Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cẩm nang kinh doanh Harvard - Quản lý sự thay đổi và chuyển tiếp

Cẩm nang kinh doanh Harvard – Quản lý sự thay đổi và chuyển tiếp

Mặc dù không thể báo trước thời điểm, sự việc và địa điểm thay đổi, song các tổ chức nên dự tính trước và lập kế hoạch thay đổi. Việc thừa nhận sự cần thiết và không thể tránh khỏi cảu quá trình thay đổi có thể giúp các công ty nhìn nhận những lần chuyển tiếp không phải là mối đe dọa mà chính là cơ hội để cơ cấu lại công ty và môi trường văn hóa . Sau đây là những dấu hiệu manh nha của sự thay đổi: Sáp nhập, mua lại, hay bán lại. Sáp nhập và mua lại thường là những cách để công ty phát triển. Bán lại là những nỗ lực chiến lược để phân bố lại tài sản hoặc để quy tụ công ty vào một định hướng cụ thể nào đó. Nhưng thay đổi “cơ cấu lại” như vậy hầu như luôn dẫn đến sự nhân đôi trong chức năng, nhưng phải được điều chỉnh thông qua những thời kỳ ngưng trệ đầy khó khăn.

Tung ra sản phẩm hay dịch vụ mới ra thị trường. Điều này sẽ kết nối công ty với thị trường mới và hiển nhiên kèm theo đối thủ cạnh tranh mới. Trong những trường hợp này, cần thiết phải có sự thích ứng và học hỏi.

Thay thế người lãnh đạo: Thay đổi có thể xảy ra khi có sự xuất hiện của một người lãnh đạo mới. Giống như người chủ mới cảu một ngôi nhà cũ, nhà lãnh đạo mới này sẽ cố gắng thay đổi hoặc điều chỉnh lại các quy trình kinh doanh hiện hữu. Trong nhiều trường hợp, điều này dẫn đến sự thay thế hàng loạt vị trí điều hành cấp cao. Vị lãnh đạo mới này sẽ tiếp tục thay đổi cho đến khi hoàn toàn hài lòng với bộ máy và quy trình làm việc mới theo chủ ý của mình.

Công nghệ mới: Công nghệ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách thức làm việc cảu chúng ta. Đặc biệt, ngành công nghệ thông tin không chỉ thay đổi cách thức làm việc, mà còn cả thời gian và không gian làm việc. Gần 23% người lao động Mỹ hiện đang có một hình thức “làm việc từ xa” nào đó từ nhà, từ một nơi của khách hàng, hay từ văn phòng về tinh.

Việc các công ty phải thay đổi liên tục không có nghĩa là con người thích quá trình này hoặc những trải nghiệm thay đổi là dễ chịu. Trái lại, thay đổi thường gây nản chí và bực dọc, và thường đem lại một số tổn thất. Các nhà quản lý thường than phiền rằng việc thay đổi làm họ mất quá nhiều thời gian và chi phí để thực hiện công việc. Cấp dưới khẳng định cấp trên không làm theo những chủ trương đã đề ra. Cấp trên lại cho rằng cấp dưới đang níu chân họ. Những người ở giữa thì đổi lỗi cho người khác.

Quyển “quản lý sự thay đổi và chuyển tiếp” này tổng hợp những thông tin cần thiết về việc quản lý thay đổi trong các tổ chức. Từ những tình huống kinh doanh và bí quyết thực tế, bạn sẽ biết cách giải quyết những biến động do thay đổi gây ra, cách thực hiện thành công quá trình thay đổi và giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra, cách động viên và khuyến khích mọi người vượt qua giai đoạn thay đổi…

Quyển sách này sẽ không giúp bạn trở thành một chuyên gia về quản lý sự thay đổi, song chúng đem lại những lời khuyên thiết yếu mà bạn có thể áp dụng để điều khiển “con tàu” của mình đi đúng hướng.

