Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Con Đường Việt Nam

Con Đường Việt Nam

Con Đường Việt Nam – Nguyễn Sĩ Bình

Lật lại những trang sử các thời kỳ, mỗi người dân Việt, dù trong hay ngoài nước, luôn được khơi dậy tình yêu quê hương, niềm tự hào tổ quốc.

Đó là thời nghìn năm Bắc thuộc với tinh thần chống Hán hóa, nhiều cuộc khởi nghĩa giành lại chủ quyền diễn ra mà trận chiến thắng Bạch Đằng là đỉnh cao. Đó là thời kỳ độc lập tự chủ, cha ông không những bảo vệ non sông mà còn mở mang bờ cõi, không những giữ gìn mà còn làm phong phú trường tồn bản sắc văn hóa Việt Nam.

Với những chiến công hiển hách chống phương Bắc xâm lược, những anh hùng Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ… mãi mãi lưu danh. Đó còn là đời sống tôn giáo, lễ hội, tâm linh, phong tục tập quán, ngôn ngữ, các công trình mỹ thuật và kiến trúc, cùng hàng loạt hệ giá trị giàu tính cộng đồng, nhân nghĩa, nhân văn Việt Nam.

Tiếu Lâm Chính Trị Việt Nam Năm 1980 Các Triều Đại Việt Nam Chuyện Của Lính Tây Nam

Bước vào thời kỳ cận đại, những cuộc chiến tranh khốc liệt diễn ra, cả nước phải trả giá bằng biết bao hy sinh. Nhìn lại hệ tư tưởng cộng sản từ khi xuất hiện ở Việt Nam, ban đầu là gắn vào đấu tranh giải phóng dân tộc dẫn đến chia cắt hai miền năm 1954.

Tiếp theo, Việt Nam là chiến trường đối đầu giữa các hệ tư tưởng. Sau thống nhất năm 1975 là cuộc chiến hai đầu biên giới… Ở giai đoạn hòa bình, có thời kỳ động lực phát triển xã hội gần như bị triệt tiêu.

Thời kỳ đổi mới không toàn diện tạo ra nhiều nguy hiểm, tác hại trực tiếp có, hậu quả không dễ khắc phục vẫn tiềm tàng. Thời kỳ hội nhập sâu rộng hiện nay càng thêm nhiều rối ren trong đường lối nội trị lẫn ngoại giao.

Vấn đề trước hết là phải nhìn lại lịch sử để có đánh giá xác thực, thấy sai lầm mà tránh lặp lại, để hình thành những tư tưởng và lực lượng tiên phong.

Đây là việc làm quan trọng và cần thiết, tạo điều kiện cho mỗi người dân nhìn thấy con đường xuyên suốt của dân tộc, định hướng cho thế hệ trẻ đóng góp tích cực nhằm chấn hưng đất nước.

Trong thời đại hội nhập, xã hội cần phát huy dân chủ và thượng tôn pháp luật, mỗi người cần được tôn trọng quyền công dân và quyền con người. Chúng ta cần có tầm nhìn rộng để thấy xu hướng thời đại, xác định đất nước đứng ở vị trí nào trên bản đồ thế giới.

