Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Bãi Gió Cồn Trăng (Hồ Trường An)

Truyện Bãi Gió Cồn Trăng là một truyện mới được giới thiệu với bạn đọc trên trang đọc truyện online, một truyện đầy sức hút với những tình tiết thú vị. Truyện như một bức màn bí ẩn phủ lên mọi chuyện tưởng như là chỉ có những mơ hồ nhưng khi bước vào truyện mới thực sự thấy được mọi thứ dưới ánh sáng. Có nhiều uẩn khúc quẩn quanh, có nhiều bí mật cần phải chờ lời hồi đáp, nhưng liệu đi đến cuối truyện có tìm được câu trả lời hông, mời bạn đón đọc truyện kinh dị, trinh thám này.***

Thời gian vẫn dằng dặc tiếp nối. Máy tạo hóa luôn cần mẫn xoay vần. Lớpsóng phế hưng cứ tái diễn không ngừng nghỉ. Thăm thoắt mà tám năm trờitrôi qua.

Ông Năm Tảo vẫn tiếp tục nghề xem mạch hốt thuốc. Bà Năm Tảo ngoàiviệc nội trợ, thương viếng thăm hai cô con gái và hai chàng rể để có dịp hủ hỉ với lũ cháu ngoại. Ông Chín Thẹo qua đời. Bà Chín Thẹo tuy cóbuồn đôi chút nhưng rất hãnh diện vì lũ con trai mình ăn nên làm ra, còn cô con gái út của bà được làm vợ một bực ăn học, trở nên ngươi đàn bàtrung lưu có tư cách. Bà Mười Thiệp và ông bà Mười Hai cất am bên bờrạch Tân Giai tu hành, ra công giúp đỡ người trong làng, trong xóm.

Cô Út Ngọc An sanh cho chồng một trai hai gái. Cô càng sanh đẻ, máuhuyết càng thay đổi, càng lồ lộ vẻ tươi mát nuột nà. Ông Đốc học Hạnhxoay qua viết biên khảo về kinh điển Phương Đẳng Đại thừa. Cô Hai TúyNgọc sanh cho chồng ba cậu con trai. Vóc vó cô vẫn thanh cảnh, thần thái cô vẫn giữa vẻ xán lạn tươi tỉnh. Ông Huyện Khải vẫn trẻ trung và dẻodai. Ông giữ vẹn nếp thanh liêm cho nên lương bổng ông không đủ trangtrải những nghi thức hào nhoáng cần thiết. Mấy năm sau này, song songvới việc làm quan, hễ rảnh rang là ông viết tiểu thuyết loại nghiêng vềgiải trí, rất ăn khách, riết rồi cô Hai Túy Nguyệt coi sóc luôn việcxuất bản sách cho chồng. Ông bác vật Cảnh dắt vợ lên Sài gòn cư ngụ, lập trường tư thục Kiến Thiết, chủ trương tờ Khuyến Nông nguyệt báo nhắmmục đích khuyến khích nông nghiệp và cổ võ việc canh tân nếp sống mớicho dân quê. Cô Ba Túy Nguyệt sanh cho chồng một trai hai gái. Cô đượcngười chồng cô truyền dạy các món môn bánh xưa, nghệ thuật thêu xưa. Rồi cô còn được dì phước Marie vốn là chị con nhà bác bên chồng dạy các Ônthêu đan kiểu Tây và các món bánh nay. Sau đó cô mở nữ công học hiệu đểdạy các lương gia nữ tử các món nữ công phụ xảo. Cô cũng xin bà MườiThiệp cho hai cô Kim Liên và Kim Huệ lên Sài gòn theo học trường cô đểrồi sau này hai cô trở thành giáo sư nữ công trẻ tuổi, được hai thầygiáo lớp nhứt tiểu học Cầu Kho cầu hôn.

