Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Én Liệng Truông Mây - Tập 3 (Vũ Thanh)

"Vào gần cuối thế kỷ 18, cuộc khởi nghĩa của những người áo vải đất Tây Sơn chống đối thế lực cường quyền mới được chính sử Việt Nam ghi nhận, dù một thời các sử quan đã gọi họ là bọn dấy loạn. Được sử ghi chép là vì cuộc dấy nghĩa của ba anh em nhà Tây Sơn đã xóa tan cả một thể chế cầm quyền cung Vua phủ Chúa kéo dài trăm năm hơn. Với các trận chiến nổi tiếng đi vào lịch sử dân tộc như trận Rạch Gầm - Xoài Mút, trận Ngọc Hồi - Đống Đa… cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn đã lập nên một vương triều tuy ngắn ngủi nhưng mang một chính nghĩa sáng ngời với khẩu hiệu “Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo” và nhận được sự ủng hộ của đông đảo mọi tầng lớp..."...Ở Én Liệng Truông Mây chỉ có những nhân vật hiệp sĩ nghĩa khí luôn phóng tâm thực thi khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”. Hình mẫu hiệp sĩ này là sản phẩm của xã hội thời đó, một xã hội mà Phật giáo là Quốc giáo cùng với chủ trương Tam giáo đồng lưu của Chúa Nguyễn Phúc Chú đã làm bộ mặt xã hội Đàng Trong trở nên hoàn thiện hơn, thân thiết hơn và nhân bản hơn. Và hình mẫu này đã được tác giả Vũ Thanh gói gọn trong vài dòng ngắn gọn nhưng thật súc tích: “Người hiệp sĩ Việt có cái khí tiết quân tử và đức độ trung dung của Nho giáo, có tính ung dung tiêu sái của Lão giáo, có tâm từ bi của Phật giáo và tấm lòng nhân bản của Việt Nho nguyên thủy.”

Với một xã hội đặt trên nền tảng đạo đức như vậy nên suốt chiều dài câu chuyện Én liệng Truông Mây luôn bàng bạc ánh sáng từ bi, điển hình là qua lời dạy ngắn gọn của một thiền sư: “Là họa là phúc đều đã có nhân duyên từ tiền kiếp. Việc các con nên làm bây giờ là phải trì chú tu tâm hành thiện, đem cái thiện nghiệp lực của mình làm nhẹ bớt đi hung nghiệp cho đứa con. Các con nên nhớ rằng để cải hóa những đứa trẻ ngỗ nghịch không gì bằng tình thương, nhất là tình thương của người mẹ”. Mẹ của chú Lía đã có thể thay đổi chàng từ một đứa trẻ ngỗ nghịch, hung dữ trở thành một người hiệp sĩ cứu khốn phò nguy, hết mực thương yêu bảo bọc cho những người cùng khổ. Và cũng chính nhờ tấm lòng đó mà Lía đã cảm hóa được vợ mình, một phụ nữ nhan sắc, lúc nào cũng rắp tâm báo thù cho chồng cũ và gia đình.

