Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người (Leslie Stevenson)

Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người là một tác phẩm mong ước đưa lại một số thông tin, suy tư, biện luận, nghiệm sinh về các vấn đề thiết yếu của con người, thông qua các truyền thống tôn giáo từ cổ thời đến hiện đại (Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo), thông qua các tư tưởng và trào lưu triết học (Platon, Aristoteles, Kant, Marx, Sartre), tâm lý học (Freud), và Lý thuyết Tiến hóa (Darwin).

***

Đôi lời của người biên dịch

Những câu hỏi và tự vấn “Con người là gì?”, “Tôi là ai?”, “Từ đâu tới?”, “Đi về đâu?”, “Tôi có chỗ đứng nào trong trần gian này?”, “Tôi có cần thiết cho ai không?”... vẫn thường được mỗi người tự đặt ra cho chính mình, ngay từ thời còn thơ trẻ, lúc dậy thì, tuổi trưởng thành, và cả khi ốm đau, bệnh tật, bị áp bức, bất công, đau khổ, sắp lìa đời.

Các truyền thống tôn giáo, các nền văn minh nhân loại, và cả những nghiên cứu khoa học − từ ngành vật lý thiên văn, cơ học lượng tử, sinh học xã hội, đến khoa học bộ não − cũng đã từng đưa ra những lý giải cho những câu hỏi và tự vấn nói trên. Tìm mua: Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người TiKi Lazada Shopee

Tập sách “Mười hai học thuyết về Bản tính con người” mà bạn đọc đang cầm trên tay là một tác phẩm mong ước đưa lại một số thông tin, suy tư, biện luận, nghiệm sinh về các vấn đề thiết yếu của con người nói trên, thông qua các truyền thống tôn giáo từ cổ thời đến hiện đại (Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo), thông qua các tư tưởng và trào lưu triết học (Platon, Aristoteles, Kant, Marx, Sartre), tâm lý học (Freud), và Học thuyết Tiến hóa (Darwin).

Điều đặc sắc của tập sách này là cố gắng liên kết lý thuyết với thực hành, tránh bỏ đến mức có thể những suy biện thuần túy hàn lâm trừu tượng cũng như những kỹ năng hành động thuần túy máy móc thực dụng. Sơ đồ thông tin và suy tư cơ bản của mỗi chương, mỗi học thuyết là: Sau khi trình bày những Bối cảnh siêu hình của thực tại và những quan niệm về Bản tính con người, các tác giả đã đưa ra hai tiết mục thực hành quan trọng, đó là việc Chẩn bệnh và Kê toa thuốc chữa trị.

Điều đặc sắc thứ hai của tác phẩm là tính suy tư có phê phán, và phê phán trong thịnh tình, chính trực, nhưng khách quan, khoa học, không thiên vị, ngay cả đối với chính bản thân hoặc truyền thống tư tưởng hay tôn giáo ngàn đời của mình. Điều đặc sắc thứ hai này thật vô cùng quan trọng trong một thế giới cực đoan trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống cá nhân và xã hội hiện nay, thường bị chi phối bởi truyền thống, cơ chế, ý thức hệ, thiếu thông tin hay thông tin phiến diện, mặc cảm dồn nén chưa được tháo gỡ.

Tư tưởng của mỗi danh nhân, mỗi học thuyết là cả một thế giới tư duy rộng lớn. Nhưng tác phẩm “Mười hai học thuyết về Bản tính con người” có một giới hạn về độ dài của từng chương, từng học thuyết, với chừng 15-20 trang mỗi chương. Do đó mỗi chương, mỗi học thuyết phải cố gắng giới hạn lượng thông tin, tư liệu, suy biện, phân giải của mình, nhưng đồng thời lại cũng phải trình bày được ít nhất là những điều thật cơ bản của học thuyết. Và như thế, thí dụ chương về Khổng giáo được giới hạn vào sách Luận Ngữ, Ấn Độ giáo vào Áo nghĩa thư: Những giáo huấn lớn và nhiệm mầu trong rừng vắng, còn chương về Marx thì được giới hạn vào những tư tưởng về tư bản với những quan niệm về lịch sử và tính tha hóa. Sự kiện đó đòi hỏi nơi độc giả một kiến thức tổng quan lớn về lịch sử tư tưởng để không phê phán một cách giản lược bằng cách đồng hóa Khổng giáo duy nhân của Khổng Tử với Nho giáo từ chương, danh lợi, gia trưởng, ngu trung của các thời Hán, Đường, Thanh sau này; cũng như không đồng hóa những suy tư triết học mang tính nhân văn của Marx về lịch sử và tính tha hóa của xã hội tư bản thời bấy giờ với những chế độ của Lenin và Stalin sau này.

