Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ 1620-1659 (Sj. Đỗ Quang Chính)

Để thực hiện công cuộc truyền đạo của họ tại Đại Việt, các giáo sĩ Dòng Tên ngay từ khoảng đầu thế kỷ thứ XVII đã cố gắng tạo nên một lối chữ viết căn cứ trên mẫu tự La Tinh, nhờ đó có thể diễn tả ngôn ngữ Việt. Từ những sự dò dẫm phiên âm các nhân danh và địa danh lúc ban đầu, cho đến lúc Đắc Lộ cho xuất bản hai sách quốc ngữ đầu tiên vào năm 1651, các cố gắng tập thể của các nhà truyền đạo Tây phương cho phép thành lập chữ viết của chúng ta ngày nay.

L.m. Đỗ Quang Chính đã dựa trên các tài liệu để lại bởi chính các giáo sĩ nói trên để nghiên cứu giai đoạn hình thành của chữ quốc ngữ này. Sự tiếp xúc sâu rộng của tác giả với các tài liệu đầu tay, được phân tích theo một phương pháp sử học chặt chẽ, đã khiến tác giả vạch lại một cách cặn kẽ sự biến chuyển của cách thức viết chữ quốc ngữ trong tiền bán thế kỷ thứ XVII. Sự khám phá những tài liệu mới mẻ nhờ ở sự kiên nhẫn tìm tòi trong các văn khố và thư viện Âu châu cũng lại cho phép tác giả chứng minh với những bằng cứ cụ thể là đã có nhiều người góp sức vào việc sáng tác chữ quốc ngữ, trong đó có cả sự góp sức của chính người Việt nữa.

Mặc dầu tác giả đã khiêm tốn công bố là chỉ nhìn vấn đề theo khía cạnh lịch sử mà thôi, quyển Lịch sử Chữ Quốc Ngữ (1620-1659) này chắc chắn là một sự đóng góp đáng kể cho ngành ngữ học Việt Nam, đồng thời cung hiến cho chúng ta một số dữ kiện mới mẻ về xã hội Thiên Chúa giáo ở Đại Việt trong tiền bán thế kỷ thứ XVII.

G.S. NGUYỄN THẾ ANH

Trưởng Ban Sử Học Tìm mua: Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ 1620-1659 TiKi Lazada Shopee

Đại Học Văn Khoa Saigon

***

Lịch sử chữ viết người Việt Nam đang dùng là một vấn đề rộng lớn. Trên mười năm nay, mấy nhà nghiên cứu đã trình bày một số tài liệu liên quan đến nó trên báo chí, sách vở. Tuy nhiên, còn nhiều tài liệu quan trọng vẫn chưa được khai thác. Lợi dụng thời gian ở Âu châu, chúng tôi đã đến một số Văn khố, Thư viện ở La Mã, Madrid, Lisboa, Ba lê, Lyon, Avignon, để tìm nhiều tài liệu khác hầu làm sáng tỏ lịch sử chữ viết của chúng ta ngày nay.

Vấn đề chúng tôi bàn ở đây được hạn định từ năm 1620-1659 và hầu hết căn cứ trên các tài liệu viết tay. Trong thời gian trên, phần khám phá mới mẻ nhất mà chúng tôi được hân hạnh trình bày với bạn đọc là từ năm 1620-1637, và tập « Lịch sử nước Annam » do Bento Thiện viết năm 1659. Đọc qua những phần đó, nhờ chứng cớ cụ thể, bạn đọc sẽ thấy rõ, linh mục Gaspar d’Amaral viết chữ Việt ngày nay giỏi hơn Linh mục Đắc Lộ nhiều. Ngoài ra, tài liệu viết tay của Thày giảng Bento Thiện là một kho tàng quý báu, chứng minh vào giữa thế kỷ 17 đã có người Việt Nam viết chữ quốc ngữ khá thành thạo.

Mục đích của chúng tôi khi soạn cuốn sách này, chỉ là bổ túc vào công việc nghiên cứu của những người đi trước. Thiết tưởng còn nhiều tài liệu khác mà chúng tôi chưa tìm thấy, nhưng hy vọng các nhà khảo cứu sẽ dần dần đưa ra ánh sáng, hầu hoàn thành công việc quan trọng này.

Sài Gòn, ngày 1 tháng 5 năm 1972.