Cũng từ cách xây dựng hình tượng người hiệp sĩ như thế, ta có thể nhận ra cuộc khởi nghĩa trong Én liệng Truông Mây không chỉ là cuộc đấu tranh của những người cùng khổ chống lại ách bạo quyền và bóc lột, thực thi câu tuyên ngôn trên mà nó còn là cuộc đấu tranh giữa lòng nhân đạo của những người hiệp sĩ chống lại dục vọng đời thường của những kẻ xấu xa, chỉ vì ham mê danh lợi, tiền tài và mỹ sắc đã đang tâm phản bạn đưa đến việc thành Truông Mây sụp đổ chôn vùi hàng ngàn nghĩa sĩ. Thất bại dẫn đến cái chết của những hiệp sĩ Truông Mây phản ánh một xã hội mà dục vọng và tà tâm đang hồi cực thịnh. Nhưng chính nghĩa rồi cũng sẽ thắng hung tàn, chí nhân rồi sẽ thay cường bạo. Thành Truông Mây tuy sụp đổ nhưng những mảnh vụn ấy đã nhào trộn với máu đỏ của những anh hùng, đúc thành một cái móng vững chắc cho thành Tây Sơn. Và hào khí tỏa ra từ những cái chết lẫm liệt của các hiệp sĩ Truông Mây đã nhóm lên một ngọn lửa đỏ trên lá cờ đào, hun đúc bầu nhiệt huyết trong lòng những người kế tục, để rồi với sự dẫn dắt tài tình của Tây Sơn tam kiệt, lá cờ đào kia đã nhanh chóng từ một nơi hẻo lánh, lan rộng và phủ trùm cả cõi bờ Đại Việt từ ải Nam Quan đến tận mũi Cà Mau, chói lọi khắp năm châu.

Không những vậy, ở Én liệng Truông Mây chúng ta còn tìm thấy những tấm lòng yêu nước, tinh thần bất khuất, thượng võ của người hiệp sĩ Việt trong việc phát huy nền võ thuật cổ truyền dân tộc qua những trận so tài ngoạn mục với các võ sĩ Trung Hoa, Nhật bản, Xiêm La… Đồng thời, lẫn khuất đâu đó là những chuyện tình éo le thời loạn lạc, đẹp nhẹ nhàng nhưng rất mực mặn mà, thủy chung.

Én liệng Truông Mây đã tái dựng nên một giai đoạn lịch sử thời Trịnh - Nguyễn đầy biến động. Và địa danh Truông Mây, nơi khơi mào tuyên ngôn của sự công bằng, nơi lóe lên tia chớp soi đường cho những nghĩa sĩ sẽ tụ nghĩa ở Tây Sơn cũng là nơi khởi đầu cho những địa danh lịch sử hừng hực lửa trong phần hai: Nhất Thống Sơn Hà của bộ trường thiên tiểu thuyết TÂY SƠN TAM KIỆT, bộ trường thiên đáng lưu tâm để mọi người cùng nhau ngẫm về quá khứ. Tìm mua: Én Liệng Truông Mây - Tập 3 TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vũ Thanh":Én Liệng Truông Mây - Tập 1Én Liệng Truông Mây - Tập 2Én Liệng Truông Mây - Tập 3Én Liệng Truông Mây - Tập 4

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Én Liệng Truông Mây - Tập 3 PDF của tác giả Vũ Thanh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hồi Ký Đánh Tàu - 5 Ngày Trên Đất Địch (Cao Sơn)
