Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Dòng Sông Mang Lửa (Hồ Sĩ Hậu)

Trên văn đàn, cái tên Hồ Sỹ Hậu còn khá mới mẻ, tuy nhiên, cuốn tiểu thuyết “Dòng sông máu lửa” mới ra mắt của ông đã để lại dấu ấn sâu sắc trong bạn đọc.

Thiếu tướng Hồ Sỹ Hậu nguyên là Cục trưởng Kinh tế Bộ Quốc phòng. Trong chiến tranh chống Mỹ, ông từng là kỹ sư thiết kế, thi công đướng ống xăng dầu Trường Sơn. Chính vì thế, cuốn tiểu thuyết “Dòng sông mang lửa” không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là ký ức, là tâm sự, là những sử liệu của chính tác giả.

Với độ dày hơn 600 trang, “Dòng sông mang lửa” như một thử thách lòng kiên nhẫn của bạn đọc trong thời buổi kỹ thuật số phát triển. Nhưng, như nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nói, nếu đã kiên nhẫn đọc hết rồi, thì độc giả sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng. Là một người lính, một kỹ sư, tác giả Hồ Sỹ Hậu cho biết nguyên nhân chính khiến ông đặt bút viết tiểu thuyết này là mong muốn kể lại câu chuyện của mình và đồng đội không phải bằng những cứ liệu khô khan, mà bằng một tác phẩm văn học dễ tiếp nhận.

Ông kể: “Năm 1968, chúng tôi gồm 18 sinh viên đang chuẩn bị tốt nghiệp và được đặc cách ra trường sớm, bí mật nhập ngũ để tham gia xây dựng đường ống dẫn xăng dầu vào Nam. Lúc đó nhận được một cuốn sách mang tên “Xa Matxcơva” nói về các thanh niên Nga xây dựng đường ống dẫn dầu trong chiến tranh, chúng tôi nói với nhau: Không biết sau này có ai viết nổi một cuốn sách về chính chúng ta không? Tôi đã đặt bút viết cuốn “Bộ đội đường ống Trường Sơn”, nhưng đó là những cứ liệu, nhân chứng, là cuốn sách sử khô cứng. Tôi muốn viết một cuốn sách dễ tiếp nhận hơn, như một món nợ tôi phải trả với đồng đội”.

Lấy đề tài chiến tranh, “Dòng sông mang lửa” là một tiểu thuyết chân thực về sự hy sinh xương máu của người lính nơi trận chiến. Toàn bộ quá trình đặt nền móng đầu tiên xây dựng đường ống dẫn xăng dầu, xuyên lửa đạn Trường Sơn và dẫn dầu vào chiến trường được miêu tả sinh động qua từng trang viết. Mạch chính của tiểu thuyết chính là những gian truân, hy sinh của người lính, mà “mỗi phuy xăng qua trọng điểm Trà Ang phải đổi một mạng người”, hay sự anh dũng của người lính khi cõng xăng vượt qua trận địa bom từ... Không chỉ có vậy, những nhân vật may mắn bước ra khỏi chiến tranh lại mang theo bao thương tích, chất độc da cam… Họ còn phải đối mặt với những bi kịch của cuộc sống do chiến tranh gây ra, như việc sau 5 năm tham chiến không có tin tức, khi trở về thì vợ đã có con với bố đẻ… Những sự kiện có thật trong dòng chảy lịch sử hòa quyện với đời sống, tâm lý của các lớp nhân vật khiến người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về chính cuộc chiến tranh, về cả những được - mất của chiến thắng. Tìm mua: Dòng Sông Mang Lửa TiKi Lazada Shopee

Chính tác giả Hồ Sỹ Hậu cho biết các tình tiết trong tiểu thuyết hầu như là những chuyện có thật từng xảy ra, chứ ông không bịa ra sự khốc liệt của chiến tranh. Nhóm nhân vật 18 kỹ sư trong sách cũng phần nhiều mang hình bóng của 18 sinh viên của tác giả. Chính vì thế, nhiều bạn đọc sẽ băn khoăn không biết đây là cuốn tiểu thuyết văn học, tiểu thuyết lịch sử hay là một cuốn tiểu thuyết tư liệu. Dù là gì đi nữa thì đây vẫn là một cuốn tiểu thuyết đầy ắp tính nhân văn. Nơi mà người đọc có thể tìm thấy sự quả cảm, trí óc, những mất mát mà chiến tranh gây ra.

