Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chuyện Người Tùy Nữ (Margaret Atwood)

“Sự Cám dỗ của Chuyên chế” là tên một cuốn sách của Jean-François Revel (1924-2006) tôi mượn đặt cho bài viết này bởi câu chuyện kỳ dị cay đắng và bóp nghẹt lồng ngực của Chuyện người tùy nữ có lẽ trước hết cảnh cáo ta về một tiềm năng mang tính dị truyền lịch sử của một thứ nhu cầu, ham muốn, và khả năng đáp ứng nhu cầu ấy nơi con người, cái hoàn toàn có thể diễn đạt như là sự cám dỗ của chuyên chế.

Cám dỗ chuyên chế lớn đến độ người ta thấy nó thấp thoáng đằng sau mỗi chân lý hay lẽ phải mà lịch sử từng biết đến.

Ở đây, đó là nền chính trị thần quyền của một “Nước Cộng hòa Gilead” - cái tên có lẽ là một kiểu chơi chữ: Cộng hòa do Chúa dẫn dắt. Khái niệm này bản thân nó là một trong những sản phẩm sáng tạo nhất của trí tưởng tượng: một nền cộng hòa trong khi chờ Chúa trở lại.

Đối với bất cứ ai chỉ cần một chút quan tâm đến thời sự thì đơn giản đó đã là một mẫu hình có trong thực tế, và tính sáng tạo kỳ quái của nó, tính tưởng tượng phi thường của nó, lại phải nhờ đến văn học làm môi trường phát lộ - như trong cuốn tiểu thuyết này.

Chuyện người tùy nữ tuy nhiên lại không đi con đường phân tích có tính chất sử thi các hiện tượng, các sự kiện và biến cố ở tầm mức ta quen hình dung về cái gọi là Lịch sử; việc này có đối chứng ở phần cuối của cuốn tiểu thuyết, không đánh số trang, như một phụ lục hay một vĩ thanh độc đáo dưới tiêu đề “Chú dẫn lịch sử về chuyện người tùy nữ”. Tìm mua: Chuyện Người Tùy Nữ TiKi Lazada Shopee

Toàn bộ câu chuyện chính tập trung vào thể hiện cái trải nghiệm của nhân vật người Tùy nữ, chính là người đã kể câu chuyện này. Và đây là một tác phẩm hiếm hoi cho ta thấy một trải nghiệm cá nhân có thể được mô tả thích hợp, trọn vẹn, sâu sắc và triệt để như thế nào.

Trước hết đó là một thực nghiệm gắt gao: tước bỏ những điểm chuẩn quen thuộc luôn dựng lên gợi lên cái nhìn từ bên ngoài hay là một hình thức cái nhìn bên ngoài về một con người: tên tuổi, những đặc điểm nhân thân và những chuỗi liên hệ xoay quanh, đi và đến từ những đặc điểm ấy.

Nhưng nói cho đúng thì đó không phải là sự tước bỏ, mà, giống như một ngọn đèn không cần tự soi sáng cái đui của nó, nhân vật người Tùy nữ kể chuyện đã đặt ta vào một quan hệ nội tiếp với ý thức của chị ta, vào bên trong cái nhìn của người kể chuyện, bên trong đôi mắt căng thẳng, lo âu, kìm nén và sắc sảo luôn bị chặn giữa “hai cái cánh” khi đi ra ngoài “để chúng tôi không thấy được, nhưng cũng không bị thấy” (tr.17), cũng là đôi mắt luôn luôn nhìn thấy những mảnh vỡ của quá khứ chính mình, những mảnh vỡ của đời sống, và của Lịch sử…

Sự tước bỏ ấy, hay là sự đặt ta vào bên trong cái ý thức cá nhân, cụ thể đặc thù mà vẫn vô danh ấy, lạ thay lại làm nổi bật lên, sắc nét một cách khó có thể sắc nét hơn, chính cái con người cá nhân đó.

Ngay từ những câu kể đầu tiên, người kể đã lôi chúng ta vào một con sông lười của dòng chảy tâm lý nhân vật, cái dòng ý thức của chị ta; nhưng chỉ đến vậy thôi: chúng ta không buộc phải lặn ngụp, chúng ta ngồi trên những chiếc phao để nghe con sông kể về chính nó như một thứ giáo cụ trực quan.

