Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đồ thờ trong di tích của người Việt [pdf]

Trong một tấm bia của chùa Bối Khê (Thanh Oai - Hà Tây ) có ghi rằng : Anh tú của trời đất tụ thành sông núi. Sự linh thiêng của sông núi đúc ra thành thần. Thánh thần linh thiêng hóa làm mây gió sấm mưa để nhuần tưới cho sinh dân và còn mãi muôn đời cùng non nước đất trời vậy.

Câu nói minh triết ấy là tinh thần dẫn người xưa vào đạo. Ngày nay chúng ta quan niệm rằng tôn giáo tín ngưỡng là văn hóa. Bất kể dòng tư tưởng lớn nào của thế giới cho tới những tư tưởng bình dân nhuốm màu tôn giáo đều lấy thiện tâm làm đầu, từ đó mới bàn đến tư tưởng và tâm linh để cuối cùng hội tụ vào thần linh. Đồ thờ như "giấy thông hành" để tầng dưới tiếp cận tầng trên, con người tiếp cận với đấng vô biên (mà suy cho cùng đấng vô biên chỉ là sản phẩm thuộc tư duy liên tưởng của loài người). Mỗi thời có một nhận thức khác nhau, tư duy liên tưởng khác nhau sẽ dẫn đến có cách ứng xử và mối liên hệ với thần linh khác nhau. Không một di tích tôn giáo nào không có đồ thờ. Đồ thờ xác định tư cách cho những kiến trúc cùng với hệ thống tượng liên quan để trở thành di tích tôn giáo tín ngưỡng. Ngược lại, nếu không có đồ thờ thì cùng lắm di tích đó chỉ mang hình thức một nhà trưng bày. Như vậy đồ thờ đã góp phần thiêng hóa kiến trúc thờ tự, nó đã hướng tâm con người đến lẽ huyền vi của đạo, hướng đến chân, thiện, mỹ, tránh thoát những dục vọng thấp hèn, góp phần làm cân bằng những tâm hồn luôn bị giày vò bởi tục lụy. Đồ thờ là sản phẩm văn hóa hữu thể, nó chứa đựng những ước vọng truyền đời của tổ tiên, qua nó như qua thần linh để cầu nguồn hạnh phúc trần gian.

