Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Kinh Trường Bộ - Tập 1 (Thích Minh Châu)

Trích Lời Giới Thiệu, Trường Bộ Kinh, Tập III (1972):.. Cho dịch và cho in các bản kinh Pāli, tôi không mong muốn gì hơn là để các Phật tử, các Học giả, các Sinh viên được đọc thẳng vào những kinh điển thật sự nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, và tự mình tìm hiểu những lời dạy thật sự của đức Phật, khỏi phải qua những lập trường của các bộ phái. Nhất là khỏi phải qua những xuyên tạc của những Học giả và những Phật tử muốn giải thích đạo Phật theo dục vọng và tà kiến của mình. Muốn chạy theo dục vọng, thì giải thích kinh điển một cách để hiểu rằng đạo Phật chấp nhận và tha thứ dục vọng. Muốn giết người và muốn binh vực kẻ giết người, đạo Phật được giải thích như là có thể tha thứ và chấp nhận sự giết người. Muốn chạy theo tà giáo và tà kiến, lại giải thích đạo Phật viên dung vô ngại, chấp nhận mọi tà kiến, mọi tà thuyết. Ta kiến nào, tà thuyết nào cũng là Phật giáo được hết! Muốn tránh những tai nạn trên, cần nhứt là phổ biến những kinh điển thực sự nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, để Phật tử được đọc thẳng ngay kinh Phật, khỏi qua một ống kính màu nào.

Đạo Phật cần những cá nhân Phật tử biết suy tư, biết phân tích, biết tự tìm hiểu, rồi xác nhận sự hiểu biết của mình, ngang qua sự hành trì, kinh nghiệm cá nhân. Đạo Phật không cần đến những đoàn người theo đạo Phật, theo một cách ồ ạt mù quáng, theo một cách thụ động nhắm mắt, hay tự mình bóp méo, xuyên tạc đạo Phật theo tà kiến dục vọng của mình. Chính kinh Đại Bát Niết Bàn, có ghi rằng, dầu chúng ta có nghe vị Tỷ kheo nào nói tự thân nghe đức Phật, tự thân nghe các vị Thượng Tọa, Thủ Chúng, v.v... nói như vậy là Pháp, như vậy là Luật, đức Phật khuyên cũng không được tán thán, đả kích, chấp thuận, hay từ bỏ ngay, mà phải so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, có phù hợp mới được chấp nhận, không phù hợp thời phải từ bỏ. Đạo Phật đòi hỏi sự nhận xét, tìm hiểu, suy tư cá nhân rất nhiều. Nhưng chúng ta chỉ có thể nhận xét, tìm hiểu, suy tư khi chúng ta được đọc những lời dạy nguyên thỉ nhất hay gần nguyên thỉ nhất của đức Phật. Đó là nguyên nhân và động lực khiến tôi phải lo dịch và in bản Trường Bộ Kinh này.

Trích Lời Giới Thiệu, Trường Bộ Kinh, Tập IV (1972):... Với tập IV này, tôi đã phiên dịch xong bộ Dīgha Nikāya (Trường Bộ Kinh), từ chữ Pāli ra tiếng Việt. Năm 1965, tôi in xong tập I, gồm 3 kinh đầu. Năm 1967, tôi in xong tập II, gồm 10 kinh kế tiếp. Năm 1972, tôi in xong tập III và tập IV, gồm 21 kinh trong khoảng thời gian kỷ lục 7 tháng, từ Tết Nhâm Tý (tháng 2-1972) cho đến nay, Vu Lan rằm tháng 7 (tháng 8-1972). Cứ xem thời gian hoàn thành từng tập một, mới thấy chức vụ đa đoan của một Viện Trưởng làm trở ngại cho sự phiên dịch như thế nào. Chúng tôi chỉ có thể để dành những ngày nghỉ, những buổi sáng thật sớm và những buổi tối (nếu không quá mệt mỏi vì những công việc ban ngày), để phiên dịch. Chúng tôi vẫn kiên trì phiên dịch và in cho xong tập IV, Trường Bộ Kinh là để hoàn thành một chí nguyện mà tôi ấp ủ từ khi tôi mới đi du học Tích Lan năm 1952. Về nước năm 1964, nếu tôi không nhận chức vụ Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh thời nay tôi đã dịch ít nhất cũng trọn bộ Kinh Tạng Pāli rồi. Tôi tự đánh dấu hỏi, làm Viện Trưởng hay làm một vị dịch kinh, làm chức vụ nào có lợi cho Phật Giáo hơn? Và tôi phải tự thẳng thắn để trả lời, dịch kinh có lợi hơn! Và tôi chỉ có thể vớt vát, bằng cách để những thời giờ thong thả, chú tâm vào vấn đề phiên dịch. Chúng tôi viết những dòng chữ này vừa để sám hối, vừa mong các Phật tử và các Học giả thông cảm cho.