Tập sách này là kết quả của nghiên cứu, suy tư, thực hành và giảng dạy của các giảng viên đại học từ những năm 1970 thế kỷ XX đến những tháng năm đương đại hiện nay. Các Lời tựa cho các lần xuất bản thứ tư (2004), thứ năm (2009) và thứ sáu (2013) có in lại trong tập sách này cho thấy những diễn tiến thú vị trong những nội dung, phương pháp và tinh thần của tác phẩm. Độc giả được nhắm đến là giới học sinh sinh viên nhiều ngành và mọi người với kiến thức tổng quát (xem Lời tựa lần xuất bản thứ sáu, 2013).

Trong nhiều thư văn tiếng Việt ngày nay, chúng tôi nhận thấy có một vài vấn đề về ngôn ngữ chưa được giải quyết một cách thỏa đáng. Đó là (a) vấn đề nhân danh, vật danh, địa danh nói chung, và (b) vấn đề tên gọi nói riêng về Thiên Chúa giáo. (a) Trong vấn đề thứ nhất: Chúng tôi đề nghị sử dụng tên gọi nguyên thủy về người, vật, nơi chốn; thí dụ: Sokrates, Platon, Aristoteles, Jesus, London, New York... thay vì Socrate, Plato, Aristotle, Giêsu, Luân Đôn, Nữu Ước... Trừ khi các tên gọi đã quá quen thuộc, như Anh quốc, Đức quốc... thay vì England, Deutschland. (b) Trong vấn đề thứ hai: Tiếng Việt ngày nay nói chung thường dùng từ “Thiên Chúa giáo” để chỉ Giáo hội Công giáo, cách dùng này đã không diễn tả trung thực nội hàm và lịch sử của tôn giáo này. Bởi Kitô giáo là Tổng thể giáo hội phân xuất từ Đấng Jesus Christ [Kitô] gồm các giáo phái Công giáo, Tin Lành và Chính thống giáo; và như thế Công giáo hay Giáo hội Công giáo là một trong ba nhánh của Kitô giáo, chứ không phải một đạo mà tên gọi phát xuất từ tiếng Trung Hoa với cụm từ Thiên Chủ giáo được các giáo sĩ phương Tây trong tinh thần tiếp biến văn hóa đã đặt ra vào thế kỷ XVI/XVII (Matteo Ricci, 1552 − 1610). Tôi đề nghị trả lại căn tính tôn giáo cho chủ thể của nó, bằng cách gọi Giáo hội Công giáo là Công giáo hay Giáo hội Công giáo thay vì Thiên Chúa giáo.

Còn từ “Nhà thờ” được dùng thay cho từ Giáo hội cũng không đúng nội hàm của nó. Những từ Church, Eglise, Kirche (tiếng Anh, Pháp, Đức) bắt nguồn từ nguyên tự Latinh và Hy Lạp ecclesia, ekklesia, ek-kaleo, ekklesia tou theou có nghĩa “Những kẻ được Thượng đế kêu gọi họp lại với nhau nên một Cộng đoàn tôn giáo”, tức Giáo hội. Từ ngữ “nhà thờ” để chỉ “ngôi nhà nơi nhóm họp” là một từ được “chuyển hoán” từ “người nhóm” thành “nơi nhóm”. Yếu tố quan trọng cơ bản và trước tiên nơi đây là “Những người tôn giáo nhóm họp” tức Giáo hội. Tôi đề nghị trả lại căn tính tôn giáo cho đúng từ ngữ được sử dụng, bằng cách gọi tổ chức tôn giáo này là “Giáo hội” thay vì “Nhà thờ”, còn ngôi nhà nơi nhóm họp và thờ phượng thì dĩ nhiên vẫn cứ sử dụng từ “nhà thờ”.