Và người Tùy nữ không quên thỉnh thoảng lại nhắc nhở chúng ta về tình trạng đó. Chị ta sẽ bảo: “Tôi những muốn tin mình chỉ đang kể chuyện” (tr.59), hay: “Bên kia cửa là cuộc sống bình thường. Tôi sửa lại: bên kia cửa trông như cuộc sống bình thường” (tr.187), v.v…

Dường như để nhấn mạnh hành động kể, việc “Tôi” chuyển thành lời cái trải nghiệm của “Tôi” - một việc có tầm quan trọng sống còn, có giá trị bằng toàn bộ tương lai vô vọng trong hoàn cảnh của “Tôi” lúc đó, có giá trị đúng bằng sự sống còn bởi tách mình được khỏi cái thực tại kinh khủng thông qua hành động biến nó thành chuyện (vì tạm thời không có cách nào khác) và do đó, “ai tin được rằng chuyện kể chỉ là chuyện kể sẽ có cơ may cao hơn” (tr.59), có giá trị bằng sự tồn tại của những người thiết thân cho mình bởi hành động kể tạo lập người nghe và “Tôi kể, vì thế người tồn tại” (tr.356), người tạo thành thế giới cho tồn tại của “Tôi” - dường như để nhấn mạnh hành động kể quan trọng như thế nên người Tùy nữ hơn một lần đã ra sức làm rõ việc kể chuyện này.

“Đây là tái dựng…” (tr.183), chị ta cho thấy những câu chuyện trong câu chuyện; chị ta kể lại lời kể của người bạn gái thân Moira mà “không thể nhớ đúng từng từ, bởi không cách nào chép lại”, nhưng “tôi đã cố sao cho càng giống cô càng tốt. Cũng là một cách giữ cho cô sống” (tr.330).

Đó hoàn toàn không phải là điều nằm ở bình diện một mánh lới kể chuyện, hoàn toàn vượt qua cấp độ những thủ pháp của một người kể ý thức sâu sắc về hành động kể của mình. Tôi đã nói rồi: chị ta đưa chúng ta lên những chiếc phao (gì cũng được!) trên một dòng chảy của ý thức.

Có chuyện chị ta kể đến hai lần, liên tiếp; như chuyện chị ta ngủ với Nick lần đầu tiên; vừa kể dứt, chị ta bảo: “Tôi bịa ra đấy. Không phải thế đâu. Mà là thế này” (tr.350).

Hai lần kể cho cùng một câu chuyện - và ta thấy trong khoảng thời gian đó không phải là ta đứng yên hay dòng sông kia ngừng chảy, lại càng không quang cảnh kia lặp lại, cho dù vẫn chuyện đó thôi.

Vậy thì điều ta thấy ở câu chuyện được nhân đối ấy phải chăng là hai cái thực tại khác nhau, cho dù không khác đáng là bao, mà song song tồn tại? Hay phải chăng ở những khe hở giữa hai thực tại không trùng khít lên nhau đó ta lờ mờ thấy một thực tại thứ ba khác hẳn, không được rọi chiếu, không hiển ngôn?

Vâng, nếu có như vậy thì ta cũng không bao giờ biết được.

Mà câu chuyện bảo ta rằng nó kể về những thực tại mang tính ý hướng, những sự kiện chỉ trở nên thực tế bởi có một ý thức soi rọi vào bằng ý định và sự cố ý của mình, bởi có một ý thức đã kinh qua các sự kiện đó để biến chúng thành sự kiện, đã trải nghiệm chúng để liên kết chúng vào kinh nghiệm của chúng ta, biến chúng thành thực tế.

Và cái ý-thức-người-Tùy-nữ đó, trước khi kết thúc câu chuyện, càng tỏ ra day dứt hơn bởi tính trải nghiệm cá nhân mà hành động kể của chị bộc lộ:

“Tôi ước gì câu chuyện này khác đi. Tôi ước nó văn minh hơn. Tôi ước mình hiện ra trong đó tốt đẹp hơn, bớt do dự, bớt phân tâm vào những điều nhỏ nhặt. Tôi ước nó có đầu có đuôi hơn. (…) Thứ lỗi cho tôi vì chuyện này quá nhiều đau thương đến thế. Thứ lỗi cho tôi nó rời rạc từng mảnh vụn, như xác người kẹt giữa hỏa lực cánh sẻ hay ngũ mã phanh thây. Nhưng tôi nào có làm gì sửa được. Tôi cũng đã cố đưa vào ít thứ tốt lành rồi đấy. Hoa chẳng hạn, bởi chúng ta sẽ ra sao nếu không có hoa?” (tr.355-356)

Quả là có một số đoạn rất đẹp, sống động một cách độc đáo, về hoa, mà tôi tin bạn sẽ cảm thấy ở đấy chủ yếu là các chất liệu: nhựa cây, cánh hoa và lá vò nát trên ngón tay, màu đỏ tự nhiên một cách khó hiểu ở chỗ bông hoa rụng ra, v.v… chứ không phải những bức tiểu họa duyên dáng nào đó.