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

22 Quy Luật Bất Biến Trong Xây Dựng Thương Hiệu
22 Quy Luật Bất Biến Trong Xây Dựng Thương HiệuNgắn gọn, dễ hiểu và có tính thực tiễn cao, cuốn 22 Quy luật bất biến trong Xây dựng thương hiệu đem đến cho người đọc những câu trả lời dứt khoát về quá trình xây dựng thương hiệu với những ví dụ minh họa về các thương hiệu thành công nhất trên thế giới như Rolex, Volvo và Heineken.Cuốn sách cũng cung cấp cho người đọc cơ hội để tiếp cận kinh nghiệm và bí quyết xây dựng thương hiệu của những chuyên gia Marketing nổi tiếng thế giới như Al và Laura Ries. “Cách duy nhất để vượt trội trong thương trường ngày nay là phải xây dựng sản phẩm hay dịch vụ của mình thành một thương hiệu – một thương hiệu thực sự”.Cuốn sách này sẽ cung cấp cho độc giả những hướng dẫn chi tiết từng bước để làm việc đó.
Cuộc Chiến SmartPhone
Cuộc Chiến SmartPhoneNăm 2007, Apple đã tái định nghĩa danh từ “smartphone” một cách đúng đắn nhất bằng việc cho trình làng có chiếc Iphoen đầu tiên, một chiếc điện thoại có tính năng siêu việt, tương tác thông minh với người dùng. Cơn cuồng phong IPhone đã đốn gục gã khổng lồ đầy tự mãn Nokia, đồng thời lại khiến kẻ theo đuổi là Samsung thức tỉnh. Cũng từ đây, một cuộc chiến smartphone đã được khơi ngòi.Thông qua Cuộc chiến smartphone, cuốn sách được viết bởi người có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong công ty điện tử Samsung, chúng ta sẽ biết được cjo tiết các cuộc đua khốc liệt giữa các doanh nghiệp và sáng tạo trong ngành điện thoại di động, đặc biệt là giữa Apple và Samsung, để tạo ra được những chiếc smartphone siêu việt nắm giữ vị thế dẫn đầu thị trường thế giới. Và trên hết, chúng ta sẽ thấu hiểu được cách thức và nguyên do khiến Samsung, từ một kẻ theo sau hoàn toàn thiếu đi sự sáng tạo đã trở thành một doanh nghiệp sáng tạo hàng đầu thế giới, chống chọi với cơn cuồng phong iPhone đồng thời vượt lên trên cả Apple và Nokia trong thị trường smartphone. không chỉ dừng lại ở đó, Samsung còn tạo ra một khái niệm mới – Phablet (máy tính bảng lai). Một khái niệm đánh dấu bước ngoặt thay đổi lối sống của nhân loại đương thời.
Từ Bản Năng Đến Nghệ Thuật Bán Hàng
Từ Bản Năng Đến Nghệ Thuật Bán HàngTrong Phần 1 của “Từ bản năng đến nghệ thuật bán hàng”, Daniel trình bày các luận điểm để chúng ta suy nghĩ lại một cách rộng hơn về lĩnh vực bán hàng mà chúng ta đã biết. Ở Chương 1, tác giả sẽ chỉ cho bạn thấy các cáo phó thông báo cái chết của người chào hàng trong thế giới kỹ thuật số ngày nay đang sai lầm ghê gớm. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, cứ mỗi chín nhân công thì vẫn có một người kiếm sống bằng cách cố gắng khiến những người khác mua một món hàng. Có thể họ đang buôn bán các ứng dụng mẫu cho điện thoại thông minh và cung cấp các kinh nghiệm thay vì bách khoa toàn thư, nhưng họ vẫn làm việc trong lĩnh vực bán hàng truyền thống.Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên hơn là những gì xảy ra với tám người còn lại trong số chín người đó. Họ cũng đang bán hàng. Họ không rình rập khách hàng trong một phòng trưng bày đồ nội thất, nhưng họ – và cũng chính là chúng ta – đang tham gia vào lĩnh vực mà tác giả gọi là “bán hàng phi thương mại”. Chúng ta đang thuyết phục, năn nỉ và gây ảnh hưởng đến người khác để họ từ bỏ một thứ gì đó của mình và trao đổi nó với thứ mà chúng ta có. Những phát hiện trong cuộc phân tích đầu tiên trong số những phân tích cùng loại về các hoạt động của mọi người tại nơi làm việc sẽ cho bạn thấy chúng ta đang dành hơn 40% thời gian trong công việc của mình để tác động đến người khác. Và chúng ta coi việc đó rất quan trọng đối với thành công trong nghề nghiệp của mình.