Frankfurt, CHLB Đức

Lưu Hồng Khanh

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người PDF của tác giả Leslie Stevenson nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Yêu - Osho (Osho)
Mục lục LỜI GIỚI THIỆU PHẦN I: HÀNH TRÌNH TỪ “TÔI” ĐẾN “CHÚNG TA” Chương 1: Không phụ thuộc, cũng không bị chi phối - Thoát khỏi vỏ bọc của cái tôi Chương 2: Sống và yêu - Các giai đoạn tự nhiên Tìm mua: Yêu - Osho TiKi Lazada Shopee Chương 3: Ngọn nến tỉnh thức PHẦN II: TÌNH YÊU LÀ CƠN GIÓ MÁT LÀNH Chương 4: Những ý nghĩ vô nghĩa trong đầu bạn Chương 5: “Yêu là đau khổ” và những hiểu lầm khác Chương 6: Lực hút và lực đẩy Chương 7: Thoát khỏi đám đông ồn ào Chương 8: Bạn tâm giao hay bạn tù? Chương 9: Yêu và nghệ thuật vô hành Chương 10: Nhảy khỏi vòng quay ngựa gỗ PHẦN III: TỪ MỐI QUAN HỆ ĐẾN SỰ KẾT NỐI - YÊU LÀ MỘT TRẠNG THÁI HIỆN HỮU Chương 11: Yêu là một động từ Chương 12: Lời khuyên cho các đôi đang yêu - Sống và trưởng thành trong tình yêu Chương 13: Chỉ còn tình yêu ở lạiDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Osho":Cân Bằng Thân TâmCuộc Sống Tình Yêu Tiếng CườiĐạo Ba Kho Báu - Tập 1Đạo Ba Kho Báu - Tập 2Đạo Ba Kho Báu - Tập 3Đạo Ba Kho Báu - Tập 4Dũng Cảm - Vui Sống Hiểm NguyKhông Nước Không TrăngKinh Kim CươngKinh Nghiệm Mật TôngCon Đường Mây TrắngNhận Biết - Chìa Khóa Sống Trong Cân BằngSách Về Cái KhôngSáng Tạo - Khơi Nguồn Sức Mạnh Bên TrongThân Thiết - Tin Cậy Bản Thân Mình Và Người KhácThiền - Tự Do Đầu Tiên Và Cuối CùngTình Yêu - Tự Do - Một MìnhTrưởng Thành - Trách Nhiệm Là Chính MìnhTừ Bi - Việc Nở Hoa Tối Thượng Của Tình YêuTủ Thuốc Cho Linh HồnTừ Thuốc Tới ThiềnVui Vẻ - Hạnh Phúc Tới Từ Bên TrongCuộc Hành Hương Nội TạiHạnh Phúc Tại Tâm10 Mẩu Chuyện ThiềnĐạo - Con Đường Không LốiĐạo: Đường Vô Lộ - Tập 1Đạo: Đường Vô Lộ - Tập 2Nhạc Cổ Trong Rặng ThôngThuyền RỗngThân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh PhúcZorba PhậtChiều Bên Kia Cái BiếtYêu - OshoLuận Về Cuộc Đời - 365 Ngày Khai Sáng Tâm HồnBát Nhã Tâm Kinh OshoTrò Chuyện Với Vĩ NhânBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 1: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 2: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngHoa Sen TrắngTrực Giác Siêu LinhKinh Nghiệm TantraThực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại NhấtVedanta - 7 Bước Tới SamadhiKỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 1Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 2Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 3Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 4Bước Trong Thiền, Ngồi Trong ThiềnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Yêu - Osho PDF của tác giả Osho nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ra Đời, Vào Đạo (Nguyễn Văn Thọ)