Mặt trận Hà Giang thập niên 1980: Hồi ức 5 ngày trên đất địch Ngày đấy em thuộc Tiểu đoàn 5, trung đoàn 692 (đoàn Thanh Xuyên, đơn vị trước đây của Lê Đình trinh), sư 301, Quân khu Thủ Đô lên tăng cường cho mặt trận. Lên đến Bắc Quang, cách thị xã Hà Giang khoảng 80km thì lính đào ngũ hơn nửa. Sợ quá các bác ạ. Em thì lúc đấy 17 tuổi, bẻ gẫy sừng trâu nên còn máu. Từ thị xã Hà Giang, rẽ phải đi lên cổng trời Quản bạ. Đây goi là cửa tử vì pháo Trung Quốc suốt ngày giã cua. Bọn em hành quân bộ. Chập tối, cả đơn vị dừng chân nghỉ ăn cơm. Cơm xong, em với thằng Toản cầm găng gô xuống suối múc nước lên đun pha trà. Đột nhiên có nhiều tiếng nổ dữ dội. Trung Quốc pháo kích đấy. Đất đá bay rào rào. Em với thằng Toản ngã dúi ngã dụi. Sợ không thở được. 15 phút thì pháo dứt, Toản nằm cạnh em không nhúc nhích. Em lay nó dậy, nó không nhúc nhích. Nó đi rồi các bác ạ. Sau đó, em ở trên ấy 6 tháng. Bọn em tiếp quản của đặc công. Nếu em không nhầm thì đấy lính của M113. Đại hình điểm cao đấy rất buồn cười. Phía bên Trung Quốc thì rất dốc và có nhiều vật cản, phía bên ta thì thoai thoải và trống trơn. Chính vì vậy, bên kia mới tổ chức đánh theo phân dội 3 người. Đánh kiểu đó, bộ binh ta khóc thét vì địa hình trống trải.Trong kỹ thuật quân sự, mỗi nước có môt lực lượng dọn chiến trường riêng của mình. Mỹ lấy không quân làm lực lượng dọn chiến trường. Liên xô lấy tên lửa. Trung Quốc thì dùng pháo binh. Chính vì vây, chiến thuật của chúng nó là rót pháo. Cấp tập, dồn dập vào những vị trí chúng cho là trọng yếu. Khoảng 30 phút sau klhi pháo bắn, bộ binh mới xông trận. Tìm mua: Hồi Ký Đánh Tàu - 5 Ngày Trên Đất Địch TiKi Lazada Shopee Đó là lý do tại sao bọn Tàu khoái chơi pháo thế. Những chuyện thêu dệt là pháo Tàu bắn giỏi đến mức đạn chui vào nòng pháo ta là phét lác. Khi pháo bắn, trinh sát pháo phải nằm trong trận địa pháo để báo về hiệu chỉnh. Có khi pháo dập luôn cả vào vị trí đang ẩn nấp. Sau trận pháo đầu tiên. Em đã hiểu thế nào là chiến trường. Bọn em thu don đồ đạc nhanh chóng và hành quân tiếp. Khi lên đến chôt. Thật kỳ lạ. Bọn em vừa qua 3 tháng huấn luyện bản lề, quân lệnh như sơn, tóc tai quần áo chỉnh tề. Nhưng trên này, lính chốt trông như người rừng. Họ thực hiện 3 không: 1. Không mặc quần áo mới (chỉ người chết mới thay quần áo mới)2. Không cắt tóc cạo râu (Sợ vận đen)3. Không bắt tay và chào tạm biệt (sợ tạm biệt rồi mãi mãi không về) Bọn em nhanh chóng vào hầm. Gọi là hầm cho oai, pháo dập trúng thì 10 hầm như thế cũng không tránh nổi. Em cùng hầm với thằng Chính. Thằng này quê Hải Hưng, nói ngọng, núc nào cũng mơ ước được ăn nòng nợn. Thằng Chính lên đây 3 tháng, nó đánh 5 trận rồi. Em hỏi nó có sợ không. Nó bảo trận đầu sợ đ... bắn được. Nằm dưới hầm, thò súng lên trời kéo một băng. Thằng Chính hơn em 3 tuổi đời. Nó nhập ngũ trước em 3 năm. Đúng ra, giờ này nó phải ở quê cày ruộng rồi mới phải. Nó bảo, hôm đó, chúng nó đã được ra quân. Đơn vị cách nhà ga 15 km đi bộ. Một số thằng cầm được quyết định là về ngay. Một số còn lưu luyến anh em, ở lại đêm cuối với anh em, mai đi sớm ra ga. Chính cũng vậy, 3 năm ăn cùng mâm, ngủ cùng giường với nhau, còn một đêm hàn huyên, nên nó ở lại. Không ngờ, đêm