Cô Thiệt Nguyện từ khi làm vợ bác sĩ Lê Thạnh Mậu rồi thì được chồng cưng như trứng mỏng. Cô tận tụy săn sóc chồng, coi sóc mọi việc trongnhà châu đáo. Hễ có thời giờ rảnh rang là cô đi săn sóc trẻ em mồ côi,đi làm công quả cho chùa, lo việc đúc tượng in kinh. Cô sanh cho chồnghai cô con gái xinh như mộng, đẹp như tranh. Tìm mua: Bãi Gió Cồn Trăng TiKi Lazada Shopee

Hai cô Agnès Thuận và Isabelle Định thỉnh thoảng có về thăm cô BaCẩm Tú và cô Tư Cẩm Lệ. Họ đã đứng tuổi, tuy chưa phấn lạt hương phainhưng họ sớm lo liệu trước. Cô Agnès Thuận làm vợ kế một thương gia HuêKiều ở Tân An, đối xử với lũ con chồng tử tế nên chiếm được cảm tình của họ. Còn cô Isabelle Định lấy thầy giáo góa vợ dạy lớp nhứt cở Gò Đen.Cô sanh cho chồng một cậu con trai xinh đẹp.

Hai Dần cưới cô Sáu Bạch Huệ, cọn về chợ Phú Quới cách chợ tỉnh sáu cây số. Cô sanh cho chồng cặp hổ bôn hổ bịch kháu khỉnh.

Đã liếc qua gia đạo kẻ hiền lương hoặc bình thường, thì chúng ta nên ghé mắt nhìn qua gia đạo những kẻ vì vô minh mà gây ác nghiệp... chocông bình.

Cậu Hai Luyện tuy trở thành phế nhơn nhưng không vì vậy mà tráchtrời oán đất và giận ghét người đời. Hồi tưởng lại bao chặng đời dĩvảng, cùng ngắm nhìn thói tham lam tán ác của gia đình mình, cậu giựtmình kính sợ cho lẽ thiện ác đáo đầu chung hữu báo, cho nên cậu ăn nănlung lắm. Cậu tìm kiếm cô Ba Hưởng, giúp đỡ đứa con rơi của cậu ăn học.Cậu cũng tìm cô Hai Thiều, cất am cho cô ở gần nhà tía má cô để cô có kẻ săn sóc. Cậu ăn chay trường, làm nhiều công quả và Phật sự cho các chùa chiền. Cậu cộng tác với cô Thiệt Nuyện giúp đỡ trẻ mồ côi, đóng góptiền cho trường mù, cho nhà thương cùi ở cù lao Rồng, Mỹ Tho. Đều đềucậu tụng kinh cầu siêu cho vong linh cha mẹ sớm thác sanh vào cõi Anbang Tịnh độ.

Hơn lúc nào hết, ba anh em cậu Hai Luyện sát cánh nương tựa nhau sau bao tai biến. Trong năm đầu chịu tàn phế, cậu Hai Luyện có cho người dò la tin tức Bửu. Mãi tới ba năm sau cậu mới nhận được tin tức về ngườiem cùng cha khác mẹ kia. Bửu tu hành trên núi Cô Tô, dưới mái hảo am của pháp sư Chơn Huệ, bên Điện kín, pháp danh Thiệt Tánh. Trong thư viếtcho cậu Hai, sư Thiệt Tánh cho biết năm tới sư sẽ đi Anh Quốc để diễnthuyết tại các cơ sở và các trung tâm Phật giáo cùng với Paul Carlson,một ký giả người Anh rất am tường Phật pháp.

Cậu Hai Luyện bảo hai cô Cẩm:

- Dòng họ mình chỉ có ba người đáng kể. Đó là pháp sư Chơn Huệ, anh Đốc học Hạnh và sư Thiệt Tánh.

Cô Ba Cẩm Tú và cô Tư Cẩm Lệ nhìn nhau dửng dưng. Thiệt tình hai côcũng sợ quả báo, nhưng không vì lẽ đó mà họ thích chuyện tu tâm dưỡngtính, bởi nghiệp tham dục của họ còn nặng lắm. Tuy thương yêu anh mình,sát cánh với đương sự để chống chỏi với hoạn nạn tai ương, nhưng làm sao họ bỏ được chuyện làm giàu cùng thú vui nhục dục! Năm nay cô Ba Cẩm Túđã ba mươi lăm tuổi, còn cô Tư Cẩm Lệ đã ba mươi bốn. Cô Ba chuyền từtay ông Chánh tham biện Leblond qua ông Cò mi Carrière khi ông Chánhtham biện về Pháp. Còn cô Tư ăn ở với ông Biện lý Beauregard được bốnđứa con, đứa nào cũng chưa đầy ba tuổi là vong mạng.