Và không phải là những biểu lộ trữ tình.

Trong câu chuyện của Người Tùy nữ này không có hy vọng, không có tương lai, cho nên những khi hoa hiện lên trong trải nghiệm cá nhân căng thẳng của chị ta thì nó hiện lên như những biểu tượng trong mơ của cả hai điều ấy, đồng thời cũng biểu trưng cho các ký ức về những gì gọi là hy vọng và tương lai.

Hoa đó chính là hoa “ước gì” và hoa “Thứ lỗi cho tôi…” trùng điệp trong đoạn văn trích ở trên.

Người Tùy nữ lăp lại “ước gì” và “xin thứ lỗi” ngay trước một đoạn tàn bạo đến cực điểm - trường đoạn chị ta kể về buổi hành quyết định kỳ được gọi là “Cứu chuộc đàn ông”. Bạn sẽ phải tưởng tượng cảnh một người còn sống bị một nghìn con mèo nhà xé xác.

Nhưng ở đây tôi muốn nói đến sự lặp lại những khẳng định về hành động kể, về việc kể chuyện - sự lặp lại rõ ràng cố ý của Người Tùy nữ.

Đúng là có sự tô đậm, rất phong cách, một nét nữ tính trong những ước gì và xin thứ lỗi đó.

Tuy nhiên không chỉ là như vậy.

Trở lại một chút phần lời kể ở trang 59, đã trích ở trên, chị ta đã phân định rõ ràng: “Tôi những muốn tin mình chỉ đang kể chuyện. Tôi cần tin thế. Tôi phải tin thế…”, song ngay sau đó thì: “Đây không phải tôi đang kể chuyện. Đây cũng là tôi đang kể chuyện, trong đầu mình; trong lúc vẫn đang sống tiếp.”

Như vậy, không thể rõ ràng hơn: trải nghiệm cá nhân phải là một trải nghiệm ở cấp độ thứ hai - cấp độ của ý thức nhận thức về chính nó, cũng như truyện kể luôn luôn là truyện kể về một câu chuyện (“Ngày xửa ngày xưa, có một ông vua…”).

Chính là ở cấp độ đó thì một tính ý hướng của ý thức trải nghiệm mới có được sự xác nhận, bằng sự tách rời tương đối với cái thực tại mà nó kinh qua và quan trọng hơn - như trong bối cảnh của Người Tùy nữ, đặc biệt trong những cảnh như cơn cuồng loạn đám đông một buổi “Cứu chuộc đàn ông” - bằng sự tách rời với một tính ý hướng bị mặc định, bị ám thị thôi miên và do đó mà hợp thức hóa những kinh nghiệm mà mình không muốn, xác nhận một ý thức nào đó bên ngoài ý chí mình.

“Tôi ước gì…”, “Xin thứ lỗi cho tôi…” - bởi thế - là cất lên tiếng nói của một câu chuyện khác bên kia câu chuyện đang kể đây, tiếng nói chống lại sự cám dỗ của việc thích nghi với một thực tại “có quá nhiều đau thương đến thế” này, sự thích nghi mà chính Người Tùy nữ đã có lúc rơi vào, khi chị ta có được Nick giống như “một vợ dân khai khẩn”, một người đàn bà thoát khỏi chiến tranh và kiếm được một người đàn ông; mà chị ta phải thốt lên: “Sửng sốt biết bao, khi thấy người ta tập quen được những gì, miễn là có tí bù đắp” (tr.362).

Câu chuyện của Người Tùy nữ do đó là câu chuyện của một người đàn bà chống lại sự cám dỗ.

Mà không phải người đàn bà đối diện những cám dỗ thông thường ai cũng nghĩ đến ngay.

Ở đây, Người Tùy nữ kể câu chuyện của mình chống lại một Sự Cám dỗ của Chuyên chế.