hôm đó, bọn Tàu giở chứng. Toàn đơn vị được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao độ. Những cậu nào về từ chiều thì thôi, cậu nào còn ở lại thì phải ở lại để chiến đấu. Vậy là nó phải ở lại và hôm nay đang ngồi với em trong hầm chữ A, bên kia là đất Tàu. Em là lính mới, nhiều cái bỡ ngỡ chưa biết, Chính phải chỉ bảo từng ly từng tý. Chẳng hạn như là, ra khỏi hầm phải đội cái nồi cơm điện nặng 1,4kg. Đầu em thì nhỏ, đội vào cứ lủng là lủng lẳng. Em nghĩ chỉ chẳng cần mảnh đạn mảnh pháo, chỉ cần hòn đá rơi vào cái mũ sắt này em cũng lộng óc mà chết. Đầu hầm luôn đặt một khẩu cối cá nhân 60 và 2 hòm đạn đã nhồi liều phóng. Chính bảo em tranh thủ mà ngủ, ngủ được lúc nào là ngủ ngay. Bọn Tàu nó đánh không kể giờ đâu. Chính kiểm tra lại cơ số đạn, kéo cơ bẩm, khoá an toàn, đặt súng xuống rồi nằm ôm. Một lát thì thấy nó gáy như sấm. Em ra khỏi hầm, nhìn ngó các hầm xung quanh. Các hầm được nối với nhau bằng giao thông hào. Em chạy qua mấy hầm chơi, tìm mấy thằng cùng đơn vị. Có mấy thằng đang khóc tu tu. Em cũng hơi hãi nhưng không đến mức ấy. Đại đội trưởng nhắn em về hầm. Giọng nói ông mêm mỏng đến không ngờ. Sau này em mới hiểu, trên này, cái sống và cái chết cách nhau gang tấc. Mọi người luôn cảm thấy cần nhau, dựa vào nhau để sống, vì vậy, không có chủ nghĩa quân phiệt như của mấy ông sỹ quan dưới kia. Đêm hôm ấy, em không ngủ được. Hoàn toàn không phải vì sợ, mà thấy tiếc thời gian cho giấc ngủ. Cứ nghĩ rằng, mình ngủ và chẳng biết liệu ngày mai mình có dậy không, thế là lại cố căng mắt để thức. Một đêm yên tĩnh trôi qua. Sáng sớm, thằng Chính dậy. Nó đứng ***** ngay trước cửa hầm. Một tay cầm vòi phun lung tung, một tay cầm quả đạn cối to bằng cái bắp ngô thả vào khẩu cốiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Đánh Tàu - 5 Ngày Trên Đất Địch PDF của tác giả Cao Sơn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồi Ký Đánh Tàu - 5 Ngày Trên Đất Địch (Cao Sơn)
Mặt trận Hà Giang thập niên 1980: Hồi ức 5 ngày trên đất địch Ngày đấy em thuộc Tiểu đoàn 5, trung đoàn 692 (đoàn Thanh Xuyên, đơn vị trước đây của Lê Đình trinh), sư 301, Quân khu Thủ Đô lên tăng cường cho mặt trận. Lên đến Bắc Quang, cách thị xã Hà Giang khoảng 80km thì lính đào ngũ hơn nửa. Sợ quá các bác ạ. Em thì lúc đấy 17 tuổi, bẻ gẫy sừng trâu nên còn máu. Từ thị xã Hà Giang, rẽ phải đi lên cổng trời Quản bạ. Đây goi là cửa tử vì pháo Trung Quốc suốt ngày giã cua. Bọn em hành quân bộ. Chập tối, cả đơn vị dừng chân nghỉ ăn cơm. Cơm xong, em với thằng Toản cầm găng gô xuống suối múc nước lên đun pha trà. Đột nhiên có nhiều tiếng nổ dữ dội. Trung Quốc pháo kích đấy. Đất đá bay rào rào. Em với thằng Toản ngã dúi ngã dụi. Sợ không thở được. 15 phút thì pháo dứt, Toản nằm cạnh em không nhúc nhích. Em lay nó dậy, nó không nhúc nhích. Nó đi rồi các bác ạ. Sau