Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tuổi Thơ Dữ Dội (Phùng Quán)

Tuổi thơ dữ dội là tác phẩm dài bảy phần của Nhà văn Phùng Quán. Cuốn truyện xoay quanh cuộc sống và chiến đấu của các em thiếu niên tuổi 13, 14 trong trung đoàn Trần Cao Vân tại Huế.

Từ khi đọc cuốn truyện này, nhắc đến Huế, nói đến Huế là tôi nhớ đến chợ Đông Ba, nhớ đến cây cầu nơi Tư dát mải bắn chim để Lượm bị bắt vô ngục, nơi Quỳnh sơn ca được cõng trên lưng với lời nựng "nặng như con gà con" rồi vẻ mặt đanh lại của em khi quyết không nhận quà từ gia đình gửi lên, nhà ngục nơi có Lượm lanh lẹ, nhân hậu cảm hóa Lép-sẹo rồi cánh đồng lúa rập rờn lẩn khuất bóng hình trốn chạy nhà ngục tụi Tây của Lượm, của Thúi, của Lép-sẹo...

Câu chuyện xoay quanh cuộc đấu tranh tư tưởng, cách ứng xử của Mừng, Quỳnh sơn ca, Lượm, Bồng da rắn, Kim điệu, Vịnh sưa...

Bao nhiêu năm rồi tôi vẫn khắc ghi câu nói trước khi chết của Mừng "Anh ơi, đừng nghi em là Việt gian nữa anh hí!" Một lời khẩn cầu của em được gửi đến Trung đội trưởng, không biết người mẹ vừa nằm xuống của em có nghe thấy câu nói đó không! Em gia nhập Vê-cu-đê, Vệ quốc đoàn là vì trong sân của khu này có cây tầm gửi có thể chữa được bệnh hen suyễn cho mẹ em. Em không dám hỏi xin, chưa dám trèo lên cây để hái lá cho mẹ! Em thật thà, ngô nghê, thương mẹ hết mực, nghe lời cấp trên hết mực nhưng tội cho em, em không biết em bị một đồng ngũ của em đã phản bội lý tưởng các em đi theo - Kim điệu - đã cài bẫy để đồng đội nghĩ em là Việt gian và đối xử với em theo cách đối xử với Việt gian. Không bị khuất phục bởi người cha tệ bạc là Việt gian dùng mơ tưởng về giàu sang, em chạy trốn. Nhưng hoàn cảnh không chiều người. Nơi kia, Kim điệu đã trở về, Kim điệu và kẻ địch đã lập mưu và trung đoàn mắc bẫy địch. Mẹ Mừng đi tìm Mừng, nghe tin con đi theo Việt gian, người mẹ đau xót quyết tâm theo kháng chiến để chuộc tội cho con mình. Em trở về. Tất cả bằng chứng chống lại em. Mẹ em giận em, không tin em. Em vẫn không khuất phục, vẫn cố hết sức để hoàn thành nhiệm vụ của một Vệ quốc đoàn. Mất mát lớn nhất trong cuộc chiến có lẽ là mẹ con em Mừng! Hai mẹ con em Mừng ra đi để lại trăn trối thiết tha "Anh ơi, đừng nghi em là Việt gian nữa anh hí!" và đỉnh đồi 96 ngày ấy được mang tên mới là núi mẹ con em Mừng.

Quỳnh "sơn ca" là con trai cưng duy nhất của Phó tổng trấn Trung Kỳ, giỏi đàn piano, nhẹ nhàng như con gái. Yêu những bài hát của Vệ quốc đoàn và con người trong đó, em bỏ nhà đi theo Vệ quốc đoàn. Giẫm phải mảnh chai, bị nhiễm trùng, phải nằm Viện quân y em vẫn mang tiếng đàn của mình đi phục vụ bệnh nhân khác, vẫn sáng tác bài ca "Sông Ô Lâu kháng chiến", vẫn viết bản nhạc kịch Đi tìm thuốc cho mẹ,... em đã sống như con chim kia trong rừng - trước khi chết nó bay vụt lên hát một bài ca tuyệt hay rồi rơi xuống. "Mà em thì thích sông Ô Lâu, thích xê-ca, thích bạn em hơn. Còn ba thứ đồ ni - em ngẩng lên, khoát tay chỉ đống đồ lề bày ngổn ngang trên sạp nứa - vú với chị dẹp hết vô bị mang về, một viên thuốc em cũng không uống, một cái bánh em cũng không ăn mô!". Tinh thần em kiên quyết, thư em gửi về cho ba mạ em cho Phó tổng chấn Trung kỳ là tinh thần của em, là quyết tâm của em ngày đó, là "sông Ô Lâu kháng chiến". Có người nói rằng em đã uất ức vì những hành động của cha, đã vỡ tim mà chết ở tuổi 13. Tìm mua: Tuổi Thơ Dữ Dội TiKi Lazada Shopee

Còn đó Lượm, Châu - sém, Bồng da rắn... xin để các bạn đọc cùng tôi viết tiếp cảm xúc về thế hệ thiếu niên bất tử của ngày ấy!