ĐỖ QUANG CHÍNH

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ 1620-1659 PDF của tác giả Sj. Đỗ Quang Chính nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đại Thắng Mùa Xuân (Văn Tiến Dũng)
Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã đưa cuộc đấu tranh trường kỳ, gian khổ của dân tộc Việt Nam ta đến thắng lợi huy hoàng, trọn vẹn: non sông thu về một mối, đất nước sạch bóng quân xâm lược.Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một dấu son chói lọi, một võ công hiển hách nhất, đồng thời đây cũng là một trong những sự kiện quan trọng, có tầm vóc và ý nghĩa to lớn trong lịch sử thế giới thế kỷ 20.Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 cũng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học lịch sử vô cùng quý giá đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới hiện nay.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đại Thắng Mùa Xuân PDF của tác giả Văn Tiến Dũng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Binh Thư Yếu Lược (Trần Hưng Đạo)
Ngô Tiên Chúa cả phá quân Lưu Hoằng Thao, Trần Hưng Đạo bắt sống Ô-mã-nhi, đều là ở sông Bạch Đằng và đều là những chiến công lừng lẫy nhất của nước ta. Danh tiếng các vị hào kiệt ấy đời đời còn mãi với ngàn thu sông núi. Binh Thư Yếu Lược là một tác phẩm của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn về nghệ thuật quân sự. Binh Thư Yếu Lược gồm có 4 quyển, với các chương như sau: - Quyển I gồm 9 chương: Thiên tượng, Kén mộ, Chọn tướng, Đạo làm tướng, Kén luyện, Quân lễ, Tuyển người làm việc dưới trướng, Đồ dùng của binh lính, Hiệu lệnh. - Quyển II gồm 10 chương: Hành quân, Hướng đạo, Đồn trú, Tuần canh, Quân tư, Hình thế, Phòng bị, Điểm về việc binh, Phép dùng gián điệp, Dùng cách lừa dối. Tìm mua: Binh Thư Yếu Lược TiKi Lazada Shopee - Quyển III gồm 7 chương: Liệu thế giặc, Quyết chiến, Đặt cờ, Dã chiến, Sơn chiến, Thủy chiến, Lâm chiến. - Quyển IV gồm 7 chương: Đánh thành, Giữ thành, Công thành, Xông vây - ứng cứu, Lui đánh, Thắng và đặt phục, Phép nhận hạng. Mục Lục: Lời giới thiệu Tiểu sử Trần Quốc Tuấn Tiểu sử Đào Duy Từ Thuyết minh về bản dịch Binh thư yếu lược Quyển I Quyển II Quyển III Quyển IV Phụ: Hổ trướng khu cơ Quyển 1: Tập Thiên Quyển 2: Tập Địa Quyển 3: Tập NhânĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Binh Thư Yếu Lược PDF của tác giả Trần Hưng Đạo nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bàn Về Trung Quốc (Henry Kissinger)
Sau hơn 30 năm tiến hành cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Đến nay, tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc đã đứng thứ hai trên thế giới, dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới. Trung Quốc đã có một vị thế mới trên trường quốc tế. Chính sách và chiến lược ngoại giao của Trung Quốc có những ảnh hưởng nhất định đối với khu vực và thế giới. Vì vậy các nước trong khu vực và trên thế giới không chỉ quan tâm, theo dõi đến những thành tựu phát triển của Trung Quốc, mà còn quan tâm nghiên cứu, tham khảo chiến lược và chính sách ngoại giao của Trung Quốc.Tuy nhiên, quan hệ quốc tế châu Á - Thái Bình Dương hiện tại đang rất “nóng” với quá trình dịch chuyển quyền lực giữa một bên là Trung Quốc - cường quốc đang trỗi dậy, còn bên kia là Mỹ - cường quốc truyền thống. Và Việt Nam - với tư cách một quốc gia có vị trí chiến lược và vai trò quốc tế đang nổi lên rất nhanh cần phải xử lý thực sự khôn khéo trong môi trường chính trị khu vực đầy biến động như thế. Do đó, việc nghiên cứu về tình hình Trung Quốc, trong đó có chính sách ngoại giao của Trung Quốc và các nước khác rất cần thiết.Cuốn sách tham khảo Bàn về Trung Quốc (On China) của Tiến sĩ Henry A. Kissinger, nguyên cố vấn An ninh quốc gia kiêm Ngoại trưởng Hoa Kỳ dưới thời các tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford (1968 -1975); thể hiện chính sách ngoại giao với nước lớn của Mỹ và Trung Quốc. Để bạn đọc dễ tiếp cận các luồng thông tin khác nhau, sách đã giữ nguyên một số nhận định, đánh giá của ông Henry Kissinger có thể trái chiều với nhiều học giả khác và chúng ta.Hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo cho cán bộ, chiến sĩ Công an và độc giả hiểu được những quan điểm trái chiều về cân bằng quyền lực toàn cầu trong thế kỷ XXI, về một Trung Quốc từ truyền thống đến hiện đại…; từ đó góp phần nâng cao nhận thức, góp phần đấu tranh chống những quan điểm tư tưởng sai trái với quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước nhằm làm thất bại âm mưu và thủ đoạn hoạt động “diễn biến hòa bình” gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bàn Về Trung Quốc PDF của tác giả Henry Kissinger nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
An Nam Chí Lược (Lê Tắc)
An Nam chí lược là 1 bộ sử Việt Nam, do soạn giả Lê Tắc biên soạn năm 1335. Sách chủ yếu ghi chép về các văn bản, thư từ ngoại giao trao đổi giữa nhà Nguyên với nhà Trần cũng như phong tục, tập quán của người dân Giao Chỉ. Nguyên bản có 20 quyển, nhưng hiện tại chỉ còn 19 quyển.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook An Nam Chí Lược PDF của tác giả Lê Tắc nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.