Và trên hết, nếu “Dòng sông mang lửa” không được xuất bản, có lẽ chẳng mấy ai biết tới những người lính xây dựng, bảo vệ và vận chuyển xăng dầu. Nếu như đường Hồ Chí Minh là một huyền thoại, đườnống dẫn dầu là huyền thoại trong huyền thoại, thì cuốn tiểu thuyết “Dòng sông mang lửa” đã kể lại câu chuyện về những con người làm nên huyền thoại ấy.***

Ba người chưa ăn hết nắm cơm thì một loạt bom mới lại bắt đầu nổ. Nơi đây rất gần trọng điểm nên mọi người phải xuống hầm. Tiếng máy bay gầm rít, những loạt bom phá, bom bi, rốc két nối nhau. Ngồi trong hầm đã cảm thấy chói tai và cảm nhận được mặt đất rung chuyển. Khoảng mười lăm phút thì trận oanh tạc chấm dứt. Thành đưa bi đông nước mời hai người uống rồi thong thả:

- Chừng vài chục phút yên tĩnh nữa là đi được. Chúng ta sẽ có khoảng gần hai tiếng tạm yên tâm để đi qua trọng điểm. Bắt đầu từ đây, phải rất chú ý nghe ngóng động tĩnh từ trên không, nhưng điều trước hết, phải thận trọng quan sát mặt đường xem sáng nay chúng nó có rải bom lá, bom tai hồng, hay bom vướng nổ không. Nếu có thì phải trở về, chờ công binh dọn dẹp đã.

Thục khâm phục sự dày dạn của Thành. Anh ta nói chuyện đạn bom như ngồi đánh cờ. Người ở hậu phương nghe đến bom đạn ở đất lửa Quảng Bình thì luôn cảm thấy căng thẳng. Vậy mà ở đây, con người lại bình tĩnh lạ. Bất giác anh nhớ đến một câu thơ của Phạm Tiến Duật: Giữa chiến trường nghe tiếng bom rất nhỏ.

Nhô ra khỏi đám cây xanh cuối cùng trên triền núi, Thục quan sát được toàn cảnh trọng điểm 468. Đã qua một số trọng điểm, nhưng toàn đi ban đêm nên Thục không hình dung hết. Đã tưởng tượng, mà anh không khỏi ngỡ ngàng. Không biết các thế hệ sau có thể hiểu hết những nơi gọi là trọng điểm giao thông thời chống Mỹ như thế này không. Gọi là trọng điểm 468 vì cây số 468 là trung tâm trọng điểm. Trọng điểm dài tới hơn ba cây số. Đoạn tuyến đi qua cây số 468 một bên là núi cao, sườn dốc nên ta luy đường rất cao và dễ sạt lở, một bên là vực sâu. Nếu xe ra đến giữa đường mà đường tắc thì chỉ có cách đứng im làm mồi cho máy bay địch. Qua cây số 468 một đoạn, là ngã ba khe Ve. Nơi đây một hướng là đường 15 đi tiếp vào Nam, một hướng rẽ phải theo đường 12 lên đèo Mụ Giạ, biên giới Việt Lào, vào tuyến 559. Ngã ba đường ấy cũng nằm giữa triền núi hiểm trở, lại phải qua một con suối lớn nên nó trở thành hiểm địa, nơi máy bay địch tập trung ngăn chặn. Ngày nối ngày, máy bay địch dùng đủ mọi thủ đoạn đánh phá: Rải thảm, tọa độ, bổ nhào theo đợt, tập kích bất ngờ. Bom đạn cũng đủ kiểu: Bom phá phá nát từng đoạn đường, cầu. Nếu bom rơi lên ta luy thì mỗi trái bom có thể hất hàng trăm mét khối đất đá xuống mặt đường. Bom từ trường sẵn sàng kích nổ khi có phương tiện sắt thép đi qua. Bom nổ chậm rình rập, có thể nổ bất cứ lúc nào. Bom cháy để đốt rừng, đốt xe. Bom bi để sát thương những người trên mặt đất. Bom lá, bom tai hồng rải khắp trọng điểm, ai không may dẫm phải thì cụt chân. Rồi bom vướng nổ. Thứ bom tai ác này có khi làm tê liệt trọng điểm mấy ngày liền vì phá chúng phải rất thận trọng. Những sợi dây chết chóc mong manh như tóc lẫn trong cành khô, cát bụi khiến cho các chiến sĩ công binh phá gỡ cũng khó tránh được thương vong, rồi rốc két, đạn hai mươi ly... Hàng chục thứ bom đạn ấy nối nhau cày nát trọng điểm khiến cho suốt đoạn đường hơn ba cây số, chiều rộng ngót một cây số không còn sinh vật nào tồn tại. Những thân cây rừng đại ngàn qua hàng trăm trận bom đã bị băm vụn thành dăm. Trên trọng điểm, có khi vẫn còn vài cây lớn. Chúng đã chết, mảnh bom găm đầy mình, nhưng đứng trơ trơ vươn những cành khô đã bị chặt cụt lên trời lầm lỳ chịu đựng. Đất đá trọng điểm ngày nào cũng bị đào xuống, hất lên, bị nghiền nát, nung cháy, đã chuyển sang một màu đen xám. Một nơi như vậy thì khó có thể xe nào qua lọt. Vậy mà về mùa khô, đường bị đánh tắc, lại nhanh chóng thông xe. Đi trên trọng điểm, Thục mới hiểu hết thế nào là sức sống của người Việt Nam.

