thậm chí bản thân một số nhà phân tâm học đồng thời là lãnh tụ của các đảng phái xã hội dân chủ, như A. Adler, H. Heller, C. Furtmueller, D.-E. Openheim. Bản thân Freud cũng như nhiều nhà phân tâm học khác tỏ ra tán thành quan điểm tâm lí hoc duy vật Mác-xít. Vật tổ và cấm kị (Totem und Tabu) là tác phẩm quan trọng nhất của Freud nói riêng và của phân tâm học nói chung về nguồn gốc của văn hoá và tín ngưỡng. Ngay tác phẩm cuối cùng Moise và tôn giáo nhất thần (1939) cũng như Tâm lý học đại chúng và phân tích cái tôi (1921) đều xây dựng trên cơ sở Vật tổ và cấm kị. Phải chăng đó là sự ngoan cố của Freud, cái đã cho phép ông bám chắc các luận đề của mình, hay phải chăng những lý thuyết ông phát minh trong đó chính là những viên đá tảng quan yếu cho văn hoá luận phân tâm học? Tác phẩm này được chính Freud xem là "thử nghiệm đầu tiên (...) trong vận dụng các quan niệm và kết quả nghiên cứu của phân tâm học vào các vấn đề chưa sáng tỏ của tâm lí hoc dân tộc", và đối với độc giả thì nó "đáp ứng mối quan tâm của một phạm vi rộng lớn hơn của những người có văn hóa, nhưng thực ra chúng chỉ có thể được hiểu và phân định bởi một số ít ỏi nhất mà với họ phân tâm học không còn xa lạ nữa. Nó ra đời trên cơ sở những kết quả nghiên cứu lâm sàng và điều trị bệnh nhân tâm thần của chính Freud, các công trình khảo cứu nhân chủng học và văn hóa học của nhiều học giả, đặc biệt là Frazer, và ít nhiều chịu kích thích trực tiếp từ tác phẩm Những biến hoá và biểu tượng của dục tính của nhà phân tâm học trẻ C-G. Jung, môn đệ của ông. Nhưng tác phẩm của Freud có sức khái quát hoá hơn hẳn và mang tính duy vật cao. Với tư cách một học thuyết duy vật biện chứng và lịch sử được xây dựng trên cơ sở các thành tựu mới nhất của các khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn đương thời, nó thừa nhận tiến hoá luận của Darwin, tiếp thu và kế thừa lí thuyết văn hoá - nhân học của nhà nhân học Mĩ H. Morgan, chủ nghĩa Marx không phủ nhận cơ sở vật chất sinh học của con người, như Marx đã từng chỉ dẫn: "Giải phẫu học về con người là cái chìa khoá cho giải phẫu học về con khỉ", cho nên nó cũng không coi thường bản năng và vô thức. Chỉ có điều, do một số nhà lí luận sau này bởi nhiều lí do khác nhau, đã tuyệt đối hoá mặt ý thức mà xem nhẹ việc nghiên cứu vô thức và tâm lí cá nhân. Mảnh đất quan trọng và thiết thân ấy, do vậy, trong một thời kì dài hàng thế kỉ đã là nơi tung hoành của các trường phái tâm lí học ở các nước tư bản chủ nghĩa Tây Âu và Bắc Mỹ, mà trung tâm của họ là phân tâm học (Psychanalyse) với đại biểu điển hình là Sigmund Freud được nhiều người xem là cha đẻ của phân tâm học, một người mà tác phẩm của mình từng được coi là "cấm kị", không được phổ biến ở một số nước trong thời kì chiến tranh lạnh.Trong lịch sử hình thành và phát triển của phân tâm học, người ta thấy nó quan tâm trước hết đến bệnh lí tâm thần và đời sống vô thức của cá nhân, rồi sau đó mới có bước chuyển di sang lĩnh vực đời sống xã hội. Thuật ngữ phân tâm học (Psychoanalyse) xuất hiện bằng tiếng pháp lần đầu tiên năm 1896 trong một báo cáo của Freud. Thời kì đó người ta hiểu nó như một liệu pháp y học gọi là "liên tưởng tự do" (freie assoziation). Rồi sau đó đã bành trướng thành một phương pháp thời thượng sang nhiều lĩnh vực khác của các khoa học tinh thần. Các hiện tượng xã hội được phân tích truy nguyên theo các yếu tố bản năng vô thức là những cái được di truyền từ loài thú đến loài người nguyên thuỷ và tồn tại mãi cho đến con người hiện đại. Tuy nhiên, trong quá trình tìm tòi nguyên uỷ của bệnh tâm thần cá nhân và những nỗi đau đớn của họ, phương pháp phân tâm học cũng quan tâm đến sự tác động của các bối cảnh xã hội thông qua các câu chuyện do người bệnh kể lại. Những nhân tố xã hội ấy do vậy cũng làm thành cơ sở của phân tâm học.Vấn đề cội nguồn của văn hoá và của tôn giáo hiển nhiên chỉ được đề cập đến trong các giai đoạn phát triển tương đối muộn của phân tâm học, một mặt phía chủ quan, khi mà nó tin rằng có thể vận dụng qui luật sinh lí - tâm thần cá nhân để giải thích được các hiện tượng xã hội quan trọng như vấn đề truyền thống, phong tục tập quán, tôn giáo và văn hoá của các dân tộc. Mặt khác, sự ra đời của các tác phẩm phân tâm học về xã hội cũng là sản phẩm bởi tác động của các bối cảnh lịch sử của xã hội đương thời. Các nguồn tư liệu gần đây cho thấy Freud, Adler cũng như nhiều nhà phân tâm học hàng đầu khác cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20 đã có những quan hệ chặt chẽ với phong trào công nhân châu Âu dưới sự lãnh đạo của những người xã hội dân chủ theo tư tưởng Mác-xít. Thậm chí bản thân một số nhà phân tâm học đồng thời là lãnh tụ của các đảng phái xã hội dân chủ, như A. Adler, H. Heller, C. Furtmueller, D.-E. Openheim. Bản thân Freud cũng như nhiều nhà phân tâm học khác tỏ ra tán thành quan điểm tâm lí hoc duy vật Mác-xít.Vật tổ và cấm kị (Totem und Tabu) là tác phẩm quan trọng nhất của Freud nói riêng và của phân tâm học nói chung về nguồn gốc của văn hoá và tín ngưỡng. Ngay tác phẩm cuối cùng Moise và tôn giáo nhất thần (1939) cũng như Tâm lý học đại chúng và phân tích cái tôi (1921) đều xây dựng trên cơ sở Vật tổ và cấm kị. Phải chăng đó là sự ngoan cố của Freud, cái đã cho phép ông bám chắc các luận đề của mình, hay phải chăng những lý thuyết ông phát minh trong đó chính là những viên đá tảng quan yếu cho văn hoá luận phân tâm học? Tác phẩm này được chính Freud xem là "thử nghiệm đầu tiên (...) trong vận dụng các quan niệm và kết quả nghiên cứu của phân tâm học vào các vấn đề chưa sáng tỏ của tâm lí hoc dân tộc", và đối với độc giả thì nó "đáp ứng mối quan tâm của một phạm vi rộng lớn hơn của những người có văn hóa, nhưng thực ra chúng chỉ có thể được hiểu và phân định bởi một số ít ỏi nhất mà với họ phân tâm học không còn xa lạ nữa. Nó ra đời trên cơ sở những kết quả nghiên cứu lâm sàng và điều trị bệnh nhân tâm thần của chính Freud, các công trình khảo cứu nhân chủng học và văn hóa học của nhiều học giả, đặc biệt là Frazer, và ít nhiều chịu kích thích trực tiếp từ tác phẩm Những biến hoá và biểu tượng của dục tính của nhà phân tâm học trẻ C-G. Jung, môn đệ của ông. Nhưng tác phẩm của Freud có sức khái quát hoá hơn hẳn và mang tính duy vật cao.
Thiền Đốn Ngộ - Thích Thanh Từ
Đốn ngộ không phải là chóng ngộ, nhanh ngộ mà là nhắm vào cái gốc của mọi vấn đề là chỗ khởi sinh các niệm, tức nhân tâm, mà công phu, một lần hết sach vô minh, nên gọi là đốn. Nó đối lập với các pháp thiền tiệm, tức kiểm soát từng niệm một, không cho niềm tà khởi sinh, như ngồi lặt lá. Đốn ngộ không phải là chóng ngộ, nhanh ngộ mà là nhắm vào cái gốc của mọi vấn đề là chỗ khởi sinh các niệm, tức nhân tâm, mà công phu, một lần hết sach vô minh, nên gọi là đốn. Nó đối lập với các pháp thiền tiệm, tức kiểm soát từng niệm một, không cho niềm tà khởi sinh, như ngồi lặt lá.