Càng ngày tôi càng trông tỏ hai nẻo đường, mà nhân loại bắt buộc phải băng qua: 1. Nẻo đường hướng ngoại: để thích ứng với hoàn cảnh. 2. Nẻo đường hướng nội: để tiến hóa; để đắc Đạo, phối Thiên. Nẻo đường 1, tôi gọi là Âm Lộ, vì càng ngày nó càng tiến vào hôn trầm, ám muội. Nẻo đường 2 là nẻo đường tiến vào tâm linh, sẽ đưa đến giải thoát con người. Tôi gọi con đường này là Dương Lộ, vì càng ngày nó càng tiến tới ánh sáng, tới quang minh. Tìm mua: Ra Đời, Vào Đạo TiKi Lazada Shopee Hai nẻo đường trên người Trung Hoa xưa đã đề cập đến: Nơi đầu quyển Kỳ Môn Độn Giáp, ta đọc thấy: «Âm Dương thuận nghịch bất đồng đồ.» 陰 陽 順 逆 不 同 途 (Âm Dương xuôi ngược khác đường nhau). Chương 33 Trung Dung viết: «Thơ rằng: Gấm mặc trong, ngoài phủ áo sa, Là vì ngại gấm đầy hoa lòe loẹt. Nên đạo quân tử ám nhiên, ẩn ước, Sau dần dần mới sáng rực mãi lên. Đạo tiểu nhân mới ngó ngỡ là đèn, Nhưng càng ngày càng tối đen tối sẫm...» Nẻo đường hướng ngoại suy cho cùng trớ trêu thay lại là nẻo đường của các đạo giáo công truyền trên thế giới. Phẩm chất của các đạo giáo công truyền, của các «NGOẠI ĐẠO» này là những phẩm chất ngoại tại: Thượng thần ngoại tại, chân lý ngoại tại, luật lệ ngoại tại, quyền uy ngoại tại, thưởng phạt ngoại tại, đền đài miếu mạo ngoại tại, kinh sách ngoại tại, định luật nhân sinh toàn là những qui ước ngoại tại. Những người đã bước chân vào con đường này dần dần bị cấm suy, cấm nghĩ, cấm so sánh, càng ngày càng bị «viễn cách chỉ huy» (remotely controlled), và dần dà trở thành những hình nộm trên sân khấu đời... mang danh đi đạo, mà suốt đời chẳng biết thế nào là đạo. Con người được đổ vào những khuôn sáo mà xã hội đã tạo dựng nên. Những khuôn sáo này chính là chiếc giường cố định của Procruste. Ai lùn, ai ngắn thì kéo cho xương khớp lìa tan, miễn là phải vừa với khổ giường; ai dài, ai lớn, thì chặt bớt đi cho ngắn lại. Đi vào con đường này, chỉ thấy toàn là kỷ luật, còn tự do, hạnh phúc chỉ là những danh từ hão, hữu danh vô thực. Những đạo giáo công truyền này hết sức khác biệt nhau, nhưng đều được giảng dạy cho con người từ lúc ấu thơ, từ khi còn ấu trĩ. Chính vì đối tượng của chúng là con người ấu trĩ nên dĩ nhiên chúng cũng phải ấu trĩ. Suy kỳ cùng, chúng cũng có ích cho nhân loại, vì chúng đóng góp nhiều vào công cuộc giữ gìn an ninh trật tự xã hội, giúp con người đối xử hẳn hoi với con người, giúp con người ăn ngay ở lành, ít là trên hình thức bên ngoài, và theo tầm nhìn lối nghĩ của các giáo hội. Theo đạo giáo công truyền cũng là một cách thích ứng với ngoại cảnh, và cũng thỏa mãn phần nào niềm khao khát siêu nhiên của con người. Con đường thứ hai, là con đường hướng nội, là con đường giải thoát thực sự, mà Ấn Độ xưa đã dùng những tiếng như là Yoga, Moksa, Kriya Yoga, mà ngày nay người ta dùng những tiếng như là Self- realization, hay God- realization (thực hiện tự tánh, thực hiện thiên chúa) v. v... Phẩm chất của đạo giáo mật truyền này - một Nội Giáo duy nhất của nhân quần - là phẩm chất nội tại: Thượng thần nội tại, chân lý nội tại, luật lệ nội tại, quyền uy nội tại, thưởng phạt nội tại, kinh sách nội tại, đền đài miếu mạo nội tại: Thượng thần chính là Căn Nguyên con người, Nguồn sinh con người; kinh sách, lề luật chính lương tâm con người; tất cả đều là thiên nhiên, vĩnh cửu. Đền đài chính là thân tâm con người. Con người được khuyến khích suy tư, khuyến khích tìm cầu, khuyến khích thoát khỏi những gì tù