Mỗi khi cấn thai, cô đi xin bùa phép trừ tà ếm quỉ để đứa con trongbụng cô không phải là con ranh, nhưng làm sao cô cải được cái ác nghiệphiện hành! Khi đứa con thứ hai chết đi, trước khi chôn, cô thử lấy mựcđỏ vẽ một vết nhỏ cỡ hột đậu ở háng nó. Đứa con thứ ba vừa chui ra khỏibụng mẹ đã có vết son đó. Rồi khi đứa con thứ ba từ trần, cô vẽ thêm một chữ thập nhỏ bằng mực đen trên mông nó. Thế là đứa con thứ tư chẳngnhững mang vết son ở háng mà còn mang chữ thập đen trên mông. Rõ ràngđây là đứa con ranh đầu thai qua năm kiếp.

Đau đớn vì trải qua năm lần chửa đẻ con ranh con lộn nên lần có chửa thứ sáu, cô Tư Cẩm Lệ đi phá thai trong căn nhà một mụ xẩm già có nhàđâu đít với trường học Huê kiều, giáp với miễu Quốc công. Mụ dùng chiếcđũa sắt bọc dây thun ở đầu, bôi lên đầu một chút dầu cho trơn rồi thọcsâu vào tử cung cô. Dây thun quấn vào bào thai vừa tượng hình trong bụng mẹ, bị rút ra khỏi cơ thể của mẹ nó. Cuộc phá thai không quá đau đớnnhư cô tưởng. Cô thầm mong rằng từ đây về sau, bởi trận phá thai kia côsẽ bặt luôn đường chửa đẻ. Nhưng hai ngày sau, trong cơn chiêm bao côthấy Cô Tư Thục hiện về, mắng:

- Đồ khốn nạn! Mầy tưởng đâu phá thai là hết chuyện sao! Thai nhi dù có chết đi thì cũng kể như mầy đã sanh lần thứ sáu rồi vậy. Còn thêm ba lần sanh nữa là đủ chín lần, đứa con ranh con lộn kia sẽ vật mầy chếttươi. Khi nó vừa ra đời là mầy sẽ bị băng huyết sối xả, đố ai cứu được!!

Cô Tư Cẩm Lệ sầu não lắm, thường cùng chị thì thầm than thở rồi khóc sụt sùi. Cậu Hai Luyện khuyên dứt cô em út:

- Nấu mầy sợ sanh đẻ thì cữ kiêng việc chung chạ với chồng. Mầy đãgây ác nghiệp thì chi bằng lo tụng kinh sám hối, dứt chuyện tham dục,bình tĩnh mà trả quả. Có lý đâu mầy cứ huê kia nguyệt nọ hà rầm, lo chạy áp phe chơn không bén đất. Mầy cũng đã trải qua hai tên bạn chăn gối,thôi thì dứt hết nợ phong tình nguyệt trái đi cho khỏe thân...

Và cậu quay qua trách cô Ba Cẩm Tú:

- Còn em, em đã dùng đủ mưu đen chước đỏ đẻ kiếm được người chồngthuộc hạng thượng lưu trong xã hội, vậy mà em không chịu giữ vững hạnhphúc, để rồi giờ trở thành thứ vợ ngày vợ bữa cho bọn ngoại kiều! Em cứcoi cặp chơn cụt của anh đây mà hành xử sao cho khỏi vướng vào vòng taikia họa nọ.

Cô Ba khóc lóc:

- Ai cũng muốn đẹp mặt nở mày chớ ai có muốn làm bia cho miệng đờichê cười sỉ nhục đâu! Bởi em dại dột, nên giờ có muốn kiếm một ông chồng tử tế cũng như mò kim đáy biển mà thôi!