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tuổi Thơ Dữ Dội PDF của tác giả Phùng Quán nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Lá Nằm Trong Lá
Lá Nằm Trong Lá Lá Nằm Trong Lá Tuổi niên thiếu của “những thằng quỷ nhỏ” trong truyện có gắn gì với họ không, có phải là họ không, chỉ họ và tác giả mới biết, nhưng bạn đọc thì có thể tưởng tượng ra một nhóm “thằng” thân thiết, bắt đầu lớn, biết thinh thích con gái và ngập mộng văn chương. Lá Nằm Trong Lá tiếp tục là chuyện của bút nhóm học trò, truyện nằm trong truyện, những cơn giận dỗi ghen tuông bạn gái bạn trai với nhau, nhiều nhất vẫn là chuyện nhà trường có các cô giáo hơn trò vài tuổi coi trò như bạn, có thầy hiệu trưởng tâm lý và yêu thương học trò coi trò như con… Trở lại với đề tài học trò, hóm hỉnh và gần gũi như chính các em, Nguyễn Nhật Ánh chắc chắn sẽ được các bạn trẻ vui mừng đón nhận. Cứ lật đằng cuối sách, đọc bài thơ tình trong veo là có thể thấy điều đó: Khi mùa xuân đến / Tình anh lại đầy / Lá nằm trong lá / Tay nằm trong tay. Chuyện Con Mèo Dạy Hải Âu Bay Tôt-Tô-Chan Cô Bé Bên Cửa Sổ Tiếng Gọi Nơi Hoang Dã Bước vào khoảng trời của tuổi biết buồn, Nguyễn Nhật Ánh đã ghi lại những bâng khuâng rung cảm đầu đời. Trong tâm tưởng của các em, bây giờ không chỉ nghĩ về cái gì mà còn nghĩ về ai, về một người khác giới cụ thể nào, và về cả bản thân, thế giới ấy tràn ngập những câu hỏi xôn xao về cái-gọi-là-tình-yêu. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh đã đưa vào những câu hỏi lớn, muôn thuở, quen thuộc – những câu hỏi mà dường như trong đời ai cũng từng đối diện ít nhất một lần. Vì thế, trong khi độc giả thiếu niên phục lăn vì nhà văn đi guốc vào bụng họ, thì độc giả người lớn mỉm cười mơ màng nhớ lại một thời thơ dại. Mời các bạn đón đọc Lá Nắm Trong Lá.
Chết Ở Venice
Chết Ở Venice Chết Ở Venice Chết Ở Venice là cuộc chiến giữa thần mặt trời Apollo và thần rượu vang Dyonisos thể hiện trong chính con người Gustav Aschenbach. Venice, thành phố với vẻ đẹp phỉnh phờ khả nghi nửa thần thoại, nửa cạm bẫy là nơi cảm xúc của Aschenbach được đánh thức và bùng cháy. Sau những xấu xí mà đôi mắt quy củ khắt khe sống cùng trái tim nguội lạnh cảm xúc đã nhìn thấy, Venice lại đem đến những khoảnh khắc bừng sáng trong ánh nắng bên bờ biển, trên những con đường cũ kỹ cổ kính, bên những quán cà phê nơi quảng trường vắng lặng. Ông bình thản quan sát, bình tĩnh lướt qua, vừa lòng với những gì có thể thấy và đoán được mà không cần phải can thiệp. Tadzio như một vật mẫu để ông phác họa câu chuyện và cảm xúc của mình cho những áng văn chương mà biết đâu sẽ được viết sau khi chuyến du lịch kết thúc. Tiểu thuyết hay khuyên đọc: Hai Số Phận Suối nguồn Thiên Thần Và Ác Quỷ Chỉ là Aschenbach đã sống quá lâu trong khuôn khổ, trong đức hạnh, nên cảm xúc – cũng giống như khi nó thôi thúc ông đi tìm tự do và sự thoải mái bằng một chuyến du lịch – bùng nổ và không thể kiểm soát được nữa. Tadzio, cậu bé với nét đẹp mà không ngôn từ nào có thể diễn tả đã ghi một dấu ấn điên dại trong cuộc đời gần đến hồi kết của nhà văn già nua. Gạt bỏ những trói buộc, không quan tâm đến những áy náy với tổ tiên, Aschenbach yêu chỉ là yêu, vừa lòng chỉ với mỗi khi chạm mắt cùng người yêu, hạnh phúc với những quan sát lén lút đáng hổ thẹn, muốn chiếm hữu nụ cười rực rỡ khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng phải si mê. Tình yêu của Aschenbach câm lặng, mâu thuẫn và có đủ mọi cung bậc cảm xúc dù chỉ thể hiện qua ánh mắt và hành động. Từ đầu đến cuối, ông chưa từng nói với Tadzio một lời. Và như thế “Chết ở Venice” là màn độc thoại của riêng ông, cuộc chiến của riêng ông, hạnh phúc của riêng ông, cho đến tận khi Aschenbach chết, trong ánh nắng rực rỡ nơi bờ biển Venice và nụ cười nhàn nhạt trên môi.
Bồ Câu Không Đưa Thư
Bồ Câu Không Đưa Thư Bồ Câu Không Đưa Thư – Nguyễn Nhật Ánh Hẳn bạn đọc ở lứa tuổi học trò đã từng quen thuộc với tác giả Nguyễn Nhật Ánh với những truyện ngắn và truyện dài đậm chất học trò như: Trại hoa vàng, Phòng trọ ba người, Cô gái đến từ hôm qua, Trước vòng chung kết, Hạ đỏ, Hoa hồng xứ khác … Với lối viết dung dị và cách chọn đề tài gần gũi với lứa tuổi học trò, như quan hệ thầy trò, trường lớp, bạn bè, gia đình… nên những truyện của ông chiếm được cảm tình của rất nhiều bạn đọc nhỏ tuổi. Họ hào hứng và nóng lóng đón đọc các trang viết của ông. Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu với bạn đọc các tác phẩm của ông. Bồ Câu Không Đưa Thư bắt đầu với câu chuyện lá thư làm quen để trong học bàn của Thục, trong bộ ba Xuyến, Thục, Cúc Hương. Đọc thêm: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Tuyển tập Nguyễn Nhật Ánh Lá thư chân tình đã thu hút sự tò mò của bộ ba, và họ bị cuốn hút vào trò chơi với người giấu mặt, dần hồi kéo theo Phán củi, anh chàng xấu xí vụng về của lớp làm quân sư và giúp xướng họa thơ. Cuộc truy tìm dẫn mọi người đến nhiều hiểu lầm tai hại và cả những bất ngờ thú vị. Và điều bất ngờ cuối cùng đã được phát hiện quá muộn.
Đại Chiến Hacker
Đại Chiến Hacker Đại Chiến Hacker Đại Chiến Hacker bắt đầu khi Marcus vượt qua hệ thống kiểm soát tinh vi của trường để ra ngoài tham gia một game thực tế ảo. Đúng lúc ấy cây cầu biểu tượng của San Francisco nổ tung. Khủng bố. Darryl mất tích trong đám nạn nhân. Bộ An ninh Nội địa Mỹ hoảng loạn vào cuộc, điên cuồng kiểm soát thành phố bằng những công nghệ tinh vi. Và cuộc sống của toàn San Fransisco bỗng lật nhào. Đại Chiến Hacker không phải một cuốn sách về thảm họa, càng không phải sách hành động giải trí đơn thuần. Nó kể câu chuyện về những thiếu niên nổi loạn và can đảm, những người mà, giống như tiền thân của họ ở nhiều tác phẩm dành cho tuổi trưởng thành nổi tiếng khác, bị mắc kẹt trong một thế giới quá nhiều bất ổn. Nhập Môn Lập Trình Không Code Code Dạo Ký Sự – Lập Trình Viên Đâu Phải Chỉ Biết Code Không Khoan Nhượng Thế giới được mô phỏng ở đây hiện đại và giống thế giới thực tới mức người đọc hẳn sẽ quên mất đó chỉ là một hư cấu ở thì tương lai. Chính bởi sự chân thực đó, khi cuộc chiến Thiện-Ác đi đến hồi kết, khi công lý chiến thắng sau rất nhiều gian nan, khi Marcus đưa được sự thật ra ánh sáng, đâu đó hẳn sẽ có nhiều tiếng thở phào. Đại Chiến Hacker laf cuốn sách gây tranh cãi nhưng làm ấm lòng, ít nhất với những ai còn đủ trẻ. Mời các bạn đón đọc.