Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hồi Ký Lý Quang Diệu - Câu Chuyện Singapore (Lý Quang Diệu)

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Lý Quang Diệu - Câu Chuyện Singapore PDF của tác giả Lý Quang Diệu nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bất Khuất (Nguyễn Đức Thuận)
Theo dõi bước chân Nguyễn Đức Thuận trên từng trang, từng trang "Bất Khuất", người đọc nhiều lúc nín thở, hồi hộp, xúc động đến trào nước mắt, trái tim căng lên, sôi sục máu căm thù. Tác giả dẫn chúng ta đi theo anh trên con đường đầy đau thương, khổ ải, trong hơn ba ngàn ngày, trải qua những lò giết người cực kỳ man rợ, man rợ hơn cả bọn đao phủ thời Trung cổ, hơn cả bọn phát xít Hítle. Qua gần ba nghìn cửa ải, từ Pêcarăngđơ, nhà lao Gia Định, trung tâm Thủ Đức, Tổng pha đến Côn Đảo, sa vào những chuồng cọp, địa ngục trần gian đầy rẫy ác ôn quỷ dữ là tập đoàn đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai mổ bụng ăn gan, uống máu người không biết tanh, Nguyễn Đức Thuận cũng với biết bao chiến sĩ cộng sản kiên cường, biết bao người Việt Nam yêu nước, đã đối mặt với quân thù, chống chào cờ ba que, chống học tập "tố cộng", chống "ly khai" tới cùng. Tám năm trời đằng đẵng, ba ngàn ngày mà mỗi phút, mỗi giây, mạng người bị treo bằng một sợi tóc mong manh, chơi vơi trên một vực thẳm kinh hồn. Hơn một ngàn đồng bào đồng chí chúng ta đã hy sinh. Nhưng Nguyễn Đức Thuận và những con người kiên cường như anh vẫn đứng vững trong chồng cọp, đánh bại lũ diêm vương quỷ sứ, đẩy lùi bàn tay thần chết, bắt lũ chúng phải quỳ lạy dưới chân mình. Mỗi trang "Bất khuất" là một trang thấm máu và nước mắt, tràn đầy một sức sống mãnh liệt, vang lên tiếng hát yêu đời, yêu cuộc sống, yêu con người, vang lên bài ca chiến thắng không bao giờ tắt. Với trên bốn trăm trang hồi ký, Nguyễn Đức Thuận đã phản ánh sâu sắc cuộc sống anh hùng với tinh thần cách mạng tiến công của những con người có thực, vạch trần hiện thực đen tối trong những địa ngục của xã hội miền Nam dưới gót sắt của một lũ sói lang mặt người dạ thú. "Bất Khuất" toả ra một niềm tin bất diệt vào sự nghiệp cách mạng, vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa giải phóng con người, nêu cao phẩm giá của những con người nhận thức được quy luật và chân giá trị cuộc sống, biết sống và biết chết xứng đáng là Người.*** Nguyễn Đức Thuận (1916 - 1985) là nhà cách mạng Việt Nam, nguyên là Phó Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ông là tác giả cuốn Bất khuất, một cuốn tự truyện từng gây tiếng vang ở miền Bắc về "sức chịu đựng kỳ diệu của một người chiến sĩ", suốt 8 năm bị tra tấn dã man vẫn không khuất phục..."). Nguyễn Đức Thuận có một cuốn tự truyện duy nhất và khá nổi tiếng tại miền Bắc lúc in lần đầu là cuốn Bất khuất. Cuốn sách này thuật lại toàn bộ thời gian ông bị bắt và chịu tù đày của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, và sách cũng từng gây chấn động miền Bắc và quốc tế về sức chịu đựng khó tin của một người chiến sĩ. Sách được xuất bản lần đầu vào tháng 4 năm 1967 với 210.000 bản in tại miền Bắc. Những năm sau đó, Nhà xuất bản Ngoại văn Việt Nam đã dịch tác phẩm Bất khuất ra 5 ngôn ngữ khác (Anh, Hoa, Nga, Pháp và quốc tế ngữ), in với số lượng lớn phát hành ra nước ngoài, nhằm gây chú ý của dư luận thế giới. Cuốn sách này có nhiều ý kiến tranh cãi về độ xác thực của một số chi tiết trong đó song vẫn được xem là một tác phẩm có giá trị nên đã được tái bản một số lần[ Tìm mua: Bất Khuất TiKi Lazada Shopee Tuy nhiên trong cuốn hồi ký Đèn cù, Trần Đĩnh cho rằng mình là người chấp bút tác phẩm này.