Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cuộc Đời Lenin (Maria Prilezhayeva)

Vladimir Ilyich Lenin (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Ле́нин, phiên âm tiếng Việt: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin), tên khai sinh là Vladimir Ilyich Ulyanov (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Улья́нов), còn thường được gọi với tên V. I. Lenin hay N. Lenin, có các bí danh: V.Ilin, K.Tulin, Karpov...; sinh ngày 22 tháng 4 năm 1870, mất ngày 21 tháng 1 năm 1924; là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx (1818 - 1883) và Friedrich Engels.

Ông được tạp chí Time coi là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới.

Ông mất tháng 1 năm 1924, thi hài được lưu giữ trong lăng Lênin trên Quảng trường Đỏ, Moskva.

Lenin sinh tại Simbirsk, Nga (hiện là Ulyanovsk), là con trai thứ ba trong gia đình tương đối đầm ấm của vợ chồng Ilya Nikolaevich Ulyanov (1831 - 1886), một viên chức dân sự Nga làm việc để mở rộng dân chủ và giáo dục đại chúng miễn phí ở Nga, và Maria Alexandrovna Ulyanova (1835 - 1916), một người theo chủ nghĩa tự do. Lênin là người có dòng máu lai từ thời tổ tiên. Là người Nga nhưng ông có dòng máu của người Kalmyk qua ông nội, của người Đức Volga qua bà ngoại (là một người theo thuyết Luther), và của người Do Thái qua ông ngoại (người đã cải theo Ki-tô giáo). Lênin được rửa tội trong Nhà thờ Chính Thống giáo Nga.

Lenin nổi tiếng học giỏi tiếng La Tinh và tiếng Hy Lạp. Hai bi kịch đã xảy ra trong thời niên thiếu của ông. Lần đầu khi cha ông qua đời vì xuất huyết não năm 1886. Tháng 5 năm 1887 anh cả của ông là Aleksandr Ilyich Ulyanov - một người theo phái "Dân ý" - bị treo cổ vì tham gia vào một âm mưu ám sát Nga hoàng Aleksandr III. Sự kiện này đã làm Lenin trở thành người cấp tiến. Tiểu sử chính thức của ông thời Xô Viết coi sự kiện này có ảnh hưởng lớn tới các quá trình cách mạng của ông. Một bức tranh nổi tiếng của Belousov, Chúng ta sẽ đi theo một con đường khác, được in lại hàng triệu bản trong những cuốn sách thời Xô Viết, mô tả cậu bé Lenin và mẹ đang buồn bã khi mất người anh trai. Câu nói "Chúng ta sẽ theo một con đường khác" có nghĩa là Lenin đã lựa chọn chủ nghĩa Marx để tiếp cận tới cách mạng nhân dân, thay vì những phương pháp vô chính phủ cá nhân. Khi Lênin bắt đầu quan tâm tới chủ nghĩa Marx, ông tham gia vào các cuộc phản kháng của sinh viên và cuối năm đó bị bắt. Sau đó ông bị đuổi khỏi Đại học Kazan. Ông tiếp tục học tập một mình và tới năm 1891 đã có giấy phép hành nghề luật. Tìm mua: Cuộc Đời Lenin TiKi Lazada Shopee

Ngay khi tốt nghiệp, Lênin vào làm trợ lý cho một luật sư. Ông làm việc nhiều năm tại Samara, Nga, sau đó vào năm 1893 chuyển tới kinh đô Sankt-Peterburg. Thay vì tìm kiếm một công việc hợp pháp ổn định, ông ngày càng tham gia sâu vào các hoạt động tuyên truyền cách mạng và nghiên cứu chủ nghĩa Marx. Ngày 7 tháng 12 năm 1895, ông bị nhà chức trách bắt giam 14 tháng sau đó trục xuất tới một làng tại Shushenskoye ở Xibia.

Tháng 4 năm 1899, ông xuất bản cuốn sách Sự phát triển của Chủ nghĩa Tư bản tại Nga, một cuốn sách khá đồ sộ. Năm 1900, thời kỳ đi đày chấm dứt. Ông đi du lịch nước Nga và những nơi khác ở châu Âu. Lenin đã sống tại Zürich, Genève, München, Praha, Viên và Luân Đôn và trong khi bị đi đày ông đã sáng lập tờ báo Iskra. Ông cũng viết một số bài báo và cuốn sách về phong trào cách mạng. Trong giai đoạn này, ông đã bắt đầu sử dụng nhiều bí danh, cuối cùng lấy tên Lenin.