túng, trói buộc thân phận con người. Nó có mục đích giúp con người vươn vượt lên trên thân phận con người, trở thành thần minh, ngay từ khi còn ở gian trần này, hưởng hạnh phúc tâm linh ngay từ khi còn ở gian trần này: Thực vậy, muốn biết mình chứng đạo hay không chỉ cần kiểm điểm xem mình có được hạnh phúc thực sự hay không, quang minh chính đại hay không, tiêu sái hay không, hồn nhiên hay không. Vì nó không đòi hỏi con người phải sống cố định theo những khuôn khổ gian trần nào, mà chỉ đòi hỏi phát huy những khả năng vô biên vô tận sẵn có nơi mình, thực hiện tinh hoa còn tiềm ẩn nơi mình, nên con người càng ngày càng cảm thấy mình có thể triển dương, tiến hóa vô biên tận. Loại đạo giáo này dành cho những tao nhân, mặc khách, những tâm hồn cao siêu, khoáng đạt. Con người thường chỉ tìm ra được Nội Giáo này lúc đầu đã hoa râm, lúc tuổi đã khoảng 40, và thường là có may mắn gặp được chân sư chỉ dạy. Những đạo giáo công truyền ngày nay có rất nhiều. Nguyên Thiên Chúa Giáo cũng có vô số giáo phái. Ngoài ra chúng ta còn có Phật giáo, Ấn Giáo, Bà La Môn giáo, Hồi giáo. Mới nhìn, ta thấy chúng hết sức khác nhau. Nhưng suy nghĩ thêm một chút, ta thấy chúng rất là giống nhauDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn ThưDịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu ChỉDịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng KinhDịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ KinhHà Đồ Và Lạc ThưLão, Trang Giản LượcĐạo Đức Kinh Lão TửÂm Phù KinhPhật Học Chỉ NamTrung Dung Tân KhảoTìm Hiểu Kinh Hoa NghiêmKhổng Học Tinh HoaHướng Tinh ThầnĐường Vào Triết Học Và Đạo HọcChân Dung Khổng TửThiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất ThểTrời Chẳng Xa NgườiCon Đường Huyền Nhiệm Trung DungCon Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho GiáoĐịnh Luật Tiến HoáKhổng Giáo Vô Thần Hay Hữu ThầnKinh Dịch Với Đông YĐức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm LinhLecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn ĐíchLễ, Nghĩa, Liêm, SỉNê Hoàn - Nhâm - ĐốcQuan Niệm Tam Tài Với Con NgườiRa Đời, Vào ĐạoSẫm VioletThất Huyền CầmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ra Đời, Vào Đạo PDF của tác giả Nguyễn Văn Thọ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Quan Niệm Tam Tài Với Con Người (Nguyễn Văn Thọ)
Dưới nhan đề này, tôi sẽ dùng quan niệm Tam Tài để tìm hiểu về con người và đề phân loại các Ðạo giáo. Bàn về con người tuy là một vấn đề hết sức thông thường, quen thuộc, nhưng không bao giờ vô ích. Soplocles xưa đã nói: «Dầu trong vũ trụ này có gì đáng quí báu, đáng tôn sùng nhất đi chăng nữa, thì cũng chẳng có gì đáng quí báu, đáng tôn sùng hơn con người.» [1] Nhưng nếu con người đáng quí báu, đáng tôn sùng nhất, thì con người cũng là cái gì khó hiểu nhất từ xưa đến nay. Từ bao thế hệ nay, chúng ta am hiểu về con người, nhưng cho đến nay, con người vẫn còn là một vấn đề khó hiểu. Thật đúng như câu ca dao: Sông kia còn có kẻ đo, Lòng người, ai dễ mà dò sâu nông. Tìm mua: Quan Niệm Tam Tài Với Con Người TiKi Lazada Shopee Chúng ta thực ra