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bất Khuất PDF của tác giả Nguyễn Đức Thuận nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Vua Lê Chiêu Thống - Bánh Xe Khứ Quốc (Phan Tran Chuc)
Sau khi Đức ông Hoàng Trừ - Thái tử Lê Duy Vỹ bị chúa Trịnh bức hại, Lê Hoàng phi cùng ba con trai cũng bị cầm tù. Mười năm sau, một sự kiện nhỏ bao hàm trong một cuộc tình cờ lớn đẩy nước Việt Nam vào một cuộc loạn ly ròng rã tới một phần tư thế kỷ, đó là một cuộc đảo chính mà người đương thời gọi là "Kiêu binh nổi loạn" đã giải thoát Lê Hoàng phi cùng ba con một bước từ nhà ngục đến lầu vàng. Một trong ba vị hoàng tôn này là Lê Duy Khiêm - người sau này kế vị vua lấy niên hiệu Lê Chiêu Thống, từ đó cái vinh và cái lụy của chiếc ngai vàng hoàng đế bám riết lấy cuộc đời ông cho đến tận cuối đời.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vua Lê Chiêu Thống - Bánh Xe Khứ Quốc PDF của tác giả Phan Tran Chuc nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bài Sử Khác Cho Việt Nam (Tạ Chí Đại Trường)
Ý tưởng khởi đầu về một quyển sử Việt Nam phải bao gồm các thành phần đã từng hiện diện trên vùng đất này manh nha từ những ngày trong trại Nhập ngũ số 3, chờ đón các khoá 18, 19 Sĩ quan trừ bị Thủ Đức, cùng lúc với việc sửa soạn trình Tiểu luận Cao học cho trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn tháng 6 (?) 1964. Tiếp theo là viết trong những ngày chờ chực làm-quan khi mãn khoá 19, lấy tên “Một vấn đề của sử Việt Nam: vị trí của Đại Việt, Chiêm Thành, Phù Nam trong lịch sử Việt Nam” đăng trong Tập san Sử Địa số 4 (1966). Chữ nghĩa thời chiến tranh không có bao nhiêu nhưng cũng cảm thấy ý tưởng trên thật lạc lõng với thời đại, nên trong hồi kí cải tạo Một khoảnh VNCH nối dài viết sau khi ở tù về, đã cho nó mang một tên khác: “Bài sử Việt cho người ngoài phố”. Khi chữ nghĩa tích tụ thêm, đọc hết bộ Toàn thư, gom góp những gì thấy được từ những nơi khác, viết nên Sử Việt, đọc vài quyển (2004) thì thấy có thể bắt đầu Bài sử khác cho Việt Nam này, làm kết thúc cho một mong muốn dài ngày, và cũng có thể sắp sẵn cho một hồi buông tay. Giữ làm dấu tích là thời điểm bắt đầu vào việc, ngày 30 Tết Con Gà (Ất Dậu) / 9-2-2005, sáng thứ Bảy 6-8-2005. Viết đến Chương XIV thì mờ mắt (8-2008), tưởng xếp bút nghiên, đưa lên Damau.org., nhờ... layout, Văn Mới in 29-6-2009. Lại viết tiếp được các Chương XV, XVI, XVII trong năm 2010, và bắt đầu các chương XVIII, XIX, XX (Kết) từ tháng 5-2011. Vì đề từ cho Sử Việt, đọc vài quyển có câu “Cô vọng ngôn chi... (hình như là lời người viết sử nói chuyện với ma)” nên ở đây phải có lời tiếp nối: “Thêm một lần nói chuyện với ma...”