Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Một Cách Để Của Cho Con (Dương Quảng Hàm)

Đầu tư cho con cái có một tương lai tốt đẹp hơn là nhu cầu chính đáng và cũng là trăn trở của nhiều thế hệ phụ huynh nhiều đời nay.

Làm thế nào để con cái được thành tài, thành danh, nên người? Cha mẹ “để của cho con” như thế nào trong thời buổi "kim tiền thiết huyết” vào giai đoạn đầu thế kỉ XX ấy?

Trong một lời tựa của một cuốn sách biên soạn năm 1926 với tựa để “Một cách để của cho con”, giáo sư Dương Quảng Hàm đã bàn về những hiện tượng của việc đầu tư cho con cái cũng như đưa ra giải pháp tốt nhất trong việc “để của cho con”.

“Một cách để của cho con” là tập tài liệu do giáo sư Dương Quảng Hàm soạn năm 1926, được Hội Học giới Bảo trợ tỉnh Nam Định xuất bản. Cuốn sách dày 140 trang và được lưu trữ tại nước Pháp.

Nội dung cuốn sách nói về nhiều chủ đề: Nòi giống họ hàng, cái hại nuông con, trí khôn loài vật, Một buổi đi chơi Tết trung thu, Nhàn đàm..., do các tác giả trong nước và nước ngoài viết. Tìm mua: Một Cách Để Của Cho Con TiKi Lazada Shopee

“Một cách để của cho con” là bài đầu tiên của cuốn sách do giáo sư Dương Quảng Hàm viết. Chỉ với 900 chữ, tác giả đã phân tích những nhu cầu giáo dục con cái, sự đầu tư cho con cái cũng như tìm kiếm một giải pháp tốt nhất cho việc đầu tư này.

Là một thầy giáo dạy trường Bưởi, Dương Quảng Hàm quá hiểu tâm tư, nguyện vọng của những bậc phụ huynh vào thời điểm lúc bấy giờ.

Ông viết: “Muốn cho con cái sau có quyền cao chức trọng, nhà ngói cây mít, ao cả ruộng liền là lẽ thường tình của mọi người. Vì lòng ước ao ấy là lắm người chắt bóp từng đồng, dè sẻn từng li, ăn nhịn để dành, mong gây dựng cho con cái mai sau”.

Vào cái thời buổi “tuy phải khó nhọc, hoặc dầm nắng dãi mưa, hoặc chân bùn tay lấm, hoặc trèo non vượt biển mà miễn kiếm được dư dật ít nhiều dành dụm nay tí mai ti, lâu dần thành tiền đống để lại cho con làm vốn” ấy, có những bậc cha mẹ vì “thương con quá, đễn nỗi không lỡ trái ý, muốn sao cho vậy, không dám bắt học hành, sợ con phải nhọc” mà nghĩ rằng “nay ta dành dụm có tiền thì nhờ oai đồng bạc dẫu đổi trắng thay đen còn được, huống chưng là lo danh phận cho con, tưởng dễ như giở bàn tay có khó gì”.

Rồi “Vả chăng đến khi con ta lớn khôn lên, sẵn đã có vốn liếng nó làm ruộng đi buôn, làm gì chả đủ được sung sướng, tội gì bắt nó vùi đầu vào quyển sách suốt ngày cho mệt thân nó. Mà lại lắm người văn hay chữ tốt nhưng vẫn cũng “xác như vờ, xơ như rộng” thì tội gì ta bắt con ta mỏi óc nhọc xác làm chi”.

Đưa ra những suy nghĩ của phụ huynh đương thời để nhà giáo Dương Quảng Hàm phải thốt lên: “Ôi! Thương con đến thế thật không thương phải đường. Cái lí tưởng để của chìm của nổi cho con còn hơn là cho con ăn học thật là sai lầm lắm lắm”.

Sau đó ông phân tích, “đã thấy bao nhiêu nhà trọc phú chỉ lắm của nhiều tiền mà óc rỗng tuếch ngu si dại dột, trông vào chữ như xem vào tường, hay phải lừa đảo, người bảo phải chả theo, chỉ nghe theo kẻ nói dối, nên chẳng bao lâu phải mình trần chôn chã, trơ thân cụ còn hai bàn tay trắng”, khi đó “tiền hết gạo không, lấy gì làm cách sinh nhai, tất phải xoay ra cách lừa thầy phản bạn, dối đa, gian tham, nhân cách con người sao cho giữ được, còn nói chi đến sự chia bùi sẻ ngọt, báo đáp sinh thành”.