Phiên dịch Tam Tạng Pāli có một dụng ý khác quan trọng hơn. Trước năm 1952, Việt Nam chúng ta chỉ biết có một số Kinh Đại Thừa căn bản, như Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Bát Nhã, Kinh Kim Cang, Kinh Di Đà v.v... dầu rằng chúng ta vẫn có Hán Tạng hết sức phong phú, nhưng ít người nghiên cứu. Các Kinh A Hàm, Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Di Giáo cũng có được đề cập. Tuy có biết, nhưng không dám học vì theo tứ y, cần phải "y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh."

Qua Tích Lan, chúng tôi được biết đến Tam Tạng Pāli, rất là phong phú, rất gần với lời dạy nguyên thỉ của đức Phật, lại được phổ biến rộng rãi ở năm châu. Qua Ấn Độ, được biết thêm Tạng Sanskrit, dồi dào và phong phú hơn cả Tạng Pāli, nhưng nguyên bản gần như mất hết cả, ngoại trừ vài chục bộ mới tìm lại được. Cũng may Tạng Sanskrit được dịch ra Tạng Tây Tạng và Hán Tạng, và nhờ vậy hai tạng dịch này là kho tài liệu khá đầy đủ cho nguyên tạng Sanskrit. Nhưng nếu Pāli là Tam tạng vừa là nguyên thỉ, vừa là của học phái Thượng Tọa Bộ, Tạng Sanskrit phong phú hơn, là Tam Tạng cũng vừa là nguyên thỉ, vừa thuộc nhiều học phái như Nhứt Thế Hữu Bộ, Đại Chúng Bộ, Đàm Vô Đức Bộ, Di Sa Tắc Bộ v.v... và cũng vừa là tạng của Đại Thừa. Gía trị của hai tạng dịch là như vậy, và Tạng Trung Hoa cũng có dịch một số kinh tạng Pāli có thể do Ngài Pháp Hiển, thế kỷ thứ VI đem từ Tich Lan về. Nếu chúng ta muốn tìm đến Tạng nào hay Kinh nào có thể là đại diện cho nguyên thỉ, chúng ta chỉ cần so sánh Kinh Tạng Luật Tạng Pāli và Kinh Tạng A Hàm và Luật Tạng các Học phái. Những điểm nào giống nhau, thời chúng ta có thể chấp nhận là Tạng Nguyên Thỉ. Những điểm dị biệt có thể là do dị biệt lập trường của các Học phái. Cho dịch Trường Bộ Kinh này, chúng tôi không mong gì hơn là giới thiệu Tạng Pāli cho Phật tử và Học giả Việt Nam và cũng mở đầu một môn học mới, tức là môn Tỷ Giáo Học giữa Kinh Tạng, Luật Tạng Pāli và Tạng chữ Hán tương đương. Môn Tỷ Giáo học này sẽ giúp chúng ta hiểu được thế nào là Tạng Nguyên Thỉ của Phật Giáo Tìm mua: Kinh Trường Bộ - Tập 1 TiKi Lazada Shopee