Nguyễn Chí Hoan

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Người Tùy Nữ PDF của tác giả Margaret Atwood nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Quản Lý Thời Gian (Martin Manser)
Tất cả chúng ta đều có những đặc điểm tính cách khác nhau và nhu cầu đa dạng với việc sử dụng thời gian của mình. Một vài người sống rất ngăn nắp/ có trật tự, những người khác thì không. Thông qua quá trình làm việc của mình, tôi đã học được một số phương pháp để sử dụng hiệu quả thời gian. Có hai ý tưởng cơ bản: thứ nhất là làm việc hiệu quả - để thấy rằng tôi có những hệ thống được đặt đúng chỗ, nhờ đó mà mọi thứ vận hành trôi chảy và khiến cho tất cả những nguồn lực có sẵn cho tôi được tận dụng một cách tối ưu nhất. Nhưng tôi đã học được cách làm nhiều hơn thế; tôi cũng muốn sống và làm việc hiệu quả - để tạo ra một cái gì đó trong cuộc sống của tôi, để làm cho nó trở nên có ý nghĩa, để đạt được một cái gì đó rõ ràng, tốt đẹp và đúng đắn. Trong suốt 30 năm làm việc của mình, tôi đã phải hỏi mình một số câu hỏi khó: Tôi muốn gì trong cuộc sống của mình? Tôi muốn đạt được những gì? Tôi thuộc kiểu người nào? Làm thế nào tôi có thể phát triển bản thân với tư cách là một con người? Tôi muốn sử dụng thời gian của mình như thế nào? Tôi nên định giá thời gian của mình như thế nào? Vậy, cuốn sách là một bài học vô cùng đơn giản về cách thức chúng ta sử dụng thời gian của mình. Đó chính là cách thức chúng ta sử dụng cuộc sống của mình. Dưới đây là 50 bí mật mà tôi đã học được, được chia thành bảy chương: Hiểu về bản thân bạn. Nếu bạn hiểu bạn thuộc kiểu người nào và bạn muốn đạt được gì trong cuộc sống của mình, bạn có thể bắt đầu lập ra những mục tiêu được ưu tiên trong cuộc sống của mình. Tìm mua: Quản Lý Thời Gian TiKi Lazada Shopee Hiểu về công việc của bạn. Cuộc sống công việc là một phần chính trong cuộc sống của chúng ta. Hiểu được những mục tiêu cơ bản trong công việc của mình sẽ giúp tập trung sự chú ý của bạn vào việc bạn sử dụng thời gian của mình tốt đến mức nào. Luôn có sự chuẩn bị. Đây là những bí quyết để có thể làm việc hiệu quả, chẳng hạn như luôn có một cuốn nhật ký, thiết lập những hệ thống và lập kế hoạch làm việc. Làm việc tốt hơn. Việc sử dụng thời gian của bạn một cách chủ động, thiết lập những vấn đề ưu tiên và làm tốt mọi nhiệm vụ, cho dù là nhiệm vụ nhỏ nhất là rất quan trọng. Làm việc tốt hơn trong một đội. Chúng ta không làm việc độc lập, trong tình trạng cách ly với những người khác, do đó việc phát triển những mối quan hệ công việc tốt đẹp trong một đội với những sự ủy thác/ phái đoàn thành công và những cuộc họp được diễn ra tốt đẹp là một việc vô cùng quan trọng. Giao tiếp hiệu quả hơn. Làm thế nào để dừng việc phải dành hết thời gian của mình vào thư điện tử, máy tính và Internet? Những cuộc gặp mặt trực tiếp hoặc giao tiếp thông qua điện thoại cũng rất cần thiết trong việc quản lý thời gian hiệu quả, cũng giống như kỹ năng viết, đọc và lắng nghe hiệu quả. Kiểm soát thời gian của bạn. Việc sử dụng thời gian hiệu quả xảy ra khi bạn học cách quản lý thời gian hiệu quả bằng cách tập trung vào nhiệm vụ, giảm thiểu sự gián đoạn và sử dụng những khoảng thời gian chậm trễ, không được mong đợi có thể xuất hiện. Nếu bạn theo đuổi bảy bí mật bạn sẽ biết cách sử dụng thời gian của bạn một cách hợp lý, cách để sống hiệu quả, cách để tận dụng lợi thế của những sự việc bất ngờ xảy ra trong cuộc sống. Mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến với bạn!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Quản Lý Thời Gian PDF của tác giả Martin Manser nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Phút Dừng Lại Của Người Thông Minh (Atul Gawande)