Cô Tư Cẩm Lệ tuy đồng ý với anh mình, nhưng cô đang độ trẻ trungsung sức, lẽ nào cô chịu cảnh cám treo để heo nhịn đói cho được! Bởi đóphá thai chưa trót năm mà cô đã có chửa lần thứ bảy. Cô sợ quá, thỉnhkinh Từ Bi Thũy Sám và Lưng Hoàng Sám Pháp về tụng ra rả.

Một sáng kia, cô Ba Cẩm Tú và cô Tư Cẩm Lệ, kẻ từ nhà ông Cò mi,người từ nhà ông Biện lý, không hẹn mà cùng về Câu Đào để thăm anh. BàNăm Đặng dọn lên bàn bữa đểm tâm ê hề, nào bánh canh giò heo, nào bánhđúc tôm khô, nào cà phê sữa, nào khoai luộc, bắp luộc.

Giũa lúc đó, một tăng sĩ mặt mũi thanh tú, dáng dấp oai nghi, từngoài cửa thung dung bước vào. Ba anh em chưng hửng, ngờ ngợ là ai rồi.Tăng sĩ chiếu cặp mắt sáng như sao nhìn họ, sang sảng bảo:

- Chắc anh chị không nhận ra em. Bửu đây mà. Bây giờ em là Đại đức Thiệt Tánh rồi.

Cậu Hai Luyện cảm động:

- Mừng thầy về thăm nhà sau tám năm tầm sư học đạo.

Cô Ba Cẩm Tú cảm xúc quá, vừa khóc vừa bệu bạo:

- Thầy ôi, gia đình mình tai nạn cứ tới dập dồn. Thầy về đây thăm nhà và ở chơi được bao lâu?Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Hồ Trường An":Bãi Gió Cồn TrăngLớp Sóng Phế HưngTruyện Ngắn - Hồ Trường AnTruyện Ngắn 2 - Hồ Trường An