Có người sẽ cho, dịch Tạng Pāli là tuyên truyền cho Tiểu Thừa, phản lại tư tưởng Đại Thừa. Chúng ta nên chấm dứt ngay thái độ ngây thơ và buồn cười này. Đạo Phật không có Đại Thừa, Tiểu Thừa, không có Nam Tông, Bắc Tông. Đạo Phật gồm có một số giáo lý căn bản mà học phái nào cũng phải tôn trọng, một số pháp môn thiết yếu mà đệ tử Phật tử nào cũng phải y cứ để tu hành, nếu không muốn lạc vào tà giáo, ngọai đạo. Cho dịch Tạng Pāli là chúng tôi muốn giới thiệu và tìm hiểu số giáo lý căn bản ấy và số pháp môn thiết yếu ấy. Những danh từ Đại Thừa, Tiểu Thừa, Nam Tông, Bắc Tông là những danh từ đẻ ra sau này để phân biệt các học phái, và một học phái chỉ được gọi là học phái Phật Giáo khi nào học phái ấy tôn trọng và trung thực với số giáo lý, số pháp môn căn bản ấy.

Ngày nay, một nhà nghiên cứu Phật Giáo, phải biết đến Phật Giáo Nguyên Thỉ, phải biết đến Phật Giáo các Học Phái và phải biết đến Phật Giáo Đại Thừa mới có thể có một cái nhìn đại thể về lịch sử tư tưởng Phật Giáo. Sau khi nắm được cái nhìn đại thể, vị ấy có thể chọn lấy một ngành nào, hay một pháp môn nào làm ngành chuyên môn của mình. Cho dịch Kinh Tạng Pāli, chúng tôi muốn giúp phần tài liệu nghiên cứu cho các nhà học giả ấy để có thể biết đến Phật Giáo Nguyên Thỉ và biết đến Học phái Thượng Tọa Bộ, một học phái có tiếng là bảo thủ nhất, trung thành với tư tưởng và lối sống Phật Giáo Nguyên Thỉ nhất, và là học phái duy nhất gìn giữ được gần như trọn vẹn cả ba tạng giáo điển.

Hơn thế nữa, ngày nay chúng ta nhận thấy một chiều hướng mới đã bắt đầu sống dậy trong những nhà tìm hiểu tư tưởng Phật Giáo, một chiều hướng đi ngược lên Phật Giáo Nguyên Thỉ, tìm hiểu những căn bản giáo lý mà phần lớn các học phái chấp nhận, giới thiệu một lối sống đích thực, đức Phật muốn giảng dạy cho các đệ tử để sống ngay với đời sống hiện tại, khỏi phải qua những phân ly các học phái, hay những mê tín, dị đoan, cuồng tín v.v... đã dần dần xâm nhập vào Đạo Phật, làm mất bản chất thuần túy của Đạo Phật nghìn xưa. Hơn nữa, ngày nay người ta dần dần ý thức rằng chỉ có Đạo Phật Nguyên Thỉ mới đáp ứng được những đòi hỏi của một thế giới khoa học hiện tại. Một tôn giáo muốn được giới trí thức trẻ hiện tại chấp nhận, vừa phải không mâu thuẫn với những phát minh khoa học mới mẻ nhất, vừa phải giải quyết được những vấn đề thuộc phạm vi con người của con người ở thế kỷ thứ hai mươi, hai mốt này. Chỉ có Đạo Phật Nguyên Thỉ mới may ra đáp ứng được những đòi hỏi trên, và cho dịch tập Trường Bộ Kinh này, chúng tôi nuôi dưỡng một hy vọng rất khiêm tốn, là giới thiệu được tới tay các Học giả và các Phật tử, một phần nào những lời dạy thật sự nguyên thỉ hay gần nguyên thỉ nhất của Đạo Phật.