Nguồn: sachmoi.net

Đọc Sách

Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)
Sơ lược tác giả NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (1822 - 1888) Ông là nhà thơ lớn của miền Nam vào nửa cuối thế kỷ 19, được nhân dân yêu mến gọi là Đồ Chiểu. Dù tài hoa nhưng cuộc đời ông lại không may gặp nhiều bất trắc. Sau khi mẹ mất vào năm 1848, ông lâm cảnh mù lòa. Dẫu vậy, ông vẫn cống hiến cho đời bằng việc dạy học, làm thuốc và đặc biệt là dùng ngòi bút mộc mạc, đậm hồn Nam Bộ để tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta. Giữa Lục Vân Tiên và cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu có những nét tương đồng lớn, do vậy nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cụ Đồ Chiểu đã mượn nét bút hồn thơ để bày tỏ niềm ước ao, khát vọng và lý tưởng mà bản thân ông hằng mong muốn, tuy nhiên lại bị cảnh mù lòa và sự loạn ly của thời cuộc ngăn cản: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Tìm mua: Lục Vân Tiên TiKi Lazada Shopee Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà!” Giới thiệu tác phẩm Lục Vân Tiên là một tác phẩm truyện nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu, được sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 50 của thế kỷ 19 và được Trương Vĩnh Ký cho xuất bản lần đầu tiên vào năm 1889. Đây là một trong những sáng tác có vị trí cao của văn học miền Nam Việt Nam. Tác phẩm được dịch giả Abel des Michels chuyển ngữ sang tiếng Pháp với tên gọi Lục Vân Tiên cổ tích truyện- Histoire de Luc Van Tien năm 1899. Truyện Lục Vân Tiên (mà người miền Nam thường gọi là thơ Lục Vân Tiên) là một cuốn về luân lý, cốt bàn đạo làm người với quan niệm văn dĩ tải đạo. Tác giả muốn đem gương người xưa vào tác phẩm để mà khuyên người ta về cương thường - đạo nghĩa.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lục Vân Tiên PDF của tác giả Nguyễn Đình Chiểu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)
Sơ lược tác giả NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (1822 - 1888) Ông là nhà thơ lớn của miền Nam vào nửa cuối thế kỷ 19, được nhân dân yêu mến gọi là Đồ Chiểu. Dù tài hoa nhưng cuộc đời ông lại không may gặp nhiều bất trắc. Sau khi mẹ mất vào năm 1848, ông lâm cảnh mù lòa. Dẫu vậy, ông vẫn cống hiến cho đời bằng việc dạy học, làm thuốc và đặc biệt là dùng ngòi bút mộc mạc, đậm hồn Nam Bộ để tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta. Giữa Lục Vân Tiên và cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu có những nét tương đồng lớn, do vậy nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cụ Đồ Chiểu đã mượn nét bút hồn thơ để bày tỏ niềm ước ao, khát vọng và lý tưởng mà bản thân ông hằng mong muốn, tuy nhiên lại bị cảnh mù lòa và sự loạn ly của thời cuộc ngăn cản: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Tìm mua: Lục Vân Tiên TiKi Lazada Shopee Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà!” Giới thiệu tác phẩm Lục Vân Tiên là một tác phẩm truyện nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu, được sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 50 của thế kỷ 19 và được Trương Vĩnh Ký cho xuất bản lần đầu tiên vào năm 1889. Đây là một trong những sáng tác có vị trí cao của văn học miền Nam Việt Nam. Tác phẩm được dịch giả Abel des Michels chuyển ngữ sang tiếng Pháp với tên gọi Lục Vân Tiên cổ tích truyện- Histoire de Luc Van Tien năm 1899. Truyện Lục Vân Tiên (mà người miền Nam thường gọi là thơ Lục Vân Tiên) là một cuốn về luân lý, cốt bàn đạo làm người với quan niệm văn dĩ tải đạo. Tác giả muốn đem gương người xưa vào tác phẩm để mà khuyên người ta về cương thường - đạo nghĩa.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lục Vân Tiên PDF của tác giả Nguyễn Đình Chiểu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hịch Tướng Sĩ (Trần Quốc Tuấn)
Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300) - người đã được vua Trần giao cho thống lĩnh quân đội, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thắng lợi vẻ vang. Người nổi tiếng là biết trọng kẻ sĩ thu phục nhân tài. Trần Quốc Tuấn là một người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài, lòng yêu nước của ông nước thể hiện rõ qua văn bản "Hịch tướng sĩ", văn bản khích lệ tướng sĩ học tập cuốn "Binh thư yếu lược" do ông biên soạn. Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai họa về sau!". Tác giả gọi giặc là "cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Không chỉ kể tội ác của giặc mà Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa. Đó là biểu hiện của sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng nước xả thân cho nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng". Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện lòng căm thù sục sôi quân cướp nước mà còn thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết xả thân cho độc lập dân tộc. Ông vạch ra hai con đường chính - tà cũng là một con đường sống chết để thuyết phục tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn biểu lộ một thái độ dứt khoát: hoặc là địch hoặc là ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc. Tìm mua: Hịch Tướng Sĩ TiKi Lazada Shopee "Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay mà không chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc đã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?", đó là lời động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người. Tình yêu thương chân thành, tha thiết dành cho tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đều được xuất phát