Đang là mùa mưa nên trọng điểm lầy lội. Thành đi đầu, với kinh nghiệm dày dạn, anh quan sát rất thận trọng, và nói hai từ gọn lỏn: "Đi được!". Ba người đi lựa theo địa hình, nhưng nhiều chỗ bùn vẫn ngập đến đầu gối. Thành nhắc mọi người phải luôn quan sát những chiếc hầm trú ẩn dọc đường phòng khi bị đánh bất ngờ. Cứ vài chục mét lại có một chiếc hầm như vậy. Hầm không thật kiên cố, nhưng vô cùng quan trọng cho các chiến sĩ công binh, thanh niên xung phong làm việc trên trọng điểm, cũng như cho cánh lái xe khi không may xe kẹt giữa làn bom. Thục bỗng cảm thấy gai người khi đọc những khẩu hiệu viết trên những mảnh hòm bộc phá cắm dọc trọng điểm: "Sống bám đường, chết kiên cường dũng cảm", "Máu ta ta quý hơn vàng, nhưng vì Tổ quốc sẵn sàng hiến dâng"...

Sau hơn một giờ đồng hồ thì họ đi hết đoạn ác liệt nhất của trọng điểm. Tách khỏi đường ô tô vài trăm mét, họ đi qua mấy ngôi mộ mới. Thành dừng lại, bẻ nhành lá rừng thay hoa đặt lên từng ngôi mộ. Thục và Vĩnh lẳng lặng làm theo. Thục đọc những tấm bia bằng gỗ cắm trên mộ. Họ đều mười tám, mười chín tuổi. Sau phút mặc niệm, Thành giải thích:

- Mấy cậu này hy sinh hai hôm trước. Họ bị bom bi khi đang làm việc trên mặt đường. Lính mới vào, còn trẻ lắm.

Về gần đến hang QH, ba người đều cảm thấy có gì bất ổn. Đất đá rơi kín lối đi. Chỉ đi thêm đoạn ngắn là thấy ngay mấy hố bom lớn trước cửa hang. Bom đã xé toang tán rừng săng lẻ. Những cây săng lẻ bị phạt ngang tướp táp. Vĩnh thảng thốt: "Trời ơi, anh em có sao không đây?". Anh nhảy qua những hòn đá chắn ngang, chui qua những thân cây đổ, lao vào hang. Từ trong hang có tiếng reo: "Anh Vĩnh về rồi". Chính trị viên lao ra, ôm lấy Vĩnh:

- Chúng nó đánh hai loạt tọa độ. Bọn mình cứ sợ các ông bị dính. Thế này là yên tâm rồi.