“Nước đã đến chân, nhẩy sao cho kịp, vì cha mẹ lo không phải đường, tính chẳng ra lối mà di đại họa cho con. Trông người phải ngẫm đến ta, ta há chả nên lợi dụng cái nhầm của người mà định liệu cách để của cho con ta sau này thế nào cho phải đường ư?".

Từ những phân tích về cách đầu tư hết sức sai lầm của người đương thời cho con cái, giáo sư Dương Quảng Hàm nhận định rằng, “thế kỉ ngày nay là thế kỉ lí luật, khôn được, dại thua, hớ hênh thiệt của, vô ý mất tiền, vì lắm kẻ hiểm thâm vô lại, dùng thiên phương bách kế, phép quỷ chước ma để bóc tước anh khờ, anh dốt, chẳng thương chi người dại, không xót gì kẻ ngu”.

Vì vậy, cần phải “lo trước nghĩ sau thế nào cho con ta sau này có thể cạnh tranh với người đời quỷ quyệt”, mà “đi qua rừng rậm lắm loài ác thú, tất phải có khí giới mấy bảo toàn được tính mệnh. Ở đời quỷ quyệt, tất phải khôn giỏi mới có thể bảo hiểm được thân mình”.

Vậy, cái khôn giỏi ấy từ đâu, làm sao có thể có? Theo giáo sư Dương Quảng Hàm, tất cả đều ẩn núp trong những quyển sách tốt.

“Những sách tốt là những tiếng nói của bạn hiền, khuyên nhủ êm đềm ta làm những điều hay, dạy dỗ ta ngọt ngào những nhẽ phải, miễn là ta biết kiên tâm bền chí mà họp tập vui lòng mà tuân theo là được”.

Từ đó, giáo sư Dương Quảng Hàm đưa ra giải pháp: Vậy bất cứ ta muốn sau này cho con làm nghề gì, trước hết ta nên cho học đến nơi đến chốn đã, mà nếu có thể cho học được thì những cách lối tắt đường ngang mong cho chóng được cái danh giá hão huyền, ta chớ nên dùng đến, vì nghề nào cũng vậy, làm ruộng, đi buôn, làm thợ, nếu có học rộng biết nhiều tất có cơ mở mang to tát được.

Kết bài viết, giáo sư Dương Quảng Hàm kết luận: Nói tóm lại là hễ cho con học được đến nơi đến chốn, tức là để cho con cái của rất chắc chắn vậy.