Ông hoạt động trong Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga (RSDLP; РСДРП trong tiếng Nga), và vào năm 1903 ông lãnh đạo phái Bolshevik sau một sự chia rẽ với những người Menshevik, điều này xảy ra một phần từ cuốn sách nhỏ của ông Điều cần làm? Năm 1906 ông được bầu làm Chủ tịch RSDLP. Năm 1907 ông tới Phần Lan vì những lý do an ninh. Ông tiếp tục đi du lịch châu Âu và tham gia vào nhiều cuộc gặp gỡ cũng như các hoạt động xã hội, gồm cả Hội thảo Đảng Praha năm 1912 và Hội thảo Zimmerwald năm 1915.

Richard Pipes cho rằng Lenin đã phân tích Công xã Paris và kết luận phong trào này thất bại vì "sự khoan hồng quá mức - đúng ra Công xã phải tiêu diệt những kẻ thù của mình". Tuy nhiên, cả câu trích dẫn, như Lenin đã nói trong một bài phát biểu đã được chuyển tới một cuộc gặp gỡ quốc tế tại Genève ngày 18 tháng 3 năm 1908, nhân ngày lễ kỷ niệm Công xã như sau: "Dù giai cấp vô sản xã hội đã bị chia rẽ thành nhiều phe, Công xã là một ví dụ cụ thể về sự đoàn kết để khi có nó giai cấp vô sản có thể hoàn thành các nhiệm vụ dân chủ mà giai cấp tư sản chỉ có thể tuyên bố ra. Không cần có một điều luật phức tạp đặc thù nào cả, một cách đơn giản, rõ ràng, giai cấp vô sản, khi đã nắm quyền lực, sẽ tiến hành dân chủ hóa hệ thống xã hội, xóa bỏ quan liêu và khiến cho mọi chức vụ nhà nước đều thông qua bầu cử. Hai sai lầm đã tiêu diệt thành quả của một chiến thắng vẻ vang.

Giai cấp vô sản đã dừng lại nửa chừng; thay vì tiếp tục “chiếm đoạt của những kẻ chiếm đoạt", họ đã cho phép mình đi chệch hướng bởi những mơ ước về một sự công bằng tuyệt đối trong một đất nước thống nhất bởi một mục tiêu quốc gia; những định chế, như ngân hàng, đã không bị nắm giữ. Sai lầm thứ hai là sự khoan dung quá đáng của giai cấp vô sản: đúng ra họ phải tiêu diệt các kẻ thù, nhưng thay vào đó họ lại gắng sức dùng đạo đức để gây ảnh hưởng tới chúng; họ đã bỏ qua tầm quan trọng của hoạt động quân sự thuần túy trong một cuộc nội chiến và thay vì tiếp tục tiến bước mạnh mẽ tới Versailles và giành lấy chiến thắng ở Paris, họ đã trì hoãn và do vậy cho phép chính phủ Versailles tập hợp các lực lượng của mình, chuẩn bị trước cho những sự kiện đẫm máu trong tuần lễ tháng 5."

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ năm 1914, và các đảng Dân chủ Xã hội lớn tại châu Âu (khi đó họ tự coi họ là theo chủ nghĩa Mác), gồm cả những người có uy tín như Karl Kautsky, ủng hộ những nỗ lực chiến tranh của chính quyền nước mình, Lenin đã rất sửng sốt, đầu tiên từ chối tin rằng những người của Đảng Dân chủ Xã hội Đức đã bỏ phiếu ủng hộ chiến tranh. Điều này khiến ông bị chia rẽ lần cuối cùng với Đệ Nhị Quốc tế, gồm các đảng đó.

