Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

KIM VÂN KIỀU TÂN TRUYỆN (1894) - NGUYỄN DU

KIM VÂN KIỀU TÂN TRUYỆN, khắc in ở Hà Nội năm 1894. Hiện lưu trữ ở Thư viện Anh Quốc.

Đặc biệt bản Truyện Kiều chữ Nôm này mỗi trang đều có tranh minh hoạ, tất cả có khoảng 150 bức minh hoạ rất tuyệt vời!

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Thực Và Mộng [PDF]- Lương Đức Thiệp (NXB Trông Lên 1941)
Lương Đức Thiệp có sáng tác, viết luận thuyết, song chủ yếu hiện diện trong tư cách nhà biên khảo. Ngoài một tập thơ in chung với Lê Trọng Quỹ (Thực và mộng, Thụy Ký, 1941), một tập luận thuyết đối thoại với tác phẩm Trai nước Nam làm gì? (Thời đại, 1943; tái bản 1944) thời danh của Hoàng Đạo Thúy dưới tên Trai nước Nam với ông Hoàng Đạo Thúy (Đại học thư xã, 1945), còn lại đều là sách khảo cứu. Cuốn khảo cứu đầu tiên, Việt Nam thi ca luận, được ông công bố năm 1942 tại Khuê Văn xuất bản cục; để ba năm sau, ông tiếp tục luận về vấn đề này, trong tác phẩm có lẽ là cuối đời của mình, Nghệ thuật thi ca, in trên tạp chí Văn mới (số 58, tập mới, ngày 25/9/1945) của nhà xuất bản Hàn Thuyên. Giữa khoảng đó là các khảo cứu, ngoài Văn chương và Xã hội được xuất bản trong Tủ sách Ngày mới bởi Đại học thư xã (1944), song vẫn được ấn loát bởi nhà in Hàn Thuyên; còn lại đều là các khảo luận được in trên tạp chí Văn mới, gồm: Xã hội Việt Nam. [Việt Nam tiến hóa sử] ([hai cuốn in gộp một], Văn mới, số 35, tập mới, ngày 25/04/1944), Duy vật sử quan (Văn mới, số 57, tập mới, ngày 15/9/1945). Về sau, dường như chỉ chuyên khảo Xã hội Việt Nam. [Việt Nam tiến hóa sử], công trình quan trọng và bề thế nhất của ông, được tái bản ở Sài Gòn bởi Liên hiệp xuất bản cục (1950), Hoa Tiên (1971).Thực Và Mộng (tập thơ)NXB Trông Lên 1941Lương Đức Thiệp92 TrangFile PDF-SCAN
Trong Lũy Tre Xanh - Toan Ánh (NXB Hàn Mặc 1944)
Muốn chữa một bệnh phải tìm căn nguyên của bệnh; muốn cho dân quê được xướng phải biết họ khổ, nhất là phải biết họ khổ vì đâu, vì cách tổ chức của cã hội dân quê, vì hoàn cảnh, hay vì những tập tục hư cấu. Đây là những bài một phần đã đăng báo, viết theo lối tiểu thuyết của ông Toan Ánh. Ông là một người nhà quê đã sống và đã chịu khổ ở thôn quê. Trong Lũy Tre XanhNXB Hàn Mặc 1944Toan Ánh140 TrangFile PDF-SCAN
Tuồng Cải Lương: Tống Tữu Đơn Hùng Tín (NXB Xưa Nay 1964) - Lưu Quan Mùi
Tống Tữu Đơn Hùng Tín diễn theo truyện THUYẾT ĐƯỜNG từ lúc hai vợ chồng Đơn Hùng Tín từ biệt nhau cho đến lúc La Thành bắt ngủ Phan Vương. In tại nhà in XƯA NAY Nguyễn Háo Vĩnh 62-64 Boulevard Bonard, Sài Gòn.Tống Tữu Đơn Hùng TínNXB Xưa Nay 1964Lưu Quan Mùi42 TrangFile PDF-SCAN
Tuồng Cải Lương: Cửu Nhĩ Mạo Châu Kỳ (NXB Sài Gòn 1927) - Lê Văn Tiếng
Cửu Nhĩ Tân Vương (?–427, trị vì 420–427) là vị quốc vương thứ 19 của Bách Tế, một trong Tam Quốc Triều Tiên. Ông là con trai cả của Thiển Chi Vương và Bát Tu phu nhân. Thời gian trị vì của Cửu Nhĩ Tân Vương dựa theo Tam quốc sử ký (Samguk Sagi). Tuy nhiên, dựa trên các sử sách Trung Hoa đương thời, sử gia J. W. Best cho rằng mốc thời điểm 414–429 hay 430 là hợp lý hơn. Theo Bách Tế truyện trong Tống thư, năm 425 (Nguyên Gia thứ 2), Bách Tế không đến triều cống hàng năm cho Lưu Tống. Năm 430 (Nguyên Gia thứ 7), Lưu Tống phong Cửu Nhĩ Tân tước hiệu "sứ trì tiết, đô đốc, Bách Tế chư quân sự, Trấn Đông đại tướng quân, Bách Tế Vương". Cửu Nhĩ Mạo Châu Kỳ (Tuồng Cải Lương)NXB Sài Gòn 1927Lê Văn Tiếng50 TrangFile PDF-SCAN