Vĩnh hỏi:

- Anh em mình có sao không? mùa mưa nên mật độ đánh phá của địch theo thời gian không dày đặc như trong mùa khô. Theo quy luật, trong mỗi ngày đều có khoảng lặng đủ thời gian để bộ đội đi bộ vượt qua trọng điểm. Hai là trọng điểm tuy bị cày xới xe không đi được, nhưng có thể sửa đường cho người đi. Ba là xăng chuyển đi nhất thiết phải được chứa trong thùng kín. Ta có phuy một trăm lít, bốn người có thể khiêng được. Nếu thiếu phuy thì đội của đồng chí Vĩnh có thể hàn thêm.

Cuộc họp bắt đầu nóng lên khi một người đứng lên chất vấn:

- Quy luật là một cái gì rất mong manh. Ta hãy tưởng tưởng cả đoàn quân đang đi trên trọng điểm mà địch bất ngờ ném bom tọa độ thì thương vong sẽ làm sao lường hết được?

Mỗi người tham gia một ý. Cuộc họp gần như bế tắc. Binh trạm trưởng hướng về phía Thục:

- Ý đồng chí Phái viên Tổng cục thế nào?

- Báo cáo Binh trạm trưởng - Thục liếc sang phía Thành và Vĩnh rồi tiếp - Chúng tôi đã đi thị sát thực địa và nhận thấy với các dụng cụ chứa hiện có, chúng ta không thể dùng sức người vượt đèo theo đường tránh, bởi vậy mới tính việc đi qua trọng điểm. Hiện nay xăng là mặt hàng sống còn cho tuyến trước và Đoàn 559. Nếu không dùng biện pháp kiệu xăng qua trọng điểm thì phải có cách khác. Tôi xin truyền đạt lại ý của Chủ nhiệm Tổng cục: Bằng mọi giá phải chuyển được xăng cho 559.

Binh trạm trưởng đăm chiêu nhìn tấm bản đồ tuyến vận chuyển. Ông gõ gõ bút xuống mặt bàn rồi hỏi:

- Phải đưa xăng vượt qua 468. Ai có cách gì hay hơn thì đề xuất.

Một cánh tay giơ lên:

- Chúng ta không có can nhỏ thì dùng ni lông lót trong ba lô cho bộ đội gùi qua núi?