đó, em ở trên ấy 6 tháng. Bọn em tiếp quản của đặc công. Nếu em không nhầm thì đấy lính của M113. Đại hình điểm cao đấy rất buồn cười. Phía bên Trung Quốc thì rất dốc và có nhiều vật cản, phía bên ta thì thoai thoải và trống trơn. Chính vì vậy, bên kia mới tổ chức đánh theo phân dội 3 người. Đánh kiểu đó, bộ binh ta khóc thét vì địa hình trống trải.Trong kỹ thuật quân sự, mỗi nước có môt lực lượng dọn chiến trường riêng của mình. Mỹ lấy không quân làm lực lượng dọn chiến trường. Liên xô lấy tên lửa. Trung Quốc thì dùng pháo binh. Chính vì vây, chiến thuật của chúng nó là rót pháo. Cấp tập, dồn dập vào những vị trí chúng cho là trọng yếu. Khoảng 30 phút sau klhi pháo bắn, bộ binh mới xông trận. Tìm mua: Hồi Ký Đánh Tàu - 5 Ngày Trên Đất Địch TiKi Lazada Shopee Đó là lý do tại sao bọn Tàu khoái chơi pháo thế. Những chuyện thêu dệt là pháo Tàu bắn giỏi đến mức đạn chui vào nòng pháo ta là phét lác. Khi pháo bắn, trinh sát pháo phải nằm trong trận địa pháo để báo về hiệu chỉnh. Có khi pháo dập luôn cả vào vị trí đang ẩn nấp. Sau trận pháo đầu tiên. Em đã hiểu thế nào là chiến trường. Bọn em thu don đồ đạc nhanh chóng và hành quân tiếp. Khi lên đến chôt. Thật kỳ lạ. Bọn em vừa qua 3 tháng huấn luyện bản lề, quân lệnh như sơn, tóc tai quần áo chỉnh tề. Nhưng trên này, lính chốt trông như người rừng. Họ thực hiện 3 không: 1. Không mặc quần áo mới (chỉ người chết mới thay quần áo mới)2. Không cắt tóc cạo râu (Sợ vận đen)3. Không bắt tay và chào tạm biệt (sợ tạm biệt rồi mãi mãi không về) Bọn em nhanh chóng vào hầm. Gọi là hầm cho oai, pháo dập trúng thì 10 hầm như thế cũng không tránh nổi. Em cùng hầm với thằng Chính. Thằng này quê Hải Hưng, nói ngọng, núc nào cũng mơ ước được ăn nòng nợn. Thằng Chính lên đây 3 tháng, nó đánh 5 trận rồi. Em hỏi nó có sợ không. Nó bảo trận đầu sợ đ... bắn được. Nằm dưới hầm, thò súng lên trời kéo một băng. Thằng Chính hơn em 3 tuổi đời. Nó nhập ngũ trước em 3 năm. Đúng ra, giờ này nó phải ở quê cày ruộng rồi mới phải. Nó bảo, hôm đó, chúng nó đã được ra quân. Đơn vị cách nhà ga 15 km đi bộ. Một số thằng cầm được quyết định là về ngay. Một số còn lưu luyến anh em, ở lại đêm cuối với anh em, mai đi sớm ra ga. Chính cũng vậy, 3 năm ăn cùng mâm, ngủ cùng giường với nhau, còn một đêm hàn huyên, nên nó ở lại. Không ngờ, đêm hôm đó, bọn Tàu giở chứng. Toàn đơn vị được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao độ. Những cậu nào về từ chiều thì thôi, cậu nào còn ở lại thì phải ở lại để chiến đấu. Vậy là nó phải ở lại và hôm nay đang ngồi với em trong hầm chữ A, bên kia là đất Tàu. Em là lính mới, nhiều cái bỡ ngỡ chưa biết, Chính phải chỉ bảo từng ly từng tý. Chẳng hạn như là, ra khỏi hầm phải đội cái nồi cơm điện nặng 1,4kg. Đầu em thì nhỏ, đội vào cứ lủng là lủng lẳng. Em nghĩ chỉ chẳng cần mảnh đạn mảnh pháo, chỉ cần