Khác với quan điểm chung của người Mác-xít coi cách mạng ở Đức là quan trọng hơn ở Nga, ngày 17 tháng 10 năm 1914, Lenin viết: "Chủ nghĩa Nga Hoàng còn trăm lần xấu hơn chủ nghĩa Đức Hoàng." Ông lên án chủ nghĩa tư bản cả hai bên đã gây ra cuộc chiến, nhất là chủ nghĩa đế quốc Anh - Pháp.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Đời Lenin PDF của tác giả Maria Prilezhayeva nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nữ Hoàng Cuối Cùng (Anchee Min)
Nữ hoàng cuối cùng (Nữ hoàng Phong Lan, phần 2) là kịch bản chuyển tiếp về Phong Lan từ một thiếu phụ có ý chí mạnh mẽ, đầy bản năng thành một nhà lãnh đạo chính trị thực tế tinh khôn, thống trị Trung Hoa hơn bốn thập kỷ. Trong tập sách kết thúc này, Min đem lại cho chúng ta một nhà lãnh đạo đầy nhân tính, hết sức mạnh mẽ, đảm nhận quyền lực một cách bất đắc dĩ và hy sinh tất cả để bảo vệ những người thân yêu của mình và bảo vệ một đế chế mà bà tin chắc sẽ chết vì nó. Những người ngưỡng mộ Nữ hoàng Phong Lan sẽ hứng thú trong cuốn tiếp theo này. Những người khác có thể tìm thấy một lời linh báo dẫn tới một lịch sử Trung Hoa tương đối hiện đại - Roky Mountains News - "Hình tượng của một nữ hoàng gần như có tất cả: sức mạnh và dễ bị xâm hại, tình mẹ và quyền lực, lòng tục và phẩm giá, lòng trắc ẩn và tham vọng. - Washington Post - "Gợi lên bầu không khí đầy âm mưu và xa hoa tráng lệ của Trung Hoa thế kỷ 19 trong khi kể lại câu chuyện khó tin của vị nữ hoàng đầy quyền thế của nó. - Los Angeles Times.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nữ Hoàng Cuối Cùng PDF của tác giả Anchee Min nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Năm Tháng Không Thế Nào Quên (Võ Nguyên Giáp)
Cuốn sách là tập hồi ức của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp do Hữu Mai thể hiện đã ghi lại một số hình ảnh của Bác trong những năm tháng không thể nào quên của thời kì đầu mới giành được chính quyền, khi vận mệnh của Tổ quốc đã có lúc như ngàn cân treo sợi tóc. Cuốn sách ra đời để thể hiện lòng thành kính và tưởng nhớ đến những công ơn to lớn của Người đối với dân tộc, đất nước Việt Nam. *** "Ngày 19 tháng Năm lại đến với chúng ta. Hôm nay, cả dân tộc ta đang tưởng nhớ đến Người. Tìm mua: Những Năm Tháng Không Thế Nào Quên TiKi Lazada Shopee Tôi muốn ghi lại một số hình ảnh của Bác trong những năm tháng không thể nào quên của một thời kì đầu mới giành được chính quyền, khi vận mệnh của Tổ quốc đã có lúc như “ngàn cân treo sợi tóc”. Bàn tay chèo lái của Bác, sự lãnh đạo tài tình của Trung ương Đảng ta do Bác đứng đầu, khí thế của nhân dân ta từ thành thị đến làng quê, từ Bắc chí Nam…, tất cả những điều lớn lao đó cùng với tình hình “thù trong giặc ngoài” cực kì rối ren phức tạp, những chương sau đây chắc là chỉ nói lên được một phần nào. Nhân Kỉ niệm lần thứ tám mươi Ngày sinh của Bác, đây là những dòng thành kính để góp phần cùng đồng bào và các đồng chí hồi tưởng đến Người, đến công ơn to lớn của Người đối với dân tộc và đất nước, đến những lời Người dặn lại chúng ta trước lúc ra đi."Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Năm Tháng Không Thế Nào Quên PDF của tác giả Võ Nguyên Giáp nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Năm Tháng Không Thế Nào Quên (Võ Nguyên Giáp)