chẳng ai dám nói là đã biết rõ mình. Ta thấy mặt mũi người khác, bóng dáng người khác, nhưng mà oái oăm thay, mặt mũi ta, bóng dáng ta, ta phải mượn gương, mượn nước, mượn máy ảnh, mới nhìn ra được. Như thế tức là, ngay con người phiến diện của ta đã hết sức xa lạ với ta rồi. Chúng ta dùng nó hằng ngày, mà thực ra chẳng biết nó hính thù ra sao, hoạt động ra sao. Ðọc câu ca dao sau đây sẽ rõ: Ðàn ông năm, bảy lá gan, Lá ở cùng vợ, lá toan cùng người! Ðến như óc, chất trí não, tâm tư chúng ta, thì ta lại càng mù tịt. Cho đến cuối thế kỷ 20, người ta vẫn tưởng rằng, chúng ta yêu bằng tim - bằng con tim thịt nằm trong lồng ngực - vì thấy nó hồi hộp, khi ta rung động, cảm xúc. Nhưng bây giờ thấy trong các bệnh viện, người ta thay tim rầm rầm, thay bằng tim thật, tim giả, thay van tim, mới vỡ lẽ ra rằng mình đã lầm. Gần đây, triết học Âu Châu còn khám phá ra rằng dưới lớp ý thức, còn có vô thức - hoặc là tiềm thức, hoặc là Vô thức đại đồng. Khám phá mới mẻ này thật ra chỉ mới mẻ cho Âu Châu, chứ Á Châu, từ mấy ngàn năm nay đã bàn hoài về vấn đề này, dưới những danh từ khác như: Ðại Ngã, Tiểu Ngã; Chân Tâm, Vọng Tâm; Nguyên Thần, Thức Thần;Thiên địa chi tính, khí chất chi tính, v.v. Tóm lại, ta quả thật là một con người xa lạ đối với ta. Hằng ngày, ta sống kề cận với ta, với tâm tư ta, mà ta chẳng biết tâm tư ta ra sao. Hằng ngày, ta khoe ta thế này, ta thế nọ, nhưng đến khi hỏi ta là ai, ta là gì, thì ta đành chịu không biết trả lời ra làm sao. Chính vì thế, khi đem quan niệm Tam Tài, để soi rọi vào vấn đề con người, tôi thấy mình đã không làm một chuyện vô ích. Ðó chính là một cách suy tư, tìm hiểu về mình. Mà có chịu suy tư, tìm hiểu về mình, mới có thể biết mình, biết Trời.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn ThưDịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu ChỉDịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng KinhDịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ KinhHà Đồ Và Lạc ThưLão, Trang Giản LượcĐạo Đức Kinh Lão TửÂm Phù KinhPhật Học Chỉ NamTrung Dung Tân KhảoTìm Hiểu Kinh Hoa NghiêmKhổng Học Tinh HoaHướng Tinh ThầnĐường Vào Triết Học Và Đạo HọcChân Dung Khổng TửThiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất ThểTrời Chẳng Xa NgườiCon Đường Huyền Nhiệm Trung DungCon Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho GiáoĐịnh Luật Tiến HoáKhổng Giáo Vô Thần Hay Hữu ThầnKinh Dịch Với Đông YĐức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm LinhLecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn ĐíchLễ, Nghĩa, Liêm, SỉNê Hoàn - Nhâm - ĐốcQuan Niệm Tam Tài Với Con NgườiRa Đời, Vào ĐạoSẫm VioletThất Huyền CầmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Quan Niệm Tam Tài Với Con Người PDF của tác giả Nguyễn Văn Thọ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nê Hoàn - Nhâm - Đốc (Nguyễn Văn Thọ)