Ở Chương 2, bạn đọc sẽ được khám phá việc làm thế nào quá nhiều người trong số chúng ta rốt cuộc lại thuộc về ngành nghề gây tác động đến người khác này.Trong chương 3, tác giả sẽ chỉ cho bạn thấy cán cân quyền lực đã thay đổi như thế nào – và chúng ta đã di chuyển từ thế giới caveat emptor; người mua phải thận trọng, sang thế giới caveat vendior, người bán phải thận trọng ra sao – nơi sự trung thực, công bằng và minh bạch thường là con đường sống sót duy nhất.Từ đó dẫn đến Phần 2, nơi Dan chọn lọc các nghiên cứu từ lĩnh vực khoa học xã hội để tìm ra ba phẩm chất có giá trị nhất hiện nay trong việc tác động đến những người khác. Từ lâu đã có một câu ngạn ngữ trong giao dịch bán hàng là ABC (Always be closing) – “Luôn phải dứt điểm”. Ba chương trong Phần 2 giới thiệu các chữ cái ABC mới – Hòa hợp, hăng hái, và rõ ràng.Chương 4: Viết về “sự hòa hợp” – hòa nhập bản thân một người với các cá nhân, đội nhóm, và hoàn cảnh. Tác giã đưa ra một kho nghiên cứu dồi dào để trình bày với bạn đọc ba quy tắc của sự hòa hợp – và tại sao những người hướng ngoại lại hiếm khi là những người bán hàng tốt nhất.Chương 5: Bàn về “sự hăng hái” – phẩm chất kết hợp giữa một tinh thần gan góc và một vẻ ngoài tươi vui. Trong mọi nỗ lực tác động đến người khác, chúng ta đều đối đầu với cái mà một người chào hàng kỳ cựu gọi là “đại dương những sự khước từ”. Bạn sẽ học hỏi từ một nhóm người bán bảo hiểm nhân thọ và một số các nhà khoa học xã hội hàng đầu thế giới về việc phải làm gì trước, trong và sau các cuộc bán hàng của bạn để có thể tiếp tục nổi lên trên đại dương đó. Và bạn sẽ tìm ra lý do tại sao việc thực sự tin tưởng vào những món hàng của bạn lại trở nên thiết yếu trong địa hình mới của lĩnh vực bán hàng.Trong Chương 6, tác giả thảo luận về “sự rõ ràng” – khả năng giải thích các tình huống tối tăm. Từ lâu người ta tin rằng những người bán hàng giỏi nhất thì khéo giải quyết vấn đề – dù là trong bán hàng truyền thống hay bán hàng phi thương mại. Ở đây tác giả sẽ chỉ cho các bạn thấy ngày nay tìm ra vấn đề mới là việc quan trọng hơn. Một trong những cách hiệu quả nhất để tác động đến người khác là tìm ra những thử thách mà có thể chính họ không biết là mình có. Ở đây bạn cũng sẽ được tìm hiểu về việc lưu trữ và quản lý thông tin – cùng với một số cách khôn ngoan để trình bày các lựa chọn thông tin lưu trữ và quản lý của mình.Khi các chữ cái ABC mới đã chỉ ra cho bạn cách thực hiện, chúng ta sẽ chuyển sang Phần 3, diễn tả những việc phải làm – các khả năng quan trọng nhất.Chương 7, bắt đầu với “Rao hàng”. Chừng nào các tòa nhà còn có thang máy thì những cá nhân dám nghĩ dám làm còn tạo ra những cuộc rao hàng thang máy. Nhưng ngày nay, khi sự tập trung chú ý đã bị thu hẹp lại (và tất cả những người trong thang máy còn đang bận nhìn vào điện thoại của họ), kỹ thuật đó đã trở nên lỗi thời. Trong chương này, bạn sẽ khám phá ra sáu kẻ kế vị cuộc rao hàng thang máy, và làm thế nào cũng như khi nào thì cần triển khai chúng.Chương 8, “Ứng tác” bao gồm những gì cần làm khi bạn đã hòa hợp một cách hoàn hảo, hăng hái một cách thích hợp mà các cuộc rao hàng quá rõ ràng của bạn vẫn cầm chắc thất bại. Bạn sẽ được gặp một nghệ sĩ sân khấu ứng tác kỳ cựu và xem xét tại sao nắm rõ các qui tắc của sân khấu ứng tác có thể giúp tăng thêm năng lực thuyết phục của bạn.Cuối cùng là Chương 9, “Phục vụ”. Ở đây bạn sẽ tìm hiểu về hai nguyên tắc thiết yếu nếu bán hàng theo nghĩa truyền thống và bán hàng phi thương mại mang một ý nghĩa nào đó: Đó là khiến cho cuộc bán hàng của mình trở thành việc cá nhân và làm cho nó có ý nghĩa.
Làm Chủ Nghệ Thuật Bán Hàng
Làm Chủ Nghệ Thuật Bán HàngTrong “Làm chủ nghệ thuật bán hàng”, giúp bạn tìm ra rất nhiều câu trả lời mà trong công việc bán hàng, giao dịch của bạn đã và đang gặp phải khó khăn. Bạn sẽ nhận ra đối thủ cạnh tranh của bạn không phải là người như bạn nghĩ. Bạn sẽ hiểu được tại sao bạn không nên lấy câu trả lời “không” từ một người không thể nói “có”, và tại sao bạn không thể bán hàng nếu chỉ ngồi một chỗ trong văn phòng. Bạn sẽ học được cách để chiến thắng đối thủ cạnh tranh và vượt lên trên số đông, và điều quan trọng nhất là bạn sẽ khám phá ra những bí quyết làm thế nào để thuyết phục và kéo khách hàng đến với sản phẩm của mình.Bán hàng không đơn thuần là một hoạt động giao dịch thương mại.Bán hàng là Nghệ thuật giao tiếp và chinh phục khách hàng trong thương trường cạnh tranh khốc liệt.