“Một cách để của cho con” là cuốn sách của Dương Quảng Hàm viết cách đây gần 1 thế kỉ. Tuy cuốn sách không được biết đến nhiều như những cuốn sách khác của ông như "Quốc văn trích diễm", "Việt Nam văn học sử yếu"..., tuy nhiên những điều ông viết về “cách để của cho con” này vẫn là những quan điểm hết sức hiện đại và đúng đắn với chung ta hiện nay.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Cách Để Của Cho Con PDF của tác giả Dương Quảng Hàm nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Kinh Thánh Về Nghệ Thuật Bán Hàng
Kinh Thánh Về Nghệ Thuật Bán Hàng Kinh Thánh Về Nghệ Thuật Bán Hàng – Jeffrey Gitomer Kinh Thánh Về Nghệ Thuật Bán Hàng là cuốn sách gối đầu giường của rất nhiều doanh nhân thành đạt trên thế giới bởi những lời khuyên trong cuốn sách được ví như đức tin của những con chiên ngoan đạo. Tác giả cuốn sách Kinh Thánh Về Nghệ Thuật Bán Hàng – Jeffrey Gitomer là một trong những tác giả có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới về nghệ thuật bán hàng và dịch vụ khách hàng. Ông đã tổ chức hơn 150 chương trình đào tạo về bán hàng và chủ trì các cuộc gặp mặt khách hàng hằng năm cho các tập đoàn lớn như IBM, AT&T, Coca-Cola, Hilton Hotels, Inc. Manazine, Siemens, và Cintas. Sách cùng chuyên mục: Bí Quyết Kinh Doanh Của Người Do Thái Kế Hoạch Kinh Doanh Trên Một Trang Giấy Góc Nhìn Alan – Dành Tặng Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu Ông chính là chủ bút của mục Sales Moves được đăng trên 85 tạp chí kinh doanh khác nhau ở Mỹ và ở Châu Âu và được 3.5 triệu độc giả đọc hàng tuần. Ông cũng là tác giả của những cuốn sách về bán hàng nổi tiếng thế giới như: Little Gold Book of YES! Attiude, Little Red Book of Selling, Little Black Book of Connections. “Kẻ chiến thắng sẽ bán được hàng. Trong tình yêu hay bán hàng, mọi thứ đều công bằng. Tôi muốn bán được hàng. Card Levis chiến thắng trong nội dung chạy 100 m tại ba kỳ Thế vận hội khi chỉ nhanh hơn một bước chân. Người về thứ hai? Chẳng ai quan tâm cả. Bạn sẽ cố gắng giành được Huy chương vàng…. hay bạn sẽ về thứ hai? Sẽ chẳng có phần thưởng nào cho người về thứ hai trong cuộc đua bán hàng.” Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc cuốn sách Kinh Thánh Về Nghệ Thuật Bán Hàng. Đừng quên chia sẻ sách cho bạn bè và đăng ký email nhận thông báo sách hay hàng tuần.
Tư Duy Nhanh Và Chậm
Tư duy nhanh và chậm – Daniel Kahneman Tư Duy Nhanh Và Chậm của tác giả  Daniel Kahneman  là cuôn sách đã đoạt giải Nobel kinh tế khi chỉ ra những giới hạn bất ngờ về tư duy của con người. Ngay từ trang đầu tiên của cuốn sách Tư Duy Nhanh Và Chậm, tác giả khẳng định: Trong một thời gian dài, các học giả đã gieo vào đầu chúng ta một quan điểm: chúng ta – những con người đầy lý trí- quyết định mọi việc có tính toán một cách cẩn thận. Tuy nhiên, Daniel Kahneman đã chỉ ra rằng quan điểm ấy hoàn toàn sai lầm dựa vào kết quả hàng ngàn thí nghiệm mà ông thực hiện suốt 10 năm trời. Tác giả cho rằng con người có hai hệ thống tư duy: Tư duy nhanh và chậm – Daniel Kahneman Hệ thống 1 hoạt động theo cơ chế tự động và mau lẹ mà không cần tư duy nhiều (giống như khi nhìn thấy một cô gái xinh đẹp đi cạnh một gã béo xấu xí, bạn sẽ nghĩa ra ngay rất nhiều giả thiết) – được gọi là tư duy nhanh. Hệ thống 2 cần tập trung tư duy của bạn, bao gồm cả các phép tính phức tạp (giả sử lấy 17×24, bạn biết ngay 12,609 hay 123 là kết quả sai, nhưng cũng không dám chắc 568  là đáp án đúng hay không) – được gọi là tư duy chậm. Và hệ thống tư duy được con người sử dụng thường xuyên nhất là hệ thống tư duy nhanh. Hệ thống tư duy nhanh liên tục diễn dịch chuyện gì đang xảy ra trong thế giới của chúng ta, và quá trình này sẽ sản sinh ra những phán đoán suy nghiệm khá hữu ích, nhưng đôi khi cũng dẫn đến những lỗi sai nghiêm trọng và hệ thống. Với các chuyên gia trong một lĩnh vực, tư duy nhanh nhiều khi rất chính xác vì nó được dựa trên kinh nghiệm nhiều năm trời của họ. Một bác sĩ chỉ cần liếc mắt nhìn bệnh nhân là có thể chỉ ra những triệu chứng