Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

PHONG TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt coi trọng việc cúng giỗ hằng năm vào ngày mất (còn gọi là kỵ nhật) thường được tính theo âm lịch (hay còn gọi là ngày ta). Họ tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng. Không chỉ ngày giỗ, việc cúng tổ tiên còn được thực hiện đều đặn vào các ngày mồng một (còn gọi là ngày sóc), ngày rằm (còn gọi là ngày vọng), vàA các dịp lễ Tết khác trong một năm như: Tết Nguyên Đán, Tết Hàn thực, Tết Trung thu, Tết Trùng cửu, Tết Trùng thập... Những khi trong nhà có việc quan trọng như dựng vợ gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử... người Việt cũng dâng hương, làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc thành công.

Bản chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cầu tiền nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao lưu giữa cõi dương và cõi âm.

Đây là một lễ vô cùng quan trọng, bởi nhớ đến ông bà tổ tiên là đã thể hiện lòng thành kính với vong linh người đã khuất, không phụ thuộc vào việc làm giỗ lớn hay nhỏ. Chỉ với chén nước, quả trứng, nén hương cũng giữ được đạo hiếu.

Tổ tiên sinh ra ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra mình. Người Việt Nam ta có phong tục thờ cúng tổ tiên để tưởng nhớ đến nguồn gốc của mình. Đó là một phong tục tập quán tốt cần được giữ gìn và phát huy. Cuốn sách Phong tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt Nam giới thiệu với bạn đọc những phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam, đó là: phong tục thờ cúng tổ tiên, các vị thần thờ tại gia và thờ phụng trong ngày Tết. Mong rằng, nội dung trong quyển sách này sẽ góp phần giúp bạn đọc giữ gìn, phát huy những phong tục thờ phụng đã có từ ngàn đời nay.

Tổ tiên sinh ra ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra mình. Người Việt Nam ta có phong tục thờ cúng tổ tiên để tưởng nhớ đến nguồn gốc của mình. Đó là một phong tục tập quán tốt cần được giữ gìn và phát huy. Cuốn sách Phong tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt Nam giới thiệu với bạn đọc những phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam, đó là: phong tục thờ cúng tổ tiên, các vị thần thờ tại gia và thờ phụng trong ngày Tết.

Mong rằng, nội dung trong quyển sách này sẽ góp phần giúp bạn đọc giữ gìn, phát huy những phong tục thờ phụng đã có từ ngàn đời nay.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Từ Hà Nội Đến Hồ Ba Bể - Trịnh Như Tấu (NXB Tri Tân 1943)
Chúng tôi, chuyên đi Ba Bể này, không ngoài cái đích "Đi cho biết đó biết đây". Câu chuyện thuật lại cuộc phiếm du để in móng chim hồng mà tôi biến các bạn đọc đây chỉ là mấy tấm ảnh kỷ niệm của người vụng chụp. Vậy xin các bạn lượng thứ trước khi thần du với chúng tôi. Từ Hà Nội Đến Hồ Ba BểNXB Tri Tân 1943Trịnh Như Tấu138 TrangFile PDF-SCAN
Bình Kiều-Vịnh Kiều-Bói Kiều (NXB Hà Nội 1991) - Phạm Đan Quế
Bình Kiều, Vịnh Kiều, Bói Kiều: " Từ khi ra đời chưa đầy 200 năm, truyện Kiều của Thi hào Nguyễn Du đã làm rung động trái tim của hàng bao thế hệ thuộc mọi tầng lớp nhân dân. Người ta đã bình Kiều, vịnh Kiều, tập Kiều, rồi lẩy Kiều, đố Kiều, làm câu đối Kiều…Các bậc Văn nhân đã sáng tác các tập Án Kim Vân Kiều, Phú, Văn tế, hát nối cho đến phỏng Kiều và còn cả bói Kiều nữa . Phạm Đang Quế đã đề cập một cách khái quát nhưng hệ thống về tất cả các khía cạnh trên với phần tư liệu khá phong phú qua cuốn sách " Bình Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều". Bình Kiều-Vịnh Kiều-Bói KiềuNXB Hà Nội 1991Phạm Đan Quế144 TrangFile PDF-SCAN
Cao Bá Quát (NXB Tân Dân 1940) - Trúc Khê
Về triều vua Tự-đức (1848-1883) giặc giã trong nước nổi lên rất nhiều, nhất là ở Bắc- kỳ, có người mượn cớ nọ cớ kia đề khởi sự cho dễ, có người đem lòng hâm-mộ nhà Lê, tìm người dùng-dõi để tôn lên làm minh chủ. Gần biên-giới, giặc Tàu thừa cơ tràn sang quấy rối. Triều-đình lấy làm lo-ngại, cử ông Nguyễn Đăng-Giai ra kinh-lược Bắc-kỳ. Ông Đăng-Giai dẹp xong, thì một bọn khác nồi lên lấy danh là khởi-nghĩa để tồn ông Lê Duy-Cự lên làm vua. Bọn này thường gọi là "giặc châu chấu" do một nhà danh nho đứng đầu. Nhà danh-nho ấy là ông Cao Bá-Quát. Cao Bá QuátNXB Tân Dân 1940Trúc Khê (Ngô Văn Triện)172 TrangFile PDF-SCAN
Chuyện Đời Xưa (NXB Khai Trí 1967) - Trương Vĩnh Ký
Chính quyền Pháp ở Sài Gòn cử Trương Vĩnh Ký làm thông ngôn phục vụ sứ thần Phan Thanh Giản đi Pháp và Tây Ban Nha với ý đồ xin chuộc lại 3 tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Định Tường và Côn Đảo. Cuộc công du kéo dài 6 tháng từ tháng 9.1863 đến tháng 2.1864. Trương Vĩnh Ký tỏ ra rất đắc lực, đi đến xứ nào nói được tiếng nước ấy. Giữa năm 1864, Trương Vĩnh Ký được cử làm giám đốc trường Thông Ngôn (Collèges des Interprètes). Chuyện Đời XưaNXB Khai Trí 1967Trương Vĩnh Ký130 TrangFile PDF_SCAN