1. Nê Hoàn Nê Hoàn hay Nê Hoàn Cung là Thượng Đơn Điền. Huyệt của nó là Bá Hội, ở giữa đỉnh đầu. Vận Chu Thiên Hỏa Hầu từ Đốc Mạch lên đến Nê Hoàn. Sau lại từ Nê Hoàn đưa xuống qua mạch Nhâm, để thu kết quả Hoàn Tinh Bổ Não. Huỳnh Đình kinh viết: Nê Hoàn bách tiết giai hữu Thần. Hay: Nê Hoàn phu Nhân đương trung lập. Tìm mua: Nê Hoàn - Nhâm - Đốc TiKi Lazada Shopee Hay: Nê Hoàn cửu Chân giai hữu phòng. Trần Anh Nhi viết: «Tuy trong người chỗ nào cũng là Thần, nhưng Thần trong Nê Hoàn là Thần đứng đầu. Toàn bộ Nê Hoàn có 4 phương chính, 4 phương phụ và Trung Ương, Tổng Cộng là 9 vị, trong đó tất cả đều có Thần. Nhưng nơi trung ương ngang dọc có 1 tấc, là Tổng hợp Chư Thần, cho nên tu luyện Đạo gia không phải tìm cầu nơi đâu. Chỉ cần để tâm đến vị Thần nơi Trung Ương đó, sẽ được thọ vô cùng.» Vị thần nơi trung ương đó không có tán cư chỗ nào khác, mà ở ngay trong Não Bộ. Trong quyển Đạo Khu, Bình Đô Thiên có viết: «Trong Đan Điền, có một chỗ vuông 1 tấc, gọi là Huyền Đan chi cung, là Não Tinh Nê Hoàn chi hồn cung. Mà Óc là 1 đểm linh trong con người, là nơi cư ngụ của Chúng Thần, là nơi phát sinh Tân Dịch, là ngọc thất của Hồn Tinh.» Nếu biết dùng cái Viên Mãn, Hư Không (Viên Hư) trong đó mà tưới tắm, thì Vạn Huyệt trong người sẽ hẳn hoi, trăm khiếu trong người sẽ thông suốt. Công Đức sẽ sánh Trời Đất, cho nên gọi Nê Hoàn. Nê Hoàn là thượng thần trong thân hình con người. Nê Hoàn ngày nay có thể có vị trí ở Tuyến Tùng Quả. Tuyến này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển con người, đến sức mạnh, đến sự thông minh nơi con người. [1] Xưa nay tôi đã viết rất nhiều về Nê Hoàn trong các bộ Kinh Dịch, Trung Dung và Huỳnh Đình Kinh của tôi. Tôi không cho rằng Tuyến Tùng Quả là Nê Hoàn Cung, vì Tuyến Tùng Quả ngày nay người ta mới biết sơ sơ đó là Con Mắt thứ Ba. Tôi cho Nê Hoàn Cung là Não Thất Ba (Third Ventricle), vì vị trí nó ở Trung Ương; vì khoa học hiện nay ít người bàn đến nó; vì trong đó không thấy có gì, tức là Không theo các đạo giáo. Xin đọc Trung Dung Tân Khảo chương 6 của tôi. Trong quyển I, Dịch Kinh Đại Toàn của tôi có vẽ Nê Hoàn Cung với 8 cung khác. (Xem tr. 362) và trích 1 câu trong Đại Đỗng Chân Kinh: Đầu hữu Cửu Cung, Trung hữu Nê Hoàn. (Std, tr. 384)Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn ThưDịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu ChỉDịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng KinhDịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ KinhHà Đồ Và Lạc ThưLão, Trang Giản LượcĐạo Đức Kinh Lão TửÂm Phù KinhPhật Học Chỉ NamTrung Dung Tân KhảoTìm Hiểu Kinh Hoa NghiêmKhổng Học Tinh HoaHướng Tinh ThầnĐường Vào Triết Học Và Đạo HọcChân Dung Khổng TửThiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất ThểTrời Chẳng Xa NgườiCon Đường Huyền Nhiệm Trung DungCon Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho GiáoĐịnh Luật Tiến HoáKhổng Giáo Vô Thần Hay Hữu ThầnKinh Dịch Với Đông YĐức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm LinhLecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn ĐíchLễ, Nghĩa, Liêm, SỉNê Hoàn - Nhâm - ĐốcQuan Niệm Tam Tài Với Con NgườiRa Đời, Vào ĐạoSẫm VioletThất Huyền CầmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nê Hoàn - Nhâm - Đốc PDF của tác giả Nguyễn Văn Thọ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.