Thế giới hiện đại đã và đang mang lại cho chúng ta nhiều bí quyết thần kỳ. Nhưng những sai sót có thể tránh được lại tiếp tục quấy nhiễu chúng ta trong lĩnh vực y tế, hoạt động chính phủ, luật pháp, ngành tài chính - gần như là trong mọi lĩnh vực, các hoạt động và tổ chức. Và lý do thật đơn giản: khối lượng kiến thức và mức độ phức tạp của nó đang vượt quá khả năng kiểm soát của chúng ta, đe dọa khả năng của chúng ta trong việc truyền đạt thông tin đến mọi người xung quanh một cách hoàn hảo, nhất quán, chính xác và an toàn. Chúng ta được đào tạo lâu hơn, chuyên môn hóa hơn, sử dụng các công nghệ hiện đại hơn, nhưng chúng ta vẫn cứ thất bại. Giờ đây, tác giả nổi tiếng, bác sĩ phẫu thuật Atul Gawande đưa ra một lý lẽ hết sức thuyết phục rằng chúng ta có thể làm tốt hơn và tìm ra cách giải quyết vấn đề bằng giải pháp bình thường nhất: một danh mục kiểm tra tầm thường. Ông giải thích làm thế nào các danh mục kiểm tra lại biến những điều khó khăn nhất thành có thể - từ điều khiển máy bay đến xây dựng các tòa cao ốc phức tạp. Và với kinh nghiệm của chính mình, ông cho mọi người thấy nhờ vào đâu mà việc áp dụng ý tưởng này vào lĩnh vực phẫu thuật vốn vô cùng phức tạp lại tạo ra được một danh mục kiểm tra mà việc thực hiện chỉ mất 90 giây, nhưng lại giúp giảm hơn một phần ba tỷ lệ tử vong và biến chứng tại tám bệnh viện trên thế giới - mà hầu như không cần thêm khoản chi phí nào và có thể áp dụng cho hầu hết các loại hình phẫu thuật. Qua những câu chuyện kể hấp dẫn, Gawande dẫn dắt chúng ta đi từ nước Áo, nơi danh mục kiểm tra trong cấp cứu đã cứu sống một nạn nhân suýt chết đuối vì đã chìm dưới nước nửa giờ đồng hồ; đến Michigan, nơi danh mục kiểm tra vệ sinh ở các khu săn sóc đặc biệt gần như đã giúp loại trừ một kiểu nhiễm trùng gây chết người; và đến cả danh mục kiểm tra cho buồng điều khiển của chiếc máy bay đang gặp nạn. Xuyên suốt các câu chuyện, ông tiết lộ cho chúng ta điều gì danh mục kiểm tra có thể làm được, điều gì không, và chúng đã tạo ra những tiến bộ thần kỳ như thế nào trong cuộc sống này. Và vấn đề mà Gawande đặt ra cho mọi lĩnh vực nghề nghiệp là: Hãy đơn giản mọi thứ có thể và hãy ngăn chặn sai lầm bằng những bước đơn giản nhất. Tìm mua: Phút Dừng Lại Của Người Thông Minh TiKi Lazada Shopee Atul Gawande là tác giả của hai cuốn sách Better (Tốt hơn nữa) và Complications (Các biến chứng). Năm 2006 ông đã từng đoạt giải thưởng MacArthur Fellowship, một trong những giải thưởng cao quý nhất trong các ngành khoa học, xã hội, nhân văn, nghệ thuật. Ông là bác sĩ phẫu thuật nội tiết và tổng quát ở Boston. Atul Gawande còn là cộng tác viên của tờ báo The New Yorker và là giảng viên Trường Y thuộc Đại học Harvard. Ngoài ra, ông còn điều hành chương trình Phẫu thuật An toàn của Tổ chức Y tế Thế giới. Hiện nay, ông cùng vợ và ba con sống tại Newton, Massachusetts, Mỹ.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phút Dừng Lại Của Người Thông Minh PDF của tác giả Atul Gawande nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Phương Pháp Học Tập Siêu Tốc (Bobbi Deporter)