Tỷ kheo Thích Minh Châu

Đại học Vạn Hạnh

Sài Gòn, 1972Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Minh Châu":Đại Thừa Và Sự Liên Hệ Với Tiểu ThừaKinh Tiểu Bộ - Tập 1Kinh Tiểu Bộ - Tập 2Kinh Tiểu Bộ - Tập 3Kinh Tiểu Bộ - Tập 4Kinh Tiểu Bộ - Tập 5Kinh Tiểu Bộ - Tập 6Kinh Tiểu Bộ - Tập 7Kinh Tiểu Bộ - Tập 8Kinh Tiểu Bộ - Tập 9Kinh Tiểu Bộ - Tập 10Kinh Tiểu Bộ - Tập 11Kinh Tiểu Bộ - Tập 12Kinh Trung Bộ - Tập 1Kinh Trung Bộ - Tập 2Kinh Trung Bộ - Tập 3Kinh Trường Bộ - Tập 1Kinh Trường Bộ - Tập 2Kinh Trường Bộ - Tập 3Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 1Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 2Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 3Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 4Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 5Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 6Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 1Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 2Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 3Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 4Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 5Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 6

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Trường Bộ - Tập 1 PDF của tác giả Thích Minh Châu nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nghiệm Giải Đạo Đức Kinh (Lê Hòa Phong)
LỜI TỰA Đạo Đức Kinh, trước tác của Lão Tử được ra đời cách đây hơn 2.500 năm, từ đó cho đến nay vẫn tạo được sự quan tâm chú ý của nhiều người. Tuy nhiên, ở thời nào cũng thế mỗi người đến với Đạo Đức Kinh nghiên cứu ứng dụng và lí giải theo cách riêng của mình.Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này được quy định bởi tính chất uyên áo của tác phẩm nầy. Bởi vậy, có thể nói dù đã trải hơn 2.500 năm đến nay vẫn chưa có ai dám khẳng định mình đã hiểu đúng dù một khía cạnh hay hiểu trọn vẹn tư tưởng của Lão Tử đã được gói gọn ở trong 5.000 chữ. Đạo Đức Kinh vẫn là một thách thức to lớn đối với những người trong và ngoại đạo. Cuốn Nghiệm giải Đạo Đức kinh của Lê Hòa Phong, ra đời như một cách để góp thêm một tiếng nói, một cách khám phá về tư tưởng của nhà hiền triết này ở nhiều chủ điểm mà Lão Tử đã nhắc đến, như: Đạo, Đạo đức, Công bằng, dân chủ …Một điểm khác biệt mà người đọc có thể nhận ra khi đọc công trình này với một số công trình khác nghiên cứu về Đạo đức kinh là tác giả của nó có cách chấm câu ngắt đoạn rất khác với những nhà nghiên cứu trước. Bên cạnh đó, người đọc cũng nhận ra một điều khác nữa ở việc tác giả nghiên cứu, diễn giải đã xác định đối tượng mà Lão Tử hướng tới là ai, đễ làm mục đích cho công trình của mình. Không như một số người khi tiếp xúc với Đạo đức kinh đều thể hiện quan niệm rằng: Đối tượng mà Lão Tử hướng tới là vua chúa, tầng lớp quý tộc hoặc chỉ là người dân bình thường một cách rạch ròi,thể hiện ở hai khuynh hướng đối lập. Lê Hòa Phong đã khẳng định: Đối tượng mà Lão Tử hướng tới chính là: Vua chúa,quan lại và cả đông đảo quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó ông cũng cho rằng “Đạo là con đường dẫn