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dòng Sông Mang Lửa PDF của tác giả Hồ Sĩ Hậu nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Churchill, Roosevelt, Stalin Những Ngày Cuối Thế Chiến 2 (Jon Meacham)
Tehran là địa điểm gặp gỡ tiếp theo. Tổng thống Mỹ tới thủ đô Iran trước Thủ tướng Anh khoảng 45 phút. Sarah Churchill nhớ lại chuyến đi vào thành phố thật "khủng khiếp" với hai cha con. Ôtô tiến lên phía trước chậm, rất chậm, qua những con đường đông đúc ngựa xe. "Ai cũng có thể bắn cha tôi hay ném lựu đạn vào chúng tôi", Sarah nói. "Đám đông vây quanh xe. Tôi nhẹ nhàng đặt tay lên đầu gối cha, tay ông nhẹ nhàng đặt lên tay tôi". Churchill thu hút đối phương. "Tôi nhìn thẳng vào đám đông, khi họ nhìn tôi", Thủ tướng Anh nhớ lại. Khi cả đoàn tới công sứ quán Anh, Churchill ra lệnh cho Phó trưởng khu cảnh sát Thompson thắt chặt an ninh. Đó chưa phải là giây phút khó chịu cuối cùng với Thủ tướng Anh ở Tehran. Nhà ngoại giao trẻ người Mỹ nói tiếng Nga Chip Bohlen đi theo phiên dịch cho Roosevelt. Bohlen nhớ ngày 28/11 là "một buổi chiều chủ nhật tuyệt vời ở Iran, trời trong xanh, nắng đẹp". Tuy nhiên, Churchill vẫn cảm thấy tồi tệ. "Một điều trùng hợp không may là vào đúng dịp này, giọng anh vẫn bị khò khè vì cảm lạnh", bức điện ông đánh gửi bà Clementine có đoạn. Churchill muốn Roosevelt cùng cư trú trong công sứ quán Anh. Roosevelt thì muốn lưu lại đại sứ quán Mỹ. Tuy nhiên, trong bối cảnh có tin đồn về những âm mưu ám sát, Roosevelt giữ nguyên quyết định, hơn nữa, Stalin cũng sẽ tham dự hội nghị. Churchill yêu cầu gặp Roosevelt trước cuộc gặp 3 bên, để giải quyết các vấn đề quân sự sẽ bàn với Stalin trước. Tổng thống Mỹ từ chối. Ông muốn gặp riêng nhà lãnh đạo Liên Xô trước. Roosevelt tin rằng ông có thể xoay sở với Stalin tốt hơn nếu Churchill vắng mặt. Tổng thống Mỹ không muốn bị Thủ tướng Anh trói chặt, không muốn ngồi nghe những bài phát biểu về chiến dịch này hay chiến dịch kia. Ông nghi ngờ Churchill sẽ ép ông ủng hộ kế hoạch tấn công đảo Rhodes và Dardanelles. Roosevelt không muốn thực hiện chiến dịch này vì nó sẽ trì hoãn cuộc xâm chiếm xuyên biển Măngsơ 1-2 tháng. Dấu hiệu giông bão xuất hiện ở công sứ quán Anh vì Churchill bị loại khỏi cuộc gặp Roosevelt - Stalin. "Thủ tướng bị đau họng và mất giọng", tướng Brooke viết trong nhật ký. "Ông không khoẻ và thường xuyên tức giận. Với giọng điệu càu nhàu và thất thường, Churchill nói chuyện với Harriman. "Ông nói ông vui vẻ tuân lệnh; rằng ông có quyền được đóng vai trò chủ trì hội nghị, vì tuổi tác, vì tên ông bắt đầu bằng chữ C và vì tầm quan trọng lịch sử của ông với Vương Quốc Anh mà ông đại diện", trợ lý Harriman nhớ lại. "Rồi ông rút lại tất cả các lý lẽ đó, nhưng khăng khăng ở một chuyện. Đó là ông được tổ chức bữa tiệc tối ngày 30, nhân dịp sinh nhật lần thứ 69. Thủ tướng khẳng định sẽ say khướt và sẵn sàng rời đi ngay hôm sau". Nhớ lại đợt cảm lạnh và cảm giác đau lòng, Churchill cho biết: "Còn lâu tôi mới khoẻ trở lại. Tôi bị cảm lạnh và viêm họng nặng đến mức có lúc tôi gần như không nói được. Tuy nhiên, ông Moran với thuốc men và sự chăm sóc tận tình đã giúp tôi nói được những gì phải nói, thực tế là rất nhiều". Tuy nhiên, Churchill vẫn phải đợi đến 4 giờ. Tìm mua: Churchill, Roosevelt, Stalin Những Ngày Cuối Thế Chiến 2 TiKi Lazada Shopee Lúc 3 giờ, Stalin gọi điện cho Roosevelt. Trong bộ quân phục kaki với huân chương Lenin trên ngực, Stalin cười khi đi tới chỗ Roosevelt, lúc đó đang ngồi trên ghế