Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tam Tạng Pháp Số (Thích Nhất Như)

LỜI NGƯỜI DỊCH

VỀ ĐẠI MINH TAM TẠNG PHÁP SỐ

Thời Minh ở Trung Quốc là thời kì cực thịnh của việc dùng từ Pháp Số làm tên sách, trong đó, pháp sư Hành Thâm 行深法師 là người đầu tiên biên soạn sách lấy tên Pháp Số, thành sách vào năm 1387.

Ban đầu đặt tên là Chư Thừa Pháp Số 諸乗法數, do sách này lấy kinh điển, giáo nghĩa tông phái Hiền Thủ 賢首宗 làm ngữ liệu chính trong quá trình biên soạn nên thường được gọi với tên Hiền Thủ Pháp Số 賢首法數, có hơn 2100 mục từ. Khoảng 25 năm sau, tức năm 1419, pháp sư Nhất Như 一如法師 cùng các vị cao tăng khác phụng theo chiếu chỉ hoàng đế Vĩnh Lạc 永樂皇帝 biên soạn bộ Tam Tạng

Pháp Số 三藏法數, thành sách vào quãng năm 1424, do sách này lấy ba kho tàng Kinh, Luật, Luận làm ngữ liệu trong quá trình biên soạn nên thường được gọi là Tam Tạng Pháp Số, có 1555 mục từ. Năm năm sau, tức vào quãng niên hiệu Tuyên Đức 宣德, pháp sư Viên Tĩnh 圓瀞 法師 soạn bộ Giáo Thừa Tìm mua: Tam Tạng Pháp Số TiKi Lazada Shopee

Pháp Số 教乘法數, sách này chủ yếu lấy kinh điển, giáo nghĩa tông Thiên Thai 天臺宗 làm căn cứ, có gần 3200 mục từ. Sau cùng, pháp sư Tịch Chiếu 寂照 dựa vào quy cách của bộ Pháp Số của pháp sư Nhất Như soạn bộ Đại Tạng Pháp Số 大藏法 數, gần 4700 mục từ.

Xét về mặt thời gian, bộ Tam Tạng Pháp Số do pháp sư Nhất Như chủ biên được xếp vị trí thứ hai, xét về số lượng đây là bộ Pháp Số có mục từ ít nhất. Tuy nhiên, xét về số lượng thuật ngữ Phật học được giải thích cụ thể thì sách này lại nhiều nhất, tổng cộng có hơn 10.000 từ. Xét về quy tắc biên soạn, về tính rõ ràng chuẩn xác thì bộ Tam Tạng Pháp Số ưu việt hơn hẳn, thậm chí pháp sư Tịch Chiếu còn xem đây là mẫu mực để soạn bộ Đại Tạng Pháp Số của mình. Đặc điểm chung của các bộ sách Pháp

Số là đều nói rõ xuất xứ của mỗi mục từ được nêu, đây được xem là tính ưu việt chung của sách nghiên cứu Phật học thời bấy giờ. Tuy nhiên, hai bộ của pháp sư Hành Thâm và Viên Tĩnh thì quá đơn giản, vắn tắt đến nỗi các nhà Phật học nhận xét là “sơ lậu 疏漏” do đơn giản quá mức đến nỗi bỏ sót nhiều chỗ, tất cả các mục từ chỉ nêu tên mà không giải thích nghĩa cụ thể. Ngược lại, bộ Pháp Số của pháp sư Tịch Chiếu thì cách giải thích từ quá cặn kẽ đến mức rườm rà, phức tạp, khó hiểu. Bộ Pháp

Số của pháp sư Nhất Như đã tránh được hai điểm thiếu sót vừa nêu, tính ưu việt đó thể hiện qua mấy điểm sau:

1. Mỗi mục từ đều được giải thích cụ thể theo cách “dĩ kinh chứng kinh” tức lấy kinh điển làm căn cứ giải thích kinh điển.

2. Phân biệt rõ ràng những thuật ngữ đồng âm nhưng dị nghĩa theo quan điểm khác nhau của các tông phái khác nhau trong đạo Phật.

3. Chú thích rõ ràng toàn bộ các từ dịch âm gốc Phạn.

4. Chú thích rõ tất cả những từ ngữ dễ bị hiểu nhầm trong các mục từ, nếu có.

5. Nêu dẫn chứng cụ thể, chính xác theo mạch ý nghĩa của từ đặt trong nguồn được trích dẫn.

Đây chính là nguyên nhân khiến bộ Pháp Số do nhóm pháp sư Nhất Như biên soạn là bộ duy nhất được đưa vào đại tạng kinh điển Phật giáo như Vĩnh Lạc Bắc tạng 永樂北藏, Tần Già tạng 頻伽 藏, Càn Long tạng 乾隆藏 … đồng thời đây cũng là bộ Pháp Số duy nhất mang tên đại diện cho thời vàng son của các bộ Pháp Số mà người đời trân trọng đặt cho là Đại Minh Tam Tạng Pháp Số.