đến yêu thương, là cái đích mà Lão Tử hướng đến trong tác phẩm của mình” Đây không phải việc làm muốn chứng tỏ sự khác người hay là cách để theo đuổi quan điễm nhị nguyên luận, mà chỉ là sự không đồng tình với cách lí giải của những người đi trước. Tìm mua: Nghiệm Giải Đạo Đức Kinh TiKi Lazada Shopee Nghiệm giải Đạo Đức kinh được viết bởi một người ngoại đạo như lời tác giả của nó từng nói và với mong ước: “Đọc Đạo đức kinh và suy nghĩ về cái Đạo của Tạo hóa,chiêm nghiệm về cuộc sống của mình và người khác để sống tốt hơn, biết thương yêu nhau hơn, biết vượt qua những điều nhỏ nhặt tầm thường trong cuộc sống”, tuy còn nhiều chổ bàn giải chưa được sâu sắc,thấu triệt, và như đã nói ở trên về cách chấm câu, ngắt đoạn của tác giả ở phần phiên âm chử Hán sẽ dẫn đến một hệ quả tương ứng trong cách chấm câu, ngắt đoạn trong phần dịch nghĩa và diễn giải, sẽ gây ra cảm giác lạ lẫm đối với cảm thức về tiếng Việt của đọc giả ở phần này, nhưng có thể nói đây là một nổ lực đáng trân trọng của tác giả trong việc tìm hiểu và gìn giữ vốn cổ của tiền nhân và nhứt là tác giả đã dám nói lên quan điễm của mình, dù quan điễm đó có tính chất trái chiều với quan điễm của một số nhà nghiên cứu trước đây. Nhân dịp cuốn sách sấp được xuất bản, tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. Hải SơnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghiệm Giải Đạo Đức Kinh PDF của tác giả Lê Hòa Phong nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng (Alexandra David Neel)
MỤC LỤC Lời giới thiệu Chương 1 - Các tu sĩ huyền môn Chương 2 - Đường vào Tây Tạng Chương 3 - Huyền thuật và ma thuật Tìm mua: Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng TiKi Lazada Shopee Chương 4 - Các vị tổ Mật Tông Chương 5 - Các bộ môn huyền thuật khác Chương 6 - Lý thuyết và thực hành Lời kết Lời giới thiệu Ngày nay, có lẽ Tây Tạng không còn là một nơi chốn huyền bí, lạ lùng nữa. Người ta có thể du lịch đến thủ đô Lhasa một cách tương đối dễ dàng, nhưng Tây Tạng ngày nay không còn như Tây Tạng cách đây nửa thế kỷ. Trước khi qua Tây Tạng, tác giả cuốn sách này, bà David Neel đã là một học giả nổi tiếng về Phật học. Bà nhận thấy truyền thống Phật giáo dù theo Tiểu thừa hay Đại thừa vẫn có những điểm tương đồng, nhưng truyền thống Phật giáo tại Tây Tạng lại dường như khác hẳn nên bà quyết định qua xứ này nghiên cứu, tìm hiểu thêm. Tây Tạng khi đó đang ở trong tình trạng giao thời với nhiều biến động chính trị. Mặc dù quân đội Anh vừa xâm lăng, bắt buộc xứ này phải thông thương với ngoại quốc, nhưng người Tây Tạng vẫn giữ thái độ thù nghịch với tất cả những gì đến từ bên ngoài. Tuy chính sách bế quan tỏa cảng đã bị loại bỏ nhưng nó vẫn được thi hành có phần chặt chẽ hơn. Trong cuốn Đường mây qua xứ tuyết, bạn đọc đã theo dõi một tu sĩ Phật giáo, Lạt Ma Govinda, đi khắp Tây Tạng sưu tầm kinh điển, tranh ảnh và học đạo, thì trong cuốn Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng, xin mời bạn đọc theo dõi cuộc hành trình của bà Alexandra David Neel, một phụ nữ Pháp, đi khắp xứ này với mục đích tìm hiểu và ghi nhận những sự kiện lạ lùng, huyền bí mà chưa một người ngoại quốc nào được chứng kiến. Không giống như Lạt Ma Govinda chỉ chú trọng vào những tài liệu, kinh điển Phật giáo, bà David Neel đã quan sát tất cả các phép thuật huyền bí, phương pháp tu luyện lạ lùng của nhiều tôn giáo khác nhau. - Nguyên PhongĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng PDF của tác giả Alexandra David Neel nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng (Alexandra David Neel)