hòn đá rơi vào cái mũ sắt này em cũng lộng óc mà chết. Đầu hầm luôn đặt một khẩu cối cá nhân 60 và 2 hòm đạn đã nhồi liều phóng. Chính bảo em tranh thủ mà ngủ, ngủ được lúc nào là ngủ ngay. Bọn Tàu nó đánh không kể giờ đâu. Chính kiểm tra lại cơ số đạn, kéo cơ bẩm, khoá an toàn, đặt súng xuống rồi nằm ôm. Một lát thì thấy nó gáy như sấm. Em ra khỏi hầm, nhìn ngó các hầm xung quanh. Các hầm được nối với nhau bằng giao thông hào. Em chạy qua mấy hầm chơi, tìm mấy thằng cùng đơn vị. Có mấy thằng đang khóc tu tu. Em cũng hơi hãi nhưng không đến mức ấy. Đại đội trưởng nhắn em về hầm. Giọng nói ông mêm mỏng đến không ngờ. Sau này em mới hiểu, trên này, cái sống và cái chết cách nhau gang tấc. Mọi người luôn cảm thấy cần nhau, dựa vào nhau để sống, vì vậy, không có chủ nghĩa quân phiệt như của mấy ông sỹ quan dưới kia. Đêm hôm ấy, em không ngủ được. Hoàn toàn không phải vì sợ, mà thấy tiếc thời gian cho giấc ngủ. Cứ nghĩ rằng, mình ngủ và chẳng biết liệu ngày mai mình có dậy không, thế là lại cố căng mắt để thức. Một đêm yên tĩnh trôi qua. Sáng sớm, thằng Chính dậy. Nó đứng ***** ngay trước cửa hầm. Một tay cầm vòi phun lung tung, một tay cầm quả đạn cối to bằng cái bắp ngô thả vào khẩu cốiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Đánh Tàu - 5 Ngày Trên Đất Địch PDF của tác giả Cao Sơn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Chiến Dịch Đặc Biệt (Pavel Xudoplatov)
“Lịch sử là gì? Đó là tiếng vọng của quá khứ trong tương lai và là ánh phản chiếu của tương lai trên quá khứ.” (Victor Hugo). Với tôi, đơn giản hơn, lịch sử như một tấm màn nhung sân khấu màu đỏ khép lại, ghi dấu một giai thoại chính trị đầy chiến công và biến động, mọi người sẽ mãi nhớ về mọi tích tuồng đã diễn ra sau tấm màn nhung rực rỡ ấy, nhưng đôi khi lại mù mờ về công sức và những mảng tối trong hậu trường, nơi hình thành nên những tích tuồng ấy. Những Chiến Dịch Đặc Biệt (NCDĐB) - hồi ký của tướng tình báo Liên Xô Pavel Xudoplatov - là những ghi chép lại thật chi tiết, và tường tận về cái góc khuất sau hậu trường của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại đầy tự hào của nhân dân Xô viết. Pavel Xudoplatov đã trốn nhà gia nhập Hồng quân năm 12 tuổi, ông đã cống hiến cả đời cho ngành tình báo Xô viết, đã cùng đồng đội thực hiện biết bao nhiêu những chiến dịch đặc biệt dưới thời Stalin, cả trước và sau cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941-1945, hay trong Chiến tranh lạnh - nắm quyền kiểm soát ở các nước Đông Âu, lẫn trong cuộc chạy đua chế tạo vũ khí hạt nhân. NCDĐB như một thước phim tài liệu, đầy ắp những thông tin và tên tuổi của các vị tướng, tư lệnh, điệp viên, nhà ngoại giao... những lệnh thủ tiêu, những cuộc bắt bớ, thanh trừng thảm khốc... tất cả có thể sẽ làm bạn đọc choáng ngợp. Nhưng NCDĐB giúp chúng ta nhìn rõ hơn về lịch sử