ở nước Việt, đồ thờ mang vẻ đẹp tâm linh thánh thiện phản ánh tâm thức của người nông dân trồng lúa nước. Chúng vượt lên trên cả tính tích cực và tiêu cực của người đời, vượt lên trên cả những yếu tố sùng bái thuộc tín ngưỡng và dị đoan để tồn tại như một chứng tích lịch sử, một lời nhắn nhủ của tổ tiên... Thông qua đổ thở chúng ta có thể tìm về bản thể chân như thuộc vẻ đẹp của người xưa, để con người nhờ đó mà nâng cao thêm được tinh thần yêu nước, yêu quê hương xứ sở, yêu quý lẽ nhân bản, đồng thời có ý thức trọng đức đẹp của cả đạo và đời.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Trung Kỳ dân biến thỉ mạt ký - Phan Chu Trinh
Năm 1908, dân tỉnh Quảng Nam, nhân việc làm xấu gây biến, lan ra khắp các tỉnh Trung Kì. Khi việc đương xảy ra thì chết và bị thương không ít, sau việc đã yên rồi, bị tù bị chém cũng rất nhiều. Tuy xảy ra thình lình, nhưng biến cố nguyên nhân các quan Pháp và Nam lo tránh lỗi, nên đều trút tội cho thân sĩ, đem tội chống thuế mà buộc nặng, tội mưu làm giặc mà vu hãm, không cho biện bạch, kết án nặng bỏ tù mà không tra hỏi, hoặc bắt được thì chém ngay. Bắt bớ thảm thiết hơn bắt trộm cướp, ngược đãi tàn nhẫn như đối với cầm thú, tiếng oan đầy trời, việc yên đã bốn năm rồi, nhà cầm quyền đã hai lần thay đổi. Ai ai cũng lau mắt ngóng cổ trông được cứu xét cho mình.Việc đã lâu ngày, ám muội nhiều lắm. Tôi cũng là một người liên lụy trong đó, sự chết chỉ còn cách tôi một sợi tóc, may được nhờ ơn lớn còn thấy được mặt trời. Từ khi qua Pháp thường được chiếu cố, tôi không xiết cảm kích. Nhưng một mình cái thân tôi không thẹn gì, mà ngó lại nhớ đến sĩ dân nước Nam cũng là con dân nước Đại Pháp, thì những sự đau khổ cũng phải đem ra tỏ bày để cầu được thương xót. Huống chi thân sĩ với tôi đồng bệnh cùng thương, không tội bị án, oan sâu như biển, hoặc bị trói mình ngoài hoang đảo, ngày ngày chịu roi vọt, đến nay sống chết chưa biết, hoặc vài xương ở xứ khác, vợ con không thể lãnh chôn, có ai nhắc đến thì đau lòng nát ruột. Bởi vậy nên tôi ngày đêm than thở, tật bệnh dồn tới; nằm không yên, ăn không ngon, mỗi khi nhớ đến thì nước mắt tự nhiên chảy ra, bùi ngùi buồn bã vậy.Nay tôi xin đem đầu đuôi sự biến lúc ấy, và sự xử tội thảm khốc, và sự ám muội trong khi kết án, vì quan lớn mà tỏ bày sơ lược từng khoản một.
Khuôn mặt Quảng Ngãi - Phạm Trung Việt
[PDF] Khuôn mặt Quảng Ngãi - Phạm Trung Việt | TẢI SÁCH PDF MIỄN PHÍ [PDF] Khuôn mặt Quảng Ngãi - Phạm Trung Việt | TẢI SÁCH PDF MIỄN PHÍ
Bùi Viện với cuộc duy tân của Triều Tự Đức
Bùi Viện là nhà ngoại giao đầu tiên trong lịch sử nước ta sang Mỹ và đã hai lần gặp Tổng thống Mỹ. Các cứ liệu viết về cuộc công du của Bùi Viện không nhiều. Tác phẩm duy nhất viết về sự kiện này “Bùi Viện và Chính phủ Mỹ” của nhà sử học Phan Trần Chúc in từ năm 1945, mới đây, NXB Văn hóa Thông tin in lại với cái tên “Bùi Viện và cuộc duy tân của triều Tự Đức thế kỷ XIX”. Tuy nhiên, với số sử liệu sơ sài này, chúng ta cũng có thể hình dung được tư duy táo bạo trong tư tưởng cứu nước của Bùi Viện. Từ cửa biển Thuận An (Huế), sau hai tháng, Bùi Viện đến được Hương Cảng (Hồng Kông). Tại đây, Bùi Viện đã gặp gỡ và quen thân với một viên sứ thần (đại sứ bấy giờ) Mỹ. Vị sứ thần này rất thông thạo tiếng Hán nên qua người bạn này, Bùi Viện biết Hoa Kỳ trước đây là một nước lạc hậu và cũng chịu cảnh chia rẽ Nam Bắc như Trịnh - Nguyễn, nhưng đến nay đã thống nhất đất nước và phát triển thịnh vượng. Bùi Viện coi đây như là tấm gương để học tập. Ông quyết định không sang Trung Quốc cầu viện nhà Thanh như một số người đã làm mà sang Mỹ - một đất nước hoàn toàn xa lạ với người Việt lúc đó. Đó là hành động sáng suốt trên tầm thời đại, thể hiện rõ bản lĩnh của Bùi Viện.
Nguyễn Trãi: Anh hùng dân tộc - Trúc Khê Ngô Văn Triện
NGUYỄN TRÃI: ANH HÙNG DÂN TỘCTác GiảNguyễn TrãiChương 1. Băng Hồ Tướng CôngChương 2. Danh Sĩ Nguyễn Phi KhanhChương 3. Nguyễn Trãi Gặp Đồng ChíChương 4. Vào Lam Sơn Tìm Gặp Chân ChủChương 5. Lê Thái Tổ Khởi Nghĩa Lam SơnChương 6. Trong Quân Trướng Nguyễn Trãi Vận Trù Quyết SáchChương 7. Tập Thư Trao Cho Các Tướng Minh