tựa. Mike Reilly, nhìn chằm chằm vào những cận vệ tháp tùng Stalin, nghĩ nhà lãnh đạo Liên Xô "trông nhỏ bé, nhưng có nhân tố gì đó làm ông vĩ đại". "Tôi rất vui được gặp ông", Roosevelt nói với Stalin. "Tôi đã cố gắng cho cuộc gặp này trong một thời gian dài". Nhà lãnh đạo Liên Xô tỏ ý hài lòng được gặp Tổng thống Mỹ và khẳng định sự trì hoãn kéo dài trước đó hoàn toàn là do ông bận giải quyết các vấn đề quân sự, chứ không phải tế nhị ám chỉ đến cuộc chiến với Đức, khi cuộc chiến ở tháng thứ 30. Roosevelt và Stalin biết cách nói ngắn gọn để duy trì không khí dễ hiểu trong hội đàm, điều mà Churchill lém lỉnh đôi khi quên với người Nga. "Churchill rất lôi cuốn khi bắt đầu nói, nhưng ưu điểm đó không còn khi ông làm việc thông qua phiên dịch", Harriman nhớ lại. "Những bài phát biểu dài dòng của thủ tướng, dù với bạn bè thân thiết, quá dài để dịch, và ông bị mất thính giả". Roosevelt sẽ không để điều này xảy ra với mình. "Đây là cuộc gặp ban đầu để hiểu nhau, đối thoại nhanh chóng chuyển hết từ chủ đề này sang chủ đề khác", Bohlen nhớ lại. Buổi ban đầu là quan trọng nhất. Theo biên bản cuộc họp của phiên dịch, Roosevelt hỏi tình hình bên phòng tuyến phía Liên Xô như thế nào, Stalin trả lời mọi chuyện "không phải là quá tốt". Tổng thống Mỹ ước giá như ông có sức mạnh đánh bật 30-40 sư đoàn Đức khỏi mặt trận phía Đông và vấn đề đó, tất nhiên, là một trong những chủ đề ông dự định thảo luận ở Tehran. Khi vấn đề Pháp được nêu ra, Roosevelt không bỏ phí thời gian mà nói ngay ông và Churchill không phải lúc nào cũng thống nhất. Roosevelt và Stalin chỉ trích de Gaulle, và thái độ chống de Gaulle của nhà lãnh đạo Liên Xô một phần là do "phản ứng của người cảm thấy rằng bất kỳ nước nào sụp đổ nhanh chóng như Pháp thì cũng không đáng được coi trọng hay lưu tâm". Phiên dịch Bohlen nhớ lại: "Tôi không thể không cảm thấy nghi ngờ khi nghe Stalin nói. Tôi cho rằng ông đang nghĩ về lâu về dài. Ông dự đoán một nước Pháp hùng cường sống lại sẽ là trở ngại với tham vọng châu Âu của Liên Xô".Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Churchill, Roosevelt, Stalin Những Ngày Cuối Thế Chiến 2 PDF của tác giả Jon Meacham nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chiến tranh nhìn từ nhiều phía (Nhiều Tác Giả)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chiến tranh nhìn từ nhiều phía PDF của tác giả Nhiều Tác Giả nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chiến tranh Đông dương 3 (Hoàng Dung)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chiến tranh Đông dương 3 PDF của tác giả Hoàng Dung nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chiến Tranh Đã Bắt Đầu Như Thế (I. Kh. Ba-Gra-Mi-An)
Chiến Tranh Đã Bắt Đầu Như Thế - I. Kh. Ba-gra-mi-an cho ta rất nhiều thông tin, rất nhiều hoạt động quân sự, ngoại giao, chiến tranh thế giới, tổn thất lớn lao của nhân loại, đã bắt đầu như thế nào? Rất nhiều câu hỏi bạn sẽ tìm thấy câu trả lời trong quyển sách này Đáng tiếc, đứng trước con người còn có những kẻ thù đích thực làm cho trí nhớ của họ dần dần phai nhòa. Thời gian gian khắc nghiệt cũng thuộc loại kẻ thù đó. Thời gian lặng lẽ và từ từ xóa đi biết bao sự việc lý thú và bổ ích của cuộc sống đã qua còn in lại trong ký ức. Đôi lúc, những sự kiện và ấn tượng mới vô tình khiến ta nhìn nhận nhưng cái đã quan theo một cách thức, và khi ấy bỗng nhiên ta lại hình dung những sự việc năm xưa không hoàn toàn giống như trước nữa. Có nhiều nguy cơ như vậy vây quanh người viết hồi