Liên Xô và chính quyền Xô viết. Lịch sử đã ghi nhận Joseph Stalin là một nhân vật vĩ đại nhưng vô cùng cực đoan, mà càng vĩ đại và cực đoan thì càng nghi ngờ khi chiếc ghế quyền lực có dấu hiệu bị lung lay. Thực tế “cuộc sống chỉ ra rằng, sự nghi ngờ và lòng thù địch của Stalin và ĐCS Liên Xô đối với những kẻ xét lại và đối thủ chính trị trong cuộc đấu tranh vì quyền lực là có cơ sở hiện thực. Mối đe dọa chết người đối với sự giữ vững thể chế chính quyền Xô viết luôn luôn ẩn trong lòng hiểm hoạ chia rẽ của đảng cầm quyền. Nhưng, bất chấp những sai lầm của mình, Beria, Stalin, Molotov đã cải tạo được một đất nước nông nghiệp lạc hậu thành một siêu cường quốc có vũ khí hạt nhân. Gây ra những sai lầm cũng kinh khủng như thế, Khrusev, Bulganin và Malenkov thì ở mức độ ít hơn, thúc đẩy xây dựng tiềm năng hùng hậu của Liên Xô. Khác với Stalin, họ làm suy yếu nhà nước vì tranh giành quyền lực. Gorbachov và các trợ thủ của ông ta bị chi phối bởi những tham vọng không nhỏ hơn, đưa một cường quốc vĩ đại đến sự đổ vỡ trọn vẹn. Gorbachov và A. Iakovlev xử sự như những thủ lĩnh đảng điển hình, khi ẩn dưới các khẩu hiệu dân chủ để củng cố quyền lực của mình.” Và “Chính nhóm cựu lãnh đạo của Đảng đã giáng đòn quyết định vào ĐCS Liên Xô và đất nước Liên Xô vào những năm 1990-1991.” Tìm mua: Những Chiến Dịch Đặc Biệt TiKi Lazada Shopee Cả một đời cống hiến tận tụy, để đến cuối đời - vì sự đổi thay của thời cuộc - Pavel Xudoplatov đã phải mang ô danh là “kẻ thù ác ôn của ĐCS và nhân dân Xô viết”, phải trải qua những năm tháng giam cầm, ép cung, tra khảo đến suýt chết, nhưng ông vẫn kiên trì đấu tranh để được minh oan. Lời cuối sách ông đã viết: “Tôi hi vọng câu chuyện của tôi sẽ giúp thế hệ hiện thời có được sự tự do khi đánh giá quá khứ hào hùng và bi thương của chúng ta. Giờ đây nhớ lại, tôi cảm thấy hối tiếc. Nhưng lúc ấy, trong những năm “Chiến tranh lạnh” cả chúng ta lẫn người Mỹ đều không có khái niệm đạo đức khi thủ tiêu những đối thủ nguy hiểm, những điệp viên hai mang. Liên Xô mà tôi trung thành hết lòng và vì nó tôi sẵn sàng hiến cả cuộc đời, vì nó tôi cố không nhận thấy những sự tàn nhẫn được tạo ra, khi biện minh chúng bằng khát vọng biến đất nước lạc hậu thành một nước tiên tiến, vì hạnh phúc của nó tôi đã trải qua những tháng dài ở xa Tổ quốc, nhà cửa, vợ con - thậm chí cả 15 năm ngồi tù cũng không giết chết được lòng trung thành của tôi - Liên Xô này đã chấm dứt sự tồn tại của mình”. Bằng ngòi bút của một người lính tình báo, Pavel Xudoplatov đã viết NCDĐB như một bản báo cáo tình hình thời sự, xen lẫn những suy ngẫm, nhận định của bản thân khi hồi tưởng lại từng sự kiện lịch sử đã trải qua cùng đồng đội. Đối với ông, cũng như mọi người dân Xô viết, Liên Xô là tình yêu, niềm đau và nỗi nhớ - Một Liên Xô đã được xây lên bởi khát vọng và trí tuệ, bởi mồ hôi