của một căn bệnh. Một cao thủ cờ vua chỉ cần đưa mắt qua một bàn cờ là có thể tuyên bố quân trắng thắng hay thua. Đọc thêm: Khám phá ngôn ngữ tư duy Trên đường băng Lối tư duy của người thông minh Tuy nhiên, Tư duy nhanh cũng có “sai lầm dự kiến”: Chúng ta thường đánh giá quá cao lợi ích mà đánh giá thấp chi phí; và hẳn nhiên là chịu rủi ro một cách ngu ngốc. Chính vì điều này năm 2002, nhiều người Mỹ thiết kế lại nhà bếp của họ với chi phí ước tính là 18,658 đô la, tuy nhiên số tiền phải trả thực tế lên tới 38,769 đô la. Tư Duy Nhanh Và Chậm bàn sâu về sự sai lệch của trực giác, những giới hạn của đầu óc con người khi sử dụng phương pháp tư duy nhanh, giúp mỗi người nâng cao nhận thức của bản thân khi đưa ra các dự đoán, quyết định.
7 Thói Quen Để Thành Đạt
7 Thói Quen Để Thành Đạt Cùng với những cuốn sách kinh điển như Đắc Nhân Tâm, Nhà Giả Kim, 7 Thói Quen Để Thành Đạt (The 7 Habits of Highly Effective People) của tác giả Stephen R. Covey luôn được mọi người đón đọc và đánh giá rất cao như một cẩm nang rèn luyện để đi đến thành công. Với 20 triệu bản phát hành, được dịch ra hơn 40 ngôn ngữ, ngay từ lần xuất bản đầu tiên, 7 Thói Quen Để Thành Đạt đã trở thành một trong những cuốn sách có giá trị và nổi tiếng nhất thế giới về thể loại self-help – tự rèn luyện bản thân để thành công trong cuộc sống. Là một nhà giáo dục tài năng, một chuyên gia tư vấn về quản lý con người, Stephen R. Covey đã cống hiến trọn đời mình để giảng dạy phương pháp sống và quản trị lấy nguyên tắc làm trọng tâm để có được cuộc sống hạnh phúc và sự nghiệp thành đạt. 7 thói quen để thành đạt – Stephen R. Covey Những thay đổi sâu sắc của xã hội và các biến động trên thương trường toàn cầu trong thời đại kỹ thuật số đã khiến nhiều người nghi ngờ những nguyên tắc trong cuốn sách này. Tuy nhiên, cuộc sống càng có nhiều biến động, những thử thách chúng ta gặp phải càng lớn thì 7 thói quen để thành đạt càng có giá trị đối với tất cả mọi người. Đọc thêm: Sức mạnh của thói quen Thói Quen Thứ 8 – Từ Hiệu Quả Đến Vĩ Đại Trên đường băng Với sự thấu hiểu sâu sắc và những giai thoại đầy ý nghĩa, tác giả mở ra cho chúng ta một con đường để từng bước tiến đến một cuộc sống công bằng, trung thực, cống hiến và tự trọng – những nguyên tắc giúp chúng ta dễ dàng thích nghi với mọi thay đổi, đồng thời mang đến cho chúng ta trí thông minh và sức mạnh để có thể tận dụng được mọi cơ hội mà những thay đổi có mang đến. Cuốn sách 7 Thói Quen Để Thành Đạt chắc chắn sẽ mang đến cho bạn một hành trình học hỏi lý thú. Hãy áp dụng ngay và chia sẻ với người thân, bạn bè những điều bạn học được.
Mỗi đứa trẻ một cách học
Mỗi Đứa Trẻ Một Cách Học Mỗi đứa trẻ một cách học – Cynthia Ulrich Chuyện cha mẹ bao bọc con cái, giáo dục theo cách ông bà xưa để lại là căn bệnh trầm kha nặng nề của xã hội ta. Bạn có biết rằng Mỗi Đứa Trẻ Một Cách Học? Vậy nhưng sự thật là tất cả các bậc cha mẹ và thầy cô đều có chung một đích đến: những đứa trẻ sẽ trở thành học sinh xuất sắc và có niềm hứng khởi, say mê vô tận với việc học. Sự uyên bác, sự linh hoạt và những kiến giải sâu sắc, đầy kinh nghiệm của một chuyên gia giáo dục tài năng sẽ giúp bạn giáo dục con đúng đắn. Chỉ với việc nhìn nhận mỗi đứa trẻ là một cá thể với cá tính riêng biệt, bạn mới không đi vào lối mòn rập khuôn và làm lệch lạc thiên hướng phát triển. Chỉ khi xác định đúng phong cách học tập của trẻ, bạn mới có thể khơi dậy tối đa khả năng tiềm tàng trong con trẻ. Bạn cũng nên đọc: 7 Loại Hình Thông Minh Đừng ép con “khôn” sớm Phương Pháp Giáo Dục Con Của Người Do Thái Mỗi Đứa Trẻ Một Cách Học sẽ giúp bạn tìm ra phong cách học tập cho con của bạn, cách bố trí không gian, nhiệt độ, ánh sáng, thời gian học nào phù hợp nhất với con. Bạn cũng sẽ hiểu đâu là cách giúp con bạn tập trung và nhớ hiệu quả nhất cũng như cách xác định những thế mạnh và hạn chế của con bạn. Bạn sẽ bắt đầu một hành trình mới mẻ và đầy thử thách, nhưng cuối cùng, chính bạn sẽ phải kinh ngạc với thành quả lớn lao mà cuốn sách này mang lại.