Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đường Thi - Lệ Thần Trần Trọng Kim

Thơ Đường hay Đường thi (chữ Hán:唐詩) là toàn bộ thơ ca đời Đường được các nhà thơ người Trung Quốc sáng tác trong khoảng từ thế kỉ 7 - 10 (618 - 907). Các sáng tác của hàng nghìn nhà thơ đời Đường được bảo tồn trong cuốn Toàn Đường thi gồm 48.900 bài. Đời Thanh chọn 300 bài do Hành Đường thoái sĩ và Trần Uyển Tuấn bổ chú thành Đường thi tam bách thủ được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc, Việt Nam...

Thơ Đường hay Đường thi (chữ Hán:唐詩) là toàn bộ thơ ca đời Đường được các nhà thơ người Trung Quốc sáng tác trong khoảng từ thế kỉ 7 - 10 (618 - 907). Các sáng tác của hàng nghìn nhà thơ đời Đường được bảo tồn trong cuốn Toàn Đường thi gồm 48.900 bài. Đời Thanh chọn 300 bài do Hành Đường thoái sĩ và Trần Uyển Tuấn bổ chú thành Đường thi tam bách thủ được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc, Việt Nam...

----

Tiếng ta không phải không giàu,

Thơ ta tuyệt tác kém đâu Thịnh Đường,

Ngàn thu bất tử văn-chương,

Thúy Kiều, Chinh Phụ hàng hàng gấm thêu.

Giọng Hàn chìm bồng tiêu dao,

Mà hồn Đại Việt, tỉnh tao nhẹ nhàng.

Nay xem mấy áng thơ Đường,

Tỉ tê đem thử dịch sang thơ mình,

Vần không túng, điệu nghe thanh,

Nghiễm nhiên thơ Hán hóa thành thơ ta.

Quý thay văn tự nước nhà,

Thật là quốc túy, thật là quốc hoa.

Ra công mà luyện kẻo mà,

Để cho cùn sét, lỗi là tại ai.

- Bài thơ của ông Dương Bá Trạc viết khi nằm viện ở đảo Chiêu Nam, trong lúc lẩm nhẩm những câu dịch Đường Thi cùng bạn Lệ Thần (Trần Trọng Kim) ở nhà hàng Phú Sĩ.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

VIỆT THI (1949) - LỆ-THẦN TRẦN TRỌNG KIM
[PDF] VIỆT THI (1949) - LỆ-THẦN TRẦN TRỌNG KIM - TẢI SÁCH PDF MIỄN PHÍPhàm một nước đã có văn học là có văn thơ. Văn thơ là cái tinh hoa của một dân tộc, đã tiến lên đến cái trình độ, đã cao về đường văn hóa. Có văn thơ thì tiếng nói của người ta mới mỗi ngày một đẹp đẽ và dồi dào thêm ra, tính tình và tư tưởng của người ta mới biểu lộ ra một cách tao nhã và thanh ký. Bởi vậy cho nên những đời thịnh trị bao giờ cũng quý văn thơ.
Cuộc bút chiến giữa Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường
Nếu nhắc đến cụ Phan Văn Trị và ông Tôn Thọ Tường, có lẽ người Việt Nam cũng sẽ đứng về “phe” cụ Phan Văn Trị. Nhưng cuộc “bút chiến” giữa cụ Phan Văn Trị và ông Tôn Thọ Tường, cũng đã để lại cho hậu thế những vần thơ rất hay. Chúng ta có thể không có thiện cảm với ông Tôn Thọ Tường, nhưng khó ai có thể bảo ông là người thô lỗ, bất tài. Dù ông Tôn Thọ Tường bị cho là người nắm nhiều quyền lực nhưng không quyết đoán, đôi khi tỏ ra chuyên quyền lấn át vua, nhưng lại nhân nhượng thái quá đối với những đòi hỏi hoàn toàn không thích đáng của người Pháp. Tuy vậy, tài văn thơ của ông cũng đáng cho hậu sinh trọng nể.
Đinh Lưu Tú diễn ca (tuồng hát bội)
Ấn phẩm “Đinh Lưu Tú Diễn Ca” do dịch giả Đỗ Nhật Tân phiên âm và chú giải nằm trong Tủ sách Cổ văn của Ủy Ban Dịch Thuật được Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa ấn hành năm 1971. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, bìa gốc, lõi sách rất đẹp. Sách có nguyên văn chữ Hán phía sau phục vụ cho việc nghiên cứu văn bản gốc. Vở tuồng Đinh Lưu Tú này cũng này cũng như bao nhiêu vở tuồng khác, theo điệu hát với những vai trò vua quan, anh hùng, liệt sĩ...Khi diễn ra những vai tuồng ấy, phải có những lời nói oai hùng, lỗi lạc và hoa mỹ, hát lên cho oanh liệt cùng với nhịp âm nhạc, bản văn gồm nửa phần chữ nửa phần nôm giúp cho ý nghĩa được đầy đủ, trong khi ca đi xướng lại chỉ mất câu đơn giản, đã ngụ hết bản ý của một vai trò. Tự trung cũng chỉ nêu gương Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa hầu mong cảm hoá lòng người khi thưởng nhạc mua vui. Đó cũng là một phương tiện truyền giáo, có ảnh hưởng ít nhiều trong đám quần chúng. Vở tuồng Đinh Lưu Tú này, về sự tích với văn chương cũng vào bậc khá hay! Nhưng bản in phần chữ với phần nôm lắm chữ viết ra chỉ đúng với phần âm, không đúng với chữ và nghĩa khiến phiên âm tức là chủ chuyển chữ nôm ra quốc ngữ, chẳng đáng khó khăn mà cũng ấmt những công phu, vì chữ nôm đã không tự điển, lại mỗi người viết theo một ý riêng khi nghĩ tới. Đây là sự bảo tồn văn học của Quốc gia, lưu lại cho biết đời xưa tinh thần dân tộc trong đạo học đến nhường nào, theo câu thầy mạnh nói: “Văn kỳ nhạc tri kỳ đức”....
Làm thế nào để giết một Tổng thống (Tập 1)
Tác giả Lương Khải Minh là trùm mật thám khét tiếng chế độ VNCH, từng là cấp trên, là người bạn, người chỉ dẫn Phạm Xuân Ẩn khi Phạm Xuân Ẩn nằm vùng tại Sài Gòn. Trong cuốn nhật ký mới xuất bản X6 Điệp viên hoàn hảo của Phạm Xuân Ẩn, có nhắc đến chi tiết ông Ẩn đã can thiệp để đưa vị tác giả này lên trực thăng rời VN, khi Sài Gòn hỗn loạn vào cuối tháng 4/1975.