cùng công sức, và còn bởi máu và nước mắt. Khởi đầu từ tro tàn của nước Nga Sa hoàng, Liên Xô đã vươn mình thành một siêu cường quốc, tạo nên một đế chế đầy quyền lực chi phối cả lịch sử dân tộc, lẫn lịch sử thế giới, để rồi trong chính ánh hào quang ngày đó đã tự xâu xé, tự làm suy yếu và xoá sổ chính mình, trả lại tên và sự thay đổi cho nước Nga. Liên Xô hùng mạnh một thời, chỉ còn là nỗi nhớ. Và dù chỉ tồn tại trong một giai đoạn ngắn ngủi, nhưng Liên Xô đã để lại một dấu đỏ trong lịch sử. Dấu đỏ là điểm son được khắc từ máu của cuộc chiến tranh chính nghĩa chống phát xít, nhưng dấu đỏ cũng là nỗi đau từ sự đổ máu oan khuất trong những cuộc thanh trừng thảm khốc. Liên Xô đã chính thức khép lại tấm màn nhung đỏ rực của mình.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Chiến Dịch Đặc Biệt PDF của tác giả Pavel Xudoplatov nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Fidel Cuộc Đối Đầu 10 Đời Tổng Thống Mỹ Và Những Âm Mưu Ám Sát Của Cia (First News)
Đây là một cuốn biên niên sử về cuộc đời của vị lãnh tụ cộng sản kiên cường của đất nước Cuba bé nhỏ, hào hùng. Cuộc đời cách mạng của Fidel Castro được thuật lại trong tập sách này là công việc tổng hợp tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau mà ông Nguyễn Văn Phước - giám đốc công ty First News - đã lặn lội sang tận Lahabana để tìm ra rất nhiều tài liệu mật về cuộc đời của Fidel. Tập sách viết theo lối biên niên, nhưng mỗi chương bắt đầu từ sự kiện cuối năm 1956 tại bờ biển Oriente nhóm 82 người trong đội quân Nổi dậy của Fidel vừa trở về từ Mexico đã bị quân của nhà nước Batista đánh tan tác. Bắt đầu từ sự kiện có tính chất định mệnh ấy, các chương sách thuật lại cuộc đời sóng gió của Fidel một cách tỉ mỉ và đầy ấn tượng. Các tác giả đã chọn lọc chi tiết thật đắt giá và phản ánh trung thực cuộc đời của vị nguyên thủ Cuba kể từ khi cách mạng thành công đến nay. Fidel Castro tại chiến trường Quảng Trị - VN tháng 9-1973. Ảnh tư liệu do First News sưu tầm được in trong phần phụ lục Và, cứ qua từng trang sách, chân dung Fidel hiện lên đầy các góc cạnh: Thời ấu thơ với vết thương lòng khi bị bọn trẻ đồng trang lứa gọi là "thằng Do Thái", một cậu bé Fidel mê tập bắn súng, một thời trai trẻ với sự ngưỡng mộ đến mức thần tượng nhà cách mạng - vị anh hùng Cuba José Martí. Rồi Fidel rời xa gia đình để đi học tiểu học ở Santiago cho đến khi được nhận vào học tại khoa hùng biện của trường Belén. Đây là cửa ngõ để Fidel vào khoa luật của đại học Havana. Sau khi hoàn thành bậc đại học, cuộc đời cách mạng của Fidel Castro bắt đầu bằng việc tổ chức tấn công pháo đài Mondaca vào năm 1953.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Fidel Cuộc Đối Đầu 10 Đời Tổng Thống Mỹ Và Những Âm Mưu Ám Sát Của Cia PDF của tác giả First News nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.