Thiền sư Khương Tăng Hội - Sơ tổ của Thiền tông Việt Nam và Trung Hoa
Thiền sư Khương Tăng Hội, người đầu tiên mang đạo Phật vào Trung Quốc và Việt Nam!. Đạo Phật truyền vào Việt Nam bằng con đường hàng hải. Đây chính là thể thức giao tiếp, của các nước lân cận thời ấy. Người dân qua lại, giao hảo bằng những đoàn thương thuyền, để trao đổi hàng hóa cần dùng như, tơ lụa, quế, tiêu, các vật dụng hàng ngày. Trên những đoàn thương thuyền ấy, đã mang theo các nhà Sư Ấn Độ, để họ tụng kinh cầu nguyện sự bình an. Đây là quan niệm và cũng là niềm tin tôn giáo, được khẳng định một cách tích cực, trong những sinh hoạt hàng ngày, của dân hàng hải thương nghiệp này. Từ đây, chúng ta hiểu được rằng, đạo Phật có mặt trên quê hương Việt Nam, từ thế kỷ thứ nhất trước Tây Lịch. Con đường hoằng pháp của chư Tăng đơn giản, không nhu cầu, phương tiện to tát, mà chỉ được xem như là người thương lái trong đoàn hàng hải, nhưng họ có một niềm tin kiên cố. Chư Tăng có thể tụng kinh, niệm Phật thắp hương, đốt trầm trên những con thuyền đó. Nếp sống tâm linh ấy, đã in sâu vào tâm thức người dân Ấn Độ. Đời sống tâm linh này, đã được sinh hoạt thường nhật, dù nơi quê hương Ấn Độ hay Việt Nam thời bấy giờ. Chính vì sự sinh hoạt tâm linh này, mà người Việt Nam mới biết đến đạo Phật. Ngoài tinh thần văn hóa Phật giáo, người Việt Nam cũng đã học thêm được nhiều điều khác, của nền văn hóa dân gian, cách trồng cấy, lương thực, thảo dược, y học, vân vân, nhờ vậy mà đời sống xã hội, đã có một bước tiến xa hơn. Trong những đoàn người thương lái ấy, có Thân phụ Tổ Sư Khương Tăng Hội, đã đến Giao Chỉ, lưu lại và lập nghiệp nơi đây, có lẽ vì tìm ra vùng đất mới thích hợp, cho nếp sống gia đình đầm ấm, hạnh phúc, thân sinh Ngài đã lập gia đình với một người phụ nữ Việt. Năm Ngài 10 tuổi, cả hai bậc sinh thành đều khuất núi, kể từ đó Ngài chịu cảnh mồ côi. Mặc dù tuổi còn nhỏ, nhưng hẳn là có túc duyên, nên Ngài quyết chí xuất gia, tu học đạo giác ngộ, mà chính Thân phụ Ngài thuở sinh tiền cũng đã tu tập, trong vai trò người cư sĩ Phật tử. Sự hiện diện của Ngài trong bối cảnh lịch sử thời ấy, đã minh thị một cách hùng hồn rằng. Cây Phật Giáo Việt Nam đã ăn sâu mọc rễ vững chắc, trên mảnh đất Việt Nam từ thế kỷ thứ 2, thứ 3, sau Tây Lịch. Qua giá trị lịch sử ấy, đã cho ta cái nhìn tường tận và hiểu biết chính xác, để biết rằng Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam, sớm hơn Phật Giáo có mặt trên đất nước Trung Quốc!. Phật Giáo Việt Nam, tiếp nhận trực tiếp từ Phật giáo Ấn Độ, Ngài Khương Tăng Hội đã đi tu từ năm mười tuổi, và khi trưởng thành, Ngài đã mang tinh thần Thiền học Việt Nam, sang truyền giáo nơi vùng Giang Tả, thời Ngô Tôn Quyền xưng Đế. Ngài mở cuộc Đông Du, vào năm Xích Ô thứ mười, mới đến Kiến Nghiệp. Ngài dừng chân tại đây, lập ngôi nhà tranh trú ngụ, dựng tượng Phật để thờ, và bắt đầu cho công trình hoằng pháp.