Từ Pháp Số do hai thành tố là: từ ngữ chuyên dụng chỉ giáo lí Phật giáo (Pháp) và số từ làm biên mục (Số) kết hợp lại mà thành; do không thiên về một tông phái nào trong Phật giáo như các bộ Pháp Số khác, các mục từ trong sách này đã căn cứ vào hơn 270 bộ Kinh, Luật, Luận trong Tam Tạng kinh điển làm nguồn ngữ liệu, do vậy được gọi là Tam Tạng; trong các bộ pháp số thời Minh, đây là bộ sách thích nghĩa súc tích, dễ hiểu và có nhiều điểm ưu việt nhất trong các sách cùng loại, xứng đáng là bộ mang tính tiêu biểu của Pháp Số thời Minh, do vậy gọi là Đại Minh; kết hợp ba điều vừa nêu thành nhan đề của sách là Đại Minh Tam Tạng Pháp Số vậy. Từ ngữ chỉ giáo pháp trong sách được biên mục theo thứ tự từ nhất đến bát vạn tứ thiên cụ thể là từ nhất tâmđến bát vạn tứ thiên pháp môn, tổng cộng có 50 quyển. Đầu tiên sách này được Thượng Hải Y Thư Cục 上海 醫書局 in riêng thành sách và phát hành vào năm 1923, trong đó Đinh Phúc Bảo 丁福寶 là người chịu trách nhiệm trùng giảo,