Cuốn sách là tập hồi ức của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp do Hữu Mai thể hiện đã ghi lại một số hình ảnh của Bác trong những năm tháng không thể nào quên của thời kì đầu mới giành được chính quyền, khi vận mệnh của Tổ quốc đã có lúc như ngàn cân treo sợi tóc. Cuốn sách ra đời để thể hiện lòng thành kính và tưởng nhớ đến những công ơn to lớn của Người đối với dân tộc, đất nước Việt Nam. *** "Ngày 19 tháng Năm lại đến với chúng ta. Hôm nay, cả dân tộc ta đang tưởng nhớ đến Người. Tìm mua: Những Năm Tháng Không Thế Nào Quên TiKi Lazada Shopee Tôi muốn ghi lại một số hình ảnh của Bác trong những năm tháng không thể nào quên của một thời kì đầu mới giành được chính quyền, khi vận mệnh của Tổ quốc đã có lúc như “ngàn cân treo sợi tóc”. Bàn tay chèo lái của Bác, sự lãnh đạo tài tình của Trung ương Đảng ta do Bác đứng đầu, khí thế của nhân dân ta từ thành thị đến làng quê, từ Bắc chí Nam…, tất cả những điều lớn lao đó cùng với tình hình “thù trong giặc ngoài” cực kì rối ren phức tạp, những chương sau đây chắc là chỉ nói lên được một phần nào. Nhân Kỉ niệm lần thứ tám mươi Ngày sinh của Bác, đây là những dòng thành kính để góp phần cùng đồng bào và các đồng chí hồi tưởng đến Người, đến công ơn to lớn của Người đối với dân tộc và đất nước, đến những lời Người dặn lại chúng ta trước lúc ra đi."Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Năm Tháng Không Thế Nào Quên PDF của tác giả Võ Nguyên Giáp nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2 (Tô Hoài)
Năm vừa qua, Chuyện cũ Hà Nội đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội tặng giải thưởng Thăng Long 1997-1998. Thật xứng đáng, vì trong khoảng chục năm trở lại đây, Chuyện cũ Hà Nội là một tập ký sự thật đặc sắc về đề tài Hà Nội. Có thể coi đó là một thứ Vũ Trung tùy bút thời hiện đại, vì với những mẩu chuyện không dài, Tô Hoài với tư cách một chứng nhân đã ghi lại “muôn mặt đời thường” của cái Hà Nội thời thuộc Tây. Tuy mới qua sáu, bảy chục năm mà dường như không mấy ai nhớ nữa, thậm chí đã trở thành chuyện đời xưa. Chuyện cũ Hà Nội ở lần xuất bản đầu tiên vào năm 1986 mới chỉ có bốn chục truyện. Tới lần tái bản này sách gồm 114 chuyện. Không gian được mở rộng, thời gian được dãn dài, chuyện đời, chuyện người phong phú lên nhiều. Điều đáng nói trước hết là ở lần in đầu, có lẽ nặng lòng với vùng quê ven đô sâu nặng ân tình nên các câu chuyện cũng nghiêng về những miền đất ngoại ô. Nay thì cả một nội thị Hà Nội dàn trải trong tập sách: Băm sáu phố phường, Cái tàu điện, Phố Mới, Phố Hàng Đào, Phố Hàng Ngang, Phố Nghề, Hội Tây, Bà Ba (Bé) Tý, Tiếng rao đêm, Cơm đầu ghế, Chiếc áo dài, Ông Hai Tây, Cây Hồ Gươm v.v. Chỉ nêu vài tên bài như thế cũng thấy sự hiện diện đa dạng của cái nội thành đa đoan lắm chuyện. Phố Hàng Đào với những “mợ Hai” khinh khỉnh, vàng ngọc đầy cổ đầy tay, phố Hàng Ngang với những chú tây đen thờ lợn, chủ hiệu vải, sinh hoạt bí hiểm song cũng đa tình, Phố Mới có nhà cầm đồ Vạn Bảo “lột da” dân nghèo, có cả chợ đưa người, một thứ chợ môi giới thuê mướn - cả mua bán - những vú em, thằng nhỏ, con sen… những thân phận nghèo hèn đem thân làm nô bộc cho thiên hạ. Rồi cái tầu điện leng keng, những ngày Hội Tây bên bờ Hồ Gươm, những tà áo dài từ thuở thay vai và nhuộm nâu Đồng Lầm đến áo Lơ Muya sặc sỡ mốt thời trang một thời… Cái hay ở Tô Hoài là những cái lăng nhăng sự đời ấy (chữ của Tản Đà) đã có ít nhiều người ghi lại. Chuyện ông Hai Tây làm xiếc, Bà Bé Tý lên đồng… sách báo đã từng đề cập. Nhưng lần này Tô Hoài lại nhìn ra những nét hoạt kê mới; hay cũng đã nhiều người viết về quà Hà Nội nhưng các bài Chả cá, Bánh cuốn, Phở của Tô Hoài có những thông tin