Trước đây chưa từng có một cuốn sách nào đưa ra được phương pháp hướng dẫn phù hợp với phong cách học tập riêng của từng người. Dù bạn là ai, giáo viên, sinh viên hay đơn giản chỉ là một người muốn thay đổi và cải thiện khả năng học tập thì cách hướng dẫn đặc biệt trong cuốn sách cũng sẽ giúp bạn nâng cao được năng lực cá nhân, học tập hiệu quả hơn, thành đạt hơn...Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phương Pháp Học Tập Siêu Tốc PDF của tác giả Bobbi Deporter nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Phụ Nữ Thông Minh Không Ở Góc Văn Phòng (Lois P. Frankel)
Phụ Nữ Thông Minh Không Ở Góc Văn Phòng - 101 Sai Lầm Phụ Nữ Thường Mắc Phải Nơi Công SởNgười ta thường nói rằng: Phụ nữ phải làm việc gấp đôi nam giới và chỉ được đánh giá như họ.Họ làm việc chăm chỉ như những chú kiến nhỏ - Làm việc, làm việc và làm việc. Mặc dù không ngừng than phiền mình phải làm nhiều việc hơn tất cả mọi người nhưng họ vẫn miệt mài làm việc!Chính vì vậy nhiều phụ nữ vẫn lầm tưởng họ được thăng tiến vì đức tính chăm chỉ cần cù. Sự thật là một người được thăng tiến không đơn thuần chỉ vì họ làm việc chăm chỉ.Để thành công mỗi chúng ta đều phải sở hữu nhiều tố chất quan trọng khác nhau như: Thân thiện, biết xây dựng chiến lược, biết làm việc nhóm… Chỉ cần duy nhất 1 điều là làm việc chăm chỉ thì sẽ thành công…đó là một trong số 101 sai lầm tiêu biểu nữ giới thường mắc phải mà cuốn sách” Phụ nữ thông minh không ở góc văn phòng” đã nêu ra. Để khắc phục những sai lầm đó cuốn sách cũng đưa ra những gợi ý hết sức hữu ích. Nếu bạn làm việc mà không hề nghỉ ngơi, lo lắng vì làm người khác phiền lòng, luôn hỏi thông tin hoặc “thăm dò” ý kiến của quá nhiều bạn bè và đồng nghiệp trước khi đưa ra quyết định, rất có thể bạn đang “được” bạn lãnh đạo lờ đi khi đến cơ hội thăng tiến hay khi bạn thể hiện ý tưởng. Có thể bạn không nhận thức được nhưng chính những hành vi này đang huỷ hoại sự nghiệp của bạn! Nếu bạn nhận thấy và thay đổi từ hành vi quá ngây thơ sang hành vi mang tính trưởng thành hơn, bạn sẽ có được cơ hội nghề nghiệp đáng mơ ước. Tìm mua: Phụ Nữ Thông Minh Không Ở Góc Văn Phòng TiKi Lazada Shopee *** Tiến sĩ Lois P. Frankel là Giám đốc công ty vấn đào tạo Quốc tế. Tiến sĩ được công nhận là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn về hành vi ứng xử tại công sở và sự trao quyền của giới nữ. Frankel đã tư vấn cho rất nhiều lãnh đạo cấp cao của các công ty lớn trong danh sách 100 công ty hàng đầu do tạp chí Fortune bình chọn. Tác giả thường xuyên được mời tham gia trò chuyện và cung cấp phương pháp hữu ích giúp mọi người thành công trong sự nghiệp. Là thành viên của Hiệp hội Tâm lí Mỹ, Hiệp hội diễn giả quốc gia và Hiệp hội quản lí nguồn nhân lực, Tiến sĩ Frankel cũng là một chuyên gia tâm lí được cấp phép hành nghề với bằng tiến sĩ về tư vấn tâm lí do trường Đại học Nam California cấp. Tiến sĩ Frankel cũng được nhắc đến trên nhiều tờ báo và tạp chí khác nhau, gồm Fast Company và Entrepreneur và được đánh giá là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn đào tạo và xuất hiện thường xuyên trên Fortune, Working Mothers, The Los Angeles Times và the Miami Herald. Tạp chí Fast Company nhận xét cuốn sách Overcoming your strengths (Vượt qua sức mạnh bản thân) là “cuốn sách kinh doanh tuyệt vời nhất trong năm” năm 1997 và hai cuốn sách Women, Anger & Depression và Kindling the Spirit cũng nhận được lời khen tương tự.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phụ Nữ Thông Minh Không Ở Góc Văn Phòng PDF của tác giả Lois P. Frankel nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.