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bãi Gió Cồn Trăng PDF của tác giả Hồ Trường An nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bỉ Vỏ
Tiểu Thuyết Bỉ Vỏ Bỉ Vỏ là tiểu phẩm đầu tay của Nguyên Hồng được Tự Lực Văn Đoàn tặng giải nhì năm 1937. Bính là cô gái nghèo làng Sòi. Vì nhẹ dạ, yêu một gã Tham đạc điền và bị hắn bỏ rơi giữa lúc bụng mang dạ chửa. Cô bị cha mẹ hắt hủi, đay nghiến và đứa bé sinh ra phải đem bán đi vì sợ làng bắt vạ. Đau đớn, Bính trốn nhà đi Hải Phòng mong tìm được người tình. Sau mấy ngày đêm lang thang đói khát, có lần suýt bị làm nhục ở một vườn hoa, Bính gặp một gã trẻ tuổi nhà giàu. Bỉ Vỏ Gã lừa cô vào nhà hãm hiếp và đổ bệnh lậu cho cô. Vợ gã bắt gặp, đánh đập Bính tàn nhẫn và lôi cô ra Sở cẩm, vu là gái đĩ. Thế là Bính bị đưa vào nhà “lục xì”, sau đó rơi vào nhà chứa của mụ Tài sế cấu. Sống ê chề cực nhục ở nơi bẩn thỉu hôi hám, Bính ốm nặng. Đau khổ, tuyệt vọng, Bính toan tự tử nhưng được Năm Sài Gòn, trùm lưu manh ở Hải Phòng, chuộc ra khỏi nhà chứa, đem về chăm sóc hết lòng. Nhưng rồi Năm bị bắt. Tuy túng bấn nhưng Bính nhất định không nhận tiền “bồi” (tiền bọn ăn cắp trích nộp “đàn anh”) mà sống bằng buôn bán lương thiện, hy vọng khi Năm trở về sẽ khuyên y từ bỏ cái nghề bất lương và nguy hiểm. Năm được tha nhưng dứt khoát không nghe lời khuyên của Bính. Thế là, bất đắc dĩ, Bính cũng bị lôi kéo vào con đường lưu manh, trở thành một “bỉ vỏ” – người đàn bà ăn cắp. Do một sự hiểu lầm và ghen tuông, Năm Sài Gòn đuổi Bính đi. Bính về Nam Định, gồng thuê gánh mướn kiếm ăn. Được tin bố mẹ ở gặp tai họa có thể bị tù, Bính không còn cách nào khác, đã phải nhận lời lấy một viên mật thám để có tiền gửi về cứu bố mẹ. Nam Cao Tuyển Tập Số Đỏ Đất rừng phương Nam Đang sống yên ổn nhàn hạ bên người chồng mới này thì một biến cố xoay chuyển cuộc đời Bính: Năm Sài Gòn bị bắt bởi chính tay người chồng Bính. Không chút do dự, cô đã lẻn xuống trại giam, mở khoá cứu Năm rồi cùng y đi trốn. Từ đó, Bính lại trở lại cuộc sống ngoài vòng pháp luật với Năm Sài Gòn, nhưng trong lòng vẫn day dứt khát khao cuộc đời lương thiện. Nhất là sau lần Năm giết Ba Bay, tên “đàn em” đã hớt tay trên của Năm một món “hàng”, Bính càng bị hối hận và sợ hãi giày vò. Cuối cùng, cái kết cục bi thảm đã đến: một lần, Năm cướp được một đứa bé đeo vòng vàng trên tàu thuỷ. Bính hốt hoảng nhận ra đó chính là đứa con mà bao lâu Bính nhớ thương, khắc khoải mong tìm lại. Nhưng nó đã chết! Giữa lúc đó, đội xếp, mật thám ập vào, Năm và Bính đều bị bắt. Chính người mật thám chồng Bính trước đây đã bước tới xích tay cô… Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến các bạn tiểu thuyết Bỉ Vỏ của tác giả Nguyên Hồng.
Điều Bí Mật
Điều Bí Mật Của Hân Điều Bí Mật Một cô gái nhỏ nhắn mà từng câu từng chữ đều mạnh mẽ, cá tính, Hân Như trong Điều bí mật là người kể chuyện xuất sắc đến kinh ngạc. Với lối viết dày tình tết, giàu cảm xúc và chín chắn, Hân Như đã đi vào lòng độc giả bằng ngòi bút hồ hởi, nhiệt thành như phong cách đặc trưng vốn có của cô. Có ai đó nói rằng, những điều bí mật như một củ hành, bóc hết lớp nọ đến lớp kia, cuối cùng thứ nhận được chỉ toàn là nước mắt. Những điều bí mật khiến cho cuộc sống trở nên muôn màu muôn vẻ, nhưng cũng có lúc, chỉ một bí mật nhỏ nhoi cũng đủ làm nên số phận của cả một con người. Câu chuyện vẫn còn tiếp diễn như một bản nhạc đầy mâu thuẫn với những bí mật nối tiếp nhau hé mở. Hạ Đỏ Mắt Biếc Cô Gái Trên Tàu Đại và Linh có vượt qua được tất cả khó khăn của hoàn cảnh và định kiến trong lòng để đến với nhau trọn vẹn? Những mưu mô, toan tính của Phong sẽ dẫn họ đi đến kết cục nào? Quanh họ, tình anh em, tình cha con, tình yêu đơn phương day dứt luôn khiến không gian của câu chuyện thật ám ảnh lòng người. Để rồi khi chợt còn nhận ra nhau giữ đời trong trái tim rung động yêu thương của mỗi người họ chỉ còn chỗ cho niềm tin và hi vọng.