ký. Hiểu rõ điều đó, nên khi bắt tay vào ghi lại những chuyện đã qua, tôi không chỉ dựa vào trí nhớ, mà còn nghiên cứu những tài liệu đã giữ lại được và tìm gặp những người đã tham gia tích cực vào các sự kiện. Tôi viết về cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại. Cuộc chiến tranh này chẳng những làm cho người đương thời, mà cả lớp lớp con cháu chúng ta còn mãi mãi quan tâm. Sự vững vàng kiên định của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, lòng yêu nước hết sức nồng nàn của những con người xô-viết được thể hiện đặc biệt sáng ngời trong cuộc xung đột vũ trang này, một cuộc xung đột khốc liệt và đẫm máu nhất trong lịch sử loài người. Với lòng tự hào chính đáng, chúng ta nhớ lại những chiến thắng lẫy lừng của Hồng quân, từ những trận đánh vĩ đại ở gần Mát-xcơ-va, Cuốc-xcơ đến trận kết thúc cuộc chiến tranh toàn thắng. Thật không lấy làm lạ việc mô tả những chiến dịch đó lại được chú ý rất nhiều. Nhưng cũng thật lầm to, nếu như trong những sự kiện của thời kỳ đầu chiến tranh, có ai đó lại chỉ toàn thấy những thất bại của Quân đội xô-viết trước sự tiến công bất ngờ của bọn xâm lược. Không nên quên rằng chính những ngày gian nguy đó đã chứng minh hùng hồn cho toàn thế giới biết rằng Hồng quân, dưới sự lãnh đạo dày dạn của Đảng cộng sản, có thể vượt qua moi thử thách nặng nề nhất. Tinh thần anh dũng, quả cảm của những chiến sĩ xô-viết, sự sáng suốt của đảng và chính phủ đã làm cho mọi kế hoạch của kẻ thù tan thành mây khói. Tìm mua: Chiến Tranh Đã Bắt Đầu Như Thế TiKi Lazada Shopee Toàn thế giới đều biết quân đội của nhiều nước tư bản đã nhanh chóng bị suy sụp và đầu hàng quân xâm lược trong những điều kiện ít phức tạp hơn. Chẳng hạn như nước Đức Hít-le chỉ trong vòng một thời gian tương đối ngắn đã chiếm được hầu như toàn bộ Tây Âu. Thắng lợi dễ dàng đã làm cho bọn đầu sỏ phát-xít hoa mắt và cũng là mảnh đất nuôi dưỡng ý tưởng điên rồ về chuyện tiêu diệt Hồng quân và chinh phúc Đất nước xô-viết trong vòng sáu tuần lễ. Tôi muốn để bạn đọc thấy cái kế hoạch ăn cướp đó đã bắt đầu tan vỡ ngay từ giờ phút đầu tiên, khi những đoàn quân của bọn Hít-le mới vượt qua biên giới quốc gia của Liên Xô. Chính vì thế, tôi quyết định bắt đầu hồi ức của mình từ những ngày sắp nổ ra chiến tranh và lấy những sự kiện của thời kỳ đầu chiến tranh mà tôi được chứng kiến vào mùa hè năm 1941 ở U-cra-i-na làm nội dung chính. Vào lúc chiến tranh sắp nổ ra, tôi làm trưởng phòng tác chiến kiêm phó tham mưu trưởng đặc khu Ki-ép, mà ngay từ những ngày đầu chiến tranh, nó đã được chuyển thành Phương diện quân Tây - Nam. Tôi đã tham gia trực tiếp vào việc thảo các kế hoạch tác chiến của quân khu ngay trước chiến tranh và tổ chức chỉ huy chiến sự được triển khai vào mùa hè năm 1941 trên lãnh thổ rộng lớn của nước U-cra-i-na xô-viết trong những điều kiện cực kỳ bất lợi cho chúng ta. Lòng chân thành mong muốn kể lại với đông đảo bạn đọc về những con người xô-viết đã phải chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn như thế nào để đánh trả cuộc tiến công phản trắc của quân phát-xít Đức, và họ đã thực hiện nghĩa vụ quân nhân đối với Tổ quốc một cách anh hùng ra sao, đã thôi thúc tôi bắt tay vào viết hồi ký. Không gì có thể củng cố tình bạn bằng việc cùng nhau chiến đấu và vượt qua những thử thách gian nguy nhất. Tôi viết về những con người mà cho đến ngày nay mỗi khi nhớ tới họ, lòng mình vẫn thấy bồi hồi xúc động, tuy vậy, tôi vẫn cố gắng kể lại một cách hết sức khách quan và chính xác về