từ lòng nhân hậu từ lòng yêu nước. Với quân sĩ dưới quyền, Trần Quốc Tuấn luôn đối xử như với con mình, với những người quen: "Các ngươi cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười". Đó là mối ân tình giữa chủ và tướng nhằm khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với lẽ vui tôi cũng như tình cốt nhục. Chính tình yêu thương tướng sĩ chân thành tha thiết mà Trần Quốc Tuấn đã phê phán những biểu hiện sai, đồng thời chỉ ra cho tướng sĩ những hành động đúng nên theo, nên làm. Những hành động này đều xuất phát từ ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đó là sự băn khoăn trước tình trạng tướng sĩ không biết lo lắng cho đất nước: không thấy lo, thấy thẹn khi nhà vua và đất nước bị kẻ thù làm nhục; chỉ biết vui thú tiêu khiển, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát,… Nguy cơ thất bại rất lớn khi có giặc Mông Thái tràn sang: "cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quí nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu; việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe không đuổi được quân thù, chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bây giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!". Chính lòng yêu nước mà Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra cho tướng sĩ những hành động nên làm: "Nay ta bảo thật các ngươi: nên nhớ câu "đặt mồi lửa vào giữa đống củi là nguy cơ, nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" "làm run sợ, huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên". Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta nói chung và Trần Quốc Tuấn nói riêng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược và những tình cảm dành cho tướng sĩ dưới trướng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hịch Tướng Sĩ PDF của tác giả Trần Quốc Tuấn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hịch Tướng Sĩ (Trần Quốc Tuấn)
Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300) - người đã được vua Trần giao cho thống lĩnh quân đội, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thắng lợi vẻ vang. Người nổi tiếng là biết trọng kẻ sĩ thu phục nhân tài. Trần Quốc Tuấn là một người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài, lòng yêu nước của ông nước thể hiện rõ qua văn bản "Hịch tướng sĩ", văn bản khích lệ tướng sĩ học tập cuốn "Binh thư yếu lược" do ông biên soạn. Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai họa về sau!". Tác giả gọi giặc là "cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Không chỉ kể tội ác của giặc mà Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa. Đó là biểu hiện của sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng nước xả thân cho nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng". Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện lòng căm thù sục sôi quân cướp nước mà còn thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết xả thân cho độc lập dân tộc. Ông vạch ra hai con đường chính - tà cũng là một con đường sống chết để thuyết phục tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn biểu lộ một thái độ dứt khoát: hoặc là địch hoặc là ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc. Tìm mua: Hịch Tướng Sĩ TiKi Lazada Shopee "Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay mà không chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc đã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?", đó là lời động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người. Tình yêu thương chân thành, tha thiết dành cho tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đều được xuất phát từ lòng nhân hậu từ lòng yêu nước. Với quân sĩ dưới quyền, Trần Quốc Tuấn luôn đối xử như với con mình, với những người quen: "Các ngươi cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười". Đó là mối ân tình giữa chủ và tướng nhằm khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với lẽ vui tôi cũng như tình cốt nhục. Chính tình yêu thương tướng sĩ chân thành tha thiết mà Trần Quốc Tuấn đã phê phán những biểu hiện sai, đồng thời chỉ ra cho tướng sĩ những hành động đúng nên theo, nên làm. Những hành động này đều xuất phát từ ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đó là sự băn khoăn trước tình trạng tướng sĩ không biết lo lắng cho đất nước: không thấy lo, thấy thẹn khi nhà vua và đất nước bị kẻ thù làm nhục; chỉ biết vui thú tiêu khiển, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát,… Nguy cơ thất bại rất lớn khi có giặc Mông Thái tràn sang: "cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quí nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu; việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe không đuổi được quân thù, chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bây giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!". Chính lòng yêu nước mà Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra cho tướng sĩ những hành động nên làm: "Nay ta bảo thật các ngươi: nên nhớ câu "đặt mồi lửa vào giữa đống củi là nguy cơ, nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" "làm run sợ, huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên". Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta nói chung và Trần Quốc Tuấn nói riêng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược và những tình cảm dành cho tướng sĩ dưới trướng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hịch Tướng Sĩ PDF của tác giả Trần Quốc Tuấn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.