Truyện Cổ Andersen
Truyện Cổ Andersen Truyện Cổ Andersen Truyện Cổ Andersen là tập hợp các tác phẩm của nhà văn Đan Mạch Hans Christian Andersen như: Bà chúa tuyết, cô bé tí hon, bộ quần áo mới cảu hoàng đế. Không chỉ đơn thuần là kể chuyện, tác giả còn muốn đem đến cho người đọc những bài học quý giá. Với lối viết chuyện lôi cuốn, hấp dẫn, Andersen đưa người đọc lạc vào thế giới của thế giới cổ tích đầy kì bí. Kết thúc mỗi câu chuyện lại để lại cho người đọc một bài học hay về cuộc sống. Nhà văn Hans Christian Andersen (1805 – 1875) có lẽ là một hiện tượng văn học hiếm có trên thế giới.. Andersen viết du ký, kịch, tiểu thuyết, làm thơ, nhưng nổi nhất là truyện. Truyện của ông dựa vào truyện dân gian, truyền thuyết, lịch sử, đời sống hàng ngày và cả cuộc đời riêng của tác giả. Đọc thêm: Tuyển Tập Truyện Cổ Tích Nổi Tiếng Thế Giới Tây Du Ký Nghìn Lẻ Một Đêm Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn độc cuốn Truyện Cổ Andersen. Để nhận sách mới hàng tuần, các bạn đừng quên đăng ký email “mỗi tuần một cuốn sách hay” nhé.
Mắt Biếc
Mắt Biếc Mắt biếc là một tác phẩm của tác giả Nguyễn Nhật Ánh trong loạt truyện viết về tình yêu của thanh thiếu niên của tác giả này cùng với Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Cô gái đến từ hôm qua… Đây được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu về Nguyễn Nhật Ánh, từng được dịch để giới thiệu với độc giả Nhật Bản. Mắt biếc kể về cuộc đời của nhân vật chính tên Ngạn. Ngạn sinh ra và lớn lên ở một ngôi làng tên là làng Đo Đo. Lớn lên cùng với Ngạn là cô bạn hàng xóm có đôi mắt tuyệt đẹp tên là Hà Lan. Tuổi thơ của Ngạn và Hà Lan gắn bó với bao nhiêu kỉ niệm cùng đồi sim, đánh trống trường… Tình bạn trẻ thơ dần dần biến thành tình yêu thầm lặng của Ngạn dành cho Hà Lan. Đến khi lớn hơn một chút, cả hai phải rời làng ra thành phố để tiếp tục học. Khi tấm lòng của Ngạn luôn hướng về Hà Lan và về làng, thì Hà Lan không cưỡng lại được cám dỗ của cuộc sống xa hoa nơi đô thị và ngã vào vòng tay của Dũng. Mắt biếc – Nguyễn Nhật Ánh Việc Hà Lan ngã vào vòng tay Dũng – một thanh niên nhà giàu, sành điệu, giỏi võ nhưng rất thiếu đứng đắn – đã làm cho Ngạn đau khổ rất nhiều, nhưng điều Ngạn cần là hạnh phúc của Hà Lan. Mỗi khi Dũng làm Hà Lan tổn thương cô lại tìm Ngạn để nói lên bầu tâm sự, điều đó lại càng làm cho Ngạn buồn thêm. Có lần Ngạn đã đánh nhau với Dũng vì Hà Lan và kết quả tất nhiên là Ngạn thua nhưng nó đã làm cho Ngạn bớt đi tính anh hùng, sẵng sàn đánh nhau mỗi khi Hà Lan bị bắt nạt. Chuyện Con Mèo Dạy Hải Âu Bay Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Dế Mèn Phiêu Lưu Ký Và cũng từ đó những cảm xúc mỗi khi Hà Lan tìm đến Ngạn để giải bầy niềm tâm sự giảm đi. Hà Lan mang thai, nhưng bị Dũng ruồng bỏ. Cô đành gửi con về cho bà ngoại chăm sóc và đặt tên là Trà Long. Tuy hiểu rõ tình yêu của Ngạn dành cho mình, Hà Lan vẫn không đáp lại vì cô hiểu rõ mình muốn sống theo một lối sống hoàn toàn khác với Ngạn. Bằng tình yêu của mình dành cho Hà Lan, Ngạn hết lòng yêu thương và chăm sóc cho Trà Long. Trà Long lớn lên trở thành cô giáo trường làng, và vô cùng yêu quý Ngạn. Trong khi ai cũng nghĩ rằng Trà Long sẽ là sự nối tiếp những gì mà Hà Lan đã bỏ dở trong đời Ngạn, thì Ngạn quyết định ra đi vì anh nhận ra rằng Trà Long chỉ là cái bóng của Hà Lan mà thôi.