***Tạ Chí Đại Trường là một nhà sử học và là nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam người Mỹ gốc Việt. Bắt đầu nghiên cứu sử học, văn hóa từ đầu thập niên 1960 tại Việt Nam, Tạ Chí Đại Trường cho ra đời tác phẩm đáng chú ý của ông, Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ năm 1771 đến 1802, vào năm 1964. Tác phẩm này đã đặt lại vấn đề về vai trò của nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, nhiều tác phẩm sau này của ông cũng có được cách lập luận và quan điểm độc đáo như vậy. Sau khi định cư tại Hoa Kỳ năm 1994, ông bắt đầu cho in nhiều tác phẩm nghiên cứu lịch sử, văn hóa có giá trị, cho tới thập niên 2000 thì các tác phẩm này mới dần được in và phát hành tại Việt Nam như Thần, Người và Đất Việt, Những bài dã sử Việt. Với phương thức nghiên cứu nghiêm túc và lối viết sử gần gũi nhưng cuốn hút, Tạ Chí Đại Trường đem tới cho bạn đọc những tiếp cận thú vị về lịch sử đất nước. Tìm mua: Bài Sử Khác Cho Việt Nam TiKi Lazada Shopee Những tác phẩm của Tạ Chí Đại Trường được xuất bản tại Việt Nam gần đây đem lại một góc tiếp cận mới thú vị cho giới nghiên cứu lịch sử cũng như bạn đọc đại chúng.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tạ Chí Đại Trường":Thần Người Và Đất ViệtBài Sử Khác Cho Việt NamChuyện Phiếm Sử HọcViệt Nam Thời Tây Sơn: Lịch Sử Nội ChiếnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bài Sử Khác Cho Việt Nam PDF của tác giả Tạ Chí Đại Trường nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bài Học Của Lịch Sử (Will Durant)
Con người là một khoảnh khắc trong thời gian của các tinh tú, một khách qua đường trên địa cầu, một bào tử của chủng loại, một miêu duệ của nòi giống, một phức hợp gồm thể xác lẫn tinh thần, một phần tử của một gia đình và một cộng đồng…. Vậy thì chúng ta có thể đứng trên phương diện thiên văn địa lý, nhân chủng, tâm lý luân lý, kinh tế, chính trị, Tôn giáo….Hãy tìm hiểu về lịch sử về mỗi phương diện đó, dạy cho chúng ta những gì về bản thể, thái độ và tương lai của con người.*** Trong cuốn Đời viết văn của tôi, cụ Nguyễn Hiến Lê cho biết: “Vào khoảng 1969, tôi mua được trọn bộ Lịch sử Văn minh (32 cuốn) của Will Durant, dịch ra tiếng Pháp, do nhà Rencontre ở Lausanne (Thuỵ Sĩ) xuất bản. Bộ đó rất hay, ông bà Durant để ra ba chục năm tham khảo mấy ngàn cuốn sách, đi du lịch gần khắp thế giới để viết nó. Năm 1970 tôi dịch cuốn Văn minh Ấn Độ (550 trang), Lá Bối in. Để viết bài tựa 16 trang cho cuốn đó, tôi đã gởi thư qua Thuỵ Sĩ nhờ nhà Rencontre kiếm cho tài liệu về đời sống và sự nghiệp của W. Durant. Độc giả hoan nghênh, một vị viết thư yêu cầu tôi dịch toàn bộ. Tôi đáp cũng muốn vậy lắm nhưng trong nước phải có ít nhất là 3.000 độc giả như ông ta thì nhà Lá Bối mới dám tiếp tục. Sau tôi chỉ dịch thêm bốn cuốn nữa: Văn minh Ả Rập, Bài học của lịch sử, Nguồn gốc văn minh và Văn minh Trung Hoa. Cuốn sau chưa kịp in thì thay đổi chế độ. Những cuốn đó đều có ích, nhất là Bài học của lịch sử.” Tìm mua: Bài Học Của Lịch Sử TiKi Lazada Shopee Bốn cuốn Nguồn gốc văn minh, Lịch sử văn minh Ả Rập, Lịch sử văn minh Ấn Độ và Lịch sử văn minh Trung Hoa đều nằm trong tập I: Our Oriental Heritage (nhan đề bản Pháp dịch là Notre Héritage Oriental, tập này gồm 3 cuốn) của bộ Lịch sử văn minh, riêng cuốn Bài học của lịch sử thì không nằm trong bộ đó. Trên trang 4 cuốn Bài học của lịch sử, Nxb Tổng hợp TP. HCM, 2006, ghi nguyên tác là The Lessons of History - Simon and Schuster, New York, 1968; Wikipedia cũng viết tương tự như vậy[1], nhưng chúng tôi đoán là cụ dịch từ bản Pháp dịch Les Leçons