hay, mới mẻ, ngay như Nguyễn Tuân cũng chưa phát hiện hết. Cũng như các loại tiếng rao hàng ban đêm thì Thạch Lam đã ghi chép vậy mà ở Tiếng rao đêm của Tô Hoài vẫn có nhiều ý tứ mới. Tìm mua: Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2 TiKi Lazada Shopee Như vậy đó, với vài nét ký họa, Tô Hoài đã vẽ được cái thần thái của một thành phố nghìn tuổi đang đô thị hóa gấp gáp trở thành nửa Tây nửa ta, nửa cũ nửa mới, nửa sang nửa quê… Có một Hà Nội nhố nhăng như thế thì cũng có một Hà Nội lầm than. Cảnh lầm than ấy càng rõ nét hơn ở các làng quê ven nội. Thợ cửi, thợ giấy làm quần quật ngày đêm mà vẫn đói khổ, rồi nạn Tây đoan sục bắt rượu lậu và những người dân lành đói khổ phải nhận đi “tù rượu thay” để vợ con ở nhà có người chu cấp. Sự bần cùng ấy hằn sâu nhất trong chuyện Chết đói. Nạn đói năm 1945 đã làm vợi đi của làng Nghĩa Đô bao người. Ngay cả tác giả và bạn văn Nam Cao nếu không có một người quen ý tứ trả công dạy học lũ con ông ta bằng gạo thì “không biết chúng tôi có mắt xanh lè giống thằng Vinh hay dì Tư không, hay còn thế nào nữa”. Những câu chuyện “tang thương ngẫu lục” ấy đủ giúp bạn đọc trẻ nhận thấy thời nay hơn hẳn thời cũ, cuộc sống khá giả hơn trước nhiều lắm. Cho nên nói chuyện cũ mà tư tưởng sách không hề cũ. Trong sách còn một mảng kể về phong tục. Nhiều cái nay không còn. Như các đám múa sư tử thì đêm Rằm Trung Thu ở những phố Hàng Ngang, Hàng Đường và đánh nhau chí tử, quang cảnh những ngày áp tết dường như cả nước kéo về Hà Nội… Ở ven đô thì hội hè đình đám, khao vọng, đám ma… Các bài Làm ma khô, Thẻ thuế thân, Khổng Văn Cu vừa bi vừa hài. Có một bài tuyệt hay, đó là bài mô tả đám rước Thánh Tăng. Đích thị là một lễ hội phồn thực có từ đời nảo đời nao mà tới tận thời Pháp thuộc vẫn còn tồn tại, lại ở ngay sát nách kinh kỳ. Bấy nhiêu hình ảnh không bao giờ xuất hiện nữa nhưng tôi cứ nghĩ rằng ngày nay, ít ra thì những nhà làm phim lịch sử, viết truyện lịch sử, dựng kịch lịch sử rất cần đến. Chuyện cũ Hà Nội chính là một tập ký sự về lịch sử. Thể này đòi hỏi ở nhà văn ngoài tài văn chương còn phải có vốn liếng kiến thức về cuộc đời, có năng lực quan sát và kỹ thuật phân tích, để trên cơ sở đó trình bày được những điều cần nói từ những sự vật, sự việc, con người. Tô Hoài đã làm được như vậy. Sự hiểu biết của ông về Hà Nội thời thuộc Pháp thật phong phú, thêm sự quan sát tinh, phân tích sắc, văn lại đậm đà và hóm, các mẩu chuyện dù là chân dung một nhân vật, ký họa về một cảnh, hay giãi bày một tâm sự, đều hấp dẫn, vì đó là những điều mới lạ (dù là chuyện thời cũ) và rung động lòng người vì những tình cảm chân thành nhân hậu. Chuyện cũ Hà Nội còn có thể coi là một tập điều tra xã hội học về Hà Nội thời nửa đầu thế kỷ XX bằng văn chương. Bất luận bạn đọc ở giới nào cũng có thể tìm được những điều mình cần biết mà chưa biết. Chuyện cũ Hà Nội được giải thưởng Thăng Long có lẽ còn vì lẽ đó. NGUYỄN VINH PHÚC 10.1999Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tô Hoài":Dế Mèn Phiêu Lưu KýCát Bụi Chân AiGiữ Gìn 36 Phố PhườngKý Ức Phiên LãngChuyện Cũ Hà Nội - Tập 1Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2Tuổi Trẻ Hoàng Văn ThụBa Người KhácChiếc Áo Xường Xám Màu Hoa ĐàoChuyện Để QuênKhách NợKí Ức Đông DươngKý Ức Phiêu LãngNhà ChửNhững Ngõ PhốTrạng HítMười NămQuê NhàMiền TâyMẹ Mìn Bố MìnKẻ Cướp Bến BỏiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2 PDF của tác giả Tô Hoài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.