những điều mà mình đã được chứng kiến. Ai đã từng cầm bút kể lại những ngày đã qua đều hiểu rằng viết về những sự kiện mà bản thân đã trải qua không phải là chuyện dễ dàng. Trong trường hợp như thế, đôi khi ta có cảm tưởng hành động của cấp chỉ huy mà chính mình là thành viên thì rất lô-gích và dễ hiểu, còn hành động của những cấp chỉ huy khác thì trái lại thấy khó giải thích, thậm chí còn sai lầm nữa. Tôi cố tránh thói chủ quan đó và cố gắng nhìn nhận hành động của các tướng lĩnh cũng với thái độ như khi tự đánh giá cách xử sự của mình. Để giúp bạn đọc hiểu được những sự kiện của thời kỳ đầu chiến tranh, tôi định bắt đầu hồi ký của mình từ tình hình ở đặc khu Ki-ép trong những tháng trước đó. Cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại kéo dài 1.418 ngày. Cuốn sách này chỉ nói tới 178 ngày đầu của nó. Đây thực ra chỉ mới là thời kỳ đầu của cuộc chiến. Trong 178 ngày ấy, Hồng quân không phải chỉ gánh chịu thất bại, mà còn đã đánh địch, học tập cách chiến thắng. Trong phạm vi có hạn của mình, tôi cố làm rõ điều đó qua việc kể lại hành động của hai Phương diện quân Tây - Nam và Nam. Đặc biệt, tôi có ý định giải thích những nguyên nhân khiến Bộ Tổng tư lệnh tối cao đã tìm mọi cách trì hoãn việc rút các tập đoàn quân của Phương diện quân Tây - Nam ra khỏi khu vực Ki-ép khi mà chủ lực của phương diện quân đang có nguy cơ bị bao vây. Bạn đọc có thể thấy rằng việc dù bộ đội xô-viết buộc lòng phải bỏ thủ đô U-cra-i-na sau 70 ngày phòng thủ anh dũng và ngoan cường, nhưng sự chống trả của họ chẳng những không giảm sút, mà trái lại còn quyết liệt hơn. Nhờ những nỗ lực to lớn ấy, chúng ta đã khôi phục được một khu vực rộng trên hướng Ki-ép - Khác-cốp. Tôi muốn đánh tan quan niệm không đúng cho rằng vào tháng Mười năm 1941, bộ đội của Phương diện quân Tây - Nam phải rút tuyến Bê-lơ-gô-rốt, Khác-cốp về phía Đông là do bị thua trong các trận chiến đấu ác liệt xảy ra hồi cuối tháng Chín và nửa đầu tháng Mười. Tôi sẽ đưa ra những sự kiện xác thực để chứng minh rằng tình hình không phải là như vậy. Đọc nhiều sách báo nói về cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại, tôi chú ý đến một điều là ngay các nhà sử học quân sự cũng không hình dung được hoàn toàn rõ ràng về sự phát sinh ý định tác chiến của một trong những chiến dịch tiến công lớn đầu tiên, đó là ý định đột kích ở vùng Rô-xtốp trên sông Đôn. Tôi tham gia từ đầu đến cuối vào việc chuẩn bị và tiến hành chiến dịch vẻ vang này nên tôi cố gắng kể lại tỉ mỉ về tư tưởng của chiến dịch đã nảy sinh và được thực hiện như thế nào. Không phải ngẫu nhiên mà hồi ký của tôi về thời kỳ đầu chiến tranh lại kết thúc bằng cuộc tiến công của bộ đội cánh phải của Phương diện quân Tây - Nam ở Ê-lê-txơ, một cuộc tiến công về thực chất là bộ phận của trận quyết chiến lớn ở gần Mát-xcơ-va, một trận đánh đã làm tiêu tan cái huyền thoại về sự bách chiến bách thắng của quân đội Hít-le. Chiến dịch tương đối không lớn về quy mô này chẳng những rất lý thú vì vẻ độc đáo riêng, mà còn vì nó là một trong những dòng suối nhỏ hợp thành dòng thác lớn cuốn phăng quân thù ra khỏi thủ đô Liên Xô. Như mọi tác giả khác, khi hiến dâng công trình của mình để bạn đọc phán xét, tôi mong mỏi bạn đọc sẽ không lãnh đạm và luôn luôn nhớ tới những chiến sĩ dũng cảm đã thực hiện một cách xứng đáng nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chiến Tranh Đã Bắt Đầu Như Thế PDF của tác giả I. Kh. Ba-Gra-Mi-An nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.