de l'histoire (Nxb Rencontre, Genève, 1970), còn nếu như cụ dịch từ nguyên tác tiếng Anh The Lessons of History thì có phần chắc là cụ có tham khảo bản Pháp dịch. Chúng tôi đoán như vậy là vì các nhân danh trong cuốn Bài học của lịch sử, nếu cụ không gọi bằng tiếng Việt như Tư Mã Thiên, thì cụ đều được gọi theo tiếng Pháp như César, Cléopâtre chứ không gọi theo tiếng Anh là Caesar, Cleopatra; địa danh cũng vậy, nếu cụ không viết theo tiếng Việt là Y Pha Nho (nay ta gọi là Tây Ban Nha), thì cụ viết theo tiếng Pháp như Londres, Olympe chứ không viết theo tiếng Anh là London, Olympus; hoặc như trong một chú thích, cụ bảo từ được dịch là biện chứng pháp là từ tiếng Pháp dialectique[2], chứ không phải là từ tiếng Anh là dialectic. Giữa bản Việt dịch và bản tiếng Anh mà chúng tôi tải từ trang http://learningresources.softarchive.net/the_lessons_of_history_will_durant.295285.html còn có một vài chỗ khác biệt nữa, như trong bài Tựa trong bản Việt dịch không có câu tương ứng với câu cuối cùng trong bài Preface trong bản tiếng Anh là: “Here, as so often in the past, we must gratefully acknowledge the help and counsel given us by our daughter Ethel”[3]. Ngược lại, trong bản tiếng Anh không có đoạn tương ứng với đoạn cuối của chương XI trong bản Việt dịch, từ “Ngay triết gia Bergson năm 1936 cũng viết” đến “Nếu vậy thì bi đát thật!” Một điều nữa mà chúng tôi cũng chưa rõ là cuốn Bài học của lịch sử này là do một mình cụ Nguyễn Hiến Lê dịch như được ghi trong bản in của Nxb Tổng hợp TP. HCM, hay là cụ dịch chung với cụ Trần Lương Ngọc như theo lời giới thiệu của Nxb Lá Bối in ở bìa sau cuốn Chiến Quốc sách của nhà này. Chúng tôi rất tiếc là không có bản in cuốn Bài học của lịch sử của nhà Lá Bối năm 1972, nên không biết bản đó có ghi tên cụ Trần Lương Ngọc hay không, nhưng theo bạn Tuanz thì: “Nxb Xuân Thu (ở nước ngoài) tái bản năm 1991 cũng ghi “Will và Ariel Durant, The Lessons of History, Bài học của lịch sử, bản dịch của Nguyễn Hiến Lê và Trần Lương Ngọc”.*** Ebook Bài học của lịch sử đã được các bạn Quocdung, Okal, Dqskiu, H2203, Chụt đánh máy, Nambun sửa lỗi, và Tovanhung chuyển sang ebook và đăng trên TVE từ 29/09/2006. Từ file Bài học của lịch sử có định dạng là.prc đó, bạn QuocSan chuyển thành file.doc và chỉnh lại cách trình bày cho gọn nhẹ; rồi từ file.pdf The Lessons of History, bạn QuocSan cũng chuyển thành file.doc và trình bày lại các chú thích và các niên đại ở trong phần Index. Cuối cùng, bạn QuocSan ghép hai file đó lại thành một file duy nhất và chuyển file đó thành ebook có định dạng.prc. Như vậy trong ebook mới này ta có cả hai bản: bản Việt dịch và bản nguyên tác tiếng Anh. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện ebook mới này, chúng tôi còn sửa thêm một số lỗi trong bản Việt dịch. Trong những lỗi đó, chúng tôi phát hiện được là nhờ đối chiếu với bản tiếng Anh (những lỗi này do sách in sai nên ebook cũ cũng sai theo).Goldfish Đầu tháng 11 năm 2010Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Will Durant":Ấn Độ Và Phật Thích CaBài Học Của Lịch SửLịch Sử Văn Minh Ấn ĐộLịch Sử Văn Minh Trung HoaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bài Học Của Lịch Sử PDF của tác giả Will Durant nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.