Hoàng Trung 黃忠 soạn mục thông kiểm tức soạn phần về các tra cứu. Trong lần in này, Đinh Phúc Bảo đã không in phần bài tựa đầu sách của nhóm soạn giả mà thay vào đó ông thêm vào bài tựa trùng khắc và lời bạt.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tam Tạng Pháp Số PDF của tác giả Thích Nhất Như nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Mở Cửa Trái Tim (Ajahn Brahm)
Cuộc sống vốn là chuỗi những câu chuyện đan xen. Những câu chuyện thông thái trong cuốn sách Mở cửa trái tim của Thiền sư Ajahn Brahm có thể phá vỡ mọi rào cản ngăn cách mọi người thuộc những tôn giáo khác nhau. Mở cửa trái tim được biên dịch từ “Opening The Door Of Your Heart” ấn bản mới, quyển sách bao gồm những câu chuyện của chính sư trụ trì Ajahn Brahm và những câu chuyện khác được ông dùng để hỗ trợ cho việc giảng dạy của mình. Những câu chuyện trong Mở cửa trái tim không chỉ là những câu chuyện về hạnh phúc mà còn là những câu chuyện về tình yêu, về sự tha thứ, về lòng bao dung… Quyển sách đã được phát hành nhiều ngàn bản bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, riêng bản tiếng Thái đã được phát hành hơn 100.000 bản. Sự hiểu biết sâu sắc, tình thương yêu và lòng từ bi chảy xuyên suốt qua những câu chuyện của thầy Ajahn Brahm giống như những dòng sông của nguồn hy vọng; nó khéo léo trong việc liên hệ đến lời dạy của đức Phật và con đường đạt được hạnh phúc thật sự. Mỗi câu chuyện kể, ẩn chứa bên trong nó là bài học về chánh niệm, trí tuệ và từ bi - những yếu tố nền tảng của Phật giáo. “Sự thật” bên trong mỗi câu chuyện sẽ được khám phá qua chính kinh nghiệm trong đời sống của mỗi chúng ta. Có 4 giáo lý chính của đạo Phật đó là: “Hạnh phúc, nguyên nhân của hạnh phúc, những thiếu xót của hạnh phúc, và nguyên nhân cho những sự thiếu xót ấy”. Mở cửa trái tim đề cập đến giáo lý thứ 2 “Nguyên nhân của hạnh phúc”. Dù là những câu chuyện của nhà Phật, được sư trụ trì dùng để giảng dạy nhưng những câu chuyện ấy lại không hề khô khan mà là những câu chuyện rất thật, rất dễ nhận thấy trong cuộc sống, chỉ cần một phút để suy ngẫm, ta sẽ nhận thấy nhiều điều diệu kỳ và sâu sắc bên trong.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mở Cửa Trái Tim PDF của tác giả Ajahn Brahm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ánh Sáng Mật Tông - Con Đường Tâm Linh Tây Tạng (C. Alexander Simpkins)
Phật giáo Tây Tạng là một dạng Phật giáo, ngang qua phương pháp chuyển hóa nội tâm, cống hiến một phương pháp tích cực thăng hoa cuộc sống. Chính sự chuyển hóa được thực hiện bằng nhiều phương pháp và kỹ thuật đa dạng sẽ tác động qua lại tâm thức, với các quan năng, và hành vi của một người. Tu tập theo đó, hành giả iết cách trải nghiệm một cuộc sống lung linh đầy màu sắc và luôn luôn mới. Nền văn hóa hiện đại dồn đẩy con người vào việc thế tục hóa đời sống của mình. Nhưng Phật giáo Tây Tạng tin rằng không có gì nằm ngoài “vùng phủ sóng” của cái linh thánh; không có gì nằm ngoài phạm vi khả biểu của tâm linh; mọi sự mọi vật đều có thể làm cho chúng ta nhận ra những phẩm tính tâm linh sâu thẳm của chính mình. Bất cứ việc gì mà chúng ta làm, dù làm những việc đơn điệu nhất của mỗi ngày, đều có ý nghĩa. Và, khi cuộc sống qua đi, chúng ta biết đối diện với cái chết bằng một tâm trạng trong sáng và an lành; thậm chí còn thấy đó là cơ hội để chuyển hóa.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ánh Sáng Mật Tông - Con Đường Tâm Linh Tây Tạng PDF của tác giả C. Alexander Simpkins nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cõi Âm Nơi Quán Cây Dương (Bình Nguyên Lộc)
Nhà văn Bình Nguyên Lộc có một mảng sáng tác lớn về đề tài tâm linh. Các truyện ngắn của ông thường bắt đầu bằng những chi tiết kỳ lạ mang yếu tố phi phàm, nhưng rồi rốt lại ông sẽ lý giải các hiện tượng có vẻ ma quái đó bằng cái nhìn khoa học. Cho nên đọc những truyện mang màu sắc liêu trai của ông, người đọc thường chỉ thấy hấp dẫn mà không sợ hãi. Đối với tiểu thuyết Cõi âm nơi quán Cây Dương, ông lại đi theo một hướng khác - liêu trai đến tận cùng, với nhân vật là chàng thanh niên trẻ yêu một hồn ma, mà anh ta tưởng đó là cô gái thật. Đêm đêm khi cô gái bí mật xuất hiện với tư cách là một nữ thám tử đã biết rõ tung tích của chàng (chàng trốn gia đình từ Sài Gòn lên Thủ Đức làm việc nơi quán Cây Dương) thì giữa họ đã nảy nở tình yêu. Cho đến một ngày chàng vỡ lẽ ra nàng chỉ là một hồn ma, thì tình cảm đã trở nên sâu đậm. Nhưng vì hai thế giới âm dương có nhiều cách trở, cuối cùng cô gái kia đành phải xa lìa, và cậu chàng đã trở lại cuộc sống bình thường. Đây là tiểu thuyết tâm lý tình cảm có những tình tiết kỳ dị, lôi cuốn; người đọc khó rời trang sách, và nếu vì bận việc mà phải tạm gác lại việc đọc thì nỗi hiếu kỳ về số phận mối tình kỳ lạ ấy sẽ khiến họ sớm quay lại... đọc tiếp. Cõi âm nơi quán Cây Dương còn là cuộc khảo sát tâm lý của một người đang yêu - người ta có thể mù quáng, quên hết mọi thứ, kể cả không ý thức được rằng tính mạng mình đang bị đe doạ, điều đó nhiều khi không phải là tốt, như trường hợp của nhân vật N. trong tác phẩm này. Nó cũng cho thấy tình yêu, trong mọi cảnh ngộ, đều vô cùng mạnh mẽ, bất chấp mọi chướng ngại, lực trường của nó thậm chí xuyên qua các cõi âm dương, và điều này lại giúp củng cố thêm một niềm tin rằng: sự luyến ái vốn là đặc tính của con người, giúp họ tồn tại, nhưng cũng khiến họ khó bề được giải thoát. Truyện dài Cõi âm nơi quán Cây Dương, xuất bản lần đầu vào năm 1972, Nhà xuất bản Mây Hồng.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Bình Nguyên Lộc":Cõi Âm Nơi Quán Cây DươngĐò DọcGieo Gió Gặt BãoQuán Tai HeoLữ Đoàn Mông ĐenNguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt NamNửa Đêm Trảng SụpTỳ Vết Tâm LinhSau Đêm Bố RápThầm LặngTruyện Ngắn - Bình Nguyên LộcĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cõi Âm Nơi Quán Cây Dương PDF của tác giả Bình Nguyên Lộc nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ý Nghĩa Sự Sống, Luân Hồi Và Sự Tự Do (Đạt Lai Lạt Ma)
Theo Đức Dalai Lama, giá trị của đời sống không chỉ là sự hoàn thiện đạo đức bản thân, mà còn được thể hiện qua cách dấn thân phục vụ tha nhân và cộng đồng để họ đạt được các giá trị an lạc như mình đã đạt được. Ý nghĩa của đời sống dưới sự phân tích của đức Dalai Lama chẳng những không có gốc rễ của cái tôi vị kỷ và vị ngã trung tâm, mà chính là nguồn động năng của từ bi vô bờ bến, vượt qua mọi giới hạn, để trang trải tình thương đến với mọi người và muôn loài. Năng lực của lòng từ có thể mang lại sự an vui và hạnh phúc cho tha nhân, trên tinh thần vô ngã và vị tha, trong khi lòng bi có thể nhổ lên sạch gốc rễ của đau khổ.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đạt Lai Lạt Ma":Vũ Trụ Trong Một Nguyên TửChết Vào Thân Trung Ấm Và Tái SinhCon Đường Đến Tự Do Vô ThượngÝ Nghĩa Sự Sống, Luân Hồi Và Sự Tự DoĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ý Nghĩa Sự Sống, Luân Hồi Và Sự Tự Do PDF của tác giả Đạt Lai Lạt Ma nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.