MỤC LỤC Lời giới thiệu Chương 1 - Các tu sĩ huyền môn Chương 2 - Đường vào Tây Tạng Chương 3 - Huyền thuật và ma thuật Tìm mua: Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng TiKi Lazada Shopee Chương 4 - Các vị tổ Mật Tông Chương 5 - Các bộ môn huyền thuật khác Chương 6 - Lý thuyết và thực hành Lời kết Lời giới thiệu Ngày nay, có lẽ Tây Tạng không còn là một nơi chốn huyền bí, lạ lùng nữa. Người ta có thể du lịch đến thủ đô Lhasa một cách tương đối dễ dàng, nhưng Tây Tạng ngày nay không còn như Tây Tạng cách đây nửa thế kỷ. Trước khi qua Tây Tạng, tác giả cuốn sách này, bà David Neel đã là một học giả nổi tiếng về Phật học. Bà nhận thấy truyền thống Phật giáo dù theo Tiểu thừa hay Đại thừa vẫn có những điểm tương đồng, nhưng truyền thống Phật giáo tại Tây Tạng lại dường như khác hẳn nên bà quyết định qua xứ này nghiên cứu, tìm hiểu thêm. Tây Tạng khi đó đang ở trong tình trạng giao thời với nhiều biến động chính trị. Mặc dù quân đội Anh vừa xâm lăng, bắt buộc xứ này phải thông thương với ngoại quốc, nhưng người Tây Tạng vẫn giữ thái độ thù nghịch với tất cả những gì đến từ bên ngoài. Tuy chính sách bế quan tỏa cảng đã bị loại bỏ nhưng nó vẫn được thi hành có phần chặt chẽ hơn. Trong cuốn Đường mây qua xứ tuyết, bạn đọc đã theo dõi một tu sĩ Phật giáo, Lạt Ma Govinda, đi khắp Tây Tạng sưu tầm kinh điển, tranh ảnh và học đạo, thì trong cuốn Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng, xin mời bạn đọc theo dõi cuộc hành trình của bà Alexandra David Neel, một phụ nữ Pháp, đi khắp xứ này với mục đích tìm hiểu và ghi nhận những sự kiện lạ lùng, huyền bí mà chưa một người ngoại quốc nào được chứng kiến. Không giống như Lạt Ma Govinda chỉ chú trọng vào những tài liệu, kinh điển Phật giáo, bà David Neel đã quan sát tất cả các phép thuật huyền bí, phương pháp tu luyện lạ lùng của nhiều tôn giáo khác nhau. - Nguyên PhongĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng PDF của tác giả Alexandra David Neel nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Giải Mã Tâm Linh (Jeffrey Long)
GIẢI Mà TÂM LINH Sự sống sau cái chết, Linh hồn có hay không? Tác giả: JEFFREY LONG, M.D. & PAUL PERRY Lê Tuyên dịch - Lê Gia hiệu đính Gửi tặng hàng nghìn người đã chia sẻ những trải nghiệm phi thường của họ cùng chúng tôi trong suốt những năm qua, và gửi tặng những ai sẽ chia sẻ cùng chúng tôi trong tương tai. Các bạn là những bậc thầy vĩ đại nhất. Tìm mua: Giải Mã Tâm Linh TiKi Lazada Shopee Gửi tặng những nhà nghiên cứu về trải nghiệm cận tử, trước đây và cả sau này. Gửi tặng Jody Long, nếu không có những nỗ lực của anh thì chúng tôi đã không hoàn thành được cuốn sách này. GIỚI THIỆU Năm 1984, tôi tình cờ đọc được khái niệm về Trải nghiệm Cận tử (TNCT) trong một tạp chí y học nọ. Vài năm sau, tôi lại nghe vợ của một người bạn kể về TNCT khi cô ấy sắp qua đời do phản ứng sốc thuốc trong lúc được gây mê. Hơn mười năm sau, năm 1998, tôi bắt đầu nghiên cứu về vấn đề này và thành lập Tổ chức Nghiên cứu về Trải nghiệm Cận tử (NDERF: Near Death Experience Research Foundation) và trang web NDERF.org ra đời từ đó. Một trong những mục tiêu của tôi khi thành lập trang web này là thu thập nhiều TNCT rồi tổng hợp lại bằng 1 bảng câu hỏi để dễ phân loại và nghiên cứu từng yếu tố liên quan đến TNCT. Với bảng câu hỏi này, tôi có thể nghiên cứu các yếu tố độc lập trong TNCT hoặc toàn bộ TNCT. Tôi nghĩ rằng mình phải rất nỗ lực mới có thể mong thành công phần nào, cuối cùng hóa ra tôi lại thành công trên mức mong đợi. Trong 10 năm đầu tiên, hơn 1.300 người trải nghiệm TNCT đã dành nhiều thời gian quý báu để tham gia trả lời hơn 100 câu hỏi chi tiết trên trang web NDEFR. Họ là những người đến từ nhiều chủng tộc, tín ngưỡng, và hầu như khắp mọi nơi trên trái đất. Việc có nhiều người sẵn lòng chia sẻ TNCT của mình cùng người khác cho thấy rằng các trải nghiệm này thực sự ảnh hưởng lớn đến từng cá nhân. Họ mô tả trải nghiệm của mình bằng nhiều cách khác nhau, có người cho rằng “không thể nói được” không thể tả được “không bao giờ quên được”, “trên cả tuyệt vời”,... Hơn 95% cảm thấy TNCT của mình là “rất thật”, trong khi những người còn lại thì cho rằng “có thể thật”. Không một ai cho rằng “hoàn toàn không thật”. Một số người cho rằng không những họ đã trải qua những sự kiện rất thật mà còn xem đó là một sự trải nghiệm kỳ diệu trong đời mình. Dưới đây là chia sẻ của một người suýt chết trong một lần tự sát: Tôi cảm thấy bình yên. Không chút đau đớn. Tôi thấy cuộc đời mình tràn ngập tình yêu của Chúa. Tôi không còn chút bận tâm nào với những gì tôi đã làm thậm chí với cả hành động tự sát vừa rồi. Sức mạnh của tình yêu thật sự đã thay đổi hành vi của tôi. Chính hồng ân của Chúa, chấp nhận hoàn toàn, và tình yêu trọn vẹn đem lại niềm vui trong tôi. Tôi tìm được tình yêu trong tôi không chỉ từ ánh sáng của Chúa rọi vào tim tôi, mà tình yêu đó chính là một phần gắn liền con người tôi. Trong tôi tràn ngập tình yêu. Tôi cảm nhận được sự hân hoan trong khoảnh khắc ấy. Tôi không thể diễn tả hết cảm xúc kỳ diệu này. Tôi đã nghe sự mô tả như thế này từ nhiều người có TNCT. Bạn hãy hình dung xem - một trải nghiệm khởi đầu bằng nỗi khiếp sợ khi sự sống bị đe dọa và hóa thành một sự kiện kỳ diệu và bí ẩn? Tôi là một nhà khoa học, và vì thế NDERF của tôi cũng làm việc rất khoa học. Tại NDERF, chúng tôi nghiên cứu tất cả các yếu tố của TNCT nơi hơn một nghìn người khác nhau. Để có được kết luận chính xác chúng tôi luôn tuân thủ nguyên tắc cơ bản của khoa học là: những gì có thật sẽ không thay đổi trong mọi tình huống khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu từ NDERF, có một điều rất đáng lưu ý nơi nội dung TNCT. Những nghiên cứu ở đây cho thấy rằng những gì người ta khám phá qua TNCT về Thượng đế, tình yêu, kiếp sau, những khó khăn trần tục, sự tha thứ, và nhiều khái niệm khác không hề chịu sự tác động của sự thay đổi về nền văn hóa, chủng loài, và tín ngưỡng của từng cá nhân. Đồng thời, những khám phá này không phải là những niềm tin đã tồn tại trước đó, không phải là các giáo điều xưa cũ, hay bất kỳ sự hiểu biết trần tục nào. Trong một thế giới hiện đang tồn tại quá nhiều thứ gây tổn hại đến tâm hồn con người như thế này, khám phá trên quả là một tin tốt lành. Những vấn đề của cá nhân và xã hội mà nhân loại hiện đang phải đối mặt - ma túy, nghiện rượu, trầm cảm, bạo lực, lo lắng, xung đột tôn giáo, phân biệt chủng tộc v.v... - có thể bị ảnh hưởng sâu sắc bởi một trải nghiệm phổ biến và có tác động mạnh như thế. Vì TNCT xảy ra với mọi người trên thế gian, TNCT sẽ là yếu tố tâm linh đưa chúng ta xích lại gần nhau, trải nghiệm này nhắc nhở chúng ta về tính tương tác tâm linh giữa người và người. Ít ra thì tổ chức nghiên cứu NDERF cũng góp phần nâng cao kiến thức của chúng ta về mối quan hệ tâm linh này. Những nghiên cứu của NDEKF cũng rất đáng giá khi nó giúp chúng ta có được sự hiểu biết sâu sắc về những gì sẽ xảy ra khi chúng ta qua đời. Đã từ lâu tôi không còn tin rằng chết là chấm dứt sự tồn tại. Tôi đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu vấn đề này. Tôi được sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa học. Cha tôi là trưởng khoa Dược lý tại Đại học Iowa và đã từng được đề cử giải Nobel. Chính cha tôi và những thành viên khác trong gia đình đã giúp tôi phát huy tối đa niềm đam mê khoa học của mình. Tôi đã vận dụng khoa học để nghiên cứu hơn 1300 trường hợp chia sẻ cùng NDERF, tôi tin rằng với 9 loại bằng chứng được trình bày trong quyển sách này sẽ chứng minh một điểm chung là: có sự sống sau cái chết. Bảng câu hỏi và những tài liệu khác trong sách này đều có trên website NDERF (http://www.nderf.org/afterlife). Bảng câu hỏi này tập trung vào các khái niệm được trình bày trong suốt quyển sách này. Do vậy tôi khuyến khích bạn đọc hết quyển sách này trước khi bạn điền vào bảng câu hỏi. ĐIỀU GÌ XẢY RA TRONG TRẢI NGHIỆM CẬN TỬ Trước khi tiếp tục, tôi cần phải giải thích Trải nghiệm Cận tử là gì. Trải nghiệm Cận tử (TNCT) là những sự kiện xảy ra với một người sắp chết, hoặc chết lâm sàng. Người có Trải nghiệm Cận tử được gọi là các(cận tử nhân". Năm 1975, tiến sĩ Raymond Moddy là người đầu tiên nghiên cứu và mô tả lại một cách khoa học về Trải nghiệm Cận tử trong quyển sách tiên phong trong lĩnh vực này, cuốn Life after Life, sau đó các bác sĩ và các nhà nghiên cứu khác cũng tiếp tục nghiên cứu sâu hơn hiện tượng này. Không có một định nghĩa nào về Trải nghiệm Cận tử được chấp nhận hoàn toàn. Nghiên cứu của NDERF định nghĩa rõ hai từ “cận tử” và “trải nghiệm”. Tôi cho rằng một người được xem là “cận tử” khi họ có nguy cơ chết nếu sự tổn hại về thể xác của họ không được khắc phục kịp thời. Các cận tử nhân thường rơi vào trạng thái hôn mê và chết lâm sàng, có nghĩa là không còn nhịp tim vàĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giải